Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1326: Chương 1326: Nhất định phải nghiêm trị(3)




Tống Huy Tông hừ nói:

- Đây cái gì mà đây, còn không mau nói thật ra đi.

- Tuân mệnh!

Lý Kỳ cúi đầu nói:

- Quả thật vi thần đã nhận lễ vật của những đặc phái viên đó.

Tống Huy Tông cầm lấy một bản tấu chương ném tới trước mặt Lý Kỳ, nói:

- Khanh xem cho kỹ đi, lễ vật mà khanh nhận có ăn khớp với trên này viết hay không.

Lý Kỳ cầm lên nhìn một hồi lâu, cũng là trầm mặc không nói. Tống Huy Tông nói:

- Thế nào? Chẳng lẽ khanh đã quên khanh nhận bao nhiêu lễ?

Lý Kỳ nuốt nước miếng, rung giọng nói:

- Hồi… hồi bẩm hoàng thượng, đây… không sai biệt nhiều… nhiều lắm.

Nhưng sau đó hắn lập tức ngóc đầu lên, nói:

- Nhưng vi thần cự tuyệt nhận tội danh nhận hối lộ.

Thái Du quát:

- Bằng chứng như núi, ngươi còn dám giảo biện!

Gã nói xong lại hướng tới Tống Huy Tông chắp tay nói:

- Hoàng thượng, vi thần thỉnh cầu tái định Lý Kỳ trị tội khi quân võng thượng.

Khốn khiếp! Chỉ chút tội danh này, ngươi đã muốn dồn ta vào chỗ chết hả. Đủ thấy ngươi cũng như vậy rồi, không cần phải gấp gáp, không bao lâu nữa, ta sẽ lên một tiết học với ngươi, cho ngươi biết cái gì mới gọi là giậu đổ bìm leo. Lý Kỳ cãi:

- Cái gì gọi là bằng chứng như núi, những đặc phái viên đó đến thăm ta, tất nhiên phải mang lễ vật, đây là chuyện thường tình của con người, hợp tình hợp lý, có tội gì?

Thái Du hừ nói:

- Vậy ta lại hỏi ngươi, tại sao bọn họ không tặng lễ cho ta.

Lý Kỳ nói:

- Ngươi quan hệ nhân mạch kém chứ sao.

- Láo xược.

Thái Du nói:

- Ta tốt xấu gì cũng là của quan trên của ngươi, ngươi dám nói năng lỗ mãng với ta.

Gã nói xong lại hướng tới Tống Huy Tông chắp tay nói:

- Hoàng thượng, vi thần thỉnh cầu tái định Lý Kỳ tội coi rẻ thứ tự của triều đình.

Tống Huy Tông khoát tay nói:

- Việc này tạm thời để một bên, nói chuyện chính trước đã.

Thái Du buồn bực, tuân lệnh, lại nói với Lý Kỳ:

- Đại thần trong triều nhiều như vậy, bọn họ không tặng lễ cho người khác, mà chỉ tặng cho ngươi, rất rõ ràng, bởi vì ngươi là Kinh Tế Sử, đàm phán lần này ngươi thân mang trọng trách, đương nhiên bọn họ phải tìm ngươi, bởi vì bọn họ muốn cầu cạnh ngươi. Mà nếu ngươi nhận lễ, thì giữa các ngươi nhất định có câu kết bất hợp pháp.

Tống Mặc Tuyền cũng đứng ra nói:

- Anh quốc công nói không sai, nếu muốn người không biết, trừ phi mình đừng làm. Kinh Tế Sử, nếu như ngài làm tổn hại chuyện của quốc gia, ta khuyên ngài vẫn nên nhanh chóng khai nhận, tránh để đến lúc điều tra ra, tội ngài lại thêm một bậc.

Không ít kẻ thù của Lý Kỳ lần lượt đứng dậy, chất vấn Lý Kỳ.

Lý Kỳ mặc cho bọn họ nói, chỉ yên lặng nhớ kỹ tên của bọn họ, nghĩ thầm, cũng tốt, vốn dĩ ngoại trừ thằng cháu ngoại Thái Du ra, ta vẫn chưa tìm được đối để tượng hạ thủ, nhưng bây giờ thì có rồi. Đợi cho bọn họ nói xong, Lý Kỳ mới nói:

- Các vị, đây dường như chỉ là lời nói phiến diện của các ngài. Không sai, là ta đã nhận lễ, đúng là bọn họ cũng muốn cầu cạnh ta, nhưng ta nhận lời chuyện nên nhận lời, chuyện không nên nhận lời, thì ta một mực không nhận lời.

Tống Huy Tông ồ một tiếng, nói:

- Cách nói này của khanh cũng ly kỳ đó. Vậy trẫm hỏi khanh, cái gì gọi là nên nhận lời, cái gì gọi là không nên nhận lời.

Lý Kỳ nói:

- Phàm là chuyện tổn hại đến ích lợi Đại Tống ta, chính là chuyện không nên nhận lời, mà đã sớm là điều kiện có trong kế hoạch, thì vi thần đều đã nhận lời. Ví dụ như, đặc phái viên Đại Thực và sử tiết Byzantine, bọn họ đến tặng lễ cho thần, căn bản không hề can hệ đến đàm phán lần này, bọn họ chỉ là muốn lấy được bí phương của Túy Tiên Cư vò của thần, thậm chí không tiếc trọng kim, cộng thêm một hòn đảo nhỏ, chuyện này Hoàng thượng đại khái có thể phái người đi tìm chứng cớ, nhưng vi thần cũng không nhận lời, mọi người đều biết, vò đối với những người đi biển trường kỳ mà nói, là thứ bù lại hoàn mỹ, đối với Thủy sư mà nói, thì tầm quan trọng không cần nói cũng biết. Mục đích bọn họ phải lấy được vò, chính là muốn xưng bá trên biển, đây đối với việc chế bá trên biển của Đại Tống ta có tổn hại vô cùng lớn, cho nên, số tiền mà bọn họ hứa sẽ cho thần, đã nhiều đến mức khiến người khác không thể tưởng tượng được, nhưng thần vẫn không nhận lời, bởi vì thần là một con dân của Đại Tống, quyết không thể làm chuyện tổn hại quốc gia.

Những lời này của hắn như đinh đóng cột, có vẻ chân thật đáng tin, dừng một chút, hắn lại tiếp tục nói:

- Lại nói đặc phái viên Cao Ly, bọn họ tặng lễ cho thần, là hy vọng tăng cường liên hệ với Đại Tống ta, và điều hòa quan hệ của bọn họ và Kim Quốc. Thần cho rằng Đại Tống chúng ta là đại quốc Trung Nguyên, lý nên ra mặt điều giải phân tranh của nước láng giềng, nếu không như thế, thì Đại Tống ta chẳng phải là thật quá vô cảm rồi sao? Nhưng cho dù như vậy, thần vẫn không nhận lời bọn họ, ta chỉ nói, đến lúc đó xem tình hình rồi nói, bởi vì chúng ta và Kim Quốc cũng là đồng minh, hơn nữa đối với phân tranh của bọn họ thì chúng ta cũng không rõ cho lắm, trước khi chưa điều tra rõ, không thể đưa ra định đoạt. Còn tiết sử của Đại Lý và Nhật Bản, thì tìm kiếm sự trợ giúp của Đại Tống ta. Về điểm này, hoàng thượng, hẳn là người cũng rõ, vi thần chưa bao giờ tự ý quyết định. Còn nữa, nghĩ đến người Nhật Bản, mang đến mười thiếu nữ tuổi thanh xuân, muốn mượn chủng từ chỗ vi thần, vi thần quả quyết không bị mê hoặc, nghiêm khắc cự tuyệt, vi thần tuyệt sẽ không cho bọn họ có cơ hội bồi dưỡng ra hàng ngàn hàng vạn tên Kinh Tế Sử, đến kiếm tiền của Đại Tống ta. Đương nhiên, bọn họ bị vi thần mắng cho một trận, trong lòng rất áy náy, thế là đem mười cô gái đó tặng cho vi thần làm người hầu, để đền bù thương tổn về mặt tinh thần và nhân phẩm mà bọn họ gây ra cho vi thần, vi thần từ chối không được, đành phải miễn cưỡng nhận lấy. Hiện tại mười thiếu nữ kia còn đang quét dọn trong phủ của thần, đến chạm vào người họ mà thần cũng không chạm, nếu Anh quốc công không tin, thì có thể đi kiểm tra thân thể.

Bồi dưỡng hàng ngàn hàng vạn tên Kinh Tế Sử? Người này là coi đây là nhà phối giống à! Quần thần nghe vậy chỉ muốn bật cười.

Thái Du vô thức nói:

- Kiểm tra như thế nào?

Lý Kỳ nói:

- Anh quốc công quá khiêm nhường rồi đó, ngươi trải qua trăm trận chiến, sao lại không biết kiểm nghiệm như thế nào.

Không ít đại thần không nhịn được nữa, lén cười lên.

Thái Du sửng sốt, tức kịp phản ứng lại, chỉ vào Lý Kỳ nói:

- Ngươi… ngươi vu tội ta.

Lý Kỳ nói:

- Nhưng không biết ta vu tội Anh quốc công từ nào, cũng xin Anh quốc chỉ ra.

Triệu Hoàn đột nhiên đứng ra, nói:

- Khởi bẩm phụ hoàng, nhi thần có thể chứng minh toàn bộ lời Lý Kỳ nói là thật.

Tống Huy Tông nói:

- Nói.

Triệu Hoàn nói:

- Liên quan tới đàm phán lần này, vẫn luôn là do nhi thần phụ trách, Kinh Tế Sử ở bên cạnh phụ trợ, về nội dung đàm phán, nhi thần và Kinh Tế Sử trao đổi vô số lần, nói cách khác, về nội dung chủ yếu của đàm phán lần này, sớm đã được định ra rồi. Khi đó, đặc phái viên các nước vẫn chưa đến kinh, nếu như nói Lý Kỳ đã chấp nhận yêu cầu gì đó của các sứ thần kia, vậy thì tất nhiên Lý Kỳ sẽ đến thương lượng với nhi thần, đưa ra sự thay đổi tương ứng, nhưng trên thực tế, Lý Kỳ từ đầu đến cuối đều không hề lộ mặt, càng không nói đến những thứ khác, hơn nữa đàm phán cũng vẫn tiến hành dựa theo chúng ta kế hoạch đã thương định, chứ không xuất hiện bất kỳ sự cố nào hết.

Tống Huy Tông nghe vậy liên tiếp gật đầu.

Chẳng lẽ chuyện này đảo ngược rồi sao?

Thái Kinh và Cao Cầu liếc nhìn nhau, vẻ mặt rất là ngỡ ngàng.

Tưởng Đạo Ngôn nhíu mày, nói:

- Lời của điện hạ và Kinh tế sử, đều chỉ có thể chứng minh Kinh tế sử không chấp nhận yêu cầu của đối phương, nhưng cũng không có chứng cớ chứng minh, Kinh tế sử không có hành vi nhận hối lộ này. Cái gọi là nhận hối lộ, chính là chỉ việc lợi dụng chức quyền, giành lấy tiền tài bất nghĩa, nếu Lý Kỳ không phải Kinh tế sử, và cũng không can hệ đến đàm phán lần này, vậy thì, những sứ thần đó vẫn sẽ tặng lễ cho bọn họ sao? Hiển nhiên sẽ không. Không chỉ có thế, đúng là Kinh tế sử cũng đã chấp nhận yêu cầu của đối phương, bất kể có phải chuyện nên chấp nhận hay không, bất luận có phải chuyện tổn hại đến ích lợi của Đại Tống ta không, đây đều nên coi là thuộc vào dạng nhận hối lộ, nếu hôm nay không nghiêm trị hơn nữa, ngày khác sẽ lại có tham quan ô lại khác, có thể dùng những ngôn luận giống như vậy để biện giải, đến lúc đó, ai ai cũng lo thu lễ mà không làm việc, vậy vương pháp ở đâu?

Thái Du lập tức phụ lời:

- Hoàng thượng, lúc trước chủ trương đề cao liêm khiết chống lại hủ bại, cũng chính là Kinh tế sử đề ra, bây giờ hắn nói một đàng, làm một nẻo, thật sự là coi thường Thánh Thượng, dối trên lừa dưới, là tội thêm một bậc.

Tống Huy Tông vừa nghe mấy chữ “chống lại hủ bại đề cao liêm khiết” này, lửa giận trong lòng bùng lên phừng phừng, giận tím mặt, vỗ bàn một cái, nói như đinh đóng cột:

- Đúng vậy, việc này quyết không thể nhân nhượng, nếu không, ai ai cũng như thế, thì thiên uy ở đâu? Vương pháp ở đâu?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.