Thịnh Đường Tiểu Nữ Quan

Chương 32: Chương 32: Nam kim phục sinh (2)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Ông lão được Tam Nương chú ý tới kia đương nhiên là Chung Thiệu Kinh, ông ấy thấy sau khi Tam Nương nhìn thấy mình cũng không hề hoảng sợ chút nào, ngược lại còn nhìn thẳng ông ấy nhiều thêm mấy lần, chợt cảm thấy đứa nhóc này có chút thú vị. Còn chưa biết có tài hoa gì hay không nhưng dễ nhận thấy tính tình này giống y chang như tổ phụ Quách Kính Chi của nàng, dù có đối mặt với nhiều người hơn nữa cũng sẽ không để lộ ra sự mất bình tĩnh.

Chung Thiệu Kinh cười nói: “Ngươi chính là đứa tôn nữ bảo bối mà tổ phụ ngươi thường xuyên treo bên miệng đấy phải không?”

Tam Nương nghe vậy ngạc nhiên đáp: “Tổ phụ của ta thường xuyên khen ta sao? Khen như thế nào thế?” Rõ ràng là nàng không hề biết thẹn thùng là cái gì hết, trên mặt còn tràn đầy vẻ vui mừng nhảy nhót kiểu: “Ngươi mau khen vài câu cho ta nghe đi“.

Nữ tử thời nhà Đường không kiêng kỵ việc “xuất đầu lộ diện”, ngay cả những hoạt động giải trí đòi hỏi kỹ thuật cưỡi ngựa và thể lực như mã cầu* thì nữ tử có tài cũng càng không phải là điều gì xấu, vì vậy tổ phụ Quách gia cũng không trói buộc nàng mà tùy ý nàng nói chuyện với Chung Thiệu Kinh.

(*: Mã cầu hay còn gọi là Polo là một môn thể thao đồng đội. Trong môn này, người chơi ngồi trên lưng ngựa và có nhiệm vụ ghi bàn để giành chiến thắng trước đội đối phương. Người chơi ghi bàn bằng cách dùng một cái vồ có cán dài điều khiển một quả bóng bằng nhựa trắng hoặc bằng gỗ vào cầu môn đối phương.)

Dù sao thì Chung Thiệu Kinh chắc không đến nỗi gây khó dễ cho một đứa trẻ năm tuổi đâu nhỉ?

Chung Thiệu Kinh thấy tính tình này của nàng lại càng cảm thấy nàng giống y như tổ phụ của nàng vậy, ông ấy không nhịn được cười ha ha một tiếng, kể lại nguyên vẹn những lời mà tổ phụ nàng đã khen nàng trước đây cho nàng nghe.

Dù biết được tổ phụ lại khen chữ viết của nàng đẹp hơn của bát thúc trước mặt mọi người, nhưng Tam Nương vẫn là vô cùng chú ý đến thể diện của bát thúc nhà mình nên nàng bèn nói thêm mấy câu thay bát thúc: “Làm gì có chuyện đó, gần đây chữ của bát thúc ta cũng đã tiến bộ nhiều rồi!”

Không có mấy người ngồi đây là thật lòng thật dạ quan tâm đến sự tiến triển về việc luyện chữ của một tiểu tử choai choai nên bọn họ chỉ thuận miệng trêu ghẹo vài câu rồi kết thúc chủ đề này.

Sau đó thuận theo một chủ đề mới mà không biết là do ai khởi đầu, nói là trong những người ngồi đây có hai người Ngô Việt* lúc còn ở Giang Nam thì im hơi lặng tiếng nhưng khi đến kinh thành thì lại nổi danh khắp thiên hạ, có thể nói là “Nam kim phục sinh Trung thổ”**.

(*: Ngô Việt (907-978), là một vương quốc nhỏ độc lập, nằm ven biển, được thành lập trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (907-960) trong lịch sử Trung Quốc. Nhà nước này do dòng họ Tiền cai trị, các dấu tích còn lại của nhà nước này vẫn còn khá phổ biến trong lãnh thổ trước đây của Vương quốc.)

(**: “Nam kim phục sinh Trung thổ” có nghĩa là họ tuy sinh ra và lớn lên ở miền nam, ở miền nam cũng không được coi là người tài giỏi giang gì, nhưng tới môi trường miền bắc như thế này thì họ lại tỏa sáng như vàng, như cá gặp nước.)

Tam Nương nghe đến tỉnh tỉnh mê mê, không rõ người mà bọn họ đang kể là ai, nàng không khỏi dịch chuyển chỗ ngồi về phía bên người tổ phụ, khẽ giọng hỏi ông: “'Nam kim phục sinh Trung thổ” có nghĩa là gì vậy ạ?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.