Ngũ Đài Ma Cơ sinh trưởng và thành danh ở đất Sơn Tây nên rất thông
thuộc địa hình, đường sá. Nàng đưa Hãn Thanh lên hướng Bắc bằng lối tắt, không cần phải ghé qua Tinh Châu.
Đường núi gập ghềnh nhưng cảnh thiên nhiên vô cùng diễm lệ. Hoa xuân nở rộ khắp nơi, thú rừng nhộn nhịp mùa giao phối.
Với tài nghệ của hai người, chẳng lo thiếu thịt ăn, nước uống đã có suối
nguồn. Đêm đến, họ gầy đống củi, nằm bên nhau trò chuyện. Hãn Thanh thản nhiên ôm lấy thân hình mềm mại của Lạc Bình mà ngủ. Chàng luôn nghĩ đến hồn ma của Tiểu Thuần nên chẳng động tình trước mùi u hương quyến rũ và da thịt mượt mà của Ma Cơ. Tuy nhiên, tình cảm trong lòng chàng mỗi
ngày một thắm thiết.
Hãn Thanh đã kể hết mối tình của mình với hồn ma cho Lạc Bình nghe.
Nàng sa lệ thương xót Tiểu Thuần chứ không bài bác chàng là người hoang
tưởng. Cuộc tình kia tuy mang màu sắc ma quái nhưng đẹp biết bao, thường nhân luyến ái chẳng thể nào được như vậy!
Năm ngày sau, hai
người ra đến đường quan đạo, cách Tinh Châu hơn trăm dặm. Từ đây đến
Hằng Sơn, Hãn Thanh không có kẻ thù nên chẳng hóa trang làm gì. Sau khi
giết được Tây Nhạc Lão Quái, chàng tự tin vào sở học của mình. Tuy công
lực còn yếu kém, nhưng nếu biến hóa, xử dụng đúng lúc sẽ đạt kết quả
tốt. Nhưng điều ấy cũng nói lên nhược điểm của chàng, vì kẻ địch chẳng
phải một người, đâu ai chờ chàng hồi phục mới tấn công? Hãn Thanh ước ao tìm được Hồng Sắc Mãng Xà để hoàn thành công phu Thiên Ma Bách Luyện và tăng thêm mười năm chân khí!
Chàng đã nói điều này với Ngũ Đài Ma Cơ. Chính vì thế, khi đi ngang dãy núi Ngũ Đài Sơn, Lạc Bình thỏ thẻ nói:
- Công tử! Nô tỳ còn một nhủ nương ở dưới chân núi Ngũ Đài. Lần này, nô
tỳ ly khai môn phái, trước sau gì gia sư cũng biết, lúc ấy sẽ di hại đến nhũ nương. Nhân lúc gia sự bận việc xây dựng tổng đàn ở Tung Sơn, và
nội tình chưa đổ bể, nô tỳ sẽ về núi Nam Đài, bảo nhũ nương dọn nhà đi
nơi khác.
Đồng thời, nô tỳ sẽ lục tìm trong thư các của gia sư,
may ra biết được Hồng Sắc Mãng Xà ở địa phương nào. Sau đó, nô tỳ sẽ đến Hằng Sơn tìm công tử!
Hãn Thanh cân nhắc, biết nàng không hề gặp nguy hiểm, liền chấp thuận:
- Trinh Nô cứ đi, nhưng nhớ bảo trọng! Nàng hãy bảo nhũ nương về Hầu Tước phủ ở Lạc Dương mà nương náu. Sau này, nàng mới có dịp cận kề mà phụng
dưỡng!
Lạc Bình mừng rỡ, nhìn chàng say đắm, đôi mắt nhung huyền ướt rượt như hoa đào:
- Công tử định đưa cả nô tỳ về Hầu Phủ sao?
Hãn Thanh cười mát:
- Chẳng lẽ nàng không muốn thế? Ta sẽ giữ nàng cho đến khi xuất giá mới thôi!
Ma Cơ thẹn thùng nói:
- Nô tỳ sẽ mãi mãi theo hầu công tử, chẳng đi đâu cả!
Câu nói và ánh mắt nói lên mối tình tha thiết của nàng khiến Hãn Thanh xao
xuyến đến tận cùng. Nếu không bị chìm đắm trong cuộc tình ma mị với Tiểu Thuần, chàng đã sớm nhận rõ vị trí của Lạc Bình trong tim mình!
Hãn Thanh bối rối nhìn theo bóng Lạc Bình xa dần về hướng Đông, lòng bỗng
nghe trống vắng. Cảm giác ấy càng tăng khi một mình chàng dong ruổi đến
Hằng Sơn. Xuân đã về, cảnh vật bên đường tươi thắm, rực rỡ hơn nhưng sai chàng vẫn cảm thấy buồn!
Con người là giống đa tình nhất thế gian, bảo sao Hãn Thanh không rung động trước nhan sắc và tâm tình của Ma Cơ!
Hãn Thanh ra roi phi nước đại, nửa tháng sau mới đến Hằng Sơn. Thấy bìa
rừng có căn thảo xá mới, chàng ghé vào gởi ngựa. Chủ nhà là một gã tiều
phu lực lưỡng, tuổi tam tuần. Vợ gã và đứa con sáu tuổi cũng chạy ra xem khách lạ.
Hãn Thanh vòng tay nói:
- Tại hạ có việc phải vào núi. Mong đại huynh chăm sóc dùm tuấn mã!
Phong thái chàng rất tôn quý uy nghiêm, dù khiêm tốn vẫn lộ rõ giòng dõi vương hầu. Gã tiều phu vội đáp:
- Công tử yên tâm, tiểu nhân xin tận lực!
Hãn Thanh trao cho gã nén bạc mười lượng rồi dặn dò:
- Khi nào có một nữ lang thắt bím đến hỏi thăm, mong đại huynh chỉ lên ngọn núi thấp kia!
Gã tiều phu run rẩy nhận bạc, vái dài:
- Công tử quả là hào phóng. Lỗ Nhị xin đa tạ!
Đôi mắt của gã cũng sáng lên vì nén bạc trắng. Đối với người nghèo, dù làm lụng cực khổ năm năm cũng không dư được mười lượng!
Lỗ Nhị rụt rè hỏi:
- Phải chăng công tử định lên ngọn núi thấp kia?
Gã vừa nói vừa chỉ về phía ấy. Hãn Thanh gật đầu và Lã Nhị thì thầm:
- Bẩm công tử! Ngọn núi ấy có tên là Bách Mộc Phong, vì khu rừng chung
quanh và trên sườn núi có rất nhiều cây bách. Từ sáu năm trước, ở đấy đã xuất hiện một con ma áo trắng. Mấy tháng trước, chàng công tử họ Hà,
nam tử của lão Thần Tiên Bắc Nhạc, xua chó lên núi Bách Mộc săn bắn, bị
ma bắt hồn nên đến nay vẫn chưa hồi tỉnh. Lão Thần Tiên đã lập đàn nơi
chân núi để trấn yểm quỷ hồn!
Hãn Thanh cau mày:
- Thế con ma ấy còn làm hại ai khác nữa không?
Lỗ Nhị lắc đầu:
- Con ma ấy rất hiền lành, nếu không thì tiểu nhân đâu dám dựng nhà chốn
này! Có lẽ do vị Hà công tử kia làm náo loạn nơi tu luyện nên Quỷ Hồn
mới trách phạt!
Hãn Thanh thở phào, cười bảo:
- Thực ra con ma ấy rất xinh đẹp và đáng yêu!
Trong lúc vợ chồng Lỗ Nhị còn ngơ ngác, chàng xách bọc hành lý phi thân về
hướng Bách Mộc Sơn. Khi đi hết đoạn đường mòn xuyên rừng Bách, đến bãi
cỏ trống tiếp giáp sườn núi, chàng phát hiện một đài gỗ cao. Trên mộc
đài vẫn còn cờ xí, bát nhang và một hình nhân bằng rơm, mặc áo giấy.
Hình nhân này bị dán hai đạo bùa vẽ những nét ngoằn ngoèo, giống chữ nhưng
không phải chữ. Đạo gia gọi lối chữ vẽ bùa này là Văn Triện, Đan Thư hay Mặc Triện.
Hãn Thanh đã từng đọc qua vài quyển trong Đạo Tạng, nên biết về nghi thức Nhượng Tai Kỳ Phúc, trấn quỷ trừ ma của các đạo sĩ.
Chàng cười nhạt, lột hai lá bùa chữ đỏ ra khỏi hình nộm, xé vụn, rồi nhảy xuống đất, vận toàn lực xô ngã pháp đàn!
Xong xuôi, chàng mới yên tâm thượng sơn. Lên đến bình đài, Hãn Thanh giật
mình khi thấy cửa hang đã mở rộng, và những tảng đá nằm lăn lóc bên
cạnh. Chàng kinh hãi, lao nhanh vào động khẩu, vui mừng nhận ra thi hài
của Trịnh Tiểu Thuần vẫn còn nằm ngay ngắn trên thạch sàn! Làn da trắng
bệch, nhợt nhạt nhưng vẫn mịn màng, mềm mại chứ không có mùi hôi!
Hãn Thanh quy cạnh giường đá, gục đầu vào ngực Tiểu Thuần mà khóc vùi:
- Trịnh nương! Ta sẽ đưa thi hài nàng về Lạc Dương để phu thê được gần gũi!
Việc Bắc Nhạc Quỷ Trảo dựng đàn trấn yếm khiến chàng lo ngại, quyết định đưa xác Tiểu Thuần rời Bách Mộc Phong ngay! Nếu để lão lên đến tận nơi này
thi sẽ không để yên cho Tiểu Thuần!
Hãn Thanh từng nghe nghĩa phụ Nam Nhạc Nhất Tà kể rằng Hà Tu Nghệ còn khó chơi hơn Tây Nhạc Lão Quái. Chàng đơn thân độc mã, dù có đả bại được lão ta cũng dám bỏ mạng vì đám đệ tử!
Hãn Thanh thu xếp hành lý của Tiểu Thuần rồi bồng nàng xuống núi, đến nhà Lẫn Nhị lấy ngựa.
Vợ chồng họ Lỗ thấy chàng ẳm một nữ nhân áo trắng, tóc dài, mặt nhợt
nhạt như xác chết, sợ hãi run lên cầm cập. Hãn Thanh trấn an:
- Nhị vị đừng sợ! Đây là chuyết thê! Tại hạ sẽ mang nàng về nhà!
Hãn Thanh cáo biệt, bồng Tiểu Thuần nhảy lên ngựa, ra roi đi ngược về hướng Nam. Dọc đường chàng vẫn để ý nhìn xem có thấy Ngũ Đài Ma Cơ đi lên hay không! Qúa trưa! Hãn Thanh đến một đại trấn có tên là Vinh Xương trấn,
nghe đói bụng, chàng ghé vào phạn điếm dùng bữa.
Thực khách và
tiểu nhị đều trố mắt nhìn chàng công tử đẹp trai đang bồng một nữ nhân
tóc dài. Thi thể Tiểu Thuần mềm mại và không có mùi hôi thối nên họ chỉ
nghĩ rằng nàng mắc bệnh chứ chưa chết hẳn.
Hãn Thanh ngồi xuống,
vẫn đặt ái thê trong lòng, nghiêm giọng gọi cơm rượu. Ở vùng Bắc Hoàng
Hà, do không trồng được lúa nên lê thứ thường ăn bánh bao thay cho cơm.
Nhờ vậy, Hãn Thanh chỉ dùng một tay cũng có thể bốc thịt và bánh.
ún xong chàng vẫy lão chưởng quỷ. Lão rụt rè bước đến:
- Chẳng hay công tử có diều chi chỉ bào?
Chàng dịu giọng:
- Chuyết thê đột ngột lâm bệnh dọc đường, phiền lão mua giúp một xe độc mã, mui kín, loại tốt nhất, giá cả không thành vấn đề!
Lão ta mừng rỡ đáp:
- May quá! Lão phu có một cỗ xe chạy rất êm nhưng ít khi dùng đến. Nếu công tử cần, lão phu xin nhượng lại!
Chàng gật đầu:
- Hay lắm! Phiền lão cho người thắng ngựa của tại hạ vào xe!
Ba khắc sau, cỗ xe đã sẵn sàng. Cái xe giá năm chục lạng cũng không đắt vì xe còn tốt và rất êm ái!
Hãn Thanh bảo lão mua giùm nệm bông, chăn gối, lót vào sàn xe. Tất nhiên phải dỡ bỏ ghế ngồi!
Chàng thanh toán bằng bạc trắng, vì đến thời này thì Đại Minh Thông Hành Bảo
Sao loại tiền giấy của triều đình đã không còn giá trị nữa. Vàng bạc lại trở thành tiền tệ trong nước!
Có xe ngựa, Hãn Thanh mua thêm
lương khô, nước uống để phòng khi đường dài không có quán ăn. Đêm đêm,
chàng đậu xe ở bìa rừng, ôm lấy xác Tiểu Thuần mà ngủ.
Thấy thi
thể nàng không bị hư hoại, Hãn Thanh vẫn nuôi hy vọng hồi sinh, ngày nào cũng nhỏ máu vào miệng và tiến hành thủ thuật châm cứu.
Mùa xuân đến, tuyết trên núi ta dần, tạo thành hàng ngàn dòng suối nhỏ trong
mát. Hãn Thanh thường ghé vào rừng tắm gội, thay y phục cho ái thê.
Gần cuối tháng ba, Hãn Thanh chỉ còn cách chỗ chia tay với Ngũ Đài Ma
Cơ chừng vài trăm dặm. Chàng rất lo lắng khi không thấy nàng đâu.
Nhưng chàng lại tự an ủi rằng Lạc Bình võ nghệ cao siêu, cơ trí tinh minh,
tất sẽ không sao. Hơn nữa, việc nàng ly khai sư môn cũng chưa ai biết
cả.
Thấy mái tóc óng ả của Tiểu Thuần phủ đầy bụi đường, Hãn
Thanh vận công phu nghe ngóng, phát hiện tiếng thác reo, liền rẻ ngựa
vào cánh rừng mé hữu. Xe chỉ vào được vài chục trượng là không còn đường để đi. Hãn Thanh xuống xe, ẵm Tiểu Thuần và mang hành lý đi sâu thêm
nữa. Quả nhiên giữa rừng có dòng thác chảy xuống từ vách đá cao. Chân
thác là một hồ nước nhỏ, bờ Đông là Thạch Bàn bằng phẳng, cao hơn mực
nước một sải tay. Vì vậy nước của thác tràn ra thành dòng suối chảy về
phía Nam.
Hãn Thanh đặt Tiểu Thuần lên Thạch Bàn, cởi hết xiêm áo rồi bồng xuống hồ nước. Chàng tắm gội cho ái thê mà nước mắt tuôn như
suối.
Chàng đã quá quen thuộc với thân thể dấu yêu này, nhẹ nhàng gột sạch bụi đất. Thấy móng tay nàng dài hơn trước rất nhiều, chàng vô
cùng sung sướng, tin rằng sẽ có ngày Tiểu Thuần sống lại!
Tắm
xong, chàng bồng nàng trở lên, đặt lên trên chiếc áo choàng. Thân hình
trắng như ngọc bích tuyệt đẹp nhưng chỉ gợi cho Hãn Thanh cảm giác yêu
mến và tôn sùng.
Hãn Thanh cởi bộ y phục ướt đẫm của mình, trở xuống tự tắm rửa.
Chàng bơi ra giữa hồ, nơi mực nước ngập ngang ngực để gội đầu.
Nào ngờ, thân dưới của chàng dột nhiên bị quấn chặt bởi một con vật dài
ngoằng, trơn tuột. Và khi nó thò đầu lên khỏi mặt hồ, ngoác chiếc mõm
rộng đầy răng ngược, chàng mới nhận ra đấy là một con trăn khổng lồ.
Hãn Thanh đang gội đầu nên hai tay giơ cao, không bị mãng xà quấn lấy.
Chàng chụp ngay cổ con vật xiết mạnh, lực đạo ở song thủ của Hãn Thanh mạnh
đến mấy trăm cân, chỉ chốc lát đã vặn gẫy cổ mãng xà.
Thân hình
nó lỏng ra, rời khỏi con mồi. Hãn Thanh rất thích món rắn nướng liền kéo lên bờ. Chàng mừng rỡ rú lên khi thấy con trăn này có lớp vẩy đỏ hung.
Nó chính là con Hồng Sắc Mãng Xà mà chàng mong ước.
Hãn Thanh rút kiếm chặt phăng chót đuôi con vật, và kê miệng hút mạnh luồng máu quý giá. Chàng uống đến căng bụng mới buông ra.
Lát sau, đan điền nóng như có lửa đốt, Hãn Thanh vội ngồi xếp bằng, dùng
Nhất Nguyên Chân Khí dẩn dắt nhiệt lượng kia vào kinh mạch.
Nửa
giờ sau, dược lực của máu rắn ta hết, cơ thể Hãn Thanh sung mãn phi
thường. Chàng liền xả công, mở mắt ra. Chàng ngồi điều tức cạnh thi hài
Tiểu Thuần nên nhìn thấy ngay. Một cảm giác thèm khát ghê gớm xâm chiếm
tâm hồn chàng và chân khí lập tức rối loạn, mạch máu căng phồng như sắp
vỡ tung.
Hãn Thanh kinh hoàng, vội nhẩm khẩu quyết tĩnh tâm, cố
điều hòa kinh mạch và trấn áp lửa dục. Nhưng chàng chỉ uổng công vì sự
thèm khát nhục dục càng lúc càng tăng. Chàng hiểu rằng máu mãng xà đã
đưa đến hiện tượng này, nếu không ân ái ngay sẽ chết vì tẩu hỏa nhập ma.
Nhưng Hãn Thanh không thể nào xúc phạm đến người mình yêu kính.
Chàng bò lại gần Tiểu Thuần, khóc mà nói rằng:
- Trời đã định cho đôi ta kiếp sau mới nên chồng vợ. Nay lửa dục sắp biến ta thành kẻ vô lương. Thanh này sẽ tự sát để khỏi tổn thương danh tiết
của cả hai.
Nói xong, chàng cầm thanh Hầu Tước Kiếm, đâm mạnh vào ngực. Nào ngờ, tử thi ngồi bật dậy, chụp lấy tay chàng, đoạt kiếm vất
ra xa rồi mỉm cười:
- Ôi chàng ngốc của ta!
Hãn Thanh vui mưng khôn xiết, gầy ngay cuộc ái ân nồng nhiệt.
Đến tận hoàn hôn chàng mới tỉnh lại, nhận ra Tiểu Thuần đã biến mất, kinh
hãi gọi vang. Nhưng người ngọc đã biệt tăm, dù trên mảnh áo choàng vẫn
còn dấu tiết trinh. Và cạnh đấy là mấy dòng chữ:
"Tướng công nhã
giám! Thiếp rất yêu chàng nhưng ngại thân phận xấu xa, chẳng dám cùng
chàng sánh bước. Nếu chàng không chê bỏ xin đến đất Phong Đô Tứ Xuyên
đúng ngày rằm tháng bảy sang năm, qua cửa Quỷ Môn Quan hội ngộ! Lạc Bình là cô gái rất tốt. Chàng đừng chê bỏ! Thiếp không ghen đâu!
Bạch Nhật Quỷ Hồn tái bút " Hãn Thanh tuy buồn ly biệt nhưng lại mừng vì còn có cơ hội sum vầy.
Chàng mặc y phục và nướng thịt Hồng Sắc Mãng Xà mà ăn.
Chàng suy nghĩ mãi về trận ái ân lúc nãy, nhớ rõ mồn một những cử chỉ nồng
nàn của mỹ nhân. Những vết cào trên lưng chàng chứng tỏ Tiểu Thuần cũng
cảm xúc mạnh mẽ, và lúc ấy, da thịt nàng ấm áp, hồng hào chứ không trắng bệch. Phải chăng nàng là người bằng xương bằng thịt?
Nhưng nếu là người thì lẽ nào nàng bám theo chàng để hỗ trợ mà không bị phát hiện? Và sau cuộc mây mưa, vì sao nàng lại bỏ đi?
Dẫu sao, đối với chàng thì ma hay người cũng chẳng quan trọng. Chàng quyết chờ đến sang năm sẽ đi Tứ Xuyên tìm Tiểu Thuần.
Theo truyền thuyết của Đạo Giáo thì cửa xuống âm ty ở tại đất Phong Châu,
tỉnh Tý Xuyên. Tuy không lấy gì làm bằng cớ nhưng các tín đồ Thien Sư
Giáo đều tin như vậy!
Hãn Thanh đọc lại thư của Tiểu Thuần, mỉm
cười khi thấy nàng rộng lượng dung nạp cả Ngũ Đài Ma Cơ! Chàng chợt lo
lắng cho Lạc Bình, vác xác mãng xà theo làm lương thực, trở ra xe đi
ngay, chàng biết thịt loại rắn này rất quý nên không muốn bỏ phí. Lúc
nãy chàng đã nuốt mật và ăn hết tim gan của nó!
Bốn ngày sau, Hãn Thanh đến ngã ba, nơi chàng chia tay với Ngũ Đài Ma Cơ. Thịt rắn đã
hết, lại đang là đầu giờ Ngọ, Hãn Thanh ghé vào quán bên đường dùng bữa!
Phạn điếm này rất rộng, chiếm cả một khu đất ngay ngã ba đường. Nó chia làm hai phần chay mặn khác nhau, tuy chung một chủ nhân.
Ai ăn chay thì bước vào Duyên Giác Trai Đường. Ai phá giới thì đã có rượu thịt của Bình An Tửu Điếm.
Hôm nay chẳng phải là ngày trai giới nên chỉ có tửu điếm là đông khách.
Hãn Thanh ngạc nhiên nhận ra thực khách toàn là hào kiệt giang hồ.
Từ ngày rời Hoa Sơn đi lên hướng Bắc, Hãn Thanh không hề cạo râukhiến dung mạo chàng già dặn và đổi khác. Chàng mang giòng máu Tiên Ty nên đa mao, chưa đến hai mươi tuổi mà râu mép, râu cằm rậm rạp, phủ xuống tận tai.
Phải là người quen thuộc mới dám khẳng định chàng trai râu ria này là
Tiểu Hầu Gia!
Tuy nhiên, lúc này Hãn Thanh trông rất uy vũ, hiên
ngang, chứ không măng sữa như lúc trước. Mọi người nhìn chàng nhưng
không nhận ra, tiếp tục trò chuyện rôm rả. Hãn Thanh ngồi xuống một bàn
trống gọi thức ăn rồi lắng nghe. Thì ra đám hào khách này là cao thủ
vùng Thiểm Tây, Sơn Tây, đến Kim Thạch Sơn Trang dự hôn lễ. Tân lang là
Mộc Kỳ Dương, nam tử của Kim Thạch Tà Tẩu. Còn cô dâu là Ngũ Đài Ma Cơ
Lạc Bình.
Hãn Thanh choáng váng, không ngờ sự tình lại tệ hại như vậy. Chàng biết Lạc Bình yêu mình tha thiết, không có lý nào lại lấy
Mộc công tử. Như vậy là nàng đã bị ép duyên! Chàng cố bình tâm nghe
tiếp, được biết rằng bang chủ Tây Bang Hứa Hữu Tinh và bang chủ Kiếm
Bang Từ Cư Chính đã quy phục Thần Tiên Giáo, nhận chức phó giáo chủ!
Ba lão kỳ nhân trong Ngũ Nhạc giờ đây đã đổi chức danh thành Khách Khanh Hộ Giáo.
Hãn Thanh nhớ đến Nam Hồ Ngư Nữ Diệp Tuyết Hoa. Dù đã xa cách hơn năm năm,
chàng vẫn còn nhớ rõ dung mạo kiều diễm và thùy mị của nàng.
Hãn
Thanh lơ đãng nhìn ra cửa, thấy có thêm khách vào quán. Người ấy chính
là Thương Tâm Kiếm én Khiếu Hồ, kẻ đã cứu mạng chàng ở Tinh Châu hồi đầu tháng hai!
Họ én không nhận ra Tiểu Hầu Gia, điềm nhiên ngồi xuống bàn gần đấy.
Trang phục của gã vẫn như ngày nào, áo cừu đen và nón rộng vành. Tuy ăn
uống,gã vẫn không chịu lột nón, chỉ hất cho cao lên một chút, để vành
nón không chạm tô canh trước mặt.
Thương Tâm Kiếm là người độc
lai, độc vãng, nên chẳng ai hỏi han đến gã. Hãn Thanh vẫn nhớ ơn tương
trợ, định sang cùng họ én đối ầm. Nhưng tiếng vó ngựa dập dồn khiến
chàng phải nhìn ra ngoài. Toán kỵ mã này đông đến mười mấy người, và
toàn là đạo sĩ. Đi đầu là một đạo nhân tuổi thất tuần, râu tóc bạc như
mây, vóc dáng cao gầy, da đen sạm. Trán lão hơi thấp nhưng lưỡng quyền
nhô cao, đôi mắt dài nhỏ lấp loáng hàn quang!
Quần hào xôn xao bàn tán:
- Không ngờ Bắc Nhạc Quỷ Trảo cũng đến dự đám cưới con trai Tà Tẩu.
Có cả ái tử của lão là Bạch Diện Vũ Sĩ Hồ Lai Minh nữa!
Thi ra gã hán tử tam tuần mặt trắng đi sau lưng Quỷ Trảo chính là gã công
tử đã bị Tiểu Thuần bắt hồn. Có lẽ gã đã bình phục nên dáng điệu rất cao ngạo, hiên ngang!
Thanh danh của Hà Tu Nghệ rất lớn, vì vậy quần hào đều đứng lên vòng tay chào hỏi. Chỉ có Thương Tâm Kiếm và Hãn Thanh ngồi yên.
Bắc Nhạc Quỷ Trảo vốn xuất thân từ Thiên Sư Giáo ở phương Nam, vì xích mích với giáo chủ nên ly khai môn phái đến Hằng Sơn lập đạo quán. Lão có đạo danh là Ngọc Thanh Chân Nhân, tự xưng là Bắc Phương Chính Nhất Quán
Chủ, truyền bá đạo giáo. Giáo qui của phái Chính Nhất tức Thiên Sư Giáo
không cấm lấy vợ, ăn thịt, nên được rất nhiều tín đồ gia nhập.
Quỷ Trảo tươi cười vòng tay đáp lễ quần hùng. Riêng Hà Lai Minh quắc mắt nhìn Hãn Thanh và Thương Tâm Kiếm.
Nếu không nghĩ rằng họ cũng là khách cùng đi dự đại hỉ thì gã đã phát tác rồi.
Bạch Diện Cư Sĩ học được tám thành chân truyền của pho Quỷ Trảo, hai bàn tay không sợ đao kiếm nên mục hạ vô nhân, chẳng coi ai ra gì cả!
Danh hiệu Vũ Sĩ của Hà Lai Minh không có nghĩa như Từ Võ Sĩ, mà chính là một chức sắc trong hệ thống đạo giáo Chân Quân, Chân Nhân, Vũ Sĩ...
Bọn Quỷ Trảo ngồi chưa ấm chỗ thì lại có thêm một đoàn nhân mã nữa xuất hiện.
Hãn Thanh không nhận ra lai lịch họ nhưng bàn gần đấy đã mau miệng khoe khoang kiến văn:
- Phó giáo chủ Thần Tiên Giáo Hứa Hữu Tinh!
Như vậy, chàng trai cụt tay đi cạnh lão chính là gã dâm tặc Hứa Duy Dương,
kẻ từng bắt cóc Viên Nguyệt Hằng Nga Hà Hồng Hương! Giờ đây lột bỏ lớp
hóa trang vàng võ, trông gã khá anh tuấn, nhưng sắc diện xanh xao, hiểm
ác!
Ở tuổi tam thập mà bị thiến mất dương vật, bảo sao gã không oán hận cuộc đời!
Tây Bang hùng cứ miền Nam đất Thiểm Tây nên các hào khách Thiểm Tây đều đứng lên chào!
Hứa Hữu Tinh đáp lễ qua loa rồi bước đến bái kiến Bắc Nhạc Quỷ Trảo.
Danh phận Khách Khanh Hộ Giáo và Phó giáo chủ cũng ngang nhau, nhưng Hà Tu
Nghệ thuộc hàng bô lão võ lâm nên họ Hứa phải chịu lép.
Hãn Thanh thấy rõ vẻ gượng gạo của hai lão ma. Họ cùng ở dưới trướng Hải Hà Tiên
Tử nhưng dường như chẳng ưa nhau. Phu Tử từng nói:
"Tiểu Nhân đồng nhi bất hòa!" bọn lang sói hợp đàn săn bắt, nhưng lại luô sẵn sàng cắn xé nhau để tranh miếng ngon.
Hứa Hữu Tinh nguyên bang chủ Tây Bang tuổi chỉ độ sáu mươi, dung mạo anh tuấn:
trán cao, mắt sáng, mũi diều, môi mỏng, thần thái uy nghiêm.
Thoạt nhìn, chẳng ai dám cho rằng lão là kẻ gian hùng đáng sợ, dám tổ chức Phù Dung Hội để cướp bóc, giết người!
Bản lãnh của mấy trăm sát thủ Phù Dung đã chứng tỏ được tài thao lược của
Hứa Hữu Tinh. Chính nhờ lực lượng tinh nhuệ này, lão đã được Hải Hà Tiên Tử lôi kéo, ban cho chức Phó giáo chủ!
Lúc này, Thương Tâm Kiếm én Khiếu Hồ đã ăn xong, vẫy tiểu nhị tính tiền rồi đứng lên rời quán.
Hứa Hữu Tinh vẫn ngoan cố phủ nhận mối liên quan với Phù Dung Hội, nên tảng lờ như không có thù hận gì với Thương Tâm Kiếm. Kẻ có dã tâm to lớn
thường chẳng dại gì khoác lấy ác danh!
Hơn nũa trên vai én Khiếu Hồ là một bọc vải chứa hộp lễ vật vuôn vức.
Gã là khách mời của Kim Thạch Tà Tẩu, tất sư môn có quan hệ với Mộc Tiến
Luân. Họ Hứa dù rất căm ghét nhưng không dám làm càn! Nếu không có
Thương Tâm Kiếm thì Tây Bang đã giết được Tiểu Hầu Gia rồi!
Mộ
Dung Hãn Thanh cũng nhận ra họ én cũng đang đến Ngũ Đài Sơn dự hôn lễ,
trong đầu liền nảy ra kế hoạch mới. Chàng cũng đứng lên kêu tính tiền
rồi rời tửu quán, đuổi theo Thương Tâm Kiếm.
Đến một đoạn đường vắng, chàng thúc ngựa chạy song song với én Khiếu Hồ rồi nói:
- én các hạ! Tại hạ là Mộ Dung Hãn Thanh đây! Mong các hạ ghé vào trong rừng, tại hạ có chuyện muốn nói!
Thương Tâm Kiếm quay sang nhìn chăm chú, rồi đi theo Hãn Thanh.
Hai người vào khá sâu để người ngoài không thấy được. Khi đến bãi cỏ trống mới dừng cương! Họ én lạnh lùng hỏi:
- Chẳng hay Tiểu Hầu Gia có điều chi chỉ giáo?
Hãn Thanh nghiêm giọng:
- Ngũ Đài Ma Cơ vốn là tỳ nữ của tại hạ, nhưng thực ra, hai bên đã phát
sinh lòng luyến ái. Nay nàng đột nhiên xuất giá, e rằng có điều uẩn
khúc! Tại hạ muốn được tháp tùng én các hạ đến Ngũ Đài Sơn xem sao! Nếu
nàng thực tâm muốn lấy Mộc Kỳ Dương, tại hạ sẽ không ngăn cản. Bằng
ngược lại, tại hạ sẽ đem nàng đi khỏi nơi ấy!
Ánh mắt Thương Tâm Kiếm lộ vẻ thích thú, gằn giọng hỏi lại:
- Chẳng lẽ Tiểu Hầu Gia lại dám lấy một Ma Nữ về làm vợ?
Hãn Thanh cười mát:
- Các hạ quên rằng ta là đệ tử của ai sao? Gia sư suốt đời không phân
biệt thiện ác, chính tà, xem danh lợi như phù vân, Thanh này cũng vậy
thôi!
Họ én hỏi tiếp:
- Mộ Dung là dòng họ có thanh danh
cao quý nhất võ lâm, liệu lão Hầu Gia có chấp nhận không? Hay lại là
phải bắt Ma Cơ giấu mặt về làm dâu như lệnh đường ngày xưa?
Hãn Thanh cười rộ:
- Tại hạ không giống như gia phụ, chẳng bao giờ bắt ái thê phải chịu
thiệt. Nếu lão Hầu Gia không chấp nhận, Thanh này sẽ đưa nàng về Vũ Di
Sơn, chẳng cần đến tước Hầu nữa!
Lúc này hai người đã xuống ngựa, đứng đối diện nhau. Thương Tâm Kiếm ngửa cổ cười dài, dơ ngón cái khen ngợi:
- Hảo trượng phu! én mỗ không phục Bạch Y Hầu nhưng xin cúi đầu trước các hạ!
Gã bỗng chỉnh sắc nói:
- Tại hạ muốn kết bằng hữu với công tử!
- Tại hạ cũng mong muốn nhu vậy!
Hai người ôm lấy nhau cười khanh khách.
Họ bàn bạc một hồi rồi trở ra đường quan đạo. Dung mạo Hãn Thanh giờ đây
khác hẳn. Chàng đã cạo râu và mang tấm mặt nạ thứ hai, trở thành một
chàng trai tuổi đôi mươi, tuy không anh tuấn nhưng cũng dễ coi.
Họ thúc ngựa phi mau, chỉ hơn canh giờ sau đã đến chân ngọn Nam Đài, nơi có tòa Kim Thạch Sơn Trang của Tà Tẩu.
Thương Tâm Kiếm xuống ngựa trình thiệp mời cho gã giáo đồ Thần Tiên Giáo đang gác cổng. Gã không xem, chỉ vào trong:
- Nhị vị cứ để ngựa lại đây, vào đến cửa đại sảnh sẽ có người nhận thiệp và lễ vật!
Hai người trao cương ngựa, xách tay nải đi theo con đường trải đá dăm, xuyên qua một cánh rừng hòe.
Vì đang là mùa xuân nên rừng hòe xanh tốt, râm mát. Đến mùa hạ, hoa nở rộ, vàng rực và tỏa hương thơm ngào ngạt khiến lòng người say đắm. Hoa lại
rụng đầy mặt đất trông như tấm thảm thêm cực kỳ diễm lệ.
Hết rừng hòe là vào đến khuôn viên Sơn Trang. Tiền trang là một tòa mộc lâu hai
tầng đồ sộ, nằm ở cuối sân gạch rộng mênh mông. Nơi đây dường như là
khách sảnh và diễn võ đường.
Hai bên tả hữu của sân là những tòa
tiểu xá xinh đẹp, cách nhau độ hai trượng và được nối liền bằng những
hành lang dài, lợp ngói!
Sân gạch được chia dọc làm ba bởi hai
hàng cây Du cao lớn rậm rạp. Đây là loại Lang Nha Du, có lá hình răng
sói, thuộc loại hiếm trong dòng họ Du.
Chung quanh sân cũng có
dăm chục cây Đậu Khổng Tước, còn gọi là Đậu Đỏ Biển, thuộc họ Hồng Đậu.
Mùa xuân là hoa đâm cành nảy lộc nên cây cối xum xuê, che mát cả Sơn
Trang. Đến tháng sáu, cây Khổng Tước Đậu sẽ chi chít những bông hoa
trắng nuốt hay vàng nhạt.
Giống Hồng Đậu thường chỉ mọc ở phía
Nam Trung Hoa, không hiểu sao Kim Thạch Tà Tẩu lại khổ công vun bón để
trồng cho bằng được ở chốn này.
Hãn Thanh nói lên thắc mắc ấy và được Thương Tâm Kiếm giải thích:
- Mộc sư bá là bậc kỳ nhân siêu việt, nhưng lại có tật lớn là say mê bảo
thạch đến điên cuồng. Hạt của loại Hồng Đậu cứng chắc, sặc sỡ và không
bao giờ phai màu, trông chẳng khác gì châu ngọc, thường được dùng làm đồ trang sức như vòng cổ hoặc vòng tay hoặc khảm nạm lên nhẫn, trâm cài
đầu, đàn, vỏ kiếm... Đấy là những lý do mà sư bá trồng những cây Khổng
Tước Đậu này!
Hãn Thanh giật mình:
- Té ra Kim Thạch Tà Tẩu lại là sư bá của én huynh!
Thương Tâm Kiếm mỉm cười:
- Gia sư là bạn học đồng môn với Tà Tẩu, do tính tình đạm bạc, coi thường danh lợi nên không xuất đạo.
Hai người vượt qua sân gạch vào đến đại sảnh. Người tiếp họ là một lão nhân tuổi lục tuần, mày thô, mắt lộ. Lão xem bái thiếp, vui vẻ nói:
- Té ra nhị vị là đệ tử của sư đệ trang chủ, thật là quý hóa!
Lão bèn cho người đưa Thương Tâm Kiếm và Hãn Thanh vào một trong những tiểu xá ở phía Bắc sân gạch.
Đêm hôm ấy, Hãn Thanh lập tức tiến hành cuộc do thám khu hậu viện, cố tìm cho ra nơi giam giữ Ngũ Đài Ma Cơ.
Chàng nương theo bóng đêm, thám sát toàn bộ những công trình nằm phía sau mộc lâu.
Khu vực này gồm hàng trăm tòa tiểu xá giống nhau, khiến Hãn Thanh khó mà biết được đâu là nơi cư trú của tân nương.
Theo bản năng, Hãn Thanh trèo lên ngọn cây Khổng Tước Đậu, dõi mắt quan sát
khắp nơi. May cho chàng là những cây Hồng Đậu này được sự ưu ái của Tà
Tẩu nên đều rất xanh tốt, tàn lá xum xuê và cao vút.
Hãn Thanh
chợt chú ý đến một nam nhân dong dõng cao, y phục sang trọng, được dẩn
đường bởi hai tỳ nữ áo xanh. Gã đàn ông này dừng chân trước một tòa nhà, thản nhiên đẩy cửa bước vào, còn hai tỳ nữ ở lại bên ngoài.
Hãn
Thanh linh cảm rằng hán tử kia là Mộc Kỳ Dương, liền bám theo sát gót.
Giờ đây, chàng đã có thêm mười năm công lực nên khinh công tăng tiến
vượt bậc chỉ trong chớp mắt, Hãn Thanh ập đến điểm huyệt hai ả nữ tỳ
khiến họ đứng im như tượng gỗ.
Chàng nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào
trong. Tiếng người đối thoại chính là điểm chỉ dẫn đường đi. Hãn Thanh
lướt nhanh như gió thoảng đến phòng cuối cùng của tiểu xá. Chàng nép bên vách dùng nước bọt thấm thủng lớp giấy nhìn vào trong.
Hãn Thanh mừng rỡ nhận ra Ngũ Đài Ma Cơ Lạc Bình đang nằm bất động trên giường
bát bửu, và hán tử áo xanh kia đang ngồi cạnh mép giường.
Gã ta tuổi độ ba mươi ba, dung mạo dể coi nhưng vẻ yêu mị lộ rõ, không sao giấu nổi.
Hãn Thanh càng tin chắc gã ta là Mộc Kỳ Dương, liền thu mình, nhẫn nại quan sát.
Chàng thấy hán tử áo xanh kia cười khanh khách:
- Lạc hiền muội! Mai mới là ngày long phụng hòa duyên, ngu huynh sợ muội buồn nên mới đến an ủi! Sao hiền muội không nói gì hết?
Lạc Bình cười mát:
- Nếu Mộc thiếu gia muốn đàn tình thuyết ái, xin hãy giải huyệt cho tiểu muội!
Mộc Kỳ Dương cười nhạt:
- Võ công của hiền muội chỉ kém ngu huynh một bậc, dù yêu thương nàng ta cũng chẳng dám mạo muội ra tay!
Nhờ câu đối thoại này, Hãn Thanh mới biết Lạc Bình bị điểm huyệt.
Ngũ Đài Ma Cơ cay đắng nói:
- Mộc thiếu gia là bậc kỳ nam tử, hà tất lại cưỡng bức lương duyên? Lòng
này đã có đối tượng, thà chết chứ không đổi thay! Mộc thiếu gia đừng ép
uổng cho hoài công!
Mộc Kỳ Dương tái mặt:
- Chẳng lẽ ta không bằng người ấy?
Lạc Bình cười thảm:
- Không phải do tài mạo hơn thua, chẳng qua lòng này đã trót trao!
Mộc Kỳ Dương bật cười gian xảo:
- Nếu nàng đã nói vậy thì bổn thiếu gia đành phải học câu "Tiên hạ thủ vi cường". Đêm nay nàng sẽ thuộc về ta!
Dứt lời, gã nhanh chóng lột bỏ xiêm y Lạc Bình. Ngũ Đài Ma Cơ tuyệt vọng
thè lưỡi định cắn nát mà tự sát nhưng cũng bị Kỳ Dương khóa cứng xương
hàm.
Thânn hình ngà ngọc của mỹ nhân lồ lộ dưới ánh nến, khiến Mộc Kỳ Dương phỡn chí, lửa dục bốc cao trăm trượng.
Gã cười hăng hác thò tay vuốt ve đôi gò bồng đảo cao vút của Ma Cơ.
Nhưng gã bỗng nhận ra trên mảnh vách đối diện có thêm một bóng người.
Mộc Kỳ Dương kinh hãi quay lưng vỗ liền một chưởng. Người kia thản nhiên
vung hữu thủ đỡ đòn. Hai bàn tay vừa chạm nhau thì một lưỡi thép đã
xuyên qua ngực trái đâm thủng tim Mộc Kỳ Dương. Gã rùng mình ngã quỵ
dưới chân giường.
Lục Thân vừa mừng vừa sợ, nhìn chăm chú vào
người bịt mặt! Nàng rất xấu hổ vì tình trạng lõa lồ của mình nhưng không cách nào cử động được!
Hắc y nhân chính là Mộ Dung Hãn Thanh.
Sau khi giết Mộc Kỳ Dương, chàng bước đến giường, định hỏi han và giải
huyệt cho Lạc Bình.
Nhưng thân hình ngà ngọc của nàng phơi bày lồ lộ trước mắt. Khiến lửa dục trong lòng chàng bốc lên ngùn ngụt. Hãn
Thanh lại tự xem Lạc Bình như thê thiếp nên không úy kỵ, chàng thả hồn
theo dục vọng, úp mặt vào ngực Ma Cơ, hít mùi hương trinh tiết từ da
thịt mỹ nhân.
Ngũ Đài Ma Cơ kinh hoàng rú lên những tiếng não
nùng. Đôi xương hàm bị trật khớp, tiếng kêu ú ớ không thành lời. Nhưng
như thế cũng đủ đánh thức lương tri của Hãn Thanh. Chàng hổ thẹn mặt vội y phục vào cho Lạc Bình rồi cõng nàng trên lưng mà đào thoát khỏi khu
hậu viện, trở về căn tiểu xá ở mé tả sân gạch.
Thương Tâm Kiếm mau mắn mở cửa phòng, đón Hãn Thanh vào. Thấy trên lưng chàng có người, gã thở phào:
- Không ngờ công tử lại cứu được Ngũ Đài Ma Cơ nhanh như vậy!
Hãn Thanh cười khổ:
- Tiểu đệ đã giết thiếu trang chủ Mộc Kỳ Dương! Chúng ta làm sao thoát khỏi nơi này mới là điều quan trọng!
Chàng đặt Lạc Bình xuống giường, én Khiếu Hồ tế nhị bước ra. Hãn Thanh lột
khăn che mặt và mặt nạ giả ra, rồi tiến hành việc giải huyệt cho Ma Cơ.
Trước tiên, chàng trả khớp hàm răng của nàng về chỗ cũ. Lạc Bình bật
khóc:
- Công tử! Nô tỳ những tưởng kiếp này chẳng còn được gặp mặt nhau!
Hãn Thanh mỉm cười:
- Ta xin lỗi vì đã giết chết tình quân của nàng!
Lạc Bình liếc chàng sắc như dao:
- Công tử có đền được cho nô tỳ không?
Ánh mắt nàng tình tứ, rực rỡ lửa yêu thương, khiến Hãn Thanh say đắm; Trong lúc này, nàng xinh đẹp và quyến rũ hơn cả Trịnh Tiểu Thuần và Viên
Nguyệt Hằng Nga Hà Hồng Hương!
Hãn Thanh chợt cảm thấy mình có
lỗi với người vợ ma quái. Chàng đã quá quen với lời giáo huấn của Mông
Diện La Sát, nên việc đa thê dường như là tội lỗi. Dù Tiểu Thuần đã mở
lời chấp thuận Lạc Bình, nhưng lòng chàng vẫn áy náy khôn nguôi!
Hãn Thanh gượng cười hỏi han, rồi giải huyệt cho Ngũ Đài Ma Cơ, Bất Biệt Cư Sĩ tinh thông cội nguồn võ học, từ một mà suy ra vạn pháp, vì vậy, thủ
thuật điểm huyệt của Tà Tẩu không làm khó được chàng.
Hãn Thanh nghiêm giọng:
- Chỉ lát nữa đây cái chết của Mộc Kỳ Dương và sự mất tích của nàng sẽ bị phát hiện. Trinh Nô mau mặc y phục của ta và mang mặt nạ này vào, nhân
lúc nhốn nháo, cùng Thương Tâm Kiếm én Khiếu Hồ thoát ra!
Tuy
không hiểu rõ đầu đuôi kế hoạch, Ma Cơ cũng ngoan ngoãn vâng lời. Nàng
liếc chàng rồi trút bỏ xiêm y chẳng chút ngượng ngùng. Thân hình khêu
gợi thon dài kia khiến trống ngực Hãn Thanh đánh thình thịch. Chàng nghe lửa dục lại xông lên, thở dài quay đi. Hãn Thanh biết mình ăn quá nhiều thịt rắn Hồng Sắc Mãng Xà nên dục tính mạnh mẽ, lúc nào cũng khao khát
ái ân, lòng không thanh tĩnh như xưa nữa. Chàng tự nhủ từ nay phải thận
trọng, nếu không sẽ biến thành kẻ tham dâm hiếu sắc!
Ma Cơ thấp
hơn Hãn Thanh nên mặc y phục của chàng không vừa. Tuy nhiên trong đêm
tối khó ai nhận ra. Nhưng điều nan giải nhất chính là đôi gò bồng đảo
cao vút của mỹ nhân. Lạc Bình thẹn thùng, ngúng nguẩy chỉ vào ngực mình
nói:
- Công tử! Thế này thì dấu được ai? Công tử phải giúp nô tỳ bó lại thôi!
Hãn Thanh ngượng ngùng dùng kiếm cắt tấm vảo bao nệm bông thành người dải rộng độ gang tay.
Ma Cơ cởi áo, đứng đối diện, da thịt trắng muốt, thơm tho khiến lòng quân tử xuyến xao. Hãn Thanh hổ thẹn nói:
- Ta đã may mắn tìm được Hồng Sắc Mãng Xà, luyện thành Thiên Ma Bách
Luyện công phu, nhưng lòng dục lại sục sôi, không còn đáng mặt quân tử
nữa! Từ nay, nàng chớ nên lõa thể trước mặt ta!
Lạc Bình thản nhiên nói:
- Nô tỳ đã nguyện suốt đời hầu hạ công tử, nào tiếc gì tấm thân này!
Hãn Thanh cứng họng, lặng lẽ xiết chặt những dải vải, bó ngực nàng lại.
Xong xuội, chàng búi lại tóc cho Ma Cơ rồi mở cửa gọi Thương Tâm Kiếm.
Họ én cười hỏi:
- Công tử đã có lương sách gì chưa?
Hãn Thanh gật đầu:
- Tại hạ sẽ xông ra cửa chính của sơn trang, én huynh cùng Lạc Bình trà
trộn vào toán quân truy sát mà trốn đi. Xin hẹn gặp nhau ở Lạc Dương!
Thương Tâm Kiếm ngần ngừ:
- Hay là công tử để ta đóng vai dụ địch cho!
Hãn Thanh cười mát:
- Khinh công của én huynh tuy cao cường nhưng không bằng tiểu đệ đâu!
Chàng đưa cho gã tấm mặt nạ thứ hai:
- Trước sau gì thì Tà Tẩu cũng sinh nghi khi thấy én huynh không quay
lại. Hãy dùng dung mạo này để tránh sự truy sát của Thần Tiên Giáo!
Ma Cơ lo lắng:
- Mong công tử bảo trọng!
Chàng gật đầu:
- Nàng cứ yên tâm về Hầu Phủ với lão Hầu Gia. Tín vật này sẽ giúp nàng chứng minh quan hệ với ta!
Chàng bèn trao cho nàng một mảnh kim bài nhỏ hơn bàn tay. Đây chính là Hầu Tước Kim Bài của dòng họ Mộ Dung!
Hãn Thanh mau mắn bỏ hai chiếc gối vào chăn cuộn lại, trông giống như một hình người rồi vác lên vai!
Chàng lần ra ngoài, trèo lên một cây Khổng Tước Đậu mà chờ. Lát sau, tiếng
chiêng báo động vang rền khắp sơn trang, đèn đuốc sáng rực!
Biết rõ đã đến lúc, Hãn Thanh nhảy xuống, lao vút về phía cổng chính.
Bộn thiu? hạ Thần Tiên Giáo phát hiện xông ra chặn lại. Thanh Hầu Tước Kiếm trong tay Hãn Thanh chớp lên, hóa thành chiếc chong chóng thép gạt
phăng vũ khí đối phương và tiện đứt những bàn tay hung hãn.
Sau khi tăng thêm mười năm công lực, bản lãnh chàng lợi hại hơn xưa một bậc, kiếm pháp cũng nhanh nhẹn tuyệt luân.
Thủ thức Trăm Uyển Lưu Sinh trong Nhất Nguyên Kiếm Pháp xuất phát từ lòng
nhân hậu. Đối phương chỉ bị chặt đứt cổ tay, mất khả năng làm ác nhưng
sinh mạng vẫn còn. Khi thi thố trong cuộc loạn chiến với số đông, kết
quả càng kỳ diệu!
Chưa đầy nửa khắc, Hãn Thanh đã vượt qua rừng
hòe, đến cổng chính của sơn trang bỏ lại sau lưng mấy chục tên tàn phế
và tiếng rên la thảm khốc.
Đám giáo đồ gác cửa trước mặt chàng có đến hai mươi người, chúng liều chết cầm chưng để lực lượng phía sau đến kịp. Nhưng Hãn Thanh được mền gối che chở sau lưng nên chẳng úy kỵ, lao vào phá vòng. Chàng vận toàn lực xuất chiêu Kình Ngư Phân Lãng, kiếm
phong vun vút xé nát phòng tuyến đối phương, giết liền bốn tên. Hãn
Thanh nương theo kiếm chiêu lướt đến sát cổng, vung kiếm chặt đứt dây
thiết luyện, lách ra ngoài.
Lúc này Kim Thạch Tà Tẩu và các đại
cao thủ đã xuống đến phía sau họ là một đoàn kỵ sĩ. Thấy hung thủ đã
thoát vào bóng đêm, Tà Tẩu giận dữ quát:
- Mau đuổi theo bắt cho được gã!
Đoàn kỵ sĩ dạ vang, thúc ngựa phi mau. Trên tay họ là kiếm tuốt trần và đuốc nhựa thông. Trong đám ấy có cả Thương Tâm Kiếm và gã sư đệ trẻ tuổi.
Toàn bộ nhân thủ của sơn trang lần lượt rời căn cứ, tỏa đi khắp nơi, cố tìm
cho được kẻ đã giết Mộc thiếu gia và bắt cóc Ngũ Đài Ma Cơ!
Kim Thạch Tà Tẩu căm hận rít lên:
- Ngày mốt mới là ngày đại hỉ, trong trang không hề có người lạ mặt, chỉ
toàn là thân hữu. Vật gã khốn kiếp kia làm sao vào được mà hạ thủ?
Hứa Hữu Tinh trầm giọng:
- Bản lãnh của hung thủ quả đáng sợ! Gã vác trên vai một người mà vẫn
chạy như bay, lại thêm kiếm pháp lợi hại tuyệt luân, không ai cầm chân
nổi!
Tà Tẩu giật mình vì một ý niệm nào đó, cao giọng nói:
- Tất cả người giáo đồ bị thương hãy đến đây!
Bọn chúng đã được băng bó, nhưng vẫn nghe đau đớn phi thường vì xương cổ
tay bị chặt đứt. Nghe gọi chúng thất thểu bước đến, đứng xếp hàng trước
mặt Tà Tẩu.
Mộc Tiến Luân tháo băng xem xét vết thương rồi thở dài:
- Đây chính là thủ pháp Trăm Uyển Lưu Sinh của Bất Biệt Cư Sĩ. Năm xưa,
Mai giáo chủ cũng bị Cao Hán Ngọc chặt đứt bàn tay phải như thế này đây!
Hứa Hữu Tinh kinh hãi nói:
- Chẳng lẽ hung thủ lại là Tiểu Hầu Gia Mộ Dung Hãn Thanh? Nhưng gã ấy làm gì có được một thân công lực thâm hậu như thế?
Tà Tẩu cười nhạt:
- Cứ bắt được gã rồi sẽ biết ngay! Mong Phó giáo chủ phát tín hiệu báo động toàn giáo, chặn mọi ngõ đường về Lạc Dương!
Hứa Hữu Tinh gật đầu:
- Quân sư yên tâm, nếu đúng là Mộ Dung tiểu tử thì gã không thoát khỏi Thiên La Địa Võng của bổn giáo đâu!