Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa

Chương 6: Chương 6




Tất cả đã lâu lắm rồi, nhưng riêng một hình ảnh từ thời cải tạo vẫn hằn lên ký ức tôi rõ lạ thường: một con quạ mỏ đỏ cứ nhìn Lạc bò dọc lối đi hẹp, hai bên là vực thẳm há hốc. Lưng nó gùi cái sọt tre vô hại dính đất, trong đó nó giấu cuốn Già Gô, tựa tiếng Hán cuốn Père Goriot - quyển sách nó sẽ đọc cho cô bé thợ may, cô sơn nữ duyên dáng cần văn hoá.

Suốt tháng Chín, sau khi vụ trộm thành công, chúng tôi bị cám dỗ, choáng ngợp, mê mẩn vì bí ẩn của thế giới bên ngoài, nhất là thế giới của phụ nữ, tình yêu và nhục dục, qua tiết lộ của các nhà văn tây phương từng ngày, từng trang, từng quyển sách. Không những Bốn Mắt rời núi không dám tố cáo chúng tôi, mà còn may mắn hơn, trưởng làng đã đi Vĩnh Kính họp hội nghị đảng Cộng sản. Trong khoảng trống chính trị sau đó, làng chúng tôi âm thầm rơi vào tình trạng vô chính phủ, Lạc và tôi ngưng ra đồng làm việc mà dân làng vẫn không một lời phản đối, họ vốn không muốn cải hoá từ dân trồng á phiện sang kẻ giám hộ linh hồn chúng tôi. Tôi khoá cửa kỹ hơn bao giờ, và sống với tiểu thuyết nước ngoài. Vì Lạc ưa chuộng Balzac, tôi để ông sang một bên, và với nhiệt tình tha thiết của một đứa mười tám, tôi đắm say hết tác giả này sang tác giả khác: Flaubert, Gogol, Melville, và ngay cả Romain Rolland.

Tôi hãy kể về Romain Rolland. Giữa các bộ sách trong va li của Bốn Mắt chỉ có một cuốn của ông: cuốn đầu của tuyệt tác bốn cuốn, Jean-Christophẹ Bản tiếng Hán của Phù Lôi, ông cũng dịch Balzac. Chuyện về một nhạc sĩ, và bản thân tôi đã từng chơi những bản vĩ cầm như Mozart Tưởng Nhớ Mao Chủ Tịch, vì thế tất nhiên tôi chú ý tới tác phẩm. Tôi đã định chỉ phất phơ qua loa, đọc lướt, nhưng khi đã mở sách tôi không thể đặt xuống nữa. Trước đó tôi thích đọc truyện ngắn: bố cục khéo và ý tưởng sắc sảo, truyện khiến ta cười hay nghẹn, sẽ ở lại trong ta cả đời. Tôi hoài nghi truyện dài. Nhưng Jean-Christophe, với cá tính sôi sục hoàn toàn không hoen ố vì ác tâm, là một tiết lộ bổ ích. Không có ông, tôi sẽ chả bao giờ hiểu sự huy hoàng của một cá nhân hành động tự do và độc lập. Trước khi có cuộc gặp gỡ nhờ trộm đạo với người hùng của Romain Rolland, trí óc nghèo nàn và cải tạo của tôi không thể hiểu khái niệm một người đứng lên chống lại toàn thế giới. Ý định phất phơ qua loa trở thành mối tình lớn. Ngay cả phong cách khoa trương thái quá, đôi khi xả láng, của tác giả cũng không giảm vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật đáng ngạc nhiên này. Tôi chìm đắm, trôi theo dòng chữ mạnh mẽ rót ra từ hàng trăm trang giấy. Đối với tôi, đó là cuốn sách tối thượng: một khi đã đọc nó, đời bạn cũng như thế giới bạn sống sẽ không bao giờ như cũ nữa.

Tình cảm của tôi với Jean-Christophe lớn tới nỗi, lần đầu tiên trong đời, tôi muốn sở hữu riêng mình hơn là chia sẻ với Lạc. Vì thế tôi viết câu đề tặng trên trang đầu sách như món quà cho sinh nhật sau của mình, và yêu cầu Lạc ký vào đó. Nó nói nó hân hạnh, như thể sự kiện trọng yếu đến nỗi đáng đi vào lịch sử. Nó viết tên bằng chỉ một nét bút, phóng khoáng, hào hiệp, khí thế, nối cả ba chữ bằng một vẻ bay bướm tao nhã chiếm gần nửa trang giấy. Về phần mình, tôi đề tặng nó ba cuốn của Balzac như món quà cho năm mới sắp đến: Père Goriot, Eugénie Grandet và Ursule Mirouët. Dưới lời đề tặng, tôi vẽ ba hình tượng trưng cho ba chữ tên mình. Hình đầu là con ngựa đang phi nước đại bờm bay trong gió; thứ hai là thanh gươm dài, nhọn, cán bằng xương, khắc tinh xảo, nạm kim cương; và thứ ba là cái chuông, chung quanh vẽ một số nét ngắn như tia, ám chỉ đang kêu báo hiệu. Tôi hài lòng với lời đề tặng của mình đến nỗi định nhỏ thêm một hai giọt máu để dâng hiến.

Tới giữa tháng, một cơn bão cuồng nộ thổi trên núi. Bão kéo dài cả đêm; mưa như trút nước. Sáng hôm sau, Lạc lên đường khi trời vừa rạng, với cuốn Père Goriot trong sọt tre, đúng với tham vọng đào tạo văn hoá cho cô bé thợ may đáng yêu. Như hiệp sĩ giang hồ, tuy không có chiến mã, nó khuất vào sương sớm che phủ đường tới làng cô bé thợ may.

Không muốn vi phạm lịnh giới nghiêm của chính quyền, đến tối nó quay lui, và ngoan ngoãn trở về căn nhà sàn của chúng tôi. Nó nói trận mưa gây đổ nát trên núi, buộc nó phải leo một chỏm hẹp chóng mặt do đất lở gây ra. Nó than vãn:

"Cô bé thợ may với mày thì chạy băng qua, nhưng tao phải bò mà vẫn sợ."

"Xa không?"

"Ít nhất bốn chục thước."

Đối với tôi vẫn là điều bí ẩn tại sao Lạc, một đứa dường như dám làm mọi thứ, lại sợ chiều cao như thế. Nó thuộc loại trí thức, cả đời chưa bao giờ leo cây. Tôi vẫn nhớ buổi chiều thời thơ ấu, khi chúng tôi bỗng muốn leo cái thang sắt rỉ của tháp nước. Ngay từ đầu, bàn tay nó xây xát rỉ sắt, và khi lên cao mười lăm thước nó nói:

"Tao cứ nghĩ thanh ngang gẫy dưới sức nặng của mình."

Tay nó chảy máu đau đớn càng làm nó sợ hơn. Cuối cùng nó bỏ cuộc, để tôi leo lên một mình. Từ đỉnh tháp tôi nghiêng người nhổ nước bọt xuống nó để đùa chơi, nhưng nước bọt bị gió cuốn đi. Năm sáu năm đã qua, nhưng tật sợ chiều cao của nó không giảm. Và nó đúng khi nói cô bé thợ may và tôi chạy trên chỏm núi hẹp không khó khăn gì. Thật vậy, khi đã qua bên kia chúng tôi thường phải đợi Lạc bắt kịp, và có thể rất lâu vì nó phải bò.

Một hôm, để đổi không khí, tôi quyết định tháp tùng Lạc trong chuyến hành hương của nó tới làng cô bé thợ may.

Lúc đến chỗ hiểm nghèo Lạc kể, làn gió nhẹ ban mai đổi thành cơn lốc núi. Tôi kinh ngạc khi thấy nỗi liều lĩnh Lạc đương đầu mỗi ngày. Ngay cả tôi cũng run rẩy khi đặt chân lên chỏm núi.

Ủng bên trái của tôi làm lở một viên đá, và hầu như cùng lúc đó ủng bên phải đạp vài tảng đất xuống vực. Tiếng rơi vào vực sâu, mãi một lúc sau mới nghe nhiều lần chạm đáy. Tiếng vang xa, thoạt tiên bên phải, rồi bên trái.

Đáng lẽ tôi không nên nhìn xuống: bên phải là khe đá nứt há hốc, sâu chóng mặt, cây cối dưới đáy lẫn trong sương mù. Tai tôi bắt đầu ù lúc tôi nhìn sang bên trái, đất lở tạo nên vực dốc thẳng đứng, sâu năm mươi thước.

May là chỏm hẹp không quá xa như Lạc nói. Trên tảng đá bên kia, một con quạ mỏ đỏ đang đậu, đầu nó rúc vào cánh một cách đáng sợ. Tôi hỏi bâng quơ:

"Mày muốn tao mang sọt cho mày không?"

Lạc đang lưỡng lự Ở đầu con đường.

"Ừ, mày giữ lấy."

Khi vác sọt lên lưng tôi bị luồng gió xô đẩy. Tiếng ù trong tai lớn hơn, tôi lắc đầu để xua đi, và cảm thấy hoa mắt. Lúc đó còn chịu được, thậm chí hơi thích thú. Tôi đi vài bước. Khi ngoái nhìn lại, tôi thấy Lạc vẫn ở chỗ cũ, bóng nó khẽ lắc lư như cây trước gió.

Dán chặt mắt xuống đất, tôi chậm chạp tiến bước, ngập ngừng như người đi dây. Nhưng được nửa đường, tôi thấy đá phía trước lắc lư sang phải, rồi sang trái như động đất. Tôi gập người theo bản năng, cơn chóng mặt không giảm đến khi tôi cúi xuống đủ thấp để giữ vững bằng cả hai taỵ Mồ hôi chảy thành dòng xuống lưng, ngực và trán. Tôi dùng lưng bàn tay lau trán, và ngạc nhiên thấy mồ hôi lạnh thế.

Tôi lại ngoái nhìn Lạc; hình như nó gọi, nhưng giọng nó bị nuốt chửng vì tiếng ù trong đầu tôi. Nhướng mắt để khỏi nhìn vực sâu hai bên, tôi thấy bóng đen của con quạ lượn trên cao, chậm rãi vỗ cánh trong ánh nắng chói chan.

Tôi tự hỏi:

"Thế này nghĩa là gì?"

Tôi không thể di chuyển, và ở đó, kẹt giữa chỏm núi, tôi tự hỏi ông bạn quí Jean-Christophe sẽ nói gì nếu tôi quay lại. Với một cái vẫy hống hách của cây gậy nhạc trưởng, ông sẽ chỉ lối cho tôi đi. Tôi nghĩ ông chắc hẳn sẽ không phản đối khi tôi rút lui trước tử thần. Xét cho cùng, làm sao tôi có thể chết lúc này, khi chưa biết yêu hay nhục cảm, chưa có hành động tự do cá nhân chống lại cả thế giới như ông?

Tôi còn muốn sống. Tôi quay một vòng, vẫn trên đầu gối, và bò ngược lại điểm khởi đầu. Mất thăng bằng nghĩa là nhào vào khoảng không, và tôi bám chặt lấy đất để sống. Bất chợt, tôi nghĩ đến Lạc. Nó phải trải qua cũng thử thách này, và nó đã từng qua được bên kia.

Giọng nó trở nên rõ hơn khi khoảng cách giữa chúng tôi ngắn lại. Tôi nhận thấy mặt nó xanh như chết, như thể nó sợ hơn cả tôi. Nó gọi, bảo tôi nên giạng chân trên đỉnh và lê mình tới trước. Tôi theo lời khuyên của nó, và trong tư thế mới này, dù bẽ mặt hơn, cho phép tôi đến với nó an toàn. Khi trở lại điểm khởi hành, tôi lảo đảo đứng lên và đặt sọt xuống.

Tôi hỏi nó:

"Ngày nào mày cũng kẹt thế này à?"

"Không, chỉ lần đầu thôi."

"Lúc nào nó cũng có đó hả?"

"Cái gì?"

"Con quạ."

Tôi chỉ về hướng con quạ mỏ đỏ, lúc này đã đậu xuống chóp núi, đúng nơi tôi quyết định quay lại để trở về.

Lạc nói:

"Ừ, mỗi sáng, làm như nó có hẹn với tao. Nhưng đến chiều tối tao trở về không bao giờ thấy nó."

Tôi không muốn làm trò cười lần nữa, vì thế tôi để Lạc đi một mình. Nó quảy sọt lên lưng, và từ từ cúi xuống đến khi ngón tay chạm đất. Rồi nó bám chắc tay lên đỉnh, tay nọ đặt trước tay kia, tiến tới đều đặn, chân nó gần chạm bàn tay ở mỗi bước. Một lát sau, nó ngừng lại ngọ nguậy mông về phía tôi như con khỉ giữ thăng bằng trên cành cây. Con quạ mỏ đỏ cất cánh lượn lên cao, đôi cánh lớn chậm chạp vỗ.

Đầy thán phục, tôi nhìn Lạc đến khi nó lên tới cuối chỏm núi, tôi nghĩ như nơi luyện ngục, và khuất sau mấy tảng đá. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy sợ cho cuộc phiêu lưu của nó với Balzac và cô bé thợ may sẽ đi đến đâu. Con quạ đen đã biến mất, để lại nỗi im lặng lạ kỳ trên núi.

*

Đêm hôm sau tôi giật mình thức giấc.

Mất một lúc tôi mới biết mình ở đâu. Trong bóng đêm tôi nghe tiếng thở đều: Lạc đang ngủ ở giường đối diện. Tôi mò mẫm tìm thuốc lá và châm lửa. Sự hiện diện rõ ràng của con lợn nái dưới nhà sàn xoa dịu tôi, nó dúi mõm vào vách chuồng, rồi như cuốn phim chiếu nhanh, giấc mơ tôi vừa có lại quay về với tất cả nỗi kinh hoàng của nó.

Lạc với một cô gái, và tôi đang từ xa nhìn họ lảo đảo dọc lối đi, hai bên là vực thẳm. Lúc đầu cô gái đi trước là con ông lao công ở bịnh viện cha mẹ chúng tôi làm việc. Một cô gái cùng lớp, nhu mì, bình thường, loại con gái tôi đã quên trên đời. Đúng lúc tôi tự hỏi cô làm gì ở đó với Lạc trên núi, cô biến thành cô bé thợ may, lanh lợi, vui tươi, gọn gàng trong chiếc áo phông trắng và quần đen. Cô không rảo bước qua chỏm núi, mà nghênh ngang, trong khi Lạc, gã tình nhân trẻ của cô, bò theo sau. Cả hai không mang sọt. Tóc cô bé thợ may không cột thành đuôi ngựa dầy và dài phía sau như thường lệ, và khi cô chạy mái tóc bồng bềnh trên vai như đôi cánh. Tôi lướt xem sườn núi tìm con quạ mỏ đỏ, và khi quay nhìn lại các bạn mình, cô bé thợ may đã biến mất. Giờ đây chỉ còn Lạc đang bò giữa chỏm núi, ngó đăm đăm xuống vực bên phải. Hình như nó gọi, nhưng tôi không nghe gì. Chẳng hiểu sao, tôi tìm thấy can đảm chạy tới nó trên chỏm núi. Đến gần, tôi hiểu ra cô bé thợ may đã rơi xuống vực. Dù vực dốc đứng, chúng tôi trượt theo sườn dốc tới đáy, tìm thấy thi thể cô trên nền đá. Cô ngã gập đôi người, đầu toác lớn. Máu đông ở hai vết nứt lớn sau gáy. Một vết cắt dài tới tận vầng trán xinh. Miệng cô méo, môi co lại để lộ nướu hồng và hàm răng nghiến chặt, như thể đang kêu thét, nhưng nín lặng, chỉ có mùi máu. Khi Lạc ôm cô vào vòng tay, tôi thấy nó cũng chảy máu. Máu chảy từ miệng, từ lỗ mũi trái, và một bên tai nó; máu chảy xuống cánh tay nó và nhỏ xuống đất.

Tôi kể cơn ác mộng, nhưng Lạc không màng. Nó bảo:

"Quên đi, tao cũng mơ như vậy nhiều lần."

Nó gom áo khoác và sọt trẹ Tôi hỏi:

"Mày có dặn cô bé thợ may tránh xa chỏm núi không?"

"Tất nhiên không. Đôi khi cô nàng cũng muốn đến đây."

"Bảo cô ấy khoan - ít nhất đến khi cái lối đi khốn nạn ấy quang đãng đã."

"Ừ, tao sẽ bảo."

Nó đang vội, và tôi gần như ganh tỵ với cuộc hẹn hò của nó với con quạ mỏ đỏ hắc ám.

"Đừng kể giấc mơ của tao với cô ấy nhé?"

"Chả sợ."

*

Trưởng làng trở về tạm thời chấm dứt chuyến hành hương mỗi ngày của Lạc.

Đặc ân tham dự đại hội Đảng cũng như một tháng sống cao sang trong thị trấn dường như không làm trưởng làng của chúng tôi hài lòng lắm. Ông có vẻ buồn phiền, má sưng. Mặt ông méo xệch giận dữ lúc nộ khí xung thiên vì một tên bác sĩ cách mạng ở nhà thương huyện.

"Đồ chó đẻ, đồ lang vườn ngu ngốc, răng sâu không nhổ lại nhổ răng lành ngay kế bên."

Ông càng điên tiết vì chảy máu sau khi nhổ cái răng hàm vô tội khiến ông không thể tỏ nỗi cuồng nộ của mình, mà chỉ ú ớ được vài lời khó hiểu. Ông trưng bằng cớ vụ nhổ răng cho bất cứ ai chỉ hơi tỏ vẻ thông cảm với bất hạnh của mình: một cái răng đen xỉn, chân nhọn hoắt màu vàng, cẩn thận gói trong vuông lụa đỏ mua ở hội chợ Vĩnh Kính.

Dạo này một chểnh mảng nhỏ nhất cũng làm ông sôi máu, vì thế Lạc và tôi mỗi sáng nghiêm túc ra đồng làm việc. Thậm chí chúng tôi không dám liều đổi giờ chiếc đồng hồ báo thức nhỏ mầu nhiệm của mình.

Một tối trưởng làng đang khốn khổ vì đau răng xuất hiện ở nhà chúng tôi, lúc chúng tôi đang làm cơm. Ông mở vuông lụa đỏ gói cái răng, và giơ ra một miếng kim loại nhỏ.

Ông bảo chúng tôi:

"Đây là thiếc nguyên chất, tao mua của thằng bán rong. Hơ trên lửa mười lăm phút nó sẽ chảy rạ"

Cả hai chúng tôi không nói gì. Chúng tôi cố nín cười vì đôi má sưng tướng của ông. Trông ông như từ trong phim giễu dở bước ra.

Trưởng làng nói bằng giọng dỗ ngọt lạ lùng:

"Cháu Lạc này, bác chắc cháu thấy ba cháu làm chuyện này cả ngàn lần rồi: khi thiếc chảy ra, cháu chỉ cần nhét một ít vào cái răng mục để giết sâu, đúng không? Là con của nha sĩ lừng danh, cháu chắc biết mấy chuyện này. Bác nhờ cháu chữa răng cho bác."

"Bác không đùa chứ? Bác muốn cháu trám răng bác bằng thiếc à?"

"Ừ. Nếu hết đau bác cho cháu nghỉ một tháng."

Viễn ảnh rất hấp dẫn, nhưng Lạc buộc phải can ông:

"Chỉ có thiếc thôi chẳng đủ đâu. Vả lại, ba cháu dùng dụng cụ hiện đại. Ba cháu thoạt tiên lấy cái khoan điện đào răng trước khi trám."

Trưởng làng ngẫm nghĩ. Ông đứng lên bước ra, lẩm bẩm một mình:

"Nó nói đúng. Mình thấy người ta làm vậy ở nhà thương huyện. Thằng cả đẫn nhổ răng lành của mình cũng có cái kim bự quay vòng vòng và kêu như máy."

Vài ngày sau, cơn đau của trưởng làng lu mờ vì cha của cô bé thợ may đến. Ánh ban mai lấp lánh trên chiếc máy may sáng chói, vác ngất ngưởng trên vai trần của một người phu.

Chuyến viếng thăm hàng năm của ông tới làng chúng tôi đã hoãn lại vài lần, không rõ vì quá nhiều việc hay vì thời khoá biểu lung tung của ông. Dù sao chăng nữa, ông đến báo hiệu ngày giờ hạnh phúc, dân làng vui mừng thấy người đàn ông nhỏ bé gân guốc xuất hiện với chiếc máy may sáng loáng chỉ vài tuần trước Tết Nguyên đán.

Theo thói quen khi tuần du các làng, ông để con gái ở nhà. Lần đầu chúng tôi gặp ông trên đường mòn hẹp trơn trợt, ông ngồi trên kiệu vì mưa và bùn lầy. Tuy nhiên, lần này trời nắng, ông đi bộ, vẻ trai trẻ gây ấn tượng sai về tuổi tác của ông. Ông đội mũ kết màu lục đã bạc - rõ là cái mũ con gái ông cho tôi mượn trong chuyến đi thăm cụ thợ xay - áo khoác xanh lùng thùng bên ngoài chiếc sơ mi vải nâu nhạt, đơm khuy kiểu cổ, và thắt lưng đen bóng bằng da thật.

Cả làng chạy ra đón ông. Tiếng trẻ con hò reo, tiếng phụ nữ vui mừng giũ tung khúc vải cất đi bao tháng ngày, pháo nổ lác đác, và tiếng ủn ỉn nháo nhác của bầy lợn trong làng hoà thành bầu không khí lễ hội. Các gia đình kéo ào đến cố mời ông về, ai cũng mong là khách hàng đầu tiên. Nhưng làm mọi người sửng sốt, ông thợ may già tuyên bố:

"Tôi sẽ trọ với hai anh bạn trẻ của con gái tôi."

Chúng tôi tự hỏi lựa chọn này có lý do thầm kín gì. Lời giải thích khả dĩ nhất chúng tôi có thể nghĩ ra là ông muốn tìm hiểu thêm về chàng trai có khả năng là con rể ông. Nhưng dù với động cơ nào, ngôi nhà sàn của chúng tôi biến thành hiệu may, nghĩa là chúng tôi sẽ chứng kiến những cảnh phụ nữ riêng tư mà trước đó chúng tôi chưa từng thấy. Đó là kỳ hội dài, hầu như náo loạn, đàn bà con gái mọi lứa tuổi, đơn sơ và xinh xắn, giàu và nghèo, thi đua nhau bằng vải vóc, rẻo viền, ruy băng, khuy nút, thậm chí chỉ may trong tủ áo mơ ước của họ. Nhìn họ những lúc thử y phục, Lạc và tôi kinh ngạc thấy họ khích động làm sao, lòng khát khao áo mới khiến họ nóng nảy, và tự nhiên đến thế. Rõ ràng không một chế độ chính trị nào, một sự nghèo khốn nào có thể ngăn không cho phụ nữ muốn mặc đẹp: một ước muốn xưa như trái đất, xưa như ước muốn có con.

Đến tối tất cả trứng, thịt, rau, trái cây dân làng mang tới biếu bác phó may già cũng như bao tặng phẩm, chất đống ở góc phòng. Đàn ông đến nhập bọn với các bà. Những kẻ rụt rè hơn ngồi cạnh lửa, đầu trần cúi xuống, dùng dao quắm cắt móng taỵ Họ ít dám nhìn đàn con gái. Kẻ khác từng trải và huyên náo hơn, đùa bỡn với phụ nữ và cợt nhả thô bỉ. Uy quyền của bác phó may bị thách thức nghiêm trọng, đến khi ông mệt mỏi và khó chịu, ra lịnh cho họ ra khỏi nhà.

Ba chúng tôi vừa ăn tối chung trong yên tĩnh, vừa cười nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên trên sơn đạo. Sau bữa cơm tối thân mật, tôi đề nghị đãi khách bằng vài bản vĩ cầm trước khi đi ngủ. Mắt ông trĩu nặng và ông từ chối lời mời.

Ông ngoác miệng ngáp dài:

"Hay là kể cho bác một câu chuyện. Hai cháu kể chuyện tài tình, con gái bác nói thế. Vì vậy bác mới nhất định ở nhà các cháu."

Có thể vì ông thợ may miền núi đã mệt, hay vì Lạc không muốn bố vợ tương lai tưởng nó quá tự phụ, nhưng hình như nó nghĩ nên để tôi nhận danh dự đó. Nó khích lệ:

"Kể đi. Kể chuyện nào tao chưa nghe ấy."

Hơi lưỡng lự, tôi đồng ý nhận vai trò kể chuyện giờ đi ngủ, và trước khi vào chuyện, tôi cẩn thận mời thính giả rửa chân bằng nước ấm và chui vào chăn, nhỡ họ cảm thấy buồn ngủ trước khi tôi kể xong. Chúng tôi lấy ra hai cái chăn sạch, và mời khách vào giường Lạc. Rồi hai đứa cùng chen vào giường tôi. Tới lúc bắt đầu. Tôi thổi tắt ngọn đèn để tiết kiệm dầu, nghe tiếng ông thợ may ngáp lớn và dài hơn, tôi nằm ngửa lưng, gối đầu lên gối, mắt nhắm và đợi những lời mở đầu tuôn khỏi miệng mình.

Chắc hẳn tôi sẽ chọn một chuyện phim Trung Hoa hay Bắc Hàn, hay ngay cả một phim Albany, nếu tôi chưa nếm trái cấm trong chiếc va li bí mật của Bốn Mắt. Chủ nghĩa hiện thực vô sản ảm đạm của các phim đó là toàn bộ giáo dục văn hoá của tôi cho tới gần đây, đã tách tôi xa khỏi những đam mê của con người và những cảm xúc thật, xa đời thường tới nỗi tôi thấy hình như không còn gì băn khoăn về chúng nữa vào lúc đêm khuya này. Bỗng nhiên, cuốn tiểu thuyết tôi vừa đọc xong thoáng qua trí. Tôi tin chắc Lạc chưa đọc, nó vẫn còn mê mải vào Balzac.

Tôi luồn ra khỏi tấm chăn và ngồi dưới chân giường, suy ngẫm về việc tinh tế, khó khăn nhất: làm cách nào kể câu mở đầu. Tôi muốn bắt đầu trực khởi và lôi cuốn.

"Đó là năm 1815, chúng ta đang ở Marseilles. "

Giọng tôi vang lên trong bóng tối như mực của gian phòng. Bác thợ may ngái ngủ cắt ngang:

"Marseilles ở đâu?"

"Ở bên kia địa cầu, một hải cảng lớn của Pháp."

"Tại sao cháu muốn đưa chúng tôi đi xa như thế?"

"Cháu sẽ kể câu chuyện về một thủy thủ Pháp. Nếu bác không thích, có lẽ mình nên đi ngủ. Chúc bác ngủ ngon!"

Trong bóng đêm Lạc cúi tới khẽ thì thầm:

"Khá lắm!"

Một hai phút sau tôi lại nghe tiếng ông thợ may:

"Tên anh thủy thủ Pháp của cháu là gì nhỉ?"

"Lúc đầu anh ta là Edmond Dantès, nhưng về sau anh ta trở thành Bá tước Monte Cristọ"

"Cristo à?"

"Đó là một cái tên khác của Jesus, có nghĩa là vị cứu tinh, hay chúa cứu thế."

Và thế là tôi bắt đầu kể chuyện tiểu thuyết của Alexandre Dumas. Thỉnh thoảng Lạc thấp giọng cắt ngang với những câu bình phẩm ngắn và thông minh. Niềm vui của nó khuyến khích tôi, chẳng bao lâu sau, tôi không còn e dè trước người khách. Còn bác thợ may, không những mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả, mà hiển nhiên bị áp đảo vì những cái tên ngoại quốc và những chốn xa xôi tôi kể. Ông không nói thêm lời nào; tôi chắc ông ngủ ngay.

Nghệ thuật của bậc thầy Dumas hấp dẫn tới nỗi tôi quên hết về người khách, và chữ nghĩa trong tôi cứ tuôn ra. Những câu của tôi càng lúc càng chính xác hơn, cụ thể hơn, cô đọng hơn. Tôi thành công với một số cố gắng trong việc giữ giọng đơn sơ của câu mở đầu. Việc đó không dễ, nhưng trong lúc kể tôi vui mừng bàng hoàng thấy kỹ thuật kể chuyện mở ra trước mắt mình: làm sao Dumas tạo lập chủ đề báo thù, đưa ra nhiều mạch chuyện, rồi cuối cùng gom vào với bàn tay vững chắc, khéo léo và táo bạo. Như ta thấy một cây đại thụ bật gốc: thân cây cao quý, cành cây hùng vĩ, rễ cây trần trụi cường tráng.

Tôi mất khái niệm thời gian. Tôi đã nói bao lâu? Một giờ? Hai giờ? Chúng tôi đã đến chỗ vị anh hùng, người thủy thủ Pháp, bị nhốt trong xà lim hai mươi năm. Tôi cảm thấy uể oải và phải ngưng. Lạc thì thầm:

"Bây giờ mày khá hơn tao. Lẽ ra mày nên làm văn sĩ."

Say sưa như thể nhận lời khen của tay kể chuyện bậc thầy, tôi thiếp ngủ ngon lành. Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng ông thợ may già ồm ồm trong bóng tối.

"Tại sao cháu ngừng?"

Tôi thốt lên:

"Xin lỗi bác! Cháu nghĩ bác ngủ rồi."

"Đâu có. Bác vẫn nghe đấy. Bác thích chuyện của cháu."

"Cháu mệt quá rồi."

Ông thợ may già nài nỉ:

"À thì cố thêm tí nữa."

Tôi nói:

"Vâng, tí nữa thôi. Bác nhớ cháu ngưng ở đâu không?"

"Ông ấy bị ném vào ngục tối trong pháo đài trên đảo."

Tôi cảm kích vì sự chú ý của vị thính giả già, và kể tiếp câu chuyện của mình. Cứ mỗi nửa tiếng tôi lại ngừng, lúc nào cũng ở chỗ hồi hộp, không vì mệt nhưng vì không thể không khoe mánh lới của tay kể chuyện nhà nghề. Tôi buộc ông năn nỉ tôi kể tiếp. Trời đã gần sáng lúc chúng tôi đến đoạn tu viện trưởng tiết lộ bí mật về kho tàng thần thoại giấu trên đảo Monte Cristo, và giúp Edmond trốn khỏi xà lim cùng khổ. Ánh ban mai mờ xám rọi vào phòng qua những khe nứt trên tường, cùng tiếng chim én, cu gáy, se sẻ líu ríu, líu lo.

Đêm không ngủ này khiến chúng tôi kiệt sức. Ông thợ may phải hiến một số tiền nhỏ cho làng, để thuyết phục trưởng làng cho chúng tôi nghỉ.

Ông cụ nháy mắt với tôi và nói:

"Ngủ ngon nhé, và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hẹn kế của tôi với anh thủy thủ Pháp đấy."

Đó là câu chuyện dài nhất tôi đã từng kể, vì mất cả chín đêm mới đến đoạn cuối. Tôi không hiểu ông thợ may già tìm đâu ra năng lực để làm việc trong ngày. Hiển nhiên một số chi tiết ông bắt được trong câu truyện Pháp bắt đầu có ảnh hưởng kín đáo trên y phục ông may cho dân làng. Dumas sẽ rất ngạc nhiên thấy đàn ông miền núi diện bộ áo thủy thủ cổ vuông lất phất trong gió. Hầu như bạn có thể ngửi thấy mùi mằn mặn của Địa Trung Hải. Quần xanh thủy thủ Dumas đã nhắc đến, và đồ đệ của ông là bác phó may già nhái lại, đã chinh phục trái tim các cô gái bằng quần ống loe phất phới, thoảng mùi Côte d'Azur. Ông thợ may nhờ bọn tôi vẽ chiếc mỏ neo năm cánh, và trong nhiều năm nó trở thành mẫu trang trí phổ biến nhất trong thời trang phụ nữ ở núi Phụng Hoàng. Một số bà còn thêu chỉ vàng những chiếc neo nhỏ tí trên cúc áo. Nhưng có một số chi tiết trong tiểu thuyết của Dumas bọn tôi giữ riêng, chẳng hạn kiểu hoa huệ thêu trang điểm nịt ngực và áo đầm của Mercedes. Bí mật đó chúng tôi giành riêng cho cô con gái bác thợ may.

Đêm kể chuyện thứ ba suýt chấm dứt trong tai hoạ. Lúc đó khoảng năm giờ sáng. Chúng tôi đang ở giữa cốt truyện - đoạn hay nhất theo ý tôi. Bá tước Monte Cristo trở lại Paris, và nhờ những mưu tính khôn ngoan, ông đã có thể lại gần ba kẻ thù không đội trời chung mà ông muốn rửa hận. Ông đi từng con chốt trong ván cờ tài tình hiểm ác. Chẳng bao lâu, viên công tố vướng bẫy giăng thận trọng của Bá tước. Đột nhiên, đúng lúc Bá tước sắp ngả lòng yêu con gái viên công tố, một bóng đen cầm đèn pin lù lù nơi ngưỡng cửa. Tia sáng đuổi Bá tước Pháp, và đem chúng tôi ngay trở lại thực tế.

Ông trưởng làng chúng tôi, đầu đội mũ kết. Bộ mặt sưng vù của ông biến thành bức chạm nổi kỳ quái vì những bóng đen trên mặt ông trong ánh đèn pin. Chúng tôi chìm đắm trong Dumas tới nỗi không nghe tiếng chân ông.

Ông thợ may gọi to:

"A, ngọn gió lành nào mang bác tới đây thế? Tôi đang tự hỏi chẳng hiểu năm nay có may mắn được gặp bác không? Nghe nói bác khổ sở vì bàn tay của một tên lang băm."

Trưởng làng không hạ cố nhìn khách của chúng tôi, như thể ông không biết sự hiện diện của bác. Ông chĩa đèn pin vào mặt tôi. Tôi hỏi:

"Có chuyện gì trục trặc ạ?"

"Theo tao. Có chuyện nói ở Ban An ninh tại ủy ban xã."

Tuy đau răng khiến ông quát được tôi, tiếng lầm bầm của ông làm tôi sợ đứng tim, vì chỉ cái tên Ban An ninh cũng đủ mang hình ảnh tra tấn và địa ngục tới cho kẻ thù giai cấp.

Tôi vừa run rẩy thắp ngọn đèn dầu vừa hỏi:

"Vì chuyện gì?"

"Mày gieo rắc rác rưởi phản động. May cho làng ta, vì tao không bao giờ ngủ, tao luôn cảnh giác. Tao ở đây từ nửa đêm, nghe hết mấy thứ mày nói, cả nguyên câu chuyện phản động của Bá tước Gì-Gì đó."

Lạc xen vào:

"Đúng, ông Bá tước này không phải người Trung Hoạ"

"Tao cóc cần. Có ngày cách mạng của ta sẽ chiến thắng trên toàn thế giới! Đứa nào mang tước hiệu Bá tước, bất kể quốc tịch gì, theo định nghĩa đều là phản động."

Lạc nói:

"Khoan đã, đồng chí. Ông không biết câu chuyện này bắt đầu ra sao. Trước khi mạo nhận là quí tộc, ông này là thủy thủ nghèo, và dân đi biển thuộc tầng lớp công nhân cách mạng - trong Sách Đỏ nói như vậy."

Trưởng làng vặn lại:

"Đừng lải nhải mất thì giờ của tao. Có bao giờ mày nghe một người tốt định qua mặt ủy viên công tố chưa?"

Nói xong ông nhổ nước bọt xuống sàn, dấu hiệu ông sẽ dùng vũ lực nếu tôi không đi theo ông.

Tôi bò khỏi giường, cam chịu số mạng, mặc quần và áo khoác dầy nhất của mình, như kẻ chuẩn bị Ở lâu trong tù. Dốc túi áo sơ mi, tôi thấy vài đồng xu đưa cho Lạc để khỏi mất vào tay bọn An ninh côn đồ. Lạc ném chúng lên giường.

Nó nói:

"Tao đi với mày."

"Đừng, mày cứ ở đây coi sóc mọi thứ cho tốt."

Tôi phải ngăn nước mắt khi nói. Cái nhìn của Lạc bảo tôi rằng nó hiểu tôi muốn nói gì: giấu kỹ sách trong trường hợp tôi bị tra tấn khai ra. Tôi không chắc mình chịu nổi đánh đập, thiên hạ nói đó là thủ tục tiêu chuẩn lúc hỏi cung ở Ban An ninh. Chân tôi run rẩy bước tới trưởng làng. Tôi thấy mình run như lần đầu tiên ấu đả hồi nhỏ: tôi lao tới đối thủ để tỏ ra can đảm, nhưng chân tôi run rẩy chịu thua.

Hơi thở trưởng làng hôi thối. Cặp mắt nhỏ, một con vẫn có ba đốm máu, nhìn tôi đăm đăm dữ tợn. Trong thoáng chốc, tôi nghĩ ông sẽ túm cổ áo tôi và ném tôi xuống thang. Nhưng ông cứ đứng đó, dán chặt chân tại chỗ. Cuối cùng ông quay mắt đi, nhìn sơ vạt giường, rồi hướng về phía Lạc và hỏi:

"Mày nhớ miếng thiếc tao đưa mày coi không?"

Lạc hoang mang đáp:

"Không nhớ lắm."

"Cái món tao nhờ mày nhét vào răng sâu của tao đó."

"Vâng, tôi nhớ rồi."

Trưởng làng lấy gói lụa đỏ trong túi áo khoác ra:

"Tao còn đây."

Lạc vẫn bối rối:

"Tôi không hiểu ông nói gì."

"Nếu mày, con một ông nha sĩ cừ khôi, có thể chữa răng cho tao, tao sẽ để thằng bạn mày yên. Nếu không, tao sẽ dẫn nó thẳng tới Ban An ninh, báo cáo nó gieo rắc rác rưởi phản động."

Tất cả đã lâu lắm rồi, nhưng riêng một hình ảnh từ thời cải tạo vẫn hằn lên ký ức tôi rõ lạ thường: một con quạ mỏ đỏ cứ nhìn Lạc bò dọc lối đi hẹp, hai bên là vực thẳm há hốc. Lưng nó gùi cái sọt tre vô hại dính đất, trong đó nó giấu cuốn Già Gô, tựa tiếng Hán cuốn Père Goriot - quyển sách nó sẽ đọc cho cô bé thợ may, cô sơn nữ duyên dáng cần văn hoá.

Suốt tháng Chín, sau khi vụ trộm thành công, chúng tôi bị cám dỗ, choáng ngợp, mê mẩn vì bí ẩn của thế giới bên ngoài, nhất là thế giới của phụ nữ, tình yêu và nhục dục, qua tiết lộ của các nhà văn tây phương từng ngày, từng trang, từng quyển sách. Không những Bốn Mắt rời núi không dám tố cáo chúng tôi, mà còn may mắn hơn, trưởng làng đã đi Vĩnh Kính họp hội nghị đảng Cộng sản. Trong khoảng trống chính trị sau đó, làng chúng tôi âm thầm rơi vào tình trạng vô chính phủ, Lạc và tôi ngưng ra đồng làm việc mà dân làng vẫn không một lời phản đối, họ vốn không muốn cải hoá từ dân trồng á phiện sang kẻ giám hộ linh hồn chúng tôi. Tôi khoá cửa kỹ hơn bao giờ, và sống với tiểu thuyết nước ngoài. Vì Lạc ưa chuộng Balzac, tôi để ông sang một bên, và với nhiệt tình tha thiết của một đứa mười tám, tôi đắm say hết tác giả này sang tác giả khác: Flaubert, Gogol, Melville, và ngay cả Romain Rolland.

Tôi hãy kể về Romain Rolland. Giữa các bộ sách trong va li của Bốn Mắt chỉ có một cuốn của ông: cuốn đầu của tuyệt tác bốn cuốn, Jean-Christophẹ Bản tiếng Hán của Phù Lôi, ông cũng dịch Balzac. Chuyện về một nhạc sĩ, và bản thân tôi đã từng chơi những bản vĩ cầm như Mozart Tưởng Nhớ Mao Chủ Tịch, vì thế tất nhiên tôi chú ý tới tác phẩm. Tôi đã định chỉ phất phơ qua loa, đọc lướt, nhưng khi đã mở sách tôi không thể đặt xuống nữa. Trước đó tôi thích đọc truyện ngắn: bố cục khéo và ý tưởng sắc sảo, truyện khiến ta cười hay nghẹn, sẽ ở lại trong ta cả đời. Tôi hoài nghi truyện dài. Nhưng Jean-Christophe, với cá tính sôi sục hoàn toàn không hoen ố vì ác tâm, là một tiết lộ bổ ích. Không có ông, tôi sẽ chả bao giờ hiểu sự huy hoàng của một cá nhân hành động tự do và độc lập. Trước khi có cuộc gặp gỡ nhờ trộm đạo với người hùng của Romain Rolland, trí óc nghèo nàn và cải tạo của tôi không thể hiểu khái niệm một người đứng lên chống lại toàn thế giới. Ý định phất phơ qua loa trở thành mối tình lớn. Ngay cả phong cách khoa trương thái quá, đôi khi xả láng, của tác giả cũng không giảm vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật đáng ngạc nhiên này. Tôi chìm đắm, trôi theo dòng chữ mạnh mẽ rót ra từ hàng trăm trang giấy. Đối với tôi, đó là cuốn sách tối thượng: một khi đã đọc nó, đời bạn cũng như thế giới bạn sống sẽ không bao giờ như cũ nữa.

Tình cảm của tôi với Jean-Christophe lớn tới nỗi, lần đầu tiên trong đời, tôi muốn sở hữu riêng mình hơn là chia sẻ với Lạc. Vì thế tôi viết câu đề tặng trên trang đầu sách như món quà cho sinh nhật sau của mình, và yêu cầu Lạc ký vào đó. Nó nói nó hân hạnh, như thể sự kiện trọng yếu đến nỗi đáng đi vào lịch sử. Nó viết tên bằng chỉ một nét bút, phóng khoáng, hào hiệp, khí thế, nối cả ba chữ bằng một vẻ bay bướm tao nhã chiếm gần nửa trang giấy. Về phần mình, tôi đề tặng nó ba cuốn của Balzac như món quà cho năm mới sắp đến: Père Goriot, Eugénie Grandet và Ursule Mirouët. Dưới lời đề tặng, tôi vẽ ba hình tượng trưng cho ba chữ tên mình. Hình đầu là con ngựa đang phi nước đại bờm bay trong gió; thứ hai là thanh gươm dài, nhọn, cán bằng xương, khắc tinh xảo, nạm kim cương; và thứ ba là cái chuông, chung quanh vẽ một số nét ngắn như tia, ám chỉ đang kêu báo hiệu. Tôi hài lòng với lời đề tặng của mình đến nỗi định nhỏ thêm một hai giọt máu để dâng hiến.

Tới giữa tháng, một cơn bão cuồng nộ thổi trên núi. Bão kéo dài cả đêm; mưa như trút nước. Sáng hôm sau, Lạc lên đường khi trời vừa rạng, với cuốn Père Goriot trong sọt tre, đúng với tham vọng đào tạo văn hoá cho cô bé thợ may đáng yêu. Như hiệp sĩ giang hồ, tuy không có chiến mã, nó khuất vào sương sớm che phủ đường tới làng cô bé thợ may.

Không muốn vi phạm lịnh giới nghiêm của chính quyền, đến tối nó quay lui, và ngoan ngoãn trở về căn nhà sàn của chúng tôi. Nó nói trận mưa gây đổ nát trên núi, buộc nó phải leo một chỏm hẹp chóng mặt do đất lở gây ra. Nó than vãn:

"Cô bé thợ may với mày thì chạy băng qua, nhưng tao phải bò mà vẫn sợ."

"Xa không?"

"Ít nhất bốn chục thước."

Đối với tôi vẫn là điều bí ẩn tại sao Lạc, một đứa dường như dám làm mọi thứ, lại sợ chiều cao như thế. Nó thuộc loại trí thức, cả đời chưa bao giờ leo cây. Tôi vẫn nhớ buổi chiều thời thơ ấu, khi chúng tôi bỗng muốn leo cái thang sắt rỉ của tháp nước. Ngay từ đầu, bàn tay nó xây xát rỉ sắt, và khi lên cao mười lăm thước nó nói:

"Tao cứ nghĩ thanh ngang gẫy dưới sức nặng của mình."

Tay nó chảy máu đau đớn càng làm nó sợ hơn. Cuối cùng nó bỏ cuộc, để tôi leo lên một mình. Từ đỉnh tháp tôi nghiêng người nhổ nước bọt xuống nó để đùa chơi, nhưng nước bọt bị gió cuốn đi. Năm sáu năm đã qua, nhưng tật sợ chiều cao của nó không giảm. Và nó đúng khi nói cô bé thợ may và tôi chạy trên chỏm núi hẹp không khó khăn gì. Thật vậy, khi đã qua bên kia chúng tôi thường phải đợi Lạc bắt kịp, và có thể rất lâu vì nó phải bò.

Một hôm, để đổi không khí, tôi quyết định tháp tùng Lạc trong chuyến hành hương của nó tới làng cô bé thợ may.

Lúc đến chỗ hiểm nghèo Lạc kể, làn gió nhẹ ban mai đổi thành cơn lốc núi. Tôi kinh ngạc khi thấy nỗi liều lĩnh Lạc đương đầu mỗi ngày. Ngay cả tôi cũng run rẩy khi đặt chân lên chỏm núi.

Ủng bên trái của tôi làm lở một viên đá, và hầu như cùng lúc đó ủng bên phải đạp vài tảng đất xuống vực. Tiếng rơi vào vực sâu, mãi một lúc sau mới nghe nhiều lần chạm đáy. Tiếng vang xa, thoạt tiên bên phải, rồi bên trái.

Đáng lẽ tôi không nên nhìn xuống: bên phải là khe đá nứt há hốc, sâu chóng mặt, cây cối dưới đáy lẫn trong sương mù. Tai tôi bắt đầu ù lúc tôi nhìn sang bên trái, đất lở tạo nên vực dốc thẳng đứng, sâu năm mươi thước.

May là chỏm hẹp không quá xa như Lạc nói. Trên tảng đá bên kia, một con quạ mỏ đỏ đang đậu, đầu nó rúc vào cánh một cách đáng sợ. Tôi hỏi bâng quơ:

"Mày muốn tao mang sọt cho mày không?"

Lạc đang lưỡng lự Ở đầu con đường.

"Ừ, mày giữ lấy."

Khi vác sọt lên lưng tôi bị luồng gió xô đẩy. Tiếng ù trong tai lớn hơn, tôi lắc đầu để xua đi, và cảm thấy hoa mắt. Lúc đó còn chịu được, thậm chí hơi thích thú. Tôi đi vài bước. Khi ngoái nhìn lại, tôi thấy Lạc vẫn ở chỗ cũ, bóng nó khẽ lắc lư như cây trước gió.

Dán chặt mắt xuống đất, tôi chậm chạp tiến bước, ngập ngừng như người đi dây. Nhưng được nửa đường, tôi thấy đá phía trước lắc lư sang phải, rồi sang trái như động đất. Tôi gập người theo bản năng, cơn chóng mặt không giảm đến khi tôi cúi xuống đủ thấp để giữ vững bằng cả hai taỵ Mồ hôi chảy thành dòng xuống lưng, ngực và trán. Tôi dùng lưng bàn tay lau trán, và ngạc nhiên thấy mồ hôi lạnh thế.

Tôi lại ngoái nhìn Lạc; hình như nó gọi, nhưng giọng nó bị nuốt chửng vì tiếng ù trong đầu tôi. Nhướng mắt để khỏi nhìn vực sâu hai bên, tôi thấy bóng đen của con quạ lượn trên cao, chậm rãi vỗ cánh trong ánh nắng chói chan.

Tôi tự hỏi:

"Thế này nghĩa là gì?"

Tôi không thể di chuyển, và ở đó, kẹt giữa chỏm núi, tôi tự hỏi ông bạn quí Jean-Christophe sẽ nói gì nếu tôi quay lại. Với một cái vẫy hống hách của cây gậy nhạc trưởng, ông sẽ chỉ lối cho tôi đi. Tôi nghĩ ông chắc hẳn sẽ không phản đối khi tôi rút lui trước tử thần. Xét cho cùng, làm sao tôi có thể chết lúc này, khi chưa biết yêu hay nhục cảm, chưa có hành động tự do cá nhân chống lại cả thế giới như ông?

Tôi còn muốn sống. Tôi quay một vòng, vẫn trên đầu gối, và bò ngược lại điểm khởi đầu. Mất thăng bằng nghĩa là nhào vào khoảng không, và tôi bám chặt lấy đất để sống. Bất chợt, tôi nghĩ đến Lạc. Nó phải trải qua cũng thử thách này, và nó đã từng qua được bên kia.

Giọng nó trở nên rõ hơn khi khoảng cách giữa chúng tôi ngắn lại. Tôi nhận thấy mặt nó xanh như chết, như thể nó sợ hơn cả tôi. Nó gọi, bảo tôi nên giạng chân trên đỉnh và lê mình tới trước. Tôi theo lời khuyên của nó, và trong tư thế mới này, dù bẽ mặt hơn, cho phép tôi đến với nó an toàn. Khi trở lại điểm khởi hành, tôi lảo đảo đứng lên và đặt sọt xuống.

Tôi hỏi nó:

"Ngày nào mày cũng kẹt thế này à?"

"Không, chỉ lần đầu thôi."

"Lúc nào nó cũng có đó hả?"

"Cái gì?"

"Con quạ."

Tôi chỉ về hướng con quạ mỏ đỏ, lúc này đã đậu xuống chóp núi, đúng nơi tôi quyết định quay lại để trở về.

Lạc nói:

"Ừ, mỗi sáng, làm như nó có hẹn với tao. Nhưng đến chiều tối tao trở về không bao giờ thấy nó."

Tôi không muốn làm trò cười lần nữa, vì thế tôi để Lạc đi một mình. Nó quảy sọt lên lưng, và từ từ cúi xuống đến khi ngón tay chạm đất. Rồi nó bám chắc tay lên đỉnh, tay nọ đặt trước tay kia, tiến tới đều đặn, chân nó gần chạm bàn tay ở mỗi bước. Một lát sau, nó ngừng lại ngọ nguậy mông về phía tôi như con khỉ giữ thăng bằng trên cành cây. Con quạ mỏ đỏ cất cánh lượn lên cao, đôi cánh lớn chậm chạp vỗ.

Đầy thán phục, tôi nhìn Lạc đến khi nó lên tới cuối chỏm núi, tôi nghĩ như nơi luyện ngục, và khuất sau mấy tảng đá. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy sợ cho cuộc phiêu lưu của nó với Balzac và cô bé thợ may sẽ đi đến đâu. Con quạ đen đã biến mất, để lại nỗi im lặng lạ kỳ trên núi.

*

Đêm hôm sau tôi giật mình thức giấc.

Mất một lúc tôi mới biết mình ở đâu. Trong bóng đêm tôi nghe tiếng thở đều: Lạc đang ngủ ở giường đối diện. Tôi mò mẫm tìm thuốc lá và châm lửa. Sự hiện diện rõ ràng của con lợn nái dưới nhà sàn xoa dịu tôi, nó dúi mõm vào vách chuồng, rồi như cuốn phim chiếu nhanh, giấc mơ tôi vừa có lại quay về với tất cả nỗi kinh hoàng của nó.

Lạc với một cô gái, và tôi đang từ xa nhìn họ lảo đảo dọc lối đi, hai bên là vực thẳm. Lúc đầu cô gái đi trước là con ông lao công ở bịnh viện cha mẹ chúng tôi làm việc. Một cô gái cùng lớp, nhu mì, bình thường, loại con gái tôi đã quên trên đời. Đúng lúc tôi tự hỏi cô làm gì ở đó với Lạc trên núi, cô biến thành cô bé thợ may, lanh lợi, vui tươi, gọn gàng trong chiếc áo phông trắng và quần đen. Cô không rảo bước qua chỏm núi, mà nghênh ngang, trong khi Lạc, gã tình nhân trẻ của cô, bò theo sau. Cả hai không mang sọt. Tóc cô bé thợ may không cột thành đuôi ngựa dầy và dài phía sau như thường lệ, và khi cô chạy mái tóc bồng bềnh trên vai như đôi cánh. Tôi lướt xem sườn núi tìm con quạ mỏ đỏ, và khi quay nhìn lại các bạn mình, cô bé thợ may đã biến mất. Giờ đây chỉ còn Lạc đang bò giữa chỏm núi, ngó đăm đăm xuống vực bên phải. Hình như nó gọi, nhưng tôi không nghe gì. Chẳng hiểu sao, tôi tìm thấy can đảm chạy tới nó trên chỏm núi. Đến gần, tôi hiểu ra cô bé thợ may đã rơi xuống vực. Dù vực dốc đứng, chúng tôi trượt theo sườn dốc tới đáy, tìm thấy thi thể cô trên nền đá. Cô ngã gập đôi người, đầu toác lớn. Máu đông ở hai vết nứt lớn sau gáy. Một vết cắt dài tới tận vầng trán xinh. Miệng cô méo, môi co lại để lộ nướu hồng và hàm răng nghiến chặt, như thể đang kêu thét, nhưng nín lặng, chỉ có mùi máu. Khi Lạc ôm cô vào vòng tay, tôi thấy nó cũng chảy máu. Máu chảy từ miệng, từ lỗ mũi trái, và một bên tai nó; máu chảy xuống cánh tay nó và nhỏ xuống đất.

Tôi kể cơn ác mộng, nhưng Lạc không màng. Nó bảo:

"Quên đi, tao cũng mơ như vậy nhiều lần."

Nó gom áo khoác và sọt trẹ Tôi hỏi:

"Mày có dặn cô bé thợ may tránh xa chỏm núi không?"

"Tất nhiên không. Đôi khi cô nàng cũng muốn đến đây."

"Bảo cô ấy khoan - ít nhất đến khi cái lối đi khốn nạn ấy quang đãng đã."

"Ừ, tao sẽ bảo."

Nó đang vội, và tôi gần như ganh tỵ với cuộc hẹn hò của nó với con quạ mỏ đỏ hắc ám.

"Đừng kể giấc mơ của tao với cô ấy nhé?"

"Chả sợ."

*

Trưởng làng trở về tạm thời chấm dứt chuyến hành hương mỗi ngày của Lạc.

Đặc ân tham dự đại hội Đảng cũng như một tháng sống cao sang trong thị trấn dường như không làm trưởng làng của chúng tôi hài lòng lắm. Ông có vẻ buồn phiền, má sưng. Mặt ông méo xệch giận dữ lúc nộ khí xung thiên vì một tên bác sĩ cách mạng ở nhà thương huyện.

"Đồ chó đẻ, đồ lang vườn ngu ngốc, răng sâu không nhổ lại nhổ răng lành ngay kế bên."

Ông càng điên tiết vì chảy máu sau khi nhổ cái răng hàm vô tội khiến ông không thể tỏ nỗi cuồng nộ của mình, mà chỉ ú ớ được vài lời khó hiểu. Ông trưng bằng cớ vụ nhổ răng cho bất cứ ai chỉ hơi tỏ vẻ thông cảm với bất hạnh của mình: một cái răng đen xỉn, chân nhọn hoắt màu vàng, cẩn thận gói trong vuông lụa đỏ mua ở hội chợ Vĩnh Kính.

Dạo này một chểnh mảng nhỏ nhất cũng làm ông sôi máu, vì thế Lạc và tôi mỗi sáng nghiêm túc ra đồng làm việc. Thậm chí chúng tôi không dám liều đổi giờ chiếc đồng hồ báo thức nhỏ mầu nhiệm của mình.

Một tối trưởng làng đang khốn khổ vì đau răng xuất hiện ở nhà chúng tôi, lúc chúng tôi đang làm cơm. Ông mở vuông lụa đỏ gói cái răng, và giơ ra một miếng kim loại nhỏ.

Ông bảo chúng tôi:

"Đây là thiếc nguyên chất, tao mua của thằng bán rong. Hơ trên lửa mười lăm phút nó sẽ chảy rạ"

Cả hai chúng tôi không nói gì. Chúng tôi cố nín cười vì đôi má sưng tướng của ông. Trông ông như từ trong phim giễu dở bước ra.

Trưởng làng nói bằng giọng dỗ ngọt lạ lùng:

"Cháu Lạc này, bác chắc cháu thấy ba cháu làm chuyện này cả ngàn lần rồi: khi thiếc chảy ra, cháu chỉ cần nhét một ít vào cái răng mục để giết sâu, đúng không? Là con của nha sĩ lừng danh, cháu chắc biết mấy chuyện này. Bác nhờ cháu chữa răng cho bác."

"Bác không đùa chứ? Bác muốn cháu trám răng bác bằng thiếc à?"

"Ừ. Nếu hết đau bác cho cháu nghỉ một tháng."

Viễn ảnh rất hấp dẫn, nhưng Lạc buộc phải can ông:

"Chỉ có thiếc thôi chẳng đủ đâu. Vả lại, ba cháu dùng dụng cụ hiện đại. Ba cháu thoạt tiên lấy cái khoan điện đào răng trước khi trám."

Trưởng làng ngẫm nghĩ. Ông đứng lên bước ra, lẩm bẩm một mình:

"Nó nói đúng. Mình thấy người ta làm vậy ở nhà thương huyện. Thằng cả đẫn nhổ răng lành của mình cũng có cái kim bự quay vòng vòng và kêu như máy."

Vài ngày sau, cơn đau của trưởng làng lu mờ vì cha của cô bé thợ may đến. Ánh ban mai lấp lánh trên chiếc máy may sáng chói, vác ngất ngưởng trên vai trần của một người phu.

Chuyến viếng thăm hàng năm của ông tới làng chúng tôi đã hoãn lại vài lần, không rõ vì quá nhiều việc hay vì thời khoá biểu lung tung của ông. Dù sao chăng nữa, ông đến báo hiệu ngày giờ hạnh phúc, dân làng vui mừng thấy người đàn ông nhỏ bé gân guốc xuất hiện với chiếc máy may sáng loáng chỉ vài tuần trước Tết Nguyên đán.

Theo thói quen khi tuần du các làng, ông để con gái ở nhà. Lần đầu chúng tôi gặp ông trên đường mòn hẹp trơn trợt, ông ngồi trên kiệu vì mưa và bùn lầy. Tuy nhiên, lần này trời nắng, ông đi bộ, vẻ trai trẻ gây ấn tượng sai về tuổi tác của ông. Ông đội mũ kết màu lục đã bạc - rõ là cái mũ con gái ông cho tôi mượn trong chuyến đi thăm cụ thợ xay - áo khoác xanh lùng thùng bên ngoài chiếc sơ mi vải nâu nhạt, đơm khuy kiểu cổ, và thắt lưng đen bóng bằng da thật.

Cả làng chạy ra đón ông. Tiếng trẻ con hò reo, tiếng phụ nữ vui mừng giũ tung khúc vải cất đi bao tháng ngày, pháo nổ lác đác, và tiếng ủn ỉn nháo nhác của bầy lợn trong làng hoà thành bầu không khí lễ hội. Các gia đình kéo ào đến cố mời ông về, ai cũng mong là khách hàng đầu tiên. Nhưng làm mọi người sửng sốt, ông thợ may già tuyên bố:

"Tôi sẽ trọ với hai anh bạn trẻ của con gái tôi."

Chúng tôi tự hỏi lựa chọn này có lý do thầm kín gì. Lời giải thích khả dĩ nhất chúng tôi có thể nghĩ ra là ông muốn tìm hiểu thêm về chàng trai có khả năng là con rể ông. Nhưng dù với động cơ nào, ngôi nhà sàn của chúng tôi biến thành hiệu may, nghĩa là chúng tôi sẽ chứng kiến những cảnh phụ nữ riêng tư mà trước đó chúng tôi chưa từng thấy. Đó là kỳ hội dài, hầu như náo loạn, đàn bà con gái mọi lứa tuổi, đơn sơ và xinh xắn, giàu và nghèo, thi đua nhau bằng vải vóc, rẻo viền, ruy băng, khuy nút, thậm chí chỉ may trong tủ áo mơ ước của họ. Nhìn họ những lúc thử y phục, Lạc và tôi kinh ngạc thấy họ khích động làm sao, lòng khát khao áo mới khiến họ nóng nảy, và tự nhiên đến thế. Rõ ràng không một chế độ chính trị nào, một sự nghèo khốn nào có thể ngăn không cho phụ nữ muốn mặc đẹp: một ước muốn xưa như trái đất, xưa như ước muốn có con.

Đến tối tất cả trứng, thịt, rau, trái cây dân làng mang tới biếu bác phó may già cũng như bao tặng phẩm, chất đống ở góc phòng. Đàn ông đến nhập bọn với các bà. Những kẻ rụt rè hơn ngồi cạnh lửa, đầu trần cúi xuống, dùng dao quắm cắt móng taỵ Họ ít dám nhìn đàn con gái. Kẻ khác từng trải và huyên náo hơn, đùa bỡn với phụ nữ và cợt nhả thô bỉ. Uy quyền của bác phó may bị thách thức nghiêm trọng, đến khi ông mệt mỏi và khó chịu, ra lịnh cho họ ra khỏi nhà.

Ba chúng tôi vừa ăn tối chung trong yên tĩnh, vừa cười nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên trên sơn đạo. Sau bữa cơm tối thân mật, tôi đề nghị đãi khách bằng vài bản vĩ cầm trước khi đi ngủ. Mắt ông trĩu nặng và ông từ chối lời mời.

Ông ngoác miệng ngáp dài:

"Hay là kể cho bác một câu chuyện. Hai cháu kể chuyện tài tình, con gái bác nói thế. Vì vậy bác mới nhất định ở nhà các cháu."

Có thể vì ông thợ may miền núi đã mệt, hay vì Lạc không muốn bố vợ tương lai tưởng nó quá tự phụ, nhưng hình như nó nghĩ nên để tôi nhận danh dự đó. Nó khích lệ:

"Kể đi. Kể chuyện nào tao chưa nghe ấy."

Hơi lưỡng lự, tôi đồng ý nhận vai trò kể chuyện giờ đi ngủ, và trước khi vào chuyện, tôi cẩn thận mời thính giả rửa chân bằng nước ấm và chui vào chăn, nhỡ họ cảm thấy buồn ngủ trước khi tôi kể xong. Chúng tôi lấy ra hai cái chăn sạch, và mời khách vào giường Lạc. Rồi hai đứa cùng chen vào giường tôi. Tới lúc bắt đầu. Tôi thổi tắt ngọn đèn để tiết kiệm dầu, nghe tiếng ông thợ may ngáp lớn và dài hơn, tôi nằm ngửa lưng, gối đầu lên gối, mắt nhắm và đợi những lời mở đầu tuôn khỏi miệng mình.

Chắc hẳn tôi sẽ chọn một chuyện phim Trung Hoa hay Bắc Hàn, hay ngay cả một phim Albany, nếu tôi chưa nếm trái cấm trong chiếc va li bí mật của Bốn Mắt. Chủ nghĩa hiện thực vô sản ảm đạm của các phim đó là toàn bộ giáo dục văn hoá của tôi cho tới gần đây, đã tách tôi xa khỏi những đam mê của con người và những cảm xúc thật, xa đời thường tới nỗi tôi thấy hình như không còn gì băn khoăn về chúng nữa vào lúc đêm khuya này. Bỗng nhiên, cuốn tiểu thuyết tôi vừa đọc xong thoáng qua trí. Tôi tin chắc Lạc chưa đọc, nó vẫn còn mê mải vào Balzac.

Tôi luồn ra khỏi tấm chăn và ngồi dưới chân giường, suy ngẫm về việc tinh tế, khó khăn nhất: làm cách nào kể câu mở đầu. Tôi muốn bắt đầu trực khởi và lôi cuốn.

"Đó là năm 1815, chúng ta đang ở Marseilles. "

Giọng tôi vang lên trong bóng tối như mực của gian phòng. Bác thợ may ngái ngủ cắt ngang:

"Marseilles ở đâu?"

"Ở bên kia địa cầu, một hải cảng lớn của Pháp."

"Tại sao cháu muốn đưa chúng tôi đi xa như thế?"

"Cháu sẽ kể câu chuyện về một thủy thủ Pháp. Nếu bác không thích, có lẽ mình nên đi ngủ. Chúc bác ngủ ngon!"

Trong bóng đêm Lạc cúi tới khẽ thì thầm:

"Khá lắm!"

Một hai phút sau tôi lại nghe tiếng ông thợ may:

"Tên anh thủy thủ Pháp của cháu là gì nhỉ?"

"Lúc đầu anh ta là Edmond Dantès, nhưng về sau anh ta trở thành Bá tước Monte Cristọ"

"Cristo à?"

"Đó là một cái tên khác của Jesus, có nghĩa là vị cứu tinh, hay chúa cứu thế."

Và thế là tôi bắt đầu kể chuyện tiểu thuyết của Alexandre Dumas. Thỉnh thoảng Lạc thấp giọng cắt ngang với những câu bình phẩm ngắn và thông minh. Niềm vui của nó khuyến khích tôi, chẳng bao lâu sau, tôi không còn e dè trước người khách. Còn bác thợ may, không những mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả, mà hiển nhiên bị áp đảo vì những cái tên ngoại quốc và những chốn xa xôi tôi kể. Ông không nói thêm lời nào; tôi chắc ông ngủ ngay.

Nghệ thuật của bậc thầy Dumas hấp dẫn tới nỗi tôi quên hết về người khách, và chữ nghĩa trong tôi cứ tuôn ra. Những câu của tôi càng lúc càng chính xác hơn, cụ thể hơn, cô đọng hơn. Tôi thành công với một số cố gắng trong việc giữ giọng đơn sơ của câu mở đầu. Việc đó không dễ, nhưng trong lúc kể tôi vui mừng bàng hoàng thấy kỹ thuật kể chuyện mở ra trước mắt mình: làm sao Dumas tạo lập chủ đề báo thù, đưa ra nhiều mạch chuyện, rồi cuối cùng gom vào với bàn tay vững chắc, khéo léo và táo bạo. Như ta thấy một cây đại thụ bật gốc: thân cây cao quý, cành cây hùng vĩ, rễ cây trần trụi cường tráng.

Tôi mất khái niệm thời gian. Tôi đã nói bao lâu? Một giờ? Hai giờ? Chúng tôi đã đến chỗ vị anh hùng, người thủy thủ Pháp, bị nhốt trong xà lim hai mươi năm. Tôi cảm thấy uể oải và phải ngưng. Lạc thì thầm:

"Bây giờ mày khá hơn tao. Lẽ ra mày nên làm văn sĩ."

Say sưa như thể nhận lời khen của tay kể chuyện bậc thầy, tôi thiếp ngủ ngon lành. Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng ông thợ may già ồm ồm trong bóng tối.

"Tại sao cháu ngừng?"

Tôi thốt lên:

"Xin lỗi bác! Cháu nghĩ bác ngủ rồi."

"Đâu có. Bác vẫn nghe đấy. Bác thích chuyện của cháu."

"Cháu mệt quá rồi."

Ông thợ may già nài nỉ:

"À thì cố thêm tí nữa."

Tôi nói:

"Vâng, tí nữa thôi. Bác nhớ cháu ngưng ở đâu không?"

"Ông ấy bị ném vào ngục tối trong pháo đài trên đảo."

Tôi cảm kích vì sự chú ý của vị thính giả già, và kể tiếp câu chuyện của mình. Cứ mỗi nửa tiếng tôi lại ngừng, lúc nào cũng ở chỗ hồi hộp, không vì mệt nhưng vì không thể không khoe mánh lới của tay kể chuyện nhà nghề. Tôi buộc ông năn nỉ tôi kể tiếp. Trời đã gần sáng lúc chúng tôi đến đoạn tu viện trưởng tiết lộ bí mật về kho tàng thần thoại giấu trên đảo Monte Cristo, và giúp Edmond trốn khỏi xà lim cùng khổ. Ánh ban mai mờ xám rọi vào phòng qua những khe nứt trên tường, cùng tiếng chim én, cu gáy, se sẻ líu ríu, líu lo.

Đêm không ngủ này khiến chúng tôi kiệt sức. Ông thợ may phải hiến một số tiền nhỏ cho làng, để thuyết phục trưởng làng cho chúng tôi nghỉ.

Ông cụ nháy mắt với tôi và nói:

"Ngủ ngon nhé, và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hẹn kế của tôi với anh thủy thủ Pháp đấy."

Đó là câu chuyện dài nhất tôi đã từng kể, vì mất cả chín đêm mới đến đoạn cuối. Tôi không hiểu ông thợ may già tìm đâu ra năng lực để làm việc trong ngày. Hiển nhiên một số chi tiết ông bắt được trong câu truyện Pháp bắt đầu có ảnh hưởng kín đáo trên y phục ông may cho dân làng. Dumas sẽ rất ngạc nhiên thấy đàn ông miền núi diện bộ áo thủy thủ cổ vuông lất phất trong gió. Hầu như bạn có thể ngửi thấy mùi mằn mặn của Địa Trung Hải. Quần xanh thủy thủ Dumas đã nhắc đến, và đồ đệ của ông là bác phó may già nhái lại, đã chinh phục trái tim các cô gái bằng quần ống loe phất phới, thoảng mùi Côte d'Azur. Ông thợ may nhờ bọn tôi vẽ chiếc mỏ neo năm cánh, và trong nhiều năm nó trở thành mẫu trang trí phổ biến nhất trong thời trang phụ nữ ở núi Phụng Hoàng. Một số bà còn thêu chỉ vàng những chiếc neo nhỏ tí trên cúc áo. Nhưng có một số chi tiết trong tiểu thuyết của Dumas bọn tôi giữ riêng, chẳng hạn kiểu hoa huệ thêu trang điểm nịt ngực và áo đầm của Mercedes. Bí mật đó chúng tôi giành riêng cho cô con gái bác thợ may.

Đêm kể chuyện thứ ba suýt chấm dứt trong tai hoạ. Lúc đó khoảng năm giờ sáng. Chúng tôi đang ở giữa cốt truyện - đoạn hay nhất theo ý tôi. Bá tước Monte Cristo trở lại Paris, và nhờ những mưu tính khôn ngoan, ông đã có thể lại gần ba kẻ thù không đội trời chung mà ông muốn rửa hận. Ông đi từng con chốt trong ván cờ tài tình hiểm ác. Chẳng bao lâu, viên công tố vướng bẫy giăng thận trọng của Bá tước. Đột nhiên, đúng lúc Bá tước sắp ngả lòng yêu con gái viên công tố, một bóng đen cầm đèn pin lù lù nơi ngưỡng cửa. Tia sáng đuổi Bá tước Pháp, và đem chúng tôi ngay trở lại thực tế.

Ông trưởng làng chúng tôi, đầu đội mũ kết. Bộ mặt sưng vù của ông biến thành bức chạm nổi kỳ quái vì những bóng đen trên mặt ông trong ánh đèn pin. Chúng tôi chìm đắm trong Dumas tới nỗi không nghe tiếng chân ông.

Ông thợ may gọi to:

"A, ngọn gió lành nào mang bác tới đây thế? Tôi đang tự hỏi chẳng hiểu năm nay có may mắn được gặp bác không? Nghe nói bác khổ sở vì bàn tay của một tên lang băm."

Trưởng làng không hạ cố nhìn khách của chúng tôi, như thể ông không biết sự hiện diện của bác. Ông chĩa đèn pin vào mặt tôi. Tôi hỏi:

"Có chuyện gì trục trặc ạ?"

"Theo tao. Có chuyện nói ở Ban An ninh tại ủy ban xã."

Tuy đau răng khiến ông quát được tôi, tiếng lầm bầm của ông làm tôi sợ đứng tim, vì chỉ cái tên Ban An ninh cũng đủ mang hình ảnh tra tấn và địa ngục tới cho kẻ thù giai cấp.

Tôi vừa run rẩy thắp ngọn đèn dầu vừa hỏi:

"Vì chuyện gì?"

"Mày gieo rắc rác rưởi phản động. May cho làng ta, vì tao không bao giờ ngủ, tao luôn cảnh giác. Tao ở đây từ nửa đêm, nghe hết mấy thứ mày nói, cả nguyên câu chuyện phản động của Bá tước Gì-Gì đó."

Lạc xen vào:

"Đúng, ông Bá tước này không phải người Trung Hoạ"

"Tao cóc cần. Có ngày cách mạng của ta sẽ chiến thắng trên toàn thế giới! Đứa nào mang tước hiệu Bá tước, bất kể quốc tịch gì, theo định nghĩa đều là phản động."

Lạc nói:

"Khoan đã, đồng chí. Ông không biết câu chuyện này bắt đầu ra sao. Trước khi mạo nhận là quí tộc, ông này là thủy thủ nghèo, và dân đi biển thuộc tầng lớp công nhân cách mạng - trong Sách Đỏ nói như vậy."

Trưởng làng vặn lại:

"Đừng lải nhải mất thì giờ của tao. Có bao giờ mày nghe một người tốt định qua mặt ủy viên công tố chưa?"

Nói xong ông nhổ nước bọt xuống sàn, dấu hiệu ông sẽ dùng vũ lực nếu tôi không đi theo ông.

Tôi bò khỏi giường, cam chịu số mạng, mặc quần và áo khoác dầy nhất của mình, như kẻ chuẩn bị Ở lâu trong tù. Dốc túi áo sơ mi, tôi thấy vài đồng xu đưa cho Lạc để khỏi mất vào tay bọn An ninh côn đồ. Lạc ném chúng lên giường.

Nó nói:

"Tao đi với mày."

"Đừng, mày cứ ở đây coi sóc mọi thứ cho tốt."

Tôi phải ngăn nước mắt khi nói. Cái nhìn của Lạc bảo tôi rằng nó hiểu tôi muốn nói gì: giấu kỹ sách trong trường hợp tôi bị tra tấn khai ra. Tôi không chắc mình chịu nổi đánh đập, thiên hạ nói đó là thủ tục tiêu chuẩn lúc hỏi cung ở Ban An ninh. Chân tôi run rẩy bước tới trưởng làng. Tôi thấy mình run như lần đầu tiên ấu đả hồi nhỏ: tôi lao tới đối thủ để tỏ ra can đảm, nhưng chân tôi run rẩy chịu thua.

Hơi thở trưởng làng hôi thối. Cặp mắt nhỏ, một con vẫn có ba đốm máu, nhìn tôi đăm đăm dữ tợn. Trong thoáng chốc, tôi nghĩ ông sẽ túm cổ áo tôi và ném tôi xuống thang. Nhưng ông cứ đứng đó, dán chặt chân tại chỗ. Cuối cùng ông quay mắt đi, nhìn sơ vạt giường, rồi hướng về phía Lạc và hỏi:

"Mày nhớ miếng thiếc tao đưa mày coi không?"

Lạc hoang mang đáp:

"Không nhớ lắm."

"Cái món tao nhờ mày nhét vào răng sâu của tao đó."

"Vâng, tôi nhớ rồi."

Trưởng làng lấy gói lụa đỏ trong túi áo khoác ra:

"Tao còn đây."

Lạc vẫn bối rối:

"Tôi không hiểu ông nói gì."

"Nếu mày, con một ông nha sĩ cừ khôi, có thể chữa răng cho tao, tao sẽ để thằng bạn mày yên. Nếu không, tao sẽ dẫn nó thẳng tới Ban An ninh, báo cáo nó gieo rắc rác rưởi phản động."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.