Gần như các bức tranh ở đây đều là tranh sơn dầu nghệ thuật, hình ảnh đơn giản nhưng nếu nhìn kỹ sẽ có thể cảm nhận được ẩn ý sâu sắc trong đó của tác giả, làm cho cô càng xem càng say mê.
Tương Tĩnh Vũ rất thành thạo, một mực đi cạnh cô làm thuyết minh viên, giới thiệu các bức họa vừa đủ, rõ ràng đâu ra đấy.
Có điều, Trần Hạo vừa nghe đã nhận ra quan điểm của tên này phần lớn xuất phát từ chủ nghĩa học viện. Đối với anh mà nói, hầu như các bức tranh đều được sinh ra từ một giây phút cảm hứng nào đó thì đúng hơn.
Sau vài phút cưỡi ngựa xem hoa, Bạch Phi Nhi dừng chân trước hai bức tranh.
Hai bức tranh này tựa như một bộ phim nối liền vậy, một bức là nắng chiều huy hoàng, một bức thì là tiệc tối dưới ánh hoàng hôn.
Thật đẹp, bờ sông Rhine, nắng trời chiều, tất cả đều thật đẹp!, cô bị rung động trước hai hình ảnh ấy, những suy nghĩ và ước ao dâng lên không kiểm soát.
Tương Tinh Vũ nói: Bức tranh phía trước gọi là Hoàng hôn, một tác phẩm năm năm trước đây của Golding. Golding là họa sĩ thuộc phái tân thời, các tác phẩm của ông ấy chủ yếu theo phong cách trừu tượng và giả tưởng, nhưng hai bức họa này là một trong số ít những tác phẩm sử dụng kỹ thuật sơn dầu truyền thống, là hai bức đặc sắc nhất trong đông đảo các tác phẩm của ông ấy!
Bạch Phi Nhi lạnh nhạt đáp lại: Thật sao?
Thấy cô hỏi lại, có ý nghe mình nói thêm, lòng Tương Tĩnh Vũ càng vui mừng nhưng ngoài mặt vẫn giữ nụ cười lịch sự giả tạo.
Chính xác mà nói, Golding muốn thông qua hai bức họa này để phản bác lại những lời ong tiếng ve. Nhiều người cho rằng ông ấy không hiểu tranh sơn dầu chân chính nghĩa là gì, thông điệp ông ấy muốn gửi gắm đều là khoác lác, chê tác phẩm trừu tượng của ông ấy là rác rưởi, thế là Golding vẽ hai kiệt tác này để chứng minh cho bản thân! Lúc hai bức họa này ra đời đã làm chấn động tất cả mọi người, đông đảo người yêu thích tranh sơn dầu từ antifan chuyển thành fan hâm mộ!
Tương Tĩnh Vũ thong thả thuật lại, Bạch Phi Nhi nghiêm túc lắng nghe.
Em xem trong bức Hoàng hôn này đi, có hai điểm đặc sắc nhất, một là kỹ thuật miêu tả ánh chiều tà, sao ánh chiều này lại trông ấm áp như thế? Là do Golding đắp ba lớp màu lên, kỹ thuật này nếu dùng không chuẩn thì bức tranh sẽ không đẹp! Còn điểm xuất sắc thứ hai ở bức họa này chính là cái bóng mờ ở phía dưới, em nhìn kỹ xem!, anh ta vừa nói vừa chỉ vào bên dưới vầng sáng.
Bạch Phi Nhi nhìn kỹ lại, reo lên: Đúng là có bóng thật, là bóng của một cô gái, dáng người yểu điệu, có lẽ là một cô gái trẻ tuổi xinh đẹp!
Tương Tĩnh Vũ mỉm cười gật đầu: Đây chính là chỗ tài tình của Golding, không những dùng kỹ thuật chồng màu lên nhau để tạo ra bầu không khí ấm áp mà còn thông qua cái bóng ở dưới vầng sáng để làm đề tài được thăng hoa. Ông ấy không vẽ người nhưng thông qua cái bóng để nói lên nét đẹp của cô gái này, dưới bầu không khí đó, hương vị mối tình đầu như nhảy múa trên giấy, số người đạt đến trình độ như Golding trong giới tranh sơn dầu phương Tây hiện nay chưa đến năm vị đâu!
Anh ta giới thiệu về bức Hoàng hôn xong lại tiến về phía trước: Còn bức tranh Tiệc tối dưới ánh chiều tà này chính là bằng chứng thuyết phục hơn cho kỹ thuật hội họa xuất chúng của ông ấy. Nhân vật chính của bữa tiệc này là bản thân Golding, em nhìn ông ấy và đám bạn trong tranh xem, vẻ mặt mỗi người đều khác nhau.
Bạch Phi Nhi nghe vậy thì cẩn thận nhìn, quả đúng như Tương Tinh Vũ nói, vẻ mặt của họ rất phong phú, vui, buồn, giận, mừng đều có! Hoàn toàn là một bức tranh về sự đa sắc màu của cuộc đời.
Anh ta tỏ ra đầy thưởng thức và ước ao: Bức họa này quả là kiệt tác của chúa trời! Cách thể hiện các cung bậc cảm xúc ấy có thể nói là tuyệt tác, đỉnh cao hơn là bốn người này, em nhìn xem, kết hợp với khung cảnh xung quanh thì mỗi người đều tạo ra cảm nhận khác nhau! Biểu cảm của các nhân vật trong tranh được khắc họa quá tuyệt vời, chưa kể, điều phản ánh rõ nhất khả năng của Golding chính là việc tạo ra bầu không khí trong tranh!