Chủ Nông Trường Thập Niên 70 [Hệ Thống]

Chương 13: Chương 13: Thịt (2)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Anh ta trân quý miếng gà trong miệng không dám nuốt. Trước đây, anh chưa từng nghĩ rằng sẽ có ngày anh coi cặn canh không thể đụng tới như một báu vật.

Nhưng kiến thức của anh còn quá nông cạn, Trần Lão Tam và Lưu Thiên Phương đều có một hàm răng rất tốt, thịt lại hầm mềm, ăn hết thịt thì thôi đi, cả xương vụn có thể nhai nát nuốt hết.

Thấy vậy, Trần Kiến Quân định nhả xương: “...”

Nhưng anh cũng hiểu, thời đại này là như thế.

Miền nam vẫn còn tương đối tốt, thiên tai trong 3 năm qua cũng nhẹ và phục hồi khá nhanh. Việc luyện gang thép sau này cũng ít ảnh hưởng đến vì các mạch hầm mỏ đã không còn. Thế nhưng, tình hình của phương Bắc lại không giống thế, có rất nhiều chỗ gặp thiên tai nghiêm trọng, có không ít người bỏ mạng, thế nên phải đi tìm lương thực, nhưng lương thực ở đâu ra?

Đương nhiên là từ những nơi không bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hoặc là những nơi bị ảnh hưởng nhẹ.

Chỉ là anh ta kiến thức còn quá nông cạn. Trần lão tam và Lưu Thiên Phương đều có một hàm răng rất lợi hại, thịt lại hầm mềm, thịt ăn vào không tính, xương vụn có thể nhai nát nuốt vào.

Cho nên dù không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng thức ăn trên núi cũng bị ăn hết sạch. Chịu đựng qua một đoạn tháng ngày gặm vỏ cây ăn gốc cỏ, bọn họ còn phải giao nộp lên khá nhiều lương thực. Cho nên bây giờ sau khi phân chia lương thực, họ phải ăn khoai lang cùng với lương thực mới có thể chịu được đến lần chia lương thực tiếp theo. Tất cả những lương thực được ăn đều là lương thực phụ[1], không có lương thực tinh[2] , còn không được phép tự nuôi heo. Nuôi gà rừng cũng có quy định, một nhà không được nuôi quá hai con, sau khi gà đẻ trứng còn phải tích góp lại để đổi lấy diêm, muối ăn, tương, giấm dì đó nữa. Họ ăn uống có vẻ rất thiếu mỡ, hiếm lắm mới ăn một lần, chỉ cần là thứ có thể xuống bụng thì đều không lãng phí.

[1]Lương thực phụ: Ngô, khoai, sắn, đậu,...

[2] Lương thực tinh: Lương thực loại tốt như bột mì trắng, gạo.

Đến ngày hôm sau, Trần Kiến Quân gặp lại những đứa em của mình, một đứa học năm hai trung học cơ sở và một đứa học năm nhất trung học cơ sở. Vóc dáng không lùn nhưng lại gầy như cây sáo trúc, sắc mặt vàng vọt, nhìn qua đã biết là kiểu người bị suy dinh dưỡng.

Em trai Trần Kiến Dân và em dâu Liễu Lan kết hôn ngay sau anh cũng đến, đây là lần thứ ba anh nhìn thấy bọn họ, lần trước gặp mặt là khi họ về bên này nấu nước đem về uống, cũng chẳng nói được mấy câu.

Không thể nghi ngờ, tối hôm đó là một bữa thịnh soạn, phần còn lại của súp gà ngày hôm qua không ngờ lại còn hơn phân nửa thịt gà, thả thêm một mớ rau khô, măng khô, nấm khô và củ cải khô vào rồi đem đi nấu lên đã được cả một nồi lớn. Những món ăn khô bên trong đều hút nước canh nên thứ nào cũng đầy mùi thịt, thêm cả một ít cơm khô hiếm có, một nhà chẳng nói được mấy câu đã nâng đũa ‘tiến công’. Hệt như mọi bữa khác, bữa hôm nay cũng chẳng sót lại chút cặn nào.

Nguyên một nồi lẩu được ăn hết trong chốc lát, ăn uống no say rồi mới ngồi nói mấy chuyện phiếm với nhau.

“Chị dâu, bây giờ chị cảm thấy thế nào ạ?” Trần Hướng Quyên tò mò hỏi.

Hứa Hiểu vuốt bụng rồi mỉm cười: “Bây giờ chị còn chưa có cảm giác gì cả.”

“Không cảm giác được gì à, những phản ứng kia rất mạnh, sẽ khó chịu lắm đấy.” Lưu Thiên Phương vội vàng nói.

“Anh cả, anh có vui không? Ra ngoài chạy vài vòng cho nóng người đi.” Trần Kiến Cường nháy mắt với Trần Kiến Quân.

Trần Kiến Quân ho khan một cái: “Em có vui không? Sắp làm chú rồi.”

“Haha, đương nhiên là vui rồi, mẹ cũng sắp được làm bà nội. “ Lưu Thiên Phương cười nói

Hứa Hiển nhìn họ rồi lại nhìn xuống bụng mình, con của cô có đến sớm vậy không, dường như sau khi kết hôn cũng rất mong đợi con cái.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.