Anh Phát Bệnh Rồi Em Đến Đây

Chương 41: Chương 41: LỄ RA MẮT CỦA ĐƯỜNG TU.




Lễ ra mắt?

Những từ này xuất phát từ miệng Đường Tu khiến Hứa Luật ngạc nhiên và kinh hãi. Cô thấp thỏm quay về giảng đường, liền phát hiện, phòng học trống không, hai trăm sinh viên biến đâu mất!

Điện thoại di động trong túi vang lên … Số lạ!

Hứa Luật ngay lập tức bắt máy hỏi: “Bọn chúng đi đâu rồi?”

Thanh âm Đường Tu từ đầu dây bên kia truyền đến: “Tệ nhân trông thấy chân phải của cô Hứa có chút bất tiện nên chuyển hết qua cho Đường nhị để nó lên lớp giúp cô.”

Để Đường Tố dạy?

Hứa Luật như muốn nổ tung não. Một người luôn có ý nghĩ cay độc với cả nhân loại như Đường Tố, mà Đường Tu lại đá chuyện dạy thay cho anh, để anh phải đối mặt thêm với hai trăm cái miệng ngu ngốc, nhất định anh sẽ xù lông lên ngay.

“Sao anh lại làm như vậy?”, cô nghĩ rằng Đường Tu không biết Đường Tố ghét cay ghét đắng chuyện dạy học này.

“Biết vì sao Đường nhị ghét dạy học không?”

“Tại sao?”

“Bởi vì năm hai mươi bảy tuổi, nó được giáo sư Ivor đặc biệt mời đến MIT (Massachusetts Institute of Technology) chủ trì một cuộc tọa đàm, ai ngờ mấy sinh viên đang theo học khóa tiến sĩ cao cao tại thượng lại coi nó là tên học sinh cấp ba mà sai vặt.”

“Sau đó thì sao?”

Đường Tu chế giễu: “Hết chuyện! Còn chuyện sau này thế nào thì cô tự đi hỏi Đường nhị.”

Hứa Luật muốn mở miệng chửi thề, chưa bao giờ gặp phải mấy tên khó chơi thế này.

“Cô Hứa chẳng lẽ không muốn đi coi coi Đường nhị dạy học thế nào sao?”

Hứa Luật cúp điện thoại, quay về giảng đường thu dọn đồ đạc của mình, đi qua bên phía phòng học của Đường Tố _ _ _ Thật ra bản thân cô cũng rất tò mò.

Khi sắp xếp thời khóa biểu, hiệu trưởng đặc biệt dành hội trường, là giảng đường lớn nhất, tốt nhất cho ‘anh Đường nhị’. Hội trường có sức chứa hơn ba trăm người, thiết kế theo kiểu hình bậc thang không giống những phòng học thông thường và được trang bị những thiết bị nghe nhìn tiên tiến nhất. Hội trường chỉ dùng tổ chức những buổi tọa đàm của khách quý hoặc những hội nghị học thuật đặc biệt.

Đường Tố luôn cho rằng giảng dạy và yêu đương là những chuyện lãng phí thời gian và công sức. Thế nhưng, anh đặc biệt tôn trọng việc truyền bá tri thức, do vậy những giờ lên lớp của mình, dù không thích anh vẫn làm tròn trách nhiệm.

Chính vì lẽ đó, đang trong giờ dạy hội trường đột nhiên xuất hiện thêm hai trăm sinh viên, gương mặt Đường Tố cũng không biến sắc, tiếp tục bài giảng của mình.

Để không lãng phí thời gian của đôi bên, Đường Tố đều chọn những ví dụ dễ hiểu _ _ _ chỉ anh cho rằng đơn giản thôi, chứ lọt vào tai bọn sinh viên đều là những chuyện hết sức thần kỳ. Phương pháp giảng dạy của anh và Hứa Luật giống nhau, chính là dùng vụ án để làm đề tài phân tích, khiến sinh viên vô cùng thích thú.

“Hội chứng Stockholm – Stockholm Syndrome, hay Quan hệ bắt cóc chỉ những trạng thái tâm lý mà con tin lâu ngày chuyển từ sợ hãi sang yêu mến, thậm chí còn trợ giúp kẻ bắt cóc.

Hội chứng Stockholm được lấy tên từ một vụ cướp ngân hàng ở thủ đô Stockholm – Thụy Điển. Một tên tù vượt ngục xông vào ngân hàng bắt giữ bốn con tin. Cuộc giải cứu con tin kéo dài hơn 131 tiếng. Trong thời gian này, con tin nảy sinh cảm xúc đồng cảm, thậm chí sùng bái kẻ bắt cóc. Càng về sau những con tin này cho rằng vận mạng của bọn họ là không thể tách rời, phân ly, dẫn đến tình trạng che chở cho chính tên bắt cóc …”

Hứa Luật từ cửa sau lén lút vào giảng đường là lúc Đường Tố đang giảng về Hội chứng Stockholm, cô tìm chỗ ngồi xuống.

‘Chuyện xù lông nhím’ mà cô lo lắng không thấy xuất hiện.

Hội trường yên tĩnh, hơn hai trăm sinh viên nhưng không phát ra bất cứ tạp âm nào. Tất cả mọi người đều bị người đàn ông đang đứng trên bục giảng kia hấp dẫn lôi kéo sự chú ý, ánh sáng của máy chiếu chiếu lên gò má trắng nõn của anh.

Tên này quả thật trời sinh là nhân vật trung tâm.

“Căn cứ vào nghiên cứu của các nhà khoa học, tình cảm thường nảy sinh tính ỷ lại người khác, sự động cảm xuất hiện khi con người gặp phải những tình huống tương tự với bản thân; từ đó dễ dàng nảy sinh hội chứng Stockholm.

Hội chứng Stockholm thường có mấy dạng đặc thù sau:

1.Con tin nhất định phải cảm nhận được sự uy hiếp của tên bắt cóc.

2. Trong quá trình bắt cóc, con tin nhất định phải bị đe dọa dù là cử động nhỏ nhất cũng không được.

3. Ngoại trừ kẻ bắt cóc, con tin hầu như không được thông tin tiếp xúc với giới truyền thông.

4. Con tin tin rằng, chạy cũng không thoát.



Hứa Luật dần dần nghe đến mê mẩn.

Tiếp đó giáo sư Đường đưa thêm ví dụ về Hội chứng Stockholm, là vụ án xảy ra tại Canada, nữ con tin lại yêu luôn tên bắt cóc, đồng thời còn hiệp trợ phạm tội.

“Thưa giáo sư Đường …”, trong giảng đường có người nêu lên câu hỏi, “Giáo sư cho rằng Hội chứng Stockholm có được coi là tình yêu không?”

Nữ sinh viên đặt câu hỏi nhìn thẳng vào gương mặt của Đường Tố.

Hội trường xôn xao, ánh mắt của tất cả mọi người đều đổ dồn vào Đường Tố - người đàn ông trẻ tuổi anh tuấn, khiến phụ nữ thầm thương trộm nhớ.

Hứa Luật cũng rất hứng thú, cô nhìn dáng người cao lớn của Đường Tố. Cô tò mò không biết anh sẽ trả lời vấn đề này ra sao, bởi chuyện tình yêu vốn là thứ anh luôn coi thường.

Đường Tố ngừng một chút, ánh mắt của anh nhìn xuống phía giảng đường, ánh mắt dừng lại một chút, sau đó chuyển sang vị trí khác.

Hứa Luật cứng đờ, vô thức nghiêng sang một bên, muốn giấu mình trong đám sinh viên kia … chắc anh không nhìn thấy đâu, dưới này sáng lờ mờ, vả lại lúc bước vào cô đâu phát ra bất cứ tiếng động nào.

Đường Tố nhẹ nhàng đưa ra đáp án: “Không tính!”

“Tại sao không tính?”, nữ sinh viên không chịu bỏ qua, tiếp tục truy vấn: “Nữ con tin sau khi được giải cứu cũng đã nói tất cả đều là do cô ta tự nguyện, cũng không bị ép buộc. Cô làm tất cả những điều ấy để kẻ bắt cóc tin tưởng cô, yêu cô, thậm chí còn có con với tên bắt cóc, đây không được coi là tình yêu tự nguyện của đôi bên sao?”

Đường Tố nhàn nhạt đáp lời: “Tình yêu mà bạn đề cập không phải dựa trên sự tình nguyện của đôi bên. Mà chính là khi con tin gặp tình huống nguy hiểm, bộ não tự sản sinh một loại tâm lý phòng vệ.”

“Giáo sư Đường không cho đó là tình yêu vượt qua hiểm nguy oanh oanh liệt liệt sao?”, cô gái đó quyết không buông tha: “Vậy theo giáo sư thế nào mới gọi là yêu?”

Aizzza! Đây mới là trọng điểm nè!

Hết thảy các nữ sinh đếu cố gắng dỏng tai lên nghe vị giáo sư tuổi trẻ tài cao này luận bàn về tình yêu. Hứa Luật cũng không nằm ngoài đám đông ấy, cũng rướn tai đợi câu trả lời của anh.

Đường Tố lại đưa mắt nhìn về phía cô, khiến cô rụt người trở về … Mịa nó … đúng là tên đàn ông này biết cô ở đây.

Tất cả mọi người đều chờ đợi đáp án của anh. Hứa Luật thầm nghĩ, khả năng từ trước đến nay anh chưa từng nghĩ đến vấn đề này.

“Tôi cho rằng chuyện tình yêu giữa nam và nữ, điều kiện tiên quyết phải được xây dựng trên mối quan hệ bình đẳng và tự do. Những thứ mà người ta gọi là vì tình yêu mà thay đổi, vì yêu mà phải nhượng bộ, chịu thiệt, là không nên. Tình yêu không phải là gồng xiềng để trói chặt đối phương, mà là để cho tâm hồn hai bên càng thêm tự do, vì người đó chính là một con người khác của bạn trên thế giới này. Không có luồn cúi, không có hùa theo, có sự tôn trọng, có những quan điểm khác biệt, thu hút nhau.”

Giảng đường chỉ còn văng vẳng thanh âm của Đường Tố, như dòng suối mát lững lờ trôi.

Thì ra … đây là quan điểm của anh về tình yêu

Không cần hi sinh vì nhau, không cần thay đổi vì nhau, tự do mà độc lập.

“Vậy … giáo sư Đường tìm được tình yêu như vậy chưa?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.