Người kể: Chung Cầm, nữ, 27 tuổi, Bắc Kinh, nhân viên cao cấp của một doanh nghiệp nước ngoài.
Nhật ký phỏng vấn: Ngay đêm thứ hai sau khi tôi tuyên bố với đám bạn bè về kế hoạch viết cuốn sách này, cô ấy đã gọi điện cho tôi, nói có chuyện muốn kể. Đây là người phị nữ duy nhất chủ động đề nghị tôi phỏng vấn.
Người yêu đầu tiên của tôi là bạn cùng đại học. Ngoại hình không xuất sắc lắm nhưng tôi ngưỡng mộ tài hoa và trí tuệ của anh. Chúng tôi bắt đầu yêu nhau từ năm thứ hai. Giống như đa số các đôi khác trong trường, tình yêu của chúng tôi vô cùng ngọt ngào và đầy lãng mạn. Rất nhiều lần anh thề với tôi dưới ánh trăng rằng sẽ trọn đời trọn kiếp không phụ tình tôi, rằng sau này dù bất cứ xảy ra chuyện gì, cũng nhất định không rời xa tôi... Lúc đó tôi đâu thể ngờ đời mình lại có ngày rơi vào tình cảnh thống khổ này. Thê thảm nhất là tôi cứ ngỡ anh sẽ trở thành chồng mình, rồi vợ chồng tôi vẫn sẽ ngọt ngào và lãng mạn cho tới đầu bạc răng long. Suốt 3 năm đại học đó, chúng tôi luôn là cặp đẹp đôi nhất trong con mắt bạn bè. Thêm cái may mắn nữa là sau khi tốt nghiệp, cả hai chúng tôi đều tìm được việc làm ở Bắc Kinh. Ai chẳng biết rằng cái tột cùng đau khổ chính là sự chia cắt một cặp uyên ương. Nhìn thấy tình yêu từng bứơc thậun buồm xuôi gió, chúng tôi không khỏi ngập tràn niềm tin vào tương lai và hăng hái bàn chuyện hôn nhân. Lúc đó chúng tôi giao hẹn với nhau sẽ cùng nỗ lực làm việc, trong 3 năm phải kiếm đựơc đủ tiền mua nhà, và mua đựơc nhà là phải kết hôn ngay. Những ngày tháng đó cả 2 chúng tôi đều cực kỳ tiết kiệm. Đi làm nửa năm trời rồi mà tôi vẫn không dám mua một bộ quần áo mới. Thậm chí khi đi chợ mau rau cũng học đựơc cách mặc cả, chi ly từng xu. Và tôi thấy tất cả những chịu đựng đó đều xứng đáng. Tháng thứ 3 sau khi đi làm chúng tôi cùng thuê căn hộ có một phòng khách, một phòng ngủ và bắt đầu cuộc sống chung. Tôi không ham hố chuyện chăn gối lắm mặc dù vẫn biết đó là một phần không thể thiếu, chưa nói còn rất quan trọng, trong cuộc sống vợ chồng. Do chẳng có kinh nghiệm gì về chuyện này nên tôi không hề đòi hỏi. Nhưng ngay từ hôm đầu tiên của cuộc sống chung, người yêu tôi đã lăm le lột sạch quần áo tôi ra. Tôi cự tuyệt, bảo rằng sợ đau. Anh ấy bèn an ủi rằng sớm muộn gì cũng phải đau một lần, thà “đau” luôn đi cho xong, khỏi bị “nó” ám ảnh, đằng nào thì chả mấy lâu nữa cũng là vợ là chồng, vân vân... Tôi nghe mà thấy cũng có lý.
Song tôi không ngờ “cái đau” của đêm đầu tiên đó lại tạo ra nỗi đau của cuộc đời mình. Vĩnh viễn tôi chẳng thể quên nổi vẻ ngỡ ngàng, rồi sau đó là tột cùng đau khổ của anh ấy sau khi qua cơn mây mưa không nhìn thấy “dấu ấn” nào. Dù tôi có giải thích ra sao anh cũng chẳng thèm nghe, cứ một mực cho rằng tôi không còn trinh trắng nữa, một mực dồn hỏi tôi đã đem cái lần đầu tiên ấy cho ai? Do quá oan ức, tôi chỉ những muốn cho anh biết trứơc khi quen nhau mình vẫn còn “nguyên vẹn”, nhưng không có cách nào chứng minh nỗi. Vì thế tôi chỉ còn biết nhẫn nhịn trứơc sự ghen tức của anh. Song từ đó, quan hệ của chúng tôi thay đổi hẳn, bạ chuyện gì là cãi nhau chuyện đó, còn anh thì chẳng buồn quan tâm chăm sóc gì đến tôi nữa dù tôi biết, thâm tâm anh vẫn yêu tôi. Nghĩa là mọi rắc rối chỉ vì cái “đêm đầu tiên” tôi không “trình ra” nổi cho anh xem cái dấu hiệu trinh nữa đó.
Dù vẫn tiếp tục lằng nhằng với nhau, nhưng rút cuộc, chúng tôi vẫn không thể bứơc lên được lâu đài hạnh phúc. Người yêu tôi tuy miệng thì vẫn nói tôi tuyệt đối không phải dạng con gái dễ dãi, nhưng đối với cái “sự cố lần đầu tiên” đó thì anh không thể nào cho qua nổi, nghĩa là trứơc sau nó cũng phá hỏng tình nghĩa vợ chồng, cũng gây đau khổ cho cả hai bên, chi bằng kết thúc luôn ở đây cho xong.
Một buổi sáng sớm, người đàn ông từng thề bồi yêu tôi mãi mãi, cuối cùng đã ra khỏi cuộc đời tôi, để tôi sống trong cô đơn, oán hận và cay đắng. Cách suy nghĩ của anh ta thực ích kỷ, và cũng thực tức cười. Cho dù trúơc khi yêu anh tôi đã không còn trinh trắng nữa song cũng đâu phải tôi là một đứa con gái hư hỏng? Sau đó, tôi học đựơc cách tự an ủi là may chưa làm đám cưới. Một người đàn ông có tâm hồn hạn hẹp, tư tưởng cổ hủ như vậy thì có đáng gì để tôi yêu thương và tin cậy giao phó cả cuộc đời mình? Nhưng điều mà tôi không thể giải thích nổi là anh ta có trình độ văn hoá cao, lúc thường nhật còn tỏ ra rất tân tiến trong mọi chuyện, sao chuyện này lại có quan niệm lạc hậu đến thế?
Cái lần đầu tiên ấy đã giáng cho tôi một đòn nặng nề, nhưng không khiến tôi mất tự tin. Tôi cho rằng, đã bước sang thế kỷ XXI, sẽ không có nhiều đàn ông, như người yêu đầu tiên của tôi, quá coi trọng chuyện đó.
Có điều, tôi không biết là mình nhầm. Nửa năm sau, bạn đồng nghiệp giới thiệu cho tôi một người. Anh ta cùng độ tuổi tôi, công việc tốt, tiếng Anh lưu loát, đang được khá nhiều cô gái torng công ty nước ngoài mà anh ta đang làm việc đeo đuổi. Tôi nghĩ, một người đà ông từng đi du học nước ngoài nay lại làm việc ở công ty nước ngoài, hẳn không tính toán so đo gì về chuyện trinh tiết của người yêu mình còn hay mất, do vậy, trước khi quyết định yêu anh, tôi thành thật thổ lộ mình không còn trinh trắng nữa. Thật hài hước là gã đàn ông mang vẻ ngoài Tây phương từ đầu đến chân đó, vừa nghe xong, lập tức thu lại tình yêu. Anh ta nói “dứt khoát” phải có một phụ nữ còn trinh trắng làm vợ, để tránh “sự cố” về sau. Tôi cật vấn anh ta, lẽ nào không còn màng trinh cũng đồng nghĩa với việc không trong trắng? Anh ta cười lạnh lùng, lại còn nhún vai rất Tây, “Xác xuất của sự trong trắng lớn hơn nhiều so với những cô gái đã mất đi cái đó.” Xác xuất? Trời ạ! Tôi không biết anh ta học hỏi đựơc cái thứ khoa học đó ở đâu mà dám hùng hổ áp dụng nó vào chuyện này, và hiểu là mình không thể chung sống với người đàn ông “xác xuất” như vậy. Nhưng vì muốn giễu cợt anh ta cho hả giận nên tôi hỏi, “Vậy anh định đi đâu để tìm được cô dâu bảo đảm còn trinh, tới nhà mẫu giáo hay nhà trẻ?” Anh ta biến sắc mặt. “Đó là việc của tôi, dù sao tôi cũng không lấy làm vợ những phụ nữa đã không còn trong trắng như cô.” Tôi rủa, “Cái thứ khốn nạn như anh thì chết đi vẫn là trai tân mà thôi.”
Đối với gã đàn ông bề ngoài tỏ ra sành sỏi và thời thượng nhưng bên trong lại lạc hậu hôi thối như vậy, tôi thấy vừa tức giận, lại vừa thương hại. Nhưng điều khiến tôi kinh ngạc là những người như anh ta hoá ra không hiếm trong thế kỷ XXI này. Trong hơn 3 năm cô độc, tôi đã gặp tổng cộng 4 kẻ tỏ tình và đều thẳng thắn cho họ biết cái “sự thực” mà theo tôi, chẳng đáng kể gì đó. Có 2 kẻ phất áo bỏ đi ngay, 2 kẻ khác thì thái độ tỏ ra xem thường điều đó, nhưng khi bàn đến hôn nhân thì đều mượn cớ thoái lui. Tức cười nhất là một trong 2 kẻ sau lại vừa ly hôn. Còn gã kia thì vô lại đến mức tuyên bố chỉ chơi đùa với tôi để giúp cho thoả mãn tình dục mà thôi, còn người hắn cưới nhất định phải là một cô gái trinh trắng.
Cánh đàn ông luôn đòi hỏi phụ nữ chúng tôi phải trong trắng khi về nhà chồng, còn họ thì dùng cái gì để chứng minh sự trắng trong của mình? Tôi thường nghĩ vậy để rồi hận ông trời bất công. Và suốt 3 năm đó tôi không yêu ai cả, song không khỏi lo buồn cho tương lai, thậm chí còn nghĩ sống một mình suốt đời là tốt nhất. Nhưng sống một mình quả thực khó. Tôi chỉ có thể dùng công việc để xoa dịu nỗi khát khao đối với chuyện tình cảm riêng tư. Và tôi đã thay đổi rất nhiều, tự ti hơn nhiều so với thời sinh viên. Buồn hơn, không chỉ mất tự tin trứơc cánh đàn ông, mà ngay cả trứơc các cô gái còn trong trắng cũng có cảm giác thất bại. Nhiều lúc tôi rất ngưỡng mộ các nữ sinh trẻ trung, trong sáng và thường tự nhủ, giá đựơc quay lại cái thời học trò đó, nhất định phải quan tâm hơn cho tương lai hôn nhân, tuyệt đối không đựơc quan hệ tình dục trước khi cưới dù cho tình cảm có phát triển sâu sắc đến đâu. Có một thời gian tôi còn thấy mình, sau khi trở thành đàn bà, cũng giống như nhân vật nữ chính trong bộ phim Chữ A màu đỏ. Nhân vật này đã bị thích chữ A lên mặt khi bị phát hiện yêu đương vụng trộm. Chỉ có điều vết thích của tôi tuy không ai thấy nhưng nó hằn sâu mãi trong tim.
Những ngày tháng u ám đó trôi qua rất dài và rất chậm, cho đến khi tôi quen được với một người mà sau này tôi được gọi là chồng. Hồi đầu, do là khách hàng của tôi, anh thường lui tới giao dịch công việc. Sau đó, một hôm qua điện thoại, anh bày tỏ tình yêu với tôi. Ngoại hình và phong cách của anh đều khiến tôi hài lòng. Và trong quá trình bạn bè, tôi thấy anh chân thành và chăm sóc tôi một cách chu đáo, tế nhị. Sự dịu dàng và ấm cúng đó lâu nay không hề được hưởng khiến tôi ngây ngất. Nhưng tôi vẫn chưa nhận lời, vì trong ngôn từ của anh, tôi mơ hồ thấy được quan niệm về gái trinh vẫn đượm mùi truyền thống. Tôi sợ rằng, một khi biết tôi không còn trinh trắng nữa, liệu anh có hành xử gì khiến tôi thương tổn như mấy kẻ kia không?
Đắn đo mãi, để rồi tháng 11 năm ngoái, tôi quyết định tìm tới một bệnh viện chuyên ngành cỡ lớn để làm phẫu thuật vá màng trinh, thấy rất oan ức, như là mình đang phải giấu giếm tội lỗi gì. Hoặc cũng có thể do bị một vết thương nào đó trong quá trình phẫu thuật, tôi thấy tim mình như bị ai đó đâm mạnh vào. Tôi nghi ngờ, không biết có thể phục hồi được nguyên vẹn nó không. Rồi tôi nghi ngờ cả những gã đàn ông kia, rốt cục là họ yêu tôi hay chỉ “mượn tôi” để yêu cái màng trinh mỏng dính của tôi kia?
Nhưng rồi tôi cũng thấy được an ủi phần nào vì cuối cùng, tháng Giêng vừa rồi, chúng tôi đã có một lễ cưới đơn giản nhưng ấm cúng ở Bắc Kinh. Vài ngày trứơc đêm tân hôn, tôi bứt dứt không yên vì nghe cái vụ phẫu thuật vá víu này không phải lúc nào cũng trăm phần trăm thành công. Tôi lo sợ mình bị dính cái xác xuất (lại xác xuất???) không may đó vào đêm tân hôn. Sự căng thẳng khiến anh tưởng rằng tôi không được khoẻ, lại càng chăm chút yêu thương hơn.
Nhưng cô vợ dù xấu xí hay sợ hải đến đâu cuối cùng cũng phải gặp mặt chồng. Tôi lấy lại được bình tĩnh, tự nhủ mặc kệ cho đêm tân hôn phán quyết, nếu lần này cũng lại vì chuyện này mà phải chịu giày vò thì suốt đời sẽ không lấy chồng, thậm chí không bao giờ yêu ai nữa.
Cái đêm đầu tiên (sao tôi nhiều đêm đầu tiên thế nhỉ?) đó, chồng tôi uống khá nhiều rượu. Cả hai chúng tôi chạy ngược chạy xuôi lo cho đám cưới nên đều mệt rã rời. Nhưng anh vẫn sốt ruột được động phòng. Khi chồng tôi nhẹ nhàng đi vào cơ thể tôi không hề cảm thấy đau đớn nhưng vì để ra vẻ như thật, tôi kêu la giãy giụa và nhận thấy, dù những âm thanh giả tạo đó có thể đánh động hàng xóm nhưng anh chẳng những không bực mình hoặc xấu hổ mà nét mặc lại còn đượm vẻ hân hoan, hạnh phúc. Vì sao đàn ông lại ích kỷ như vậy nhỉ? Sao họ có thể tìm ra được khoái lạc bằng sự đau đớn của người mình yêu? Cũng may là tôi chỉ là giả vờ, chứ nếu đau thật, hẳn lúc đó tôi phải kinh hãi trước thái độ ấy của chồng. Tôi kêu đau được một lúc thì anh ngừng lại. Khi thấy anh ấy sốt ruột tìm kiếm trên tấm vải trải giường dấu vết trinh nữ hằng chờ đợi, tôi thấy khuôn mặt anh bỗng trở nên đắc chí. Anh nhìn tôi với vẻ cảm kích rồi ôm ghì lấy tôi, thề thốt yêu thương tôi trọn đời trọn kiếp. Lúc đó tôi vừa mừng vừa giận. Mừng vì mọi sợ hãi đã tan biến còn giận vì không ngờ thực sự anh cũng coi trọng cái thứ đó đến vậy, nghĩa là cũng rất tầm thường. Dám chắc rằng, nếu tôi không “vá” lại cái đó thì mặt mũi và thái độ anh sẽ trái ngược hẳn. Còn thực bụng thì tôi đâu vui vẻ gì, còn rất áy náy vì đã lừa dối người mà tôi yêu thương.
Chồng tôi cũng chăm sóc tôi chu đáo như những ngày chưa cưới. Nhưng càng như thế, lòng tôi càng trĩu nặng ưu phiền. Nhiều khi, thậm chí tôi còn thấy mình không xứng đáng với tình cảm của anh. Rất nhiều lần, tôi định nói thật tất cả cho anh nghe, nhưng lời vừa đến đầu lưỡi đã bị nuốt vội trở lại. Một người bạn thân đã thành thực khuyên rằng chuyện như vậy không bao giờ nên thành thật, nếu không muốn gia đình tan vỡ.
Nhưng tôi vẫn quyết định nói thật, nói hết với chồng. Dù sao đây cũng là chuyện xảy ra trước khi chúng tôi quen nhau, huống hồ chồng tôi lại yêu tôi như vậy, nhất định anh sẽ hiểu và sẽ tha thứ cho tôi. Tôi tin thế.
Song phản ứng của đức ông chồng thật nằm ngoài tuởng tượng dù là bay bổng nhất của tôi. Một người vốn nho nhã, dịu dàng như anh mà bỗng nổi giận đùng đùng, thậm chí còn đánh tôi, chửi tôi là đồ gái rẻ tiền. Tôi kinh ngạc và đau đớn, nhưng cũng vì thế mà trở nên bình tĩnh lại, thản nhiên, “Không phải nhiều lời, ta chia tay.”
Thế là kết hôn chưa đầy một năm tôi đã ly hôn. Hôm làm xong thủ tục, chồng tôi đau khổ bảo, “Sao cô không giấu tôi cả đời luôn cho xong?” Tôi không buồn nói năng gì, giống như lần đầu tiên được nhìn rõ một thứ độc hại mình cần tránh xa.
Bây giờ nghĩ lại thấy ly hôn cũng tốt. Sẽ chẳng còn ai truy cứu việc tôi có là gái còn trinh hay không. Nhưng cũng chỉ vì nó mà đời tôi đã phải trả một giá quá đắt.