Ban đầu chỉ là một chút lỗi nhỏ, chẳng hạn như ganh tị với em trai, làm em trai khóc lóc, hay làm đổ vỡ đồ đạc trong nhà, cố tình gây sự, xé cuộn ảnh quý ông ta ấp ủ bấy lâu nay. Đó đều là những chuyện nhỏ nhặt, ông ta có thể chịu đựng được.
Nhưng về sau lại phát triển thành trộm đồ, chửi người, thậm chí mắng sau lưng, rủa cha ruột chết sớm.
Khi nghe vợ kể về những hành vi sai trái của con trai cả, ông ta rất thất vọng về con trai cả của mình.
Vốn dĩ con trai cả thông minh và tài giỏi nên ông ta rất thích cậu. Nhưng dần dần, ông ta càng thất vọng về cậu con trai cả và chuyển tình cảm của mình cho cậu con trai nhỏ.
Một ngày nọ, khi ông ta trở về từ công ty, vợ ông ta bất ngờ kể rằng con trai lớn của ông ta đã bỏ nhà đi, gia đình đi tìm khắp nơi nhưng làm sao cũng không thấy.
Mặc dù rất thất vọng, nhưng cho dù ông ta không thích nó như thế nào, nó cũng là con ruột của ông ta. Ông ta rất lo lắng và muốn gọi cảnh sát, nhưng đã bị vợ ông ta ngăn lại.
Vợ ông ta cho rằng đứa trẻ nghịch ngợm như vậy, nhất định đã tìm chỗ trốn khi nó bỏ nhà đi, mục đích là khiến người làm bố mẹ như bọn họ phải chịu thua.
Vợ ông ta nói lần này nhất định phải dạy cho cậu một bài học, để cậu cúi đầu về nhà. Bọn họ không thể đi tìm, nếu không, sau này đứa trẻ nhất định sẽ xấu hơn, không chịu theo kỷ luật của họ.
Ông ta có thể chịu đựng những vấn đề nhỏ nhặt của con mình, nhưng ông ta không thể chấp nhận việc con mình ăn cắp đồ, còn nguyền rủa người cha như ông ta chết đi.
Sau khi được vợ thuyết phục, ông ta đã từ bỏ ý định báo cảnh sát.
Đợi mấy ngày không thấy con trai lớn trở về, ông ta không nhịn được nữa, cuối cùng cũng phải đi báo cảnh sát.
Tuy nhiên, đã quá muộn, cảnh sát tìm kiếm rất lâu nhưng không tìm thấy đứa bé.
Bố ông ta nhiều con cháu, tuy trước đây rất thích cậu con trai cả thông minh, tài giỏi, nhưng dần dà, cậu con trai này lại bộc lộ nhiều thói hư tật xấu, người bố như ông ta đã ghét bỏ con trai cả.
Sau khi nghe tin con trai cả của ông ta mất tích, ông cụ không vội, cũng sai người đi tìm nhưng không thấy, dần dần cũng gác việc đó lại.
Thời gian có thể khiến người ta quên đi tất cả, lâu dần rồi ai cũng sẽ quên đứa bé đó, dù sao nhà họ Quách cũng không thiếu con cháu.
Người em trai của ông ta có ba người con trai, tuy chỉ còn một người con trai sau khi một đứa đã mất, nhưng đứa con trai út của ông ta lại ngoan ngoãn, hiếu thảo và mạnh hơn người con trai cả là kẻ trộm đồ và nguyền rủa ông ta đến chết gấp trăm lần.
Đôi khi, thà đừng nuôi một đứa con ngỗ nghịch báo đời còn hơn. Không phải ông ta không muốn tìm đứa bé ấy về, ông ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vô ích, ông ta chợt yên tâm thoải mái: là ông ta không có duyên phận với đứa bé kia, một khi đã như vậy, ông ta cũng không thể cưỡng cầu.
Ông ta tự an ủi mình thế này rồi dần dần quên mất đứa con đó.
Bây giờ, nhìn thấy Đường Vô Ưu, trong đầu ông ta hiện lên hình ảnh của người con trai cả.
Càng nhìn càng giống!
Chỉ là, cậu con trai cả của ông ta khi đó rất gầy gò, trắng nhợt, chỉ còn da bọc xương, tuy rằng dung mạo tuấn tú nhưng vẫn không đẹp mắt bằng cậu thiếu niên trước mặt.
Người này đẹp không tỳ vết, nước da trong veo, lông mày đẹp như tranh vẽ, rõ ràng là một thiếu niên, nhưng ngồi ở chỗ đó lại giống như một đóa hoa dâm bụt lạnh lùng, thanh tú xinh đẹp tràn đầy thanh xuân.
Tim ông ta đập nhanh, lắp bắp hỏi Đường Vô Ưu: “Con, con là Ninh Viễn?”
Con trai cả của ông ta là Quách Ninh Viễn.
Đường Vô Ưu mặt không chút thay đổi nhìn ông ta: “Tôi đã từng có cái tên này, nhưng kể từ ngày trốn nhà đi, tôi đã không còn dùng cái tên này nữa. Tôi tên là Đường Vô Ưu... cả đời này tôi chỉ có một cái tên, đó là Đường Vô Ưu!”
Nghe cậu nói xong, bà Tống có hơi sốt ruột, định mở miệng nói gì đó, nhưng ông Tống đã giữ chặt cánh tay bà ấy.
Ông Tống lắc đầu với bà ấy.
Ông ấy biết vợ mình muốn nói gì.
Con cái nhà họ Tống đều có tên riêng, nếu cậu giữ tên Đường Vô Ưu thì sao được chứ?
Vợ ông ấymuốn nói với đứa trẻ kia rằng họ của cậu nên là Tống, và trong tương lai họ sẽ đặt cho cậu một cái tên mới dựa trên gia phả của nhà họ Tống.
Nhưng ông ấy có trực giác... đứa con trai nhỏ của ông ấy sẽ không chấp nhận điều đó.
Khi mạng sống của cậu đang nghìn cân treo sợi tóc, khi cậu đau đớn và tuyệt vọng nhất, chính Đường Dạ Khê là người đã cứu cậu chứ không phải bố mẹ ruột như họ.
Vì vậy, trong cảm nhận của cậu con trai út, địa vị của Đường Dạ Khê quan trọng hơn nhiều so với vợ chồng họ.
Ông ấy vừa mới tìm được con về, đây vẫn không phải lúc để thảo luận về họ tên.
Điều quan trọng nhất bây giờ là ông ấy muốn lấy lại công bằng cho đứa con út của mình, để những kẻ đã hãm hại đứa con út của ông ấy phải trả cái giá xứng đáng, để rồi những năm tháng sau này, đứa con út xấu số của ông được đền bù, sống nốt phần đời còn lại của mình một cách hạnh phúc.
Nếu những gì người nhà họ Tống nói là sự thật, thì chuyện này không phải là chuyện nhỏ, rất có thể sẽ khiến nhà họ Tống và nhà họ Quách trở mặt với nhau.
Nhà họ Quách vốn là một gia tộc phụ thuộc vào nhà họ Tống, nếu hai nhà trở mặt với nhau thì tương lai của nhà họ Quách sẽ rất đáng lo ngại.
Nghĩ đến đây, ông cụ Quách vô cùng sốt ruột, tức giận hỏi Thư Mộng Lan: “Cô nói cho tôi biết, chuyện gì đang xảy ra hả?”
“Con không biết...” Thư Mộng Lan lắc đầu với vẻ mặt ấm ức, nhìn về phía bà Tống: “Chị cả, năm đó sau khi sinh con xong, em đã ngất xỉu vì kiệt sức. Sau khi em tỉnh dậy, mẹ em nói em đã sinh một đứa con trai... Mẹ em nói vậy nên em cũng nghĩ em sinh con trai. Những chuyện chị nói, em không biết gì hết.”
Bà Tống tức giận đến nghiến răng nghiến lợi, chỉ muốn xé xác bà ta ra: “Cô nói cô không biết gì? Cô không biết cái gì, vậy mà đứa con trai mà cô vất vả sinh ra, đứa con trai mà cho cô hy vọng kế thừa gia sản của nhà họ Quách, cô nỡ lòng vu oan cho nó, ngược đãi nó hết lần này đến lần khác? Cô đối xử với nó như vậy rõ ràng là vì biết nó không phải là con ruột của cô!”
Bà ấy càng nói càng tức giận, càng nói ra thì tim càng đau, bà không thể quan tâm được điều gì nữa.
Bà ấy lao đến trước mặt Thư Mộng Lan, tát cho Thư Mộng Lan mấy bạt tai vang dội.
Nghĩ đến những khó khăn mà con trai mình đã phải chịu đựng, bà ấy mất đi lý trí, nắm lấy cổ áo Thư Mộng Lan mà lắc mạnh: “Cô cướp con tôi cũng thôi đi, tại sao cô lại ngược đãi nó? Nếu không phải mạng nó lớn thì đã chết từ lâu rồi! Đứa con trai tôi cực khổ sinh ra, là miếng thịt trong lòng tôi, cô lại dám ngược đãi nó nhiều như vậy, suýt chút nữa giết chết nó! Thư Mộng Lan, tôi nói cho cô biết, cô nhất định sẽ hối hận! Tôi nhất định sẽ làm cho cô hối hận vì năm đó đã trộm con trai tôi, cô đợi đấy.”
Bà ấy dùng hết sức ném Thư Mộng Lan xuống ghế sô pha, nhưng vẫn không hết giận, cầm lấy một tách trà trên bàn cà phê, đập nó lên người Thư Mộng Lan.
Nước trà lẫn lá trà bắn khắp người Thư Mộng Lan, Thư Mộng Lan vừa thẹn, vừa lo vừa sợ, cả người run lên: “Chị cả, chúng ta là chị em cùng tộc, chị dùng lương tâm mà nói đi, có người mẹ nào nỡ tráo đổi con mình với con người khác cơ chứ? Chị không có một chút chứng cớ nào đã ngậm máu phun người. Chị, chị muốn vu oan em đến chết sao?”