Bốn
Bị thằng Mừng tẩy chay, Khoa buồn lắm.
Buồn nhất là Khoa không biết phái giải thích với Mừng như thế nào đế thằng này đừng giận nó.
Bọn con trai trong làng thực ra có giao kèo giao ước gì đâu, nhưng xưa nay vậy: đã là con trai thì chỉ chơi với con trai, con gái thì túm tụm với con gái.
Con trai không đời nào thèm chơi các trò nháy lò cò, nháy dây hay đánh đũa của bọn con gái. Bọn con gái tất nhiên không thích trèo cây, đá bóng, vật nhau hay ném đất như tụi con trai.
Tự nhiên mà thành luật.
Con trai không chơi trò con gái, chỉ có chọc cho con gái khóc. Con gái khóc, con gái về méc mẹ thì lại thêm cái tội mách lẻo, con trai càng có cớ đế châm chọc, lên án.
Từ khi cha sinh mẹ đé đến giờ, Khoa lớn lên trong thế giới chia đôi đó, không chút thắc mắc. Khoa hồn nhiên tuân thủ luật lệ không biết do ai bày ra, cảm thấy đã là con trai thì phải như thế, phải làm trai cho đáng nên trai, Không chỉ ở làng, ngay ở trường thị trấn Khoa cũng chỉ chơi với đám bạn trai. Con gái thì Khoa cạch. Ngược lại, tụi nó cũng không thèm chơi với Khoa.
Thế mà không hiếu sao, mùa hè năm nay Khoa bỗng nhiên không muốn tuân thủ luật lệ đó nữa. Khoa không muốn rứt tóc hay cốc đầu nhỏ Trang, không muốn chọc cho nhỏ Trang khóc. Khoa chỉ muốn trò chuyện với nhỏ. Vậy có phải là phản bội không ta? Khoa tự hỏi cả trăm lần trên đường về và khi về tới nhà rồi Khoa lại tự vấn lương tâm thêm một trăm lần nữa đế rốt cuộc khố sở nhận ra đầu óc mình vẫn mít đặc.
Thực ra, cho đến lúc đó Khoa vẫn chưa nói chuyện với nhỏ Trang được câu nào trong lớp.
Lúc Khoa lò dò xin vô học, lớp đã kín học trò và chỗ ngồi đã được sắp xếp đâu vô đó. Rốt cuộc thầy Tám nhét Khoa vào dãy bàn thứ hai, tự dưng trống một chỗ do có một đứa xin nghỉ học ngày hôm trước.
Trong lớp có vài đứa biết Khoa nhưng không đứa nào biết Khoa đang học lớp mấy nên chẳng cái miệng nào đặt dấu hỏi về động cơ học hè của Khoa.
Không bị nghi ngờ hay gặng hỏi, Khoa cảm thấy yên tâm. Chỉ yên tâm thôi, chứ chẳng thích thú gì. Vì Khoa ngồi bàn hai trong khi mục tiêu của Khoa là nhỏ Trang lại ngồi bàn năm - cách nhau ba dẫy bàn mà sao Khoa thấy khoảng cách vời vợi như trái đất với mặt trăng. Khoa rầu rĩ nghĩ bụng: Kiếu này chắc tới tết Công Gô mình mới mong trò chuyện được với nó.
Qua ngày thứ hai, Khoa nghĩ ra được một kế. Khoa lại gần thằng nhãi mặt mụn ngồi cạnh nhỏ Trang trong lớp, gạ:
- Mày đối chỗ với tao đi, Bông!
- Đổi chỗ là sao?
- Là mày lên ngồi chỗ tao, tao xuống ngồi chỗ mày. Tao bị cận thị, muốn xuống bàn dưới ngồi nhìn bảng cho rõ.
Chỗ nằy rõ ràng Khoa phịa. Những đứa bị cận thị càng ngồi xa càng không thấy chữ trên bảng. Nhưng thằng Bông không để ý. Nó thờ ơ buột miệng:
- Vậy hả?
- Ờ. - Khoa gật đầu, thấp thổm mừng thầm - Ngày mai bắt đầu đổi ha!
- Tao thích ngồi bàn dưới hơn. - Bông bất ngờ từ chối - Ngồi bàn dưới khỏi sợ thầy Tám kêu lên bảng.
Gặp phải thằng học hành dốt đặc cán mai rồi! Khoa chán nản nhủ bụng, cảm thấy hy vọng cận kề người đẹp sắp tiêu tan.
- Thôi được, - Bông chợt nói.
Y như người chết đuối vớ được phao, mắt Khoa sáng trưng:
- Mày đổi ý rồi hả?
- Ờ. - Bông nhếch môi, ranh mãnh - Nhưng với một điều kiện:
- Điều kiện gì?
- Sáng mai mày mua cho tao một ổ bánh mì thịt.
Đề nghị trắng trợn cua Bông khiến Khoa tức muốn nổ đom đóm mắt. Khoa rất muốn đá thằng
này vuột cái nhưng nó cố kềm lại, một phần vì Bông to con hơn Khoa, phần khác Khoa không muốn kế hoạch mà nó hoài công sắp xếp bị đổ bể.
- Vậy cùng được.
Khoa gượng gạo gật đầu, bụng chỉ mong thằng Bông tối nay trúng gió nằm bẹp một đống cho rồi. Như vậy thì Khoa vẫn được xuống ngồi cạnh nhỏ Trang mà khỏi phái tốn một ổ bánh mì.
Sáng hôm sau, Khoa dậy từ tờ mờ sáng, đau khổ vét hết tài sản dành dụm được, co giò chạy lên tiệm bánh mì bà Ký trên đường quốc lộ.
Cầm ổ bánh mì trên tay, Khoa vừa thèm vừa tức, Khoa chả bao giờ được điểm tâm bằng bánh mì. Bánh mì thịt là thứ xa hoa, thỉnh thoảng Khoa mới được dì Liên mua cho một ố, thường là vào một dịp đặc biệt nào đó. Buổi sáng, Khoa toàn cơm chiên với nước mắm.
Săm soi ổ bánh mì một hồi, càng nhìn càng thấy ổ bánh hấp dẫn quá, Khoa nuốt nước bọt liên tục. Cuối cùng, không nhịn được, Khoa mở hé ổ bánh mì, nhón một lát chả cho vào miệng, chóp chép nhai.
Khi Khoa chạy tới lớp, Bông đã đứng đợi ngay cổng. Nó đón lấy ố bánh mì trên tay Khoa, đưa lên miệng cắn một phát, chẳng mảy may nghi ngờ.
Khoa nhìn thằng này ngốn ngấu ố bánh bằng ánh mắt thèm thuồng và bực bội:
- Vậy lát vô lớp, tao xuống ngồi chỗ mày nha?
- Ờ, - Bông nhồm nhoàm đáp.
Nhưng số Khoa là số con rệp. Bữa đó Khoa tốn một ổ bánh mà chẳng được tích sự gì.
Thầy Tám vô lớp, đáo mắt một vòng, phát hiện thằng Bông từ bàn năm đã tót lên bàn hai.
Thầy chí tay vô người Bông, trừng mắt:
- Trò Bông sao lại lên trên này!
Bông đứng dậy, quay đầu nhìn xuống chỗ Khoa ngồi:
- Thưa thầy, em và bạn Khoa đối chỗ cho nhau ạ.
Thầy Tám quét mắt về phía Khoa:
- Trò Khoa đứng lên.
Khoa rụt rè đứng lên, mặt lộ vẻ hoang mang.
Thầy khoát tay:
- Hai trò về lại chỗ cũ đi! Cao ngồi sau, thấp ngồi trước, tôi đã sắp xếp rồi, các trò không được tự tiện đổi chỗ!
Rốt cuộc, Khoa mới đặt mông ngồi xuống cạnh nhỏ Trang, chưa nói được tiếng nào, đã phải ôm tệp lủi thủi quay về chỗ cũ. Lúc thằng Bông ôm tập bước ra khỏi bàn, Khoa lấy vai huých vai thằng này, rít khê:
- Thầy không cho đổi chỗ, sáng mai mày phải mua trả lại ổ bánh mì cho tao đó!
- Trả cái cùi chỏ tao đây nè! - Bông không vừa, gầm gừ vặc lại.
Hai đứa đi ngang qua nhau, hằm hè nhìn nhau - giống hệt hai con sói con. Nếu không có thầy Tám đứng trên bảng nhìn xuống, thế nào cũng xảy ra đánh nhau.
Sau đó mười phút thì xảy ra đánh nhau thật. A, không phải là đánh nhau. Vì chỉ có một bên đánh còn bên kia bị đánh.
Bên đánh là thầy Tám, còn bên bị đánh là chàng Khoa xui xẻo của chúng ta.
Chắng qua do Khoa buồn quá. Không được ngồi cạnh nhỏ Trang, đời Khoa coi như toi. Toi ổ bánh mì thịt. Toi luôn sáu trăm ngàn học phí. Quan trọng là toi luôn kế hoạch lãng mạn của Khoa.
Vừa buồn vừa chán, chẳng biết làm gì, học chẳng có gì đế học, Khoa lấy bút ra vẽ bậy vào tập để giải khuây.
Khoa vẽ một người đàn ông. Vẽ thế thôi chứ Khoa chẳng có chủ đích vẽ ai. Khoa vẽ mặt người, thêm khúc mình, rồi thêm tay thêm chân. Tay và chân dài loằng ngoằng trông rất gớm ghiếc.
Ngắm bức tranh một lúc, Khoa loay hoay vẽ thêm râu.
Khoa loay hoay thêm lúc nữa, trên đầu người đàn ông mọc lên hai cái sừng.
Lúc này Khoa bắt đầu nghĩ đến thầy Tám. Càng nghĩ lòng nó càng dậy lên nỗi oán hờn.
Thế là Khoa bổ sung thêm cái đuôi cho hình nhân dị dạng kia. Rồi Khoa khoái trá ghi hai chữ thầy Tám thật to bên dưới bức chân dung.
Trong khi Khoa đang cặm cụi tô thật đậm hai chữ thầy Tám thì thằng bạn ngồi cạnh ghé mắt nhìn.
Thế là tai họa ập xuống đầu Khoa. Thằng này lập tức phun ra một tràng âm thanh rùng rợn như đang bị ai thọc lét:
- Há há há...
Chuỗi cười kinh dị và rất không đứng lúc đó khiến cả lớp đồng ioạt quay mặt nhìn về chỗ bàn hai.
Rất nhanh, thậm chí là quá nhanh so với tuổi tác của thầy, thầy Tám đã đứng sững ngay đầu bàn của Khoa, không biết thầy di chuyển bằng cách nào.
- Trò nào vừa cười? - Thầy quét mắt khắp dẫy bàn, hừ mũi hỏi, cây thước kẻ trên tay thầy rung rung đầy đe dọa.
Thủ phạm rụt rè đứng lên, lí nhí:
- Thưa thầy, em ạ!
- Trò tưởng lớp học là cái chợ vịt hả, Ninh!
Thầy Tám gầm lên, tay giơ cao cây thước kẻ.
Trong khi cả lớp nín thở chờ cây thước vụt xuống, cánh tay thầy đột ngột dừng lại trên không.
Mắt xoáy vào tên học trò mặt mày xanh lét, thầy gằn giọng:
- Nhưng trước khi ăn đòn trò hãy nói cho tôi biết tại sao trò rú lên một cách ngu ngốc như thế!
Thằng Ninh bây giờ mới sực nhớ ra suýt chút nữa nó bị đòn oan. Ờ, có phái tự nhiên nó phá ra cười đâu. Nó đâu có khùng. Thế là Ninh sung sướng giái thích cho thầy nó hiểu:
- Thưa thầy, tại em nhìn thấy bức tranh bạn Khoa vẽ ạ.
Ngay từ khi thằng Ninh vừa cất lên tiếng cười, Khoa đá linh cảm được chuyện chẳng lành, liền nhanh tay gấp cuốn tập lại và nhét sâu vào trong ngăn bàn.
- Bức tranh nào?
Thầy Tám lia mắt sang Khoa, thấy Khoa đang ngồi khoanh tay trên bàn và giương đôi mắt ngây thơ lên nhìn thầy, dáng vẻ ngoan ngoãn và trong sáng đến mức ai nhìn thấy cũng liên tướng ngay đến một thiên thần.
- Bức tranh bạn Khoa vẽ trong tập ạ. - Ninh tiếp tục tố cáo, quyết không để thầy Tám bị vẻ mặt thánh thiện của Khoa đánh lừa.
Ninh còn tích cực chỉ chỗ Khoa cất giấu tang vật:
- Bạn Khoa giấu cuốn tập trong ngăn bàn đó thầy.
Thầy Tám chìa tay trước mặt Khoa:
- Trò Khoa lấy cuốn tập ra đây!
Khoa thù thằng Ninh léo mép này đến bầm gan, nhưng Khoa không dám từ chối yêu cầu của thầy.
Khoa nơm nớp thò tay vào ngăn bàn, cố mò mẫm thật lâu để kéo dài thời gian, bụng chí mong cuốn tập đột nhiên biến thành vô hình nhưng dĩ nhiên là cuốn tập vẫn nằm sờ sờ ra đó và cuối cùng Khoa vẫn phải đau khổ lôi ra nộp cho thầy.
Trong khi thầy Tám nôn nóng săm soi cuối tập thì cá lớp hồi hộp săm soi gương mặt thầy.
Trừ thằng Ninh, không đứa nào biết Khoa vẻ gì trong tập. Vì vậy, tụi nó hết sức ngạc nhiên khi thấy vầng trán thầy Tám đột ngột nhãn tít, mày cau lại, môi thầy mím chặt và đến một lức thì tụi nó không thấy đôi môi thầy đâu, chỗ là cái miệng bây giờ chỉ còn là một đường kẻ nằm ngang. Mặt thầy nhảy từ vàng qua trắng, rồi nhảy qua xanh, và chưa hết xanh lại chuyển tiếp sang đỏ khiến hai màu này phối với nhau để cho ra màu tím bầm là cái màu cuối cùng tụi học trò nhìn thấy trước khi thấy tiếp một hình ảnh còn ghê gớm hơn trong buổi sáng hôm đó: thầy Tám bất thần vung tay ra xa, không nói tiếng nào, và quất vút cây thước kẻ vào lưng Khoa.
Cú đánh quá nhanh, quá mạnh. Cả lớp chỉ thấy nháng lên một tia ngoằn ngoèo, đã nghe một tiếng cốp, cây thước gãy làm đôi, mỗi mẩu văng mỗi hướng.
Khoa đáo người một cái, chắc đau lắm nhưng nó cắn chặt hai hàm răng vào nhau.
Thầy Tám nếm xoạch cuốn tập xuống trước mặt Khoa, chỉ phắt tay ra cửa, mắt vằn những gân đỏ và gầm lên như một con sư tử vừa bị chọc gậy vào mũi:
- Ra khỏi lớp ngay, đồ mất dạy!