Bàn Tay Vàng Của Nữ Nhân Khiêm Tốn

Chương 168: Chương 168: Truyền thuyết nguyệt sơn




Lão nhân kể chuyện họ Cù, sống hơn bảy mươi năm tại Nguyệt Thành, cho nên, những chuyện mà lão mắt thấy tai nghe cũng nhiều vô số kể. Nhưng không giống với những chuyện mà bọn tiểu nhị từ khách điếm này nghe được, chuyện kể của lão là do tổ phụ Cù gia nhiều đời truyền lại cho con cháu trong gia tộc. Dù thời gian đằng đẵng thế nào, lão vẫn nhớ rõ như mới hôm qua.

Cù gia lúc trước cũng là một gia tộc có tiếng tăm. Nhưng đến thế hệ của lão ngày hôm nay thì suy tàn, kiệt quệ. Đến nỗi người có địa vị cao nhất trong gia tộc là lão, cũng phải đi nhóm lửa cho khách điếm để đổi lấy miếng ăn. Những kẻ khác thì làm mướn làm thuê, thậm chí, có người còn gia nhập cái bang. Bởi lẽ, Cù gia chỉ còn sót lại phụ nữ, trẻ em, người già và người tàn tật.

Toàn bộ thanh niên trai tráng, lao động chính trong nhà đều bỏ mình tại Nguyệt Sơn. Vì tại nơi đó, có một truyền thuyết mà hiếm người biết tới.

Đại Lục Phong Linh hình thành từ mấy vạn năm về trước. Trong bề dày lịch sử của nó, xuất hiện vô số những truyền thuyết và những chuyện kỳ bí khác nhau. Trong đó, truyền thuyết về Nguyệt Sơn lại mang nhiều yếu tố tâm linh, huyền ảo.

- “Nghe nói, Nguyệt Sơn trước đây có tên gọi là Thiên sơn – vốn không hề có hình bán nguyệt như hiện tại. Nó là một dãy núi đầy đặn, trải dài. Nhìn từ trên cao xuống, giống như một nét sổ ngang, kẻ dọc bề mặt địa cầu. Đỉnh núi chót vót cao, mây mù lượn lờ, tựa như mộng ảo.

Vào một ngày của mấy ngàn năm trước, có một thảm họa to lớn đã xảy ra. Vô số sấm sét, lôi điện từ tinh không ồ ạt giáng xuống Thiên Sơn. Thảm họa này kéo dài chỉ ba hôm. Nhưng mà sau đó, cả dãy núi đều bị sạt ngang. Đồng thời, một phần lớn của chân núi bị san thành bình địa, làm cho Thiên Sơn trở thành hình dạng như hiện tại. Nhiều năm sau, nó phát triển thành một sơn cốc nổi tiếng với tên gọi Nguyệt sơn.

Sau vụ thảm họa, tại Nguyệt Sơn xuất hiện một tin đồn. Nghe nói, tận sâu trong sơn mạch này phong ấn một con quái thú khổng lồ. Bởi vì chọc giận đến các vị thần, cho nên bị giam giữ tại đại lục Phong Linh. Thảm họa lần đó cũng là vì các vị thần phong ấn quái thú mới gây ra.

Ngoài ra, lúc bấy giờ cũng lan truyền một lời sấm trong nhân gian, người nào có thể giải cứu được con quái thú này thì sẽ nhận được sự đồng thuận của nó, trở thành bá chủ thiên hạ.

Mặc dù không biết lời này có thật hay không. Nhưng mà suốt một thời gian dài sau đó, rất nhiều đồng đạo giang hồ, thậm chí cả thường nhân lắm tiền nhiều của, có tham vọng bá chủ đều tìm đến Nguyệt Sơn. Nhưng ngoại trừ một vài loại thảo dược hauy dã thú bình thường, nào đâu bóng dáng quái thú được phong ấn từ xưa.

Dần dần, truyền thuyết về Nguyệt Sơn cũng phai nhạt, chìm vào trong quên lãng, nhân loại rất ít người còn nhớ được câu chuyện này”.

Nói tới đây, Cù lão lặng lẽ nhìn về phương hướng Nguyệt Sơn phía bên kia tường thành. Nơi đó là nắm mồ của những người thân thiết nhất của ông. Một nỗi bi thương từ thân thể lão tràn ra, đến cả yêu thú như Đại Kim còn cảm nhận rõ ràng, huống chi một nữ nhân như Trần Hiểu My và những người còn lại.

- Vậy chuyện thành chủ biến Nguyệt sơn thành cấm địa trong thời gian này thì sao?

Nghe được giọng nói nhẹ nhàng của Hiểu My, Cù lão thu lại sự xúc động của mình, quay lại nhìn cô, tiếp tục câu chuyện:

- “Bởi vì nhiều năm trở lại đây, truyền thuyết về Nguyệt Sơn đáng lẽ ngủ vùi bỗng nhiên tỉnh lại. Một vài gia tộc vì nó mà suy sụp, nhân số suy vong. Mấy tháng trước, số lượng người đến Nguyệt Sơn càng lúc càng nhiều hơn. Nhưng không một ai trở lại...”

“Trong đó có cả tộc nhân của Cù gia ta”. Còn một câu Cù lão không tiện nói, chỉ có thể đè nén lại trong lòng rồi hóa thành một tiếng thờ dài, tan biến giữa hư không.

……………………………………………………………………

Sau khi Cù lão kết thúc câu chuyện của mình, Hiểu My cũng chỉ cho lão năm lượng bạc. Lão nhận lấy, thái độ bình thản, không có bất cứ sự bất mãn hay khó chịu nào.

Cù lão cúi người đa tạ Trần Hiểu My rồi xoay bước rời đi, trở lại với công việc nhóm lò quen thuộc trong nhà bếp, không hề quan tâm tới những việc xảy ra trong đại sảnh tiếp theo.

- Đời người trải qua quá nhiều thăng trầm. Tuổi già cơ cực, không có phúc báo, đáng thương a.

Bàn Ngâm cảm thán đôi lời rồi đi theo nhóm người trong đội tuyển thi đấu của Dược Phong Cư, trở lại căn phòng chính của Hiểu My, bắt đầu bàn bạc đối sách.

Trong căn phòng rộng lớn, sang trọng bậc nhất của khách điếm.

- Sư phụ. Chúng ta có đến Nguyệt Sơn không?

- Tất nhiên. Một địa điểm du lịch nổi tiếng có thể được xếp ngang với di sản văn hóa của nhân loại như vậy, không đi sẽ hối hận cả kiếp này.

Ặc. Sư phụ, có cần khoa trương vậy không? Hai sư huynh đệ Hồ Hoài An đưa mắt nhìn nhau. Cảm thấy theo không kịp suy nghĩ của lão sư nhà mình rồi.

Nhìn vẻ mặt mờ mịt của hai đồ đệ, có vẻ cảm thấy mình dùng từ ngữ hiện đại hơi nhiều, Hiểu My tốt bụng giải thích thêm:

- Chúng ta không những đi mà còn chuẩn bị dọn sạch cả Nguyệt Sơn, vén lên bức màn bí mật sau lưng truyền thuyết để thử xem con quái thú bị phong ấn có bộ dáng như thế nào? Nếu hợp ý, ta còn có thể nhận nó làm tiểu đệ. Ha ha.

- Chủ nhân anh minh.

Đại Kim lại tung ra một câu quen thuộc.

- Trần cô nương, lẽ nào cô tin tưởng lời nói của Cù lão vừa rồi?

Hồ Phượng Nhi nhìn Hiểu My bằng ánh mắt hỏi thăm chuyên chú. Mặc dù trên danh nghĩa, cô là đội trưởng của đội tuyển thi đấu đại diện cho Dược Phong Cư. Nhưng mà bối phận của Trần Hiểu My lại sánh ngang phụ mẫu của cô. Mọi người vô hình chung đều lấy Hiểu My làm chủ, vâng theo mệnh lệnh để thi hành.

- Trực giác cho thấy, Cù lão là một người đáng tin cậy. Nhưng mà, ta lại càng tin tưởng thực lực của tất cả mọi ngươi nhiều hơn. Với lại, nếu như truyền thuyết không có thật, chúng ta cũng chẳng mất mác gì, cứ đánh cướp sạch sẽ mọi thứ trong sơn mạch ấy rồi về. Thịt muỗi cũng là thịt a.

Niềm tin của mỗ nữ nhân thật là mãnh liệt. Nhưng mà làm đồng bọn của cô, nghe được những lời như thế, tự dưng lại thấy hưng phấn, kích động trong lòng. Ha ha.

Tối đó, sau khi khách điếm đóng cửa, tất cả nhân viên thu dọn, người tranh thủ nghỉ ngơi, người trở về nhà, cùng gia đình sum họp. Cù lão cũng không ngoại lệ.

Trên con phố vắng hoe, tiếng mõ canh khuya vang lên đều đều, chậm chậm. Ánh trăng vầng vặc, chiếu xuống nhân gian, soi lên mặt đất một bóng dáng gầy yếu, liêu xiêu, đi về trong giá lạnh.

Nghĩ tới hôm nay vừa có năm lượng bạc, đỡ đần một chút thức ăn cho gia đình, lão nhân cảm thấy trong lòng một phen kích động, bàn chân vội vã, nhịp bước cũng nhanh hơn.

Lúc lão về đến nhà, trăng đã nhô rất cao. Trước một tiểu viện cũ nát, bóng dáng thiếu niên đứng dưới giàn hoa tường vi có vẻ vô cùng đơn bạc.

- Gia gia.

Nhìn thấy Cù lão từ phía xa, hắn mừng rỡ chạy đến, dìu lấy một bên tay của ông. Ánh mắt rạng rỡ trong đêm như một ngọn nến lung linh, soi vào lòng lão nhân. Cù lão ôn hòa cất tiếng:

- Đêm khuya sương lạnh, sao không mặc dày một chút. Lỡ ốm thì sao?

- Gia gia. Người còn ăn mặc ít hơn con.

Thiếu niên vờ bĩu môi, xệ mặt xuống, lộ ra một chút oan ức chọc cho Cù lão khà khà bật cười.

- Tiểu quỷ này. Đã lớn rồi mà còn học đòi như tiểu cô nương. Không sợ người khác chê cười hay sao?

- Gia gia. Con còn nhỏ. Chưa lớn, chưa lớn chút nào.

Cù Hiểu Bình sủng nịnh đáp lời.

Hai ông cháu dẫn nhau vào trong, cài lại khung cửa sập xệ phía sau.

- Gia gia, các vị thẩm thẩm đã chuẩn bị cơm nước xong xuôi. Con hâm lên để người dùng lót dạ.

- Đi đi.

Cù Hiểu Bình đon đả chăm sóc, Cù lão trong lòng vui vẻ, ấm áp, nụ cười trên mặt cũng nhiều hơn.

Nhìn theo bóng dáng thiếu niên đi xa, trong mắt Cù lão bỗng chốc dâng lên nồng đậm thương tiếc, cuối cùng lại hóa thành một tiếng thở dài, nhè nhẹ tan khuất giữa đêm đen.

Trần Hiểu My cùng hai người A Thủy – Khúc Văn một đường bám theo. Đứng trên một nhánh cây rậm rạp đối diện với tiểu viện của Cù gia, chứng kiến cảnh sống cơ cực nhưng đầy ấp tình người của hai ông cháu, trong lòng cũng thấy cảm động lây lan.

Họ nhìn thấy Cù lão ngồi bên bàn cơm, cùng vị thiếu nhiên vóc người nho nhỏ, gầy gò gắp thức ăn cho nhau. Dù chỉ là cháo loãng, rau xanh, nhưng không khí lại chẳng khác nào đang thưởng thức sơn hào, hải vị, bình yên đến lạ kì.

- Vị thiếu niên này rất tốt.

Khúc Văn nhìn thật lâu khung cảnh ấm áp, hài hòa phía trước, đánh giá một câu như thế. Đổi lại là ánh mắt dị kỳ của nữ nhân đang vắt vẻo cạnh bên.

- Đó là một cô nương. Huynh không nhận ra thật à?

- Hửm. Thật là tiểu cô nương sao?

Khúc Văn và A Thủy đều kinh ngạc. Vì trời tối, họ đều ở khá xa nên không quá để tâm đến từng điểm khác biệt trên người vị thiếu niên của Cố Gia. Trần Hiểu My thì khác. Dù sao cô cũng là con gái. Chỉ cần vài động tác trong lúc lơ đãng lộ ra, cô đã dễ dàng nhận ra giới tính thật sự của Cố Hiểu Bình.

Cố Gia hiện tại có thể nói là người không ít. Ngoại trừ hai ông cháu Cố Hiểu Bình, còn có ba người phụ nữ khác. Một người là mẹ ruột của Cố Tiểu Bình. Thân thể không tốt, là một cái ấm sắc thuốc mấy năm nay.

Một người khác là nhị thẩm của Cố Hiểu Bình. Dưới gối có hai nữ nhi nhưng đều đã gã ra ngoài. Người còn lại là tam thẩm của cô, dưới gối không con, sống chung trong căn phòng của nhị tẩu. Bình thường, cả hai đều thêu thùa may vá, đổi ít bạc vụn, lây lất sống qua ngày.

Cố lão còn một người con nữa, hơn ba mươi tuổi. Nhưng vị này lại bị tàn phế đôi chân, hiện giờ cũng là thành viên của Thiên Hạ Đệ Nhất Bang Phái - Cái Bang, ít khi về nhà, có lẽ đang cư ngụ tại một ngôi miếu hoang nào đó.

Chính vì gia cảnh như thế, Cổ Hiểu Bình từ sớm đã ý thức được trách nhiệm của mình, chọn cách giả nam trang, ra ngoài làm công cho người ta, kiếm tiềm phụ giúp gia đình và xoay sở thuốc thang cho mẹ. Năm nay đã hai mươi tuổi, vẫn chưa từng nghĩ tới chuyện chung thân, đại sự của mình.

Nhìn thấy cuộc sống của họ, Hiểu My càng cảm nhận rõ một điều. Đôi lúc, chỉ cần nhìn xuống, ta sẽ cảm thấy bản thân hơn được rất nhiều người. Càng cố chấp, đèo bồng, cuộc sống càng dằn vặt, gian khổ nhiều hơn

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.