Ác Hán

Chương 394: Q.1 - Chương 394: 10 Năm (4)




Bắc đại doanh, Tây đại doanh cùng Đông Nam đại doanh hoang phế ngày trước lúc này cũng được sử dụng một lần nữa.

Từng đại kì dựng trong doanh trại, màu sắc khác nhau cũng đại diện cho các chư hầu khác nhau. Người hô ngựa hí, binh khí lạnh lẽo, trong mùa đông càng thêm vài phần lãnh ý.

Công Tôn Độ, Viên Thiệu, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Sách, Lưu Biểu...

Còn Tây Xuyên Lưu Chương bởi đường xá xa xôi nên không thể hiện diện trong thành Lạc Dương, có điều hắn cũng phái đại biểu tới, do huynh đệ Lưu Mạo của hắn suất lĩnh năm nghìn Tây Xuyên quân xuất Xuyên, tới hưởng ứng hội minh lần này của Tào Tháo.

Lực ảnh hưởng của Tào Tháo lớn như vậy?

Cũng không hẳn như thế...

Lần này Tào Tháo lấy danh nghĩa Hán đế, thay trời chinh phạt. Nếu như các lộ chư hầu không tới, thì sẽ bị các chư hầu khác thảo phạt. Cho nên ngay cả đến Lưu Chương xa tận Tây Xuyên cũng không dám chậm trễ. Dù sao ở Hán Trung hắn vẫn còn một địch nhân.

Lúc này các lộ chư hầu đang tụ tập trong Gia Đức điện.

Viên Thiệu phái ấu tử Viên Thượng đại diện, khởi binh từ Hà Nội, lĩnh mười lăm vạn quân. Trong bảy lộ chư hầu thì binh mã của Viên Thiệu đông nhất. Phải nói vì sao Viên Thiệu lại xuất lực lớn như vậy? Nguyên nhân rất đơn giản, Tào Tháo viết một phong thư, nói tin tức Bàn Xà thu thập được cho Viên Thiệu.

Nội dung chỉ có một câu: khi Viên Hi bị giết, Đổng Phi đang ở Ký Châu.

Còn cần nói gì nữa?

Viên Thiệu không phải là kẻ ngu si, mà dù hắn là kẻ ngu si, thì thủ hạ Tự Thụ, Điền Phong của hắn cũng không phải kẻ ngu si, sao có thể không nhìn ra?

Nên nhớ lúc đó Viên Hi dẫn theo hơn nghìn binh mã, lại có đại tướng bên mình.

Hàn Quỳnh từng dẫn người xem kĩ lại chiến trường. Một hồi chiến đấu từ bắt đầu đến kết thúc mà thời gian không đến một nén nhang. Dù lúc đó Đổng Phi đã sai người thu dọn chiến trường, nhưng có vài vết tích không cách nào thủ tiêu. Hàn Quỳnh hồi báo kết quả lại cho Viên Thiệu: người tập kích nhị công tử không phải là đạo phỉ bình thường, mà là trang bị hoàn mĩ, có tố chất của quân chính quy.

Lúc đó Viên Thiệu đã hoài nghi đến Đổng Phi.

Chỉ là hắn cũng biết một khi Đổng Phi về đến Hà Đông thì cũng như mãnh hổ về núi. Bằng vào Viên Thiệu hắn sợ là khó có thể đối phó. Cục tức này cũng đành phải nuốt xuống. Vì vậy lúc này Tào Tháo hội minh, chính là cơ hội cho Viên Thiệu báo thù.

Cũng không phải Viên Thiệu coi trọng Viên Hi bao nhiêu.

Quan trọng là phải lấy lại mặt mũi. Con trai ở trong địa bàn của mình mà bị người dùng tên bắn cho thành nhím, còn khiến cho kế hoạch chiếm đoạt Chân gia Trung Sơn của Viên Thiệu thất bại, thù này thậm chí còn hơn cả thù Viên Hi.

Lần này xuất binh Viên Thiệu cũng đặt cả vốn.

Cũng vì muốn để Viên Thượng thu được chút danh tiếng, nên Viên Thiệu không chỉ điều mười lăm vạn binh mã, còn phái cho Viên Thượng hai mưu sĩ là Tự Thụ, Hứa Du. Ngoài ra còn có đại tướng Tương Nghĩa Cừ, Chu Linh, Chu Ngang, Văn Sửu, Vương Môn cùng hơn mười viên chiến tướng.

Vì vậy lộ quân của Viên Thượng là lớn nhất, cũng ra vẻ lớn nhất.

Lần này Tào Tháo cũng xuất mười vạn binh, Hạ Hầu Uyên, Thái Sử Từ làm chủ tướng, Vu Cấm làm phó tướng, cộng thêm các chiến tướng Hầu Thành, Tống Hiến, thực lực cũng không thể khinh thường. So ra thì nhân mã của các lộ chư hầu khác có vẻ bạc nhược...

Lưu Bị tự mình nắm giữ ấn soái, bên người ngoại trừ một thiếu niên văn sĩ thì còn dẫn theo một tiểu tướng.

Tiểu tướng này tên là Cao Sủng, tự Thiệu Tiên, là người Dương Châu Khúc A. Vốn là bộ khúc của đại tướng Trương Anh dưới trướng Lưu Do. Khi Lịch Dương bị phá, Cao Sủng ôm ấu tử của Lưu Do mở đường máu thoát thân, sau đó nương tựa Nghiêm Bạch Hổ ở Cửu Giang.

Cao Sủng và Nghiêm Bạch Hổ cùng trong quân, nên Nghiêm Bạch Hổ cũng rõ ràng bản lĩnh của Cao Sủng.

Người này bạch mã ngân thương, trong quân Lưu Do có thể nói là đệ nhất hảo hán. Chỉ tiếc Trương Anh đố kị người tài, ngăn chặn Cao Sủng thăng tiến. Trong một lần đại chiến, Cao Sủng cứu được Lưu Do trong loạn quân, lọt vào mắt Lưu Do. Sau đó Cao Sủng trở thành thân vệ của Lưu Do, mặc dù được coi trọng nhưng lại không được trọng dụng.

Nghiêm Bạch Hổ liền tiến cử Cao Sủng cho Lưu Bị.

Lưu Bị đang phát sầu vì võ tướng bên người không đủ, được Nghiêm Bạch Hổ giới thiệu Cao Sủng thì hưng phấn vô cùng.

Mặc kệ phản đối của đám người Quan Vũ, vẫn cứ lưu Cao Sủng bên người, mà thực tế Cao Sủng cũng không phụ kì vọng của hắn.

Lần này xuất binh Lưu Bị chỉ dẫn binh ba vạn, lấy Quan Ninh, Quan Bình làm tiên phong, Lưu Toàn làm hậu quân, còn bản thân hắn tọa trấn trung quân.

Quan Ninh, Quan Bình là nghĩa tử của Quan Vũ, võ nghệ không kém.

Còn thiếu niên văn sĩ bên người Lưu Bị là đệ đệ của Ti Mã Lãng, trong diễn nghĩa được xưng là chủng hổ - Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý đầu năm đầu phục Lưu Bị, được Lưu Bị rất ưu ái, mang theo bên người, xưng là văn có Tư Mã Ý, võ Cao Sủng.

Trong lần hội minh này Lưu Bị ở vị trí thứ năm. Luận thực lực cũng không phải quá hùng hậu, nhưng kẻ khác cũng không thể coi thường.

Lưu Biểu cùng Tôn Sách vì ở Giang Nam, trong tay phần nhiều là bộ binh. Mỗi người lĩnh hai vạn người tới tham gia hội minh. Lại nói quan hệ hai người cũng không hòa hợp, bởi vì quyền thống trị Giang Đông mà đã xảy ra không ít xung đột. Tôn Sách không tới, chỉ phái Tôn Quyền làm đại biểu, có điều cũng mời Chu Du xuất mã, phụ tá Tôn Quyền.

Lưu Biểu thì tự mình lĩnh binh, bên cạnh ngoại trừ Liêu Lập thì cũng dẫn theo một thiếu niên văn sĩ.

Thiếu niên kia cao gần 8 xích, dung mạo rất khá. Mặc áo choàng xanh nhạt, đứng trang nghiêm phía sau Lưu Biểu. Nhìn qua giống người khoảng 18, 19 tuổi. Trong tay khẽ phất chiết phiến, phong độ ung dung, hình dung tiêu sái.

Bảy lộ lộ chư hầu cộng lại bốn mươi vạn đại quân, tập trung quân tại Kinh Triệu.

Tào Tháo xem như chủ nhân, tự mình đứng ra nghênh tiếp. Sau khi nhìn lướt qua mọi người trong đại điện thì không khỏi một trận cảm thán.

Trong đại điện quả là sức trẻ chiếm nhiều.

Ngoại trừ vài người như hắn, thì còn lại có đến một nửa là thanh niên. Nhất là dưới trướng Tôn Sách, người này so với kia càng thêm trẻ.

- Chư công đều là hào kiệt đương đại, hôm nay hội tụ một đường cũng vì một chuyện, chính là Đổng Tây Bình của Quan Trung kia.

Tào Tháo nhìn mọi người một lượt rồi nói:

- Đổng Phi chiếm Quan Trung, đã thành tâm phúc đại hoạn của Hán thất ta. Nếu không nhanh chóng diệt trừ, để mặc y phát triển, thì chắc chắn giang sơn Hán thất sẽ gặp nhiều phiền phức. Đổng Phi hôm nay chẳng khác nào cường Tần năm xưa. Chúng ta phải liên thủ lại, vứt bỏ ân oán lúc trước, đồng tâm tiêu diệt quốc tặc, phục hưng giang sơn Hán thất ta.

Kì thật, người đang ngồi ai cũng biết.

Cái gọi là giang sơn Hán thất sớm đã không còn tồn tại, hiện nay chẳng qua chỉ là một cái xác không mà thôi.

Nhưng ai dám nói ra?

Trong đại điện này ít nhất cũng có ba lộ nhân mã đại biểu cho huyết thống của Hán thất. Đương nhiên Lưu Bị chính là kẻ đầu tiên không muốn nghe.

- Thừa tướng nói rất đúng.

Mọi người cùng nói. Có điều thật tâm thế nào thì lại là một chuyện khác.

Tào Tháo cũng rất rõ ràng, muốn những người này đồng tâm hiệp lực quả thật là việc không thể. Hôm nay mọi người ngồi ở chỗ này, nói trắng ra là vì lợi ích của chính bọn họ. Thiên hạ ai cũng vì danh mà sống, thiên hạ vì lợi mà sống, cổ nhân không nói sai bao giờ.

Ngồi ngoài cùng bên phải là Công Tôn Khang, là con trai Công Tôn Độ, năm nay hai mươi chín tuổi, hiện nay là thái thú Lạc Lãng.

Công Tôn Khang tuy còn trẻ tuổi, thế nhưng rất có năng lực. Đầu năm khi Công Tôn Độ đang vô cùng lo lắng về Phàn Trù, chính là Công Tôn Khang đưa ra chủ ý kết thân cùng Mã Hàn liên thủ giáp công Phàn Trù, khiến cho Phàn Trù binh bại, tự vận tại Lạc Lãng.

Về phần người kết thân chính là quận chúa Mã Hàn với Công Tôn Khang.

Công Tôn Khang nói:

- Thừa tướng nói rất đúng, tuy phụ thân ta vì có bệnh trong người không thể đến đây, nhưng trước lúc ta xuất phát đã dặn dò ta, một khi thừa tướng xuất binh sẽ phối hợp ở U Châu, chế trụ Khất Hoạt quân, không cho nó nhúc nhích nửa phần.

Tào Tháo cũng hiểu, đây là cực hạn mà Công Tôn Độ hiện nay có thể làm được.

Hắn mới được U Châu không lâu, mà U Châu lại là nơi lạnh khủng khiếp, trong 10 năm trở lại đây chiến sự liên miên không ngừng. Hơn nữa hắn vừa mới ác chiến một hồi với Phàn Trù, mặc dù trừ được hậu hoạn nhưng nguyên khí cũng đại thương, đang cần nghỉ ngơi hồi phục.

Lần này xuất binh hai vạn đã là hết sức của Công Tôn Độ.

Hơn nữa có thể chế trụ Khất Hoạt quân đối với Tào Tháo đúng là một chuyện tốt...

So với việc mang theo mười lăm vạn binh mã diễu võ dương oai của Viên Thượng, thì thành ý của Công Tôn Độ càng khiến cho Tào Tháo thêm hài lòng. Còn Viên Thượng nghe Công Tôn Khang nói xong thì môi mỏng nhếch lên cười.

Rõ ràng hắn cũng không coi Công Tôn Khang vào đâu.

Trong bảy lộ chư hầu, bối cảnh của Công Tôn Khang có lẽ là thấp nhất.

Dù là Lưu Bị thì hiện nay cũng đã là quận mã (chồng quận chúa), hơn nữa lại là quốc họ. Tuy nói năm xưa có chút tì vết, nhưng việc đó qua cũng đã lâu. Tôn Sách cùng Tào Tháo xuất thân là quan lại thế gia, đương nhiên so ra Tôn Sách thấp hơn một chút. Về phần Lưu Biểu, Lưu Chương là Hán thất chính tông, bối phận thúc phụ của Hán đế đương triều, còn Viên gia lại càng là thế tộc.

Nếu không phải đây là Ký Châu, thậm chí Viên Thượng cũng không thèm ngồi một chỗ với Công Tôn Khang.

Mà Công Tôn Khang đối với sự khinh miệt của Viên Thượng lại vô cùng rộng lượng. sau khi nói xong còn hướng về phía Viên Thượng cười.

Viên Thượng nói:

- Không biết lần này sau khi chiếm Quan Trung chúng ta được lợi gì?

Hắn vừa nói xong, sắc mặt Tự Thụ đại biến, còn Hứa Du cười nhạt. Về phần những người khác thì mỗi người một vẻ mặt khác nhau.

Tào Tháo nhíu mày:

- Hiền điệt, ngươi sao lại nói những lời này? Chúng ta đều làm việc vì hoàng thượng, sao lại nói chuyện lợi ích? Lần này xuất binh là thay trời chinh phạt, chúng ta chỉ cần làm tốt hoàng thượng tự nhiên sẽ không để chúng ta thiệt thòi. Những lời đại nghịch bất đạo thế nào chớ có nói nữa. Chư công, hãy nể mặt đại tướng quân, không nên tính toán với hiền điệt tuổi nhỏ.

Viên Thượng ngươi là cái thá gì vậy? Kể cả lão tử ngươi ở đây cũng phải ngoan ngoãn gọi ta một tiếng thừa tướng, ngươi thì tính là gì? Vì thế trong lời nói Tào Tháo cũng không quên châm chọc lại .

Còn chư hầu, nhất là hai người Lưu Biểu, Lưu Mạo, vô cùng thoả mãn với thái độ này của Tào Tháo.

Lưu Biểu vê râu cười:

- Mạnh Đức không cần dặn dò, năm xưa chúng ta ở Lạc Dương cũng là cố hữu của Bản Sơ, sao lại chấp nhặt làm gì?

Chỉ một câu đã đẩy vị trí Viên Thượng xuống hàng vãn bối.

Ý tứ rõ ràng là: Viên Thượng hiền điệt, ở đây đều là trường bối của ngươi, hãy học theo Tôn Quyền kia, ít mồm thôi.

Thái độ của mọi người khiến cho mặt Viên Thượng đỏ bừng.

Tự Thụ đứng ra xin lỗi rối rít:

- Lần này thừa tướng thay trời thảo phạt, chúng ta tất sẽ nghe theo phân phó của ngài.

Tào Tháo cười:

- Ngày mai sau khi hội minh, chúng ta chinh phạt Hàm Cốc quan. Lần hội minh này Trương Lỗ Hán Trung không nghe thánh mệnh, tội không thể tha. Ấu Ngọc, Hán Trung vốn là lãnh thổ Hán thất, nên do Lưu Ích Châu xuất binh chinh phạt.

Ý là: Hán Trung sẽ giao cho các ngươi, nếu cần trợ giúp thì ta sẽ giúp.

Ấu Ngọc là tự của Lưu Mạo, sau khi nghe vậy liền đứng dậy nói lời cảm tạ, sau đó quay về chỗ ngồi nghiêm chỉnh, giống như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Tào Tháo lại nói:

- Ngày mai hội minh sẽ tuyển minh chủ, đêm nay chư công hãy suy nghĩ một phen xem ngày mai nên đề cử ai.

- Chính nên như vậy.

- Được rồi, chư công từ xa đến chắc hẳn cũng đều mệt mỏi. Ta sẽ sai người sắp xếp phòng xá ở Lạc Dương, mọi người sớm nghỉ ngơi thôi.

Mọi người đứng dậy cáo từ lẫn nhau, rồi lục tục rời Gia Đức điện.

Lưu Biểu và Lưu Mạo có phủ ở Lạc Dương, Tào Tháo chỉ sai người quét dọn một chút để hai người trở về. Còn Viên gia vì cái chết năm đó của Viên Ngỗi mà xuống dốc, cho nên Viên Thượng đành phải ở tại biệt viện, trừ người tâm phúc tất cả đều về quân doanh.

Văn Sửu lên ngựa ngoài Thanh Tỏa môn, đang định rời đi.

Đột nhiên Hứa Du gọi hắn lại, thoáng nhìn về phía sau thì thấy Lưu Bị đang đang cùng Lưu Bị, Tư Mã Ý, Cao Sủng đi ra. Lưu Bị thấy Hứa Du cùng Văn Sửu thì cũng không nói gì, chỉ mỉm cười gật đầu với hai người.

Văn Sửu hít sâu một hơi gật đầu đáp lễ.

Mọi người hiện nay đã không cùng một chỗ, Lưu Bị lúc này đã tự lập một phương, vì thế ít nhất bề ngoài Hứa Du cùng Văn Sửu cũng không tiện tiếp cận. Có điều cử chỉ của Lưu Bị cho thấy, hắn vẫn không quên đám người Hứa Du, Văn Sửu.

Tảng đá trong lòng Hứa Du cuối cùng cũng được buông bỏ.

Tương lai còn dài, nếu như lúc này thân cận với Lưu Bị, chỉ sợ sẽ bị Tự Thụ phát hiện.

Hai người theo Tự Thụ hộ tống Viên Thượng về nhà, sau đó rời thành Lạc Dương. Nếu không thể ở trong thành, có lẽ nên ở trong quân doanh cho thoải mái.

Đêm đó, Lạc Dương đèn đuốc sáng trưng...

Quân doanh ngoài thành không ngừng vang lên tiếng kèn, tiếng điêu đấu, khiến cho mọi người cảm thấy không khí phồn thịnh.

(điêu đấu: xoong trong quân đội thời xưa, ban ngày thì dùng làm xoong nấu cơm, ban đêm dùng làm dụng cụ điểm canh)

Lưu Biểu ngồi ngay ngắn trong đại sảnh phủ đệ, nhìn cảnh sắc quen thuộc, trong lòng hoài niệm. Năm đó hắn đã rời Lạc Dương từ chính nơi đây... Chớp mắt đã 10 năm trôi qua, vốn tưởng sẽ không bao giờ về lại Lạc Dương nữa, không ngờ...

Thở dài xa xăm, Lưu Biểu nhắm hai mắt lại.

Thực ra hắn cũng không muốn tham dự lần hội minh này, vì dù là Tây Hán vương hay Hán đế, cũng đều là hậu duệ của Lưu gia.

Bất kể ai thắng cũng sẽ tổn hại đến tôn nghiêm Hán thất. Có điều Hán thất này còn tôn nghiêm nữa sao?

Lần này tham dự vào chỉ sợ sẽ không thể thoát thân được nữa. Muốn lưu cho Hán thất một nơi yên bình, nhưng thiên hạ này còn chỗ nào yên bình đây? Lưu Biểu mở mắt đứng dậy, chuẩn bị vào phòng nghỉ ngơi. Già rồi, thực sự già rồi...

Lúc này một viên tiểu tướng bước vào phòng khách.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.