CHƯƠNG 7
.
Khi Cao Kính thấy lại Phạm Văn Cổ, đã là chiều tà của ba ngày sau. Anh vẫn giữ sắc mặt như thường lệ, ở trong phòng sách mà viết chữ. Cậu ta đứng nơi cửa phòng đến nửa buổi, anh tịnh không ngẩng lên nhìn.
Cao Kính chỉ cười, đi đến ngồi xuống đối diện anh, “Nói đi, một thuyền đầy chốt súng kia anh muốn bán với giá nào?”
Phạm Văn Cổ không hề đáp lại, tiếp tục viết chữ.
“Anh phải ra giá thì chúng ta mới đàm phán được chứ!” Cao Kính vẫn cười.
Lúc này anh mới đáp lại, “Cậu hẳn cũng biết, không có chốt thì một vạn khẩu súng đều thành phế vật. Các cậu không phải còn muốn bồi thường cho Đỗ Nguyệt Sanh hai vạn đồng đại dương, rồi thanh toán số tiền còn lại với Lữ Hoán Viêm sao? Dù Trần Hướng Đông vẫn còn tiền, cũng khó lòng mà vực dậy thế cuộc.”
“Ăn chia năm đều vậy!” Cao Kính hững hờ đáp.
Phạm Văn Cổ chỉ cười, tiếp tục viết chữ.
“Sáu – bốn!”
Phạm Văn Cổ ngước lên, nhếch môi, “Bảy – ba, tôi bảy cậu ba, tôi sẽ cho Trần Hướng Đông một cơ hội!”
Cao Kính nhìn anh một lát rồi cười đáp: “Thành giao!”
Nói đoạn, cậu ta đứng dậy ra ngoài.
Đợi đến khi cậu ta đi khuất, Cao Kiến mới nhẹ giọng nói: “Thiếu gia có thể đồng ý dễ dàng như vậy sao?” Phạm Văn Cổ vừa ngước lên, thoạt tiên ánh mắt anh hốt hoảng, nhưng cuối cùng nơi anh chỉ còn lại một cái cười man mác, không đáp lời Cao Tiến.
–
Phạm Văn Hinh tay mang một chiếc giỏ lớn, cúi thấp đầu đi qua khỏi cửa chính nhà họ Cao. Vừa thấy từ bên trong có một người thanh niên lịch duyệt thanh nhã, mặc một chiếc sơ mi đen tuyền cùng một chiếc áo cánh kiểu Âu đang bước ra ngoài, mắt cô sáng lên, cô vội vàng vẫy tay gọi: “Cao gia ca ca!”
Cao Kính vừa ngoảnh lại thấy Phạm Văn Kinh, liền tươi cười đi đến: “Hóa ra là Tiểu Hinh, đã lâu không gặp em, tôi không biết được thì ra em đã lớn đến thế này rồi!”
“Vâng ạ, vì mấy năm nay anh không thấy em mà.” Phạm Văn Hinh cười rạng rỡ.
Cao Kính ngắm nhìn vầng trán đầy đặn và hàng mi thật dài của cô, rồi cả khuôn mặt rạng lên khi cười của cô, bất giác trong lòng cậu đau nhói: “Em đến đây làm gì vậy, là gặp tôi sao?” Cao Kính nhìn chiếc cặp to cô đang mang theo.
“Người ta có biết anh đã về đâu…” Phạm Văn Hinh bĩu môi một cái, “Anh hai em chẳng nói gì với em hết! Mẹ bảo em đến đưa cho anh hai một ít tương đậu.” Cô nhấc chiếc giỏ lên một chút, “Anh cũng biết anh hai em kén ăn ghê lắm, mẹ không yên tâm.”
Cao Kính gật đầu, bảo vậy em đi đi. Cậu ta vừa đi được vài bước đã nghe Phạm Văn Hinh đuổi theo phía sau.
“Cao gia ca ca, anh đi đâu?” Cô hỏi, mặt ửng đỏ lên, “Bây giờ em cũng không vội đi đâu hết!”
Cao Kính vừa định phì cười nói một câu, vậy em cứ trở về đi, thế nhưng khi vừa chạm mắt phải hàng mi kia, cậu bỗng dưng mong ngóng có thể nhìn thấy nó thêm được mấy lần. Vậy là cậu mỉm cười, “Tôi đi dạo phố một lát, nếu em không bận việc gì thì cùng đi với tôi cũng được.”
Phạm Văn Hinh liên tục gật đầu, vội vã chạy đến cửa nhà họ Cao, đưa chiếc giỏ kia cho người hầu gái đang đóng cửa, thế rồi lại chạy về chỗ Cao Kính.
Cao Kính trông thấy dáng vẻ hào hển thở của cô khi chạy thì cười xòa, “Em không cần gấp.”
Phạm Văn Hinh mỉm cười. Hai người men theo con phố lớn mà đi về phía trước. Thỉnh thoảng cô len lén nhìn sang cậu. Vẻ mặt cậu thật hờ hững, nhưng những đường nét trên khuôn mặt cậu thật đẹp, dáng người cậu cao dong dỏng, tim cô bồi hồi. Trên đường đi, cô cũng thấy có những cô gái khác thi thoảng lại ngoảnh đầu sang ngắm nhìn cậu, họ nhìn vào cô với biết bao khao khát. Thế là cô cảm thấy đắc ý, càng đi sát vào cậu hơn một chút.
“Chúng ta ra bờ sông một lát đi!” Đột nhiên cậu nói.
“Vâng ạ!”
Cao Kính mỉm cười dẫn Phạm Văn Hinh ra đến bên bờ sông Hoàng Phố. Nhìn sóng nước cuồn cuộn bên dưới, Cao Kính bật cười: “Đã lâu rồi tôi không đứng ở bờ sông… Ba năm rồi.”
Phạm Văn Hinh không lần ra được vì sao cậu lại nói vậy, không biết làm gì hơn là gật đầu trong mờ mịt.
Cao Kính nghiêng đầu nhìn sang, trông thấy đôi mắt cô. Ngay ở thời khắc ấy, khi Phạm Văn Cổ chỉ để một bên mặt mình dưới tầm mắt cậu, cậu đã không thể nào thấy rõ khuôn mặt anh, thứ duy nhất cậu thấy chính là hàng mi rất dài, rất dài của anh. Phạm Văn Hinh ngạc nhiên nhìn cậu thoáng cười cho tay vào túi quần, rồi cô thấy từ phía sau Cao Kính có hai bóng người áo đen đang băng qua đám đông trên phố mà tiến đến gần họ. Từ bên trong áo khoác, bàn tay chúng đã rút ra được cái báng súng đen ngòm ngòm.. Phạm Văn Hinh chỉ có thể hốt hoảng thét lên: “Phía sau!…”
.
.
________________________________________
Chú thích
[1] Thỏ mới ra ràng: Loài thỏ là loài có khả năng động dục sớm. Khoảng 4-5 tháng tuổi thỏ cái đã có thể bắt đầu *** và sinh sản. Cao Kính so sánh thế này là sỉ nhục rất nặng Phạm Cửu.
[2] Lý Giáp:
Có một tích kể rằng, xưa có một nàng kỹ nữ họ Đỗ, tên Ly, đứng hàng thứ mười trong các danh kỹ nên gọi là Đỗ Thập Nương. Nàng yêu một vị công tử thư sinh tên Lý Giáp, quê ở Triết Giang. Lý ban đầu cũng tỏ ra yêu nàng tha thiết, nhưng y lại là một kẻ hèn nhát sợ sệt những tổn hại về thanh danh cùng sự trách mắng của gia đình. Ngoài ra, Lý Giáp còn là một kẻ ăn chơi phong trần, tiền bạc gia đình chu cấp để lên kinh học tập đều đã tiêu hết vào các chốn trăng hoa. Nhưng vì tình yêu, Thập Nương quyết định theo y. Nàng thu xếp vẹn toàn, cùng với số bạc được một vị bằng hữu của Lý Giáp vì cảm động mối chân tình của nàng kỹ nữ mà hỗ trợ, cuối cùng cũng chuộc thân gả cho Lý Giáp. Khi ra đi, chị em má hồng trong kỹ viện cũng tặng nàng một cái rương niêm phong kín kẽ. Khi hai người còn đang tận hưởng tự do, Thập Nương lọt vào mắt một gã tên Tôn Phúc. Tôn Phúc vì muốn đoạt Thập Nương, bèn làm quen với Lý Giáp. Hắn nói với y rằng cứ gửi Thập Nương lại cho mình, hắn sẽ đưa y một trăm lượng mang về quê để gia đình biết y không phải đã ăn chơi đến khánh kiệt, sau đó hắn sẽ đưa Thập Nương về cho y khi thích hợp. Lý nghe theo, về nói với Thập Nương. Nàng hiểu nguồn cơn, rất phẫn nộ vì bị người phản bội. Hôm sau nàng trang điểm lộng lẫy, đi cùng Tôn Phúc, chỉ xin mang theo cái rương mà chị em kỹ viện đã tặng. Lúc đó, nàng mới mở rương ra, bên trong toàn là vàng bạc châu báu. Nàng lấy từng nắm vứt xuống sông Trường Giang. “Lòng thiếp quyết lòng trọn nghĩa, lòng chàng một phút đổi thay, nay thiếp còn sống trên đời này cũng chẳng ích gì, vậy chàng cứ lấy một trăm lượng vàng của kẻ phản phúc kia mà sinh sống. Trong rương của thiếp biết bao là bạc tiền, nhưng vì mắt chàng không trông thấy nên không được hưởng.” Nói rồi nàng cũng nhảy sông tự vẫn.
Chẳng bao lâu sau, Lý Giáp cùng Tôn Phúc vì quá sợ hãi và ám ảnh mà chết.
Lý Giáp chính là tiêu biểu cho kiểu người hèn hạ vì lợi mà quên nghĩa.
Trần Thế Mỹ là một nhân vật lịch sử thời Tống (ờ có vụ Bao Công xử án Trần Thế Mỹ đó). Hắn lên kinh ứng thí, đỗ trạng nguyên, được thái hậu ban hôn cho công chúa. Nhưng Trần Thế Mỹ ở quê nhà đã có một vợ và hai con nhỏ.
Trần Thế Mỹ vì ham giàu sang phú quí mà một mực tìm cách ruồng rẫy thê nhi, thậm chí dùng những cách tuyệt tình nhất như vu oan cho người vợ tần tảo Tần Hương Liên. Tuy nhiên cuối cùng bộ mặt thật của hắn cũng đã bị vạch trần. (Trong phim thì bị Bao Công chém đầu.)
Tây Môn Khánh là nhân vật trong Thủy Hử của Thi Ại Nam và Kim Bình Mai. Theo đó, hắn là một con người hoang *** vô độ, trong phủ thê thiếp thành đàn. Tây Môn Khánh thông *** với Phan Kim Liên, vợ của Võ Đại Lang, anh trai Võ Tòng. Hai người lập mưu giết Võ Đại Lang, về sau cả hai đều bị Võ Tòng báo thù giết chết.
Vì hình như chỉ có Lý Giáp là chúng ta ít biết đến nên mình mạn phép giới thiệu chi tiết một chút. Còn Trần Thế Mỹ với Tây Môn Khánh là quen rồi heng?
[3] Quí phi túy tửu:
(Ảnh chỉ minh họa thôi :”) Không có ý gì khác, à đây chính là tạo hình cho Leslie Cheung trên bìa tạp chí City Magazine, kèm một câu gửi cho Trần Khải Ca: Ông có cảm thấy mê hoặc không?)
Về phần này, Nguyên Vi khi làm chương 4 của Linh Nhân Lệ đã có biên ra rất đầy đủ. Mình nghĩ nói lại nữa thôi cũng thành thừa. Mình sẽ dẫn link nhé:
http://datunguyenvi.wordpress.com/2010/10/15/linh-nhan-l%E1%BB%87-4/
Và, còn phần dịch của ca từ… Các bạn đọc sẽ thấy giống của Nguyên Vi? ^^” Nói chung là khó tránh, vì mình cũng chỉ cố dịch nghĩa thế thôi. Có lẽ, mình sẽ hỏi xin per và credit luôn cho Nguyên Vi thì thế nào?
Mà ngại quá, mình cũng chẳng quen bạn ấy. Để xem, chắc sẽ liên lạc qua Chiêu Dương.
Nhưng lúc này thì mình rất chi là không rảnh ^^”
———-
Nhân tiện, càng lúc càng cảm thấy Phạm Cửu có cái gì đó rất gần với tấm ảnh này của Leslie Cheung.
Trường sam màu nhạt, đôi mày rất dài và đôi mắt sâu không thấy đáy ;_;
Cách miêu tả này nó rất là điện ảnh, mình thấy vậy, cũng chẳng hiểu vì sao.
Tình yêu nơi đâu nơi đâu, băng qua đêm thâu
Có khi chỉ cách nhau một câu
Tình yêu nơi đâu nơi đâu, ghé sát vai nhau
Có khi chẳng thấy nhau một đời
.
.
Triệt Dạ Lưu Hương
.