Ác Hán

Chương 459: Q.1 - Chương 459: Loạn Cục (4).




Lỗ Túc trầm giọng nói:

- Nhưng nếu bọn chúng thu phục được Nam Man thì sao? Trương Nhiệm bắt sống Hề Ni, lại có Man vương Sa Ma Kha, đủ để kiềm chế thủ quân Thương Ngô tới Úc Lâm. Tới khi ấy chỉ cần Nam Man sẵn sàng cung cấp binh lực, một đội kỳ binh đủ để thuận Hồng Hà, đánh vào Giao Chỉ.

Tuân Úc nghe vậy ngây ra như phỗng.

Ông ta không tinh thông việc binh, không có nghĩa là ông ta không hiểu. Nếu không khi Biên Chiêu tạo phản ở Duyệt Châu, ông ta đã chẳng thể dùng số binh lực ít hỏi, thủ vững Bộc Dương. Lỗ Túc nói rất có khả năng, nhưng vô cùng mong manh. Chưa nói bình định Nam Man tốn rất nhiều thời gian, mà suy nghĩ này, e bất kỳ người bình thường nào cũng không nghĩ ra.

Tào Tháo cắn răng:

- Bỉ phu không phải kẻ tầm thường, đám thủ hạ của hắn giống hắn, kẻ nào cũng hoang đường, cuồng vọng.

Nói thì nói thế, nhưng Tuân Úc nghe ra sợ hãi trong lòng Tào Tháo:

- Thừa tướng.

- Ta không sao.

Tào Tháo tỉnh táo lại:

- Lập tức lệnh người tới Giang Đông, nói với Tôn Sách, bảo hắn chú ý an nguy của Giao Chỉ. Là kẻ nào bày kế cho bỉ phu đây?

Tuân Du nói:

- Thừa tướng, Du phái người nghe ngóng ở Quan Trung mấy tháng, nhưng không có kết quả. Có điều hiện có chút suy đoán.

- Ồ, nói xem.

- Người này nhất định được Đổng Phi cực kỳ tín nhiệm, hơn nữa theo Đổng Phi không ngắn. Nghe nói Bàng Thống là huynh đệ của Đổng Phi, vậy mà một câu nói của người đó, y đưa Bàn Thống vào nơi ma thiêng nước độc. Nhìn khắp mưu sĩ trước nay của Đổng Phi, chỉ có Giả Hủ.

- Giả Hù à?

Đây là một cái tên rất xa lạ, Tào Tháo gần như sắp quên người này rồi, mà rất nhiều mưu sĩ mới gia nhập cũng chưa bao giờ nghe qua.

Tuân Úc nói:

- Người này chính là Giả Văn Hòa vào năm Kiến An thứ hai, chủ trì đại cục loạn Trường An, bắt giam Tây Hán Vương đây sao? Chẳng phải ông ta bị Đổng Phi bắt giam, cho tới giờ còn chưa xuất hiện, chả lẽ chưa chết à?

Tào Tháo cười méo miệng:

- Văn Nhược đúng là quân tử thành thật.

Lỗ Túc không rõ cái tên này lắm:

- Giả Hủ rốt cuộc là ai?

- Tử Kính hỏi câu này rất hay. Chúng ta không biết nhiều lắm về Giả Hủ. Chỉ nghe nói ông ta là mưu sĩ Đổng Phi thu phục năm xưa, sau đó không có tung tích gì, năm Sơ Bình đầu tiên khi chư hầu Quan Đông liên minh phạt Đổng Trác, Giả Hủ lần đầu tiên xuất hiện bên cạnh Đổng Phi.

- Ồ, thừa tướng nói vậy thì hạ quan có ấn tượng rồi. Về sau Văn Đạt quy hàng có nói tới điều này, Đổng Phi đối đãi với Giả Hủ như sư trưởng, bảo sao nghe vậy. Lý Thông vô cùng tán thướng người này, nhưng sau trận Huynh Dương thì ông ta biến mất.

Tào Tháo gật đầu:

- Đúng, về sau Giả Hủ không xuất hiện nữa, giờ xem ra ông ta được Đổng Phi an bài ở Tây Vực, y giao cả gia nghiệp to lớn cho ông ta nắm giữ, có thể nhìn ra y cực kỳ tín nhiệm người này. Sau Đổng Phi vào Tây Vực, chúng ta chỉ nghe tên Lý Nho, Lư Thực mà không có ông ta. Bỉ phí cậy mạnh ở tái ngoại, làm Trường An chấn động. Khi đó ai cũng nghĩ y trao quyền cho huynh trưởng kết bái Điển Vi, không ngờ lại là Giả Hủ. Loạn Trường An dẹp rồi, Giả Hủ vì mạo phạm Tây Hán vương bị Đổng Phi giam vào Đỗ Bưu Bảo, tới nay chưa xuất hiện.

Tuân Du cười bất lực:

- Vấn đề là người này chưa bao giờ chính thức xuất hiện trong tầm mắt chúng ta. Khi đó chúng ta chỉ biết tên ông ta, chẳng mấy ai chú ý. Mà Giả Hủ lại ru rú trong nhà, chúng ta không có chút nhận thức nào, đây mới là điều phiền toái nhất.

- Ý ông nói ..

Y Tịch nói được một nửa thì dừng:

Giả Hủ bị Đổng Phi giam giữ chỉ là giả, nếu đúng là Giả Hủ đang bày mưu cho Đổng Phi, tức là khi xưa Quan Trung chưa ổn, Giả Hủ đã tính tới cục diện hôm nay, từ năm Kiến An thứ hai, nấp sau màn.

Lỗ Túc là người tâm cao khí ngạo, nhưng với mưu tính của Giả Hủ cũng than không bằng.

Hiện giờ muốn đi nghiên cứu Giả Hủ là không kịp nữa, Tuân Du trầm ngâm rồi nói nhỏ bên tai Tào Tháo:

- Chủ công, xem tình thế này có nên đưa Nhị công tử về, nói không chừng đã lộ thân phận rồi.

- Không được.

Tào Tháo dứt khoát phủ quyết:

Tam học Trường An dựng lên, nghe nói thứ được dạy rất thực dụng, Tào Tháo phái người nghe ngóng hư thực, một mặt làm rõ ý đồ của Đổng Phi, một mặt học trộm giáo tình của Tam học. Nói thế nào thì Đổng Phi luôn đi trước Tào Tháo một bước, làm hắn vô cùng buồn bực.

Con thứ của Tào Tháo là Tào Phi, con thứ Hạ Hầu Uyên là Hạ Hầu Bá, con thứ của Tuân Du là Tuân Thích, kết bạn lén tới Trường An học.

Tào Tháo cũng muốn con trai bình an trở về, nhưng nếu bên cạnh Đổng Phi có một người như Giả Hủ, tình huống bên trong thế nào khó ai nói rõ.

Nói không chừng đám Tào Phi đã bị phát hiện, chỉ là bọn họ không hành động gì nên Đổng Phi không ra tay, nếu có hành động, Đổng Phi ắt ra tay. Có lẽ ngoan ngoãn ở Trường An sẽ có lợi hơn cho bọn chúng.

Tào Tháo không ngừng vỗ trán, đầu lại đau rồi:

- Thế cục Nhữ Nam ra sao?

- Hiện đang giằng co, mật thám báo về cuối tháng tư gia quyến của Lữ Bố tới Kinh Triệu, nay sợ sắp tới Trường An rồi. Hành tung của Lữ Bố rất khó lường, nhiều lần quấy nhiễu, làm Lưu Biểu tổn thất nặng nề. Lưu Biểu tuy chấp nhận lời giải thích của chúng ta, nhưng ông ấy ốm nắm liệt giường, căn bản không khống chế được Lưu Bị.

Tào Tháo nghiến răng:

- Thế thì cho Lưu Bị biết tay.

Đang nói thì có bước chân gấp gáp, tiếp đó Tào Bành dẫn một tiểu tướng toàn thân máu me chạy vào:

- Thừa tướng, hỏng rồi.

- Chuyện gì mà kinh hoàng như thế.

Tiểu tướng kia quỳ xuống, khóc lóng:

- Thừa tướng, cha mạt tướng Lý Thông đã trận vong rồi.

- Cái gì?

Tào Tháo đứng bật dậy, mắt trợn tròn nhìn Lý Tự, trưởng tử của Lý Thông.

- Thừa tướng, cha mạt tướng thủ ở Bạch Mã, Viên Thiệu tập kích, thái thú Lưu Duyên không tăng viện. Cha mạt tướng kiên thủ ba ngày, sau đó Lưu Duyên dâng Lê Dương đầu hàng, cha mạt tướng bị Khôi Nguyên giết, Bạch Mã thất thủ, đệ đệ mạt tướng cũng chết trận, xin thừa tướng làm chủ.

Tào Tháo kêu lớn một tiếng, ngã xuống đất hôn mê.

************************

- Không ngờ trận Bạch Mã vẫn xuất hiện.

Đổng Phi ở Trường An nghe chiến báo thì thở dài cảm thán, vì sao mỗi y mới hiểu.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, trước trận Quan Độ, Viên Thiệu vì đảm bảo chủ lực vượt sông, phái đại tướng Nhan Lương công phá Bạch Mã. Có điều khi ấy Lưu Duyên có đâu hàng hay không thì Đổng Phi không nhớ. Trong đoạn lịch sử này thì ấn tượng sâu nhất của y là Quan Vân Trường chém Nhan Lương, Văn Sửu lập nên thanh danh lớn.

Nay Nhan Lương đã thành nắm xương khô, Văn Sửu thì quy thuận Lưu Bị. Quan Công cũng không hàng Tào. Đổng Phi cho rằng lịch sử thay đổi, nhưng một số chuyện hình như không thể cải biến. Có điều tên Khôi Nguyên Tiến này lợi hại thế nào? Tào Tháo ứng phó ra sao?

Mã Lương hỏi:

- Thiên tuế, vì sao lại thở dài?

- Quý Thường, ta thử ngươi một chút. Viên Thiệu vượt sông, chiếm Bạch Mã. Vậy ngươi cho rằng Tào Tháo sẽ có phản ứng gì?

Đổng Phi không trả lời mà cười tủm tỉm hỏi lại:

Mã Lương nay đã mười tám, tính ra đi theo Đổng Phi không ngắn nữa, cùng Lý Quỳ được xưng là Lương vương phủ song kiệt.

Lý Quỳ có thể một bước ba kế, phản ứng cực nhanh, phụ trách xử lý chuyện ngoài vương phủ, đầu năm đã được Đổng Phi chủ trì cưới Quách Hoàn con gái thiếu khanh Quách Vĩnh. Mặc dù nhìn qua không môn đăng hộ đối lắm, song Quách Vĩnh vô cùng vui vẻ. Lý Quỳ là con nuôi Lý Nho, hiện chẳng có quan chức gì, nhưng từ Đổng phủ đi ra, sao có thể tầm thường.

Cho nên hôn sự này Quách Vĩnh rất tán đồng.

Quách Hoàn xinh đẹp như hoa, ít hơn Lý Quỳ bốn tuổi, khi ra đời có người nói nàng phú quý vô cùng, nay xem ra đúng thế thật.

Vợ chồng sau khi kết hôn vô cùng mỹ mãn, Lý Quỳ nay làm túc vệ Thừa Minh điện, phụ trách kết nối giữa Lương vương phủ và Thừa Minh điện.

Mã Lương thì khác, chịu ảnh hưởng của cha, vô cùng trầm ổn, phụ trách nội vụ Lương vương phủ, ngày ngày ở bên Đổng Phi. Nghe Đổng Phi hỏi, không trả lời ngay mà suy nghĩ một lúc trước.

- Nếu thuộc hạ là Tào Tháo, nói không chừng nghi binh Duyên Tân, sau đó phái mãnh tướng đoạt Bạch Mã lại. Có điều kế sách này điều kiện là thiên tuế chưa lấy Hà Nội mới thực thi được. Nếu không nghi binh Duyên Tân, phải lo lắng sẽ chọc giận thiên tuế. Ha hà, theo ý thuộc hạ, Viên Tào khó trách một trận tử chiến, mà noi quyết chiến là...

Mã Lương trầm ngâm rồi nói rất tự tin:

- Bộc Dương.

Đổng Phi rất tán thành phân tích của Mã Lương, căn cứ vào trò chuyện giữa y và Giả Hủ, nơi Viên Tào Quyết chiến thực ra là Quan Độ. Vì phá Quan Độ sẽ trực tiếp uy hiếp Hứa Xương. Nhưng Quan Độ lại là khu mậu dịch tự do Đổng Phi và Tào Tháo đặt vào năm đầu Thái Bình.

Viên Thiệu dám đụng chạm vào Quan Độ sao?

Đó là nơi cực kỳ mẫn cảm, với tình huống hiện giờ của Viên Thiệu, e không dám khai chiến. Tào Tháo cũng thế.

Có lẽ đây là một phương diện có lợi cho Tào Tháo, không lo Quan Độ, vậy Viên Thiệu chỉ có thể quyết chiến ở Bộc Dương.

Nơi này xa Hứa Xương, có không gian chiến lược lớn, tuyệt đối không đơn giản như Mã Lương nói. Theo Giả Hủ đoán, Bộc Dương chỉ có thể là mồi lửa cho đại chiến Viên Tào.

Suy đoán này có đúng hay không phải đợi kết quả tương lai kiểm nghiệm.

Đổng Phi chợt chuyển chủ đề:

- Quý Thường, ngươi lập tức tới Thừa Minh điện mời Thạch Thao đại nhân tới đây một chút.

Mã Lương tuân lệnh rời đi.

Đổng Phi đứng dậy, rời thư phòng, đứng dưới cây nhìn hoa dại nở rộ, lòng có chút hoảng hốt.

Thoáng cái đã đầu thu rồi.

Lê Dương là nơi Hán cao tổ Lưu Bang thiết lập, xưa nay là trọng địa binh gia, thuộc lưu vực Hải Hà, có Vệ Hà chạy qua ngoài thành. Đoạt Lê Dương bằng với việc đứng vững chân ở Hà Nam.

Tào Tháo tất nhiên không dám xem nhẹ, sau khi nghe tin mất Bạch Mã, lập tức lệnh Tào Thuần làm đô đốc, Hứa Chử làm phó tướng, dẫn 8000 Hổ Báo kỵ đánh tới Lê Dương. Như Mã Lương nói, cướp lại Bạch Mã cần có mãnh tướng. Đồng thời lệnh Vu Cấm, thủ Bộc Dương. Lệnh thái thú Trần Lưu Mao Toại dẫn huynh đệ Hạ Hầu Đức, Hạ Hầu Ân thủ dài Toan Tảo tới Ngõa Đình.

Bề ngoài mà nói Tào Tháo chiếm ưu thế rất lớn.

Viên Thiệu không dám vào Kinh Triệu chọc giận Đổng Phi, điều này khiến quân Viên tuy chiếm được Bạch Mã, song không ảnh hưởng gì tới Hứa Xương. Tào Tháo lệnh Hạ Hầu Uyên giữ Hứa Xương, hắn đích thân dẫn ba vạn quân tới Lê Dương. Gần như đồng thời Đại tướng Trương Yến của Lưu Bị tấn công Bành Thành, khiến Tào Tháo rơi vào khốn cảnh.

Tào Tháo là người cực kỳ mạnh mẽ, càng nguy hiểm đầu óc hắn càng cảnh cáo.

Lưu Bị không đáng lo, nhìn thì tấn công dữ dội thực ra chỉ là hổ giấy. Lưu Biểu ngã bệnh, quân Kinh Châu bị Võ Lăng công kích chẳng rút ra được bao nhiêu binh mã phối hợp với Lưu Bị. Khiến Tào Tháo có thể tập trung toàn bộ sức lực đối phó với Quan Vũ ở Nhữ Nam

Về Bành Thành, Trương Yến tuy có mưu lược, nhưng Tào Tháo chiếm Bành Thành nhiều năm, thái thú Lương Mậu khí độ vững vàng, chỉ huy Tào Thành, Tào Thuận là huynh đệ đồng tộc vào Tào Tháo, đều võ nghệ cao cường. Đủ để kháng cự.

Hiện Tào Tháo đang ở thế yếu, không ngại toàn lực phòng thủ, còn sau lưng Lưu Bị có Tôn Sách, hắn không dám sơ xuất.

Tào Tháo an bài rất tốt, nhưng bỏ sót một chi tiết. Mao giới lĩnh quân đóng ở Toan Tảo, theo lệnh Tào Tháo toàn lực phòng ngự, nhưng Hạ Hầu Đức dưới trướng của hắn đang tuổi khí huyết phương cương, Khôi Nguyên Tiến ngày ngày ra chửi bới khiêu chiến, ngày đầu, ngày t hứ hai còn nhịn được, tới ngày thứ ba thì ...

Như thường ngày Khôi Nguyên Tiến dẫn 800 Đại kích sĩ ra trại chửi bới.

Tám trăm tên kia chửi người rất ác độc, Hạ Hầu Đức không chịu nổi, bất chấp huynh đệ Hạ Hầu Ân khuyên can, đánh ra ngoài trại.

Khôi Nguyên Tiến cao chín xích, cầm một cây Độc giác đồng như, mặt mày dữ tợn như một tên hung thần.

Hạ Hầu Đức không nói hai lời phóng ngựa tới, Khôi Nguyên Tiến trời sinh thần lực, độc giác đồng nhân nặng trên 200 cân, đánh mấy hồi là Hạ Hầu Đức đã không kháng cự nổi, Hạ Hầu Ân áp trận thấy thế đánh ra.

Cả hai hợp sức đánh Khôi Nguyên Tiến bốn năm hiệp, chợt Khôi Nguyên Tiến rống lên:

- Tiểu tặc, chết đi.

Độc giác đồng nhân bay ra, Hạ Hầu Ân không kịp đề phòng, đầu bị đánh vỡ, Hạ Hầu Đức nổi điên múa thương đâm tới, bị Khôi Nguyên Tiến đánh vào chỗ hở, đập bay xuống ngựa.

Chủ tướng chết trận, sĩ tốt lập tức tan rã.

Khôi Nguyên Tiến thuận thế chiếm trại, đánh tới dưới thành Yến huyện. Yến huyện là phòng tuyến cuối cùng của Toan Tảo, nếu mất Yến huyện, Toan Tảo sẽ lâm nguy. Mao Giới hay tin cả kinh, vội phái người về Hứa Xương cầu viện.

Cùng lúc ấy tiên phong chủ lực của Viên Thiệu được Hàn Quỳnh suất lĩnh, vượt sông, đóng binh Lê Dương.

Hàn Quỳnh có danh là Thương vương Hà Bắc, cầm một cây thương 70 cân, thương pháp tổ truyền cực kỳ huyền ảo. Thấy Khôi Nguyên Tiến liên tiếp thắng lợi, liền không nhẫn nại được, hợp binh với Khôi Nguyên Tiến xong, lập tức nam hạ tới Yến huyện. Hai người bày trận ngoài thành, thách đánh.

Ý thu đang nồng, ngoài thành Yến huyện cờ quạt phất phới.

Hứa Chử dẫn ba nghìn Báo kỵ đánh ra.

Tào Thuần muốn thủ đợi Tào Tháo tới, nhưng Hứa Chử không tán đồng.

- Lối hẹp gặp nhau, kẻ dũng thắng. Từ Hóa quá cẩn thận rồi, quân Viên đoạt Bạch Mã, Ngõa Đình, đang lúc kiêu ngạo. Còn quân ta liên tiếp thua trận, sĩ khí sa sút, nếu chém được Viên tướng, sẽ có lợi cho sĩ khí. Nếu không mau chóng đánh thắng vài trận, không phải uổng sự gửi gắm của thừa tướng? Ông không muốn thì áp trận, ta đi lãnh giáo bản lĩnh viên tướng.

Nói tới mức ấy rồi Tào Thuần biết ngăn không nổi.

Tuy hắn là đồng tộc của Tào Tháo, nhưng Hứa Chử là thân vệ của Tào Tháo, luận thân sơ, Hứa Chử ngày nào cũng ở bên Tào Tháo, hắn sao bì được.

Hứa Chử hoành đao giữa hai trận:

- Ta là Hổ Si Hứa Chử, Viên tướng báo danh chịu chết.

Hàn Quỳnh cũng chẳng kém cạnh:

- Hổ Si cái gì, chẳng qua là bại tướng dưới tay Đổng gia tử cũng dám ra bêu mặt? Thương vương Hàn Quỳnh tới lấy mạng ngươi đây.

Bị Hàn Quỳnh nhắc lại chuyện cũ, Hứa Chủ nổi giận phóng ngựa tới.

Đại đao chém xuống vù vù, mang theo hàn quang bao phủ. Hàn Quỳnh sách thương ngang cản, chỉ nghe keng một cái, cả hai lui ra, không phân cao thấp.

Hứa Chử quát:

- Chỉ có bản lĩnh cỡ đó mà dám xưng vương à?

Hàn Quỳnh tay tê đi, song miệng không chịu thua:

- Đợi ta giết ngươi rồi, sẽ đổi danh là Hổ vương.

Đao Hứa Chử thế lớn lực mạnh, tựa như sấm sét. Thương của Hàn Quỳnh bám sát cho hiểm, nhanh như chớp giật.

Hai người đánh nhau mấy chục hiệp, đột nhiên Hứa Chử quay đầu về trận. Trước đó hai người đánh nhau, Hứa Chử không hề kém thế, Hàn Quỳnh sợ có điều gian trá, không dám truy cản. Chỉ thấy Hứa Chử về trận cởi khôi giáp ra, lại lần nữa lên ngựa, thế như điên cuồng:

- Hàn Quỳnh, để mạng lại đây.

Chỉ thấy da hắn đen xì, cơ bắp như khối đồng, góc cạnh rõ ràng. Hàn Quỳnh khiếp hãi, nghĩ bụng: Tên này điên rồi à?

Hứa Chử đúng là điên rồi.

Từ sau trận Huỳnh Dương, Hứa Chử lập mục tiêu là Đổng Phi. Nghĩ xem, một kẻ lấy thiên hạ đệ nhất võ tướng làm mục tiêu, giờ đánh ngang phân với một tên vô danh, nếu truyền đi thì hắn còn mặt mũi nào xưng Hổ Si?

Đao mang theo tiếng gió ngày một hung hãn, Hứa Chử nổi điên, Hàn Quỳnh không chống nổi, ba bốn chục hiệp sau rơi vào hiểm cảnh. Khôi Nguyên Tiến quan chiến lập tức hô lên:

- Tướng quân chớ hoảng, ta tới hỗ trợ.

Cùng lúc ấy chợt nghe tiếng hò reo dậy dất, một đội nhân mã đánh ra, Tào Thuần đi đầu quát:

- Viên tướng vô lấy đông đánh ít, Tào Thuần ở đây.

Báo kỵ là nhâm mã do Tào Tháo dày công luyện ra, tuy không bì được với Hổ kỵ, song sức chiến đấu kinh người. Khôi Nguyên Tiến không ngờ tinh nhuệ của đối phương đột nhiên đánh ra, vội chỉ huy Đại kích sĩ nghênh chiến. Phải nói mấy nghìn Đại kích sĩ của Hàn Quỳnh toàn là tinh nhuệ của quân Viên, có điều mấy trận thắng liên tiếp, khiến sinh kiêu ngạo, chợt gập Báo kỵ không hề thua kém, thắng bại khỏi nói cũng biết.

Hai quân đánh nhau một tuần hương, Hàn Quỳnh bị Hứa Chử chém trúng vai, kêu lớn thúc ngựa bỏ chạy.

Chủ tướng bại rồi, sĩ khí viên Quân lập tức giảm sút, Khôi Nguyên Tiến liều chết kháng cự, song bị Tào Thuần bắn tên trúng đùi, thiếu chút nữa ngã xuống ngựa. Hai đại tướng đều thất bại, quân Viên không còn lòng dạ chiến đấu nữa. Tào Thuần thừa thắng truy kích, đoạt lại Ngõa Đình trại mới thôi.

Trận này Đại Kích sĩ thương vong thảm trọng, khi Hàn Quỳnh trở về Bạch Mã chỉ Đại kích sĩ mất một nửa, không dám xuất chiến nữa, ở lại Lê Dương dưỡng thương, cùng Khôi Nguyên Tiến ở Bạch Mã tạo thành thế ỷ dốc.

Mấy ngày sau Tào Tháo tới Toan Tảo, đại quân Viên Thiệu cũng tới bờ bắc Hà thủy, chuẩn bị vượt sông quyết chiến.

Đúng lúc đó ở Trường An truyền tới một tin, làm toàn bộ chư hầu Quan Đông phải tạm ngừng đánh nhau.

- Tử Tu, khoa cử là cái gì? Tên bỉ phu lại bày trò gì thế?

Tào Tháo ngồi trong đại trướng nhìn Trưởng tử Tào Ngang vất vả đường xa từ Hứa Xương đuổi tới, nghi hoặc hỏi.

Tào Ngang 27 tuổi, khí vũ hiên ngang, cử chỉ trầm ổn.

- Phụ thân, khoa cử không phải một câu mà giải thích được. Mười ngày trước Đổng Phi ban bố pháp lệnh khoa cử, thám báo lập tức đưa tới Hứa Xương. Sáu ngày trước Nhị đệ đưa pháp lệnh chi tiết tới. Tuân thiếu phủ xem xong hôn mê tại chỗ ... Tỉnh lại lệnh hài nghi đuổi theo phụ thân, đây là nội dung chi tiết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.