Chương 7
Đột nhiên cảm thấy mình cũng đang trốn tránh ... trốn tránh khỏi tấm lưới thanh xuân rộng lớn vô biên mà tịch mịch vô cùng. Không chỉ tôi, mà tất cả những người bên cạnh đều đang hốt hoảng trốn tránh ... cho dù có vắt kiệt trí óc tìm lối thoát, thì cảm giác cùng đường mạt lộ vẫn ngập tràn. Nhiều khi tôi cảm thấy mình đã lắc mình biến thành một con thú hoang, đang mệt mỏi sinh tồn giữa một vùng hoang vắng.
Tối lên quán rượu.
Một đám người đang chen chúc ở mái hiên xem ắp phich, chủ đề là:
“Trời lạnh rồi, tìm một người về nhà ủ ấm đi thôi!”
Quán rượu chật kín người, ồn ào náo nhiệt. Trà Sữa bận rộn giúp khách chọn đồ uống rồi lại bận rộn thu tiền, Bì Tử thì đang tíu tít giới thiệu đám đàn ông bàn này với các cô gái bàn kia, Quán Đầu cũng đang luống cuống pha cocktail, trước mặt là một tập order dày cộp. Tôi bước đến quầy bar giúp Quán Đầu pha Margarita, nghe thấy đám đàn ông ngồi gần đó đang hưng phấn nói chuyện về “cuộc gặp gỡ” ở quán bar.
Tôi ngập chìm trong không gian ồn ã, một cảm giác ỏa chạy khắp thân thể. Đột nhiên rất nhớ không khí yên tĩnh trước đây, nhớ những ngày tháng ngồi thần người ra nghe nhạc Jazz Blue. Cảnh tượng ầm ĩ trước mặt, khiến tôi không biết phải làm sao, cứ như là ngồi trong quán rượu của người khác chứ không phải của mình vậy.
- Tớ nói không sai chứ? Người nào chẳng thích những chuyện mờ ám.
Bì Tử ngồi lên trước ghế cao bên cạnh tôi đắc ý nói.
- Câm miệng!
Trà Sữa đặt cái khay đầy ly cốc bát đĩa với gạt tàn thuốc lên quầy bar, bực tức nói:
- Cả đám đàn ông cứ kéo tay tôi đòi giới thiệu con gái cho, khác gì một mụ má mì đâu chứ?
Tôi cười gượng, đặt ly Margarita mới pha xong lên khay, đốt một điếu thuốc đưa cho Trà Sữa. Nó rít mấy hơi, rồi cúi xuống soi chiếc gương nhỏ trong quầy bar, thử cười cười, cố gắng làm cho nét mặt có vẻ nhiệt tình, sau đó mới bưng khay lên, lầm bầm chửi gì đó, xoay mông đi vào bên trong.
Người nhiều quá, không thể bật thứ nhạc cool jazz yêu thích, tôi đành chọn một album của Bob Marley. Tiết tấu nhanh và vui vẻ vang lên, các cô gái đưa tay lên cao, lắc lắc người, vẻ mặt như chìm đắm trong tiếng nhạc. Tôi rút một điếu xì gà, cẩn thận lấy dao xì gà cắt ra, quẹt một que diêm dài châm lên, hít sâu một hơi, rồi rót ly whiskey, chăm chú nhìn những bức ảnh trên tường. Tất cả đều là tinh anh của những năm 60 – 70: Bob Marley đang lạnh lùng hút thuốc, John Lennon đeo kính đen, gương mặt không chút biểu cảm, Che Guevara cương nghị trong bộ quân trang. Ngoài ra còn có một tấm ảnh lớn chụp từ bộ phim nổi tiếng Casablanca nữa.
Trên màn hình đang chiếu phim “Phía Tây Tây Bắc”[21] của Alfred Hitchcock: Cary Grant đang cố gắng chạy trốn một chiếc máy bay nhỏ đang truy kích phía sau, đến khi cùng đường, đành hoảng loạn nhảy vào một bãi ngô lớn bên cạnh.
Đột nhiên cảm thấy mình cũng đang trốn tránh ... trốn tránh khỏi tấm lưới thanh xuân rộng lớn vô biên mà tịch mịch vô cùng. Không chỉ tôi, mà tất cả những người bên cạnh đều đang hốt hoảng trốn tránh ... cho dù có vắt kiệt trí óc tìm lối thoát, thì cảm giác cùng đường mạt lộ vẫn ngập tràn trong tâm tưởng. Nhiều khi tôi cảm thấy mình đã lắc mình biến thành một con thú hoang, đang mệt mỏi sinh tồn giữa một vùng hoang vắng.
Nghĩ đến thú hoang, đột nhiên nhớ tới Lông Mi, em rất giống một con linh dương hoang dã. Đột nhiên muốn biết giờ em đang ở đâu? Đang làm gì? Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ này. Thật kỳ lạ.
[21] North of North west.
Quá nửa đêm.
Khách trong quán lũ lượt kéo nhau ra về, giống như lúc đầu lũ lượt kéo đến vậy.
Mấy chiếc sofa kê sát cửa sổ vẫn còn lưa thưa vài người, có người thì tỉnh rượu ngồi thừ ra, người thì vẫn tu ừng ực, người thì đang co chân nói chuyện.
Trên quầy bar đầy những thứ linh tinh: ly rượu bẩn, những chiếc gạt tàn thuốc nhét đủ thứ vớ vẩn, xô đá để rượu vang, khay hoa quả đầy đầu mẩu thuốc lá. Quán Đầu mặt trơ như gỗ, lặng lẽ rửa sạch rồi kiễng chân treo những chiếc ly cổ cao lên giá, dường như tất cả những gì diễn ra bên cạnh đều không hề liên quan đến anh ta vậy.
Thứ bẩn thỉu hơn nữa sau khi được chùi rửa thì cũng sẽ trở nên sạch sẽ, sạch sẽ đến mức không còn dấu vết, sạch sẽ đến độ có chút gì đó giả đối, sạch sẽ đến làm cho người ta thấy chán nản. Tất cả sự mới mẻ đó đều chỉ là giả tượng.
- Tuổi trẻ.
Trà Sữa gục người xuống quầy bar, mệt mỏi nói, vẻ mặt rất thất vọng.
- Gì hả?
Tôi không hiểu hỏi.
- Thối nát.
- Gì hả?
- Tuổi trẻ là một miếng thịt thơm ngon trắng trẻo. Là tuổi trẻ, rồi sẽ có ngày trở nên thối nát.
Trà Sữa liếc nhìn tấm lưng trắng như tuyết của cô gái ngồi trên sofa, chua chat nói.
Cô gái mặc một chiếc áo len hở vai, để lộ ra tấm lưng trắng đầy sức sống. Có lẽ đã uống khá nhiều, đang bị một người đàn ông lạ ôm lấy sờ soạng, trên mặt nở một nụ cười ngây ngô như bông hoa giả. Trà Sữa có vẻ bất nhẫn, vò đầu bứt tóc một lúc rồi chạy một chiếc sofa ôm gối hút thuốc.
Câu nói của Trà Sữa làm tôi chợt nhớ đến bức danh họa “Ba giai đoạn của người đàn bà” của Gustav Klimt[22].
Tranh miêu tả một cô gái, đầu tiên là bé gái nhỏ còn bế trên tay, sau đó là một cô gái trưởng thành, cuối cùng trở thành một bà già nhăn nheo. Tác giả có lẽ quá cường điệu sự đáng sợ của tuổi già: những mạch máu lồi ra trên cánh tay bà già, hai bầu vú rủ xuống, phần bụng phình ra như cái trống, trở thành một sự đối nghịch đáng sợ với vẻ đẹp khi còn thanh niên, khiến cho ta hình thành được một nhận thức trực tiếp về “đàn bà”, từ đó càng hiểu được những cô gái, những người đàn bà đang uống rượu ở đây.
Thực ra bất kể là đàn bà dạng nào, trong nội tâm của họ cũng khát vọng tình yêu hơn đàn ông rất nhiều: họ không muốn sống phóng đãng, không muốn đêm không về nhà, họ muốn chấm dứt những ngày tháng hoang đàn để sống một cuộc sống bình thường trong vòng tay ấm áp. Nhưng họ cũng hiểu rất rõ: tuổi xuân ngắn ngủi vô cùng, đã qua đi rồi thì cho dù muốn hoang đàn cũng không ai thèm để ý, thế nên đành phải sống như vậy cho hết những ngày tháng không tìm thấy tình yêu mà thôi. Tuổi xuân giống như một tấm thẻ tín dụng không giới hạn, cứ tiêu pha cho thoải mái đi, còn những ngày tháng sau này thế nào, thì hãy để cho Thượng Đế quyết định.
Tôi thở dài ngán ngẩm, đốt một điếu xì gà, đưa mắt quan sát quán rượu thân thuộc mà lạ lẫm.
Ngọn đèn treo giả cổ trên trần nhà phát ra những tia sáng u ám, làm quán rượu càng thêm tịch mịch. Trên tường treo đầy những tấm ảnh của các ca sĩ nhạc Jazz nổi tiếng: John Coventry đang cúi đầu trầm tư, Miles Davis đang chăm chú thổi kèn, Chet Baker cầm kèn trumpet trầm mặc ngẩn ngơ.
[22] Họa sĩ nổi tiếng người Áo
Một người đàn ông đứng trước cái tủ kính lớn kê ở góc nhà, mắt nhìn chằm chằm vào chiếc kèn đặt trong tủ, dường như đang nghĩ xem làm thế nào lấy nó ra ngoài. Đó chỉ là một chiếc kèn hết sức bình thường, lại còn rất cũ kỹ. Điểm duy nhất không bình thường của nó có lẽ là tại nó được mua trên phố của người lang thang ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Tôi thích du lịch, thích đi khắp nơi, hễ thấy thứ gì mình thích liền mua về bày trong tủ kính ở quán. Xét trên một góc độ nào đó, quán rượu này cũng có thể được coi là một viện bảo tàng nho nhỏ của riêng tôi.
Năm đó tôi đi Barcelona với Bất Bất.
Thích lên phố của người lang thang. Có rất nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà biểu diễn nghệ thuật, nhạc sĩ đứng trên phố biểu diễn. Hôm đó Bất Bất chạy đi xem tượng người thật, còn tôi ngồi xuống ven đường nghỉ ngơi. Một nghệ sĩ kèn trumpet đang diễn tấu dưới ánh hoàng hôn. Mặt trời buổi chiều tà rải xuống vai anh những tia nắng cuối cùng, mái tóc dài che mất gương mặt, nhìn không rõ nét mặt, mà cũng không cần nhìn, bởi không ai để ý đến anh. Không khí xung quanh cũng như tiếng kèn của người nghệ sĩ, tịch mịch và u ám.
Tôi rất thích chiếc kèn của anh. Rất cũ, không còn đủ sáng bóng để phản xạ những tia sáng chiếu vào nó nữa, thậm chí là không thể nhận ra màu sắc gì, nhưng nó có một thứ gì đó rất đặc biệt, khác với những chiếc kèn khác, tôi không biết nói thế nào nữa. Tôi lấy hết dũng khí đứng dậy nói với người nghệ sĩ. Anh ngẩng đầu lên, một gương mặt phương Đông lộ ra sau mái tóc dài ủ rũ. Anh nói với tôi bằng thứ giọng Quảng Đông nhừa nhựa:
- Xin lỗi, tôi không bán.
Nói xong thì không để ý đến tôi nữa.
Thì ra anh là di dân Trung Quốc.
Tôi cũng quên mất là làm sao mua được chiếc kèn đó về rồi. Hình như là hỏi đối phương xem có phải vừa chơi bài “My Funny Valentine” của Miles Davis không? Anh nhìn tôi với vẻ rất kinh ngạc, gật đầu. Nghĩ gì đó một lúc, rồi bắt chuyện với tôi. Tiếng Quảng Đông của tôi không được tốt lắm, phải căng lỗ tai lên mới miễn cưỡng hiểu được một chút. Hình như hồi trước anh ta đã gặp một cô gái ở Thượng Hải, cô rất thích Miles Davis. Hai người thường nắm tay nhau đi trong những con ngõ dài giữa các ngôi nhà cũ kỹ, đạp chân lên thảm lá vàng rực của mùa thu, ngửi mùi hương Ngọc Lan ngan ngát. Đi bộ mệt thì ngồi xuống dưới gốc cây ngô đồng, lấy kèn ra thổi bài này. Cô gái thích ngả đầu vào vai anh chăm chú lắng nghe, tóc cô bị gió thổi tung vào bàn tay anh ngưa ngứa.
Chỉ thế mà thôi.
Trong những thứ đồ chơi mua về sau những chuyến đi, tôi thích nhất là chiếc khẩu cầm mua ở Malaysia.
Đó là lần tôi đến một thành phố nhỏ ở Malaysia. Nhàn rỗi không có việc gì làm, bèn trèo lên một nhà thờ nhỏ bỏ hoang trên đỉnh đồi. Có một ca sĩ lang thang đang tựa lưng vào tường, chơi ghi ta, thổi khẩu cầm. Anh ta thấy tôi đi tới, bèn nghĩ ngợi giây lát, dùng tiếng Trung hát một bài tiếng Trung. Tôi lại gần bắt chuyện, mới biết anh ta là người Malaysia, nhưng tiếng Trung giỏi đến kinh người. Tôi cầm ghi ta lên, hợp tấu một bài “Wonderful Tonight” của Eric Clapton. Tôi chơi đàn, anh ta thổi khẩu cầm, rất là ăn ý. Sau đó anh ta dứt khoát đòi tặng chiếc khẩu cầm đó cho tôi. Không mang theo thứ gì bên người để tặng lại, tôi bèn rút ra mấy tờ nhân dân tệ đưa cho chàng ca sĩ, anh ta có vẻ rất thích thú nhận lấy. Từ đó lúc nào tôi cũng mang theo chiếc khẩu cầm này bên người, mỗi khi rảnh rỗi lại lấy ra thổi một đoạn nhạc ngắn. Về nước, tôi có gửi thư mời anh ta qua chơi, nhưng chỉ nhận được một lá thư trả lời ngắn gọn: “Nước anh phát triển nhanh quá, chi phí lớn, tôi không có tiền.”
Nhớ lại chuyện cũ chỉ làm người ta thêm buồn.
Tôi đổi sang một album của ông già Cuba Compay Segunndo, tiếng nhạc vui vẻ làm tâm trạng cũng đỡ hơn rất nhiều. Tôi rất thích ông già gương mặt còn nâu hơn cả điếu xì gà Cu Ba, nếp nhăn sâu như vết đao chém này. Mỗi lần nghe nhạc của ông, tôi đều ước ao được đến hòn đảo nổi tiếng đó, đắm mình trong âm nhạc và mùi xì gà thơm nức, sống một cuộc sống đơn giản, vui vẻ, để ưu phiền trôi dần đi theo năm tháng.
Quán đóng cửa, Bì Tử rủ tôi đi đánh bia, Trà Sữa cũng đòi đi theo.
Nửa đêm, mờ sáng, người trong phòng chơi không nhiều, rất yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng bi chạm nhau khô khốc vang lên không ngớt.
Có hai cô gái đang chơi với nhau, nhìn rất bắt mắt. Bì Tử nháy mắt với tôi một cái, rồi chọn chiếc bàn ngay cạnh bàn hai người. Chúng tôi chơi kiểu mỹ, đánh 15 quả, chia làm 3 hiệp, ai thua thì phải rửa sạch hết ly tách của ngày mai.
Tôi và Trà Sữa chăm chú chơi bia, còn Bì Tử thì chăm chú quan sát hai cô gái, được một lúc thì ra bắt chuyện.
Hai cô khái không biết chơi, lần nào cũng đánh trượt, nhưng rất biết tạo không khí, mỗi lần đánh trúng đều nhảy cẫng lên reo hò, khẩu âm vùng khác điển hình. Cô tóc ngắn ăn mặc rất bạo dạn, cặp đùi trắng muốt cứ lắc qua lắc lại dưới chiếc váy ngắn cũn cỡn, làm mấy tay đàn ông đang chơi gần đó cứ nhìn chằm chằm, chỉ hận không thể xông tới ôm lấy liếm vài cái.
Bì Tử nhất quyết đòi dạy từng cô một chơi. Cậu ta đứng sau lưng cô gái, tay trái đỡ cánh tay, tai phải cầm bàn tay, thân dưới ép sát vào cặp mông căng tròn, miệng cười híp lại. Trà Sữa trông thấy thì rất phẫn nộ, chỉ muốn nhảy ra đạp vào mông Bì Tử mấy cái. Tôi cười cười, kéo Trà Sữa lại tiếp tục chơi.
Trà Sữa đánh bia rất giỏi, tư thế tiêu chuẩn, nhìn rất thích mắt. Nó mặc quần cạp trễ, để hở cả bụng ra ngoài, trông rất nữ tính. Có lẽ tại thiếu vẻ quyến rũ bắt mắt như cô gái xinh đẹp bàn bên cạnh nên mới không có người nào nhìn nó mà liếm mép thèm thuồng. Tay trái Trà Sữa đặt lên bàn, tóc xõa sau vai, nghiêng đầu nghiên cứu đường bi, cúi người, tay trái đặt lên bàn bóng, tay phải giữ nguyên góc chín mươi độ, đánh mạnh vào trái bi. Trái bi chủ màu trắng kích trúng bi đích, liền dừng phắt lại, xoay tròn tại chỗ, nhìn đẹp mắt vô cùng. Đánh xong nó dựa vào thành bàn, đốt một điếu thuốc, gương mặt không chút biểu cảm.
Chơi một lúc thì mệt, chúng tôi ngồi xuống xem giải Anh mở rộng trên màn ảnh, Stephen Hendry tuổi trẻ tài cao đấu với ông già Steve Davis. Trà Sữa thích Hendry anh tuấn phong lưu, còn tôi lại rất thích tay cơ lão tướng Davis, tuy là ông ta càng chơi càng chán.
Chơi bia xong, Bì Tử bắt đầu có ý định “chơi” sang mấy cô gái.
Tôi không hứng thú lắm. Hết cách với cậu ta, đành đưa Trà Sữa về trước, rồi quay lại đón họ. Chúng tôi lái xe lên ngọn núi nhỏ ở ngoại thành, dừng xe trên đỉnh núi. Thành phố đã say ngủ, những tấm biển quảng cáo rực rỡ sắc màu sáng nhấp nháy, tỏ rõ sức sống của chúng. Một thứ sức sống sực mùi dơ bẩn.
Tôi không nói gì, chỉ uống rượu ừng ực, lặng lẽ quan sát thành phố vừa thân thuộc vừa lạ lẫm bên dưới.
Đột nhiên nghĩ đến Bất Bất. Nhớ lần đó khi chúng tôi từ Tây Đường trở về, chính là đã dừng xe ở đây. Tại nơi này, em đã đưa ra đề nghị chia tay. Đã lâu như vậy rồi mà tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì của em, ngày tháng trôi đi vô tình, có lẽ Bất Bất sẽ không trở về nữa. Tôi ra sức uống, uống để đè nén cảm giác đau buồn đáng ghét đang dâng lên trong tâm khảm.
Tất cả cục diện do Bì Tử điều khiển. Cậu ta vừa kể chuyện cười vừa rót rượu mời hai cô gái uống. Một cô tóc dài một cô tóc ngắn, một cô nhỏ nhẹ hòa nhã, một cô nhiệt tình sôi nổi, ngược lại đâm ra rất xứng đôi. Chúng tôi uống được một lúc thì nằm lăn nằm bò ra xe. Bì Tử thích cô tóc dài. Cô gái tóc ngắn cũng biết điều mà lên ngồi cạnh tôi, chân gác lên phía trước, lắc lư theo tiếng nhạc. Không ngừng tu rượu ừng ực.
Tất cả cục diện do Bì Tử điều khiển. Cậu ta vừa kể chuyện cười vừa rót rượu mời hai cô gái uống. Một cô tóc dài một cô tóc ngắn, một cô nhỏ nhẹ hòa nhã, một cô nhiệt tình sôi nổi, ngược lại đâm ra rất xứng đôi. Chúng tôi uống được một lúc thì nằm lăn nằm bò ra xe. Bì Tử thích cô tóc dài. Cô gái tóc ngắn cũng biết điều mà lên ngồi cạnh tôi, chân gác lên phía trước, lắc lư theo tiếng nhạc. Không ngừng tu rượu ừng ực.
Cả hai cô gái này vẫn còn đi học. Trường ở ngoại thành, mỗi tối ký túc xá đều khóa cửa đúng giờ, mà họ thì lại thích đi chơi muộn, vì vậy mà thường không thể về trường ngủ. Nhà trường lại không cho sinh viên dọn ra ngoài ngủ, vậy là mỗi lần đi quán rượu, gặp được người nào hay hay thì về nhà người ấy hay ra cùng đi thuê phòng qua đêm, không gặp được ai thì đi lang thang, đánh bia, ăn ở quán ven đường, không thì ngồi thần người ra trên ghế dài ở đầu phố đến khi trời sáng mới lén lén lút lút về trường đi ngủ. Sống một cuộc sống ban ngày làm người, ban đêm làm ma.
Không có trăng, trời tối om như mực.
Gió thổi mạnh, từng đợt từng đợt một. Trong xe càng tối đen, chỉ có những con số màu xanh trên mặt đồng hồ phát ra những tia sáng yếu ớt. Điều hòa phả ra những luồng hơi nóng, khiến người ta mơ màng buồn ngủ.
Tôi và cô gái tóc dài ngồi im lặng. Bì Tử và cô tóc ngắn thì rất háo hức, cứ cuốn chặt lấy nhau. Tôi đã uống hơi nhiều, ý thức đờ đẫn, cả một chút phản ứng sinh lý cũng không có. ái tóc dài dường như cũng không hứng thú với tôi lắm, còn tôi thì cũng lười chẳng muốn mặt dày “tấn công”. Chúng tôi ngước mắt lên nhìn kính chiếu hậu, nghe những tiếng rên rỉ nhè nhẹ, không ngừng đổ rượu vào miệng, gương mặt thẫn thờ.
Sau đó, mọi người lại không có chuyện gì làm, tất cả chìm trong bầu không khí im lặng.
Có người đề nghị đến khách sạn thuê phòng ngủ, có người thì đòi đến một thành phố khác chơi một vòng. Cuối cùng chúng tôi quyết định chọn cách thứ hai.
Đường dài đi mất cả đêm, tôi và Bì Tử thay nhau lái xe, đến sáng sớm thì tới nơi. Bốn người chui vào khách sạn vùi đầu ngủ, đến chiều mới bò dậy, ra phố lượn lờ khắp nơi, rồi vào những cửa tiệm nhỏ ven đường bán đủ những thứ màu sắc sặc sỡ. Các cô gái chăm chú chọn mua mấy thứ quần áo thời trang rẻ tiền, còn tôi và Bì Tử thì dựa lưng vào khung cửa thi nhau ngáp, chờ xong chuyện mới vào trả tiền. Đi mệt, cả bọn bèn kéo nhau vào một quán café bên đường, ngồi thần người ra nhìn người đi qua đi lại. Đến tối, bốn người đi ăn mấy món đặc sản chế biến rất tỷ mỉ nhưng mùi vị lại chẳng ra sao của địa phương, sau đó chui vào một quán bar.
Gặp một người quen, anh ta dẫn chúng tôi đến một quán tên là PARTY BAR mở trên tầng cao hơn. Một đám ồn ào đang chơi trò chơi, cũng vẫn là trò nói thật quen thuộc. Bì Tử rất hứng thú, liền dẫn hai cô gái đến tích cực tham gia, chơi rất vui vẻ. Tôi đã say khướt, chẳng còn chút cảm giác nào, ngồi phịch xuống sofa, gác chân lên tay vịn, không ngừng đổ đủ các loại rượu vào miệng, hết nhìn người nọ lại nhìn người kia, phảng phất như đang xem diễn rối vậy, đầu óc trống rỗng. Trong đầu không hiểu sao lại hiện lên hình ảnh một dải cao nguyên thời khủng long còn tồn tại, sau đó thì thiếp đi lúc nào không hay.
Tôi nhớ giữa giấc ngủ có bò dậy đi toilet một lần. Lúc rửa tay, tôi gặp một cô gái đang soi gương vẽ lông mày, cô gái liếc tôi một cái, rồi nhoẻn miệng cười, tôi cũng cố rặn ra một nụ cười đáp lễ.
- Trước đây chúng ta từng gặp nhau chưa nhỉ?
Cô gái vừa vẽ lông mày vừa hỏi tôi.
- Gặp rồi, tôi với cô cùng chạy trốn khủng long trên cao nguyên.
Tôi ợ lên một tiếng, rồi đáp bừa.
Cô gái dừng lại, tròn mắt nhìn tôi một lúc lâu, sau đó bật cười, tiếp tục công việc của mình:
- Anh rất hài hước.
- Cũng tạm thôi.
- Em thích nhất là đàn ông hài hước.
- Chúc mừng.
- Anh đến đây lần đầu tiên à?
- Phải.
- Chỗ này không vui, có chỗ khác vui hơn nhiều, lần sau đi nhé.
- Ừ.
- Thế em cho anh số điện thoại nhé.
- Ừ.
- Cô gái rút trong hộp giấy bên cạnh ra một miếng giấy lau tay to tướng, rồi lấy thỏi son ra cẩn thận viết lên một dãy số, rồi nhét vào túi áo tôi.
- Lần sau nhớ gọi điện cho em nhé.
- Ừ.
Tôi đang định ra ngoài thì cô gái đột nhiên gọi giật lại.
- Anh có tiền lẻ không? Em quên tiền rồi, về thì phải bắt xe, hay là anh đưa em về vậy?
- Bao nhiêu?
- Hai ba trăm đi, hơi nhiều phải không?
Cô gái nhún vai nói, vừa nói vừa cho son với bút kẻ lông mi vào túi xách. Nghe ngữ khí cứ như tôi nợ cô ta rất nhiều tiền vậy.
- Cũng
- Lần sau em sẽ trả anh, nhất định đấy.
- Được, nhất định.
Tôi thở dài, móc tiền đưa cho cô gái, rồi loạng choạng bám vào tường đi ra. Lúc đi qua thùng rác, hơi rượu ộc lên làm tôi chỉ muốn nôn mửa, đành cúi xuống nôn thốc nôn tháo, sau đó lấy tờ giấy lau tay có ghi số điện thoại trong túi ra chùi miệng, rồi tiện tay vứt luôn vào thùng rác.
Tôi trở lại ghế tiếp tục ngủ, đến lúc bọn Bì Tử mới chịu dậy cùng trở về khách sạn. Có lẽ vì bị không khí trong quán rượu làm kích thích, Bì Tử và cô gái tóc ngắn vừa mới vào phòng đã cuốn chặt lấy nhau trên giường. Tôi đành kéo cô tóc dài xuống nhà, ra cửa hàng tạp hóa mở cửa 24 tiếng cạnh đó mua mấy xâu thịt nướng, ăn xong, lại rủ nhau ra bậc thang ngoài cửa dựa vào vai nhau ngáp ngắn ngáp dài. Đến lúc buồn ngủ không chịu được, chúng tôi mới về phòng, Bì Tử và cô kia đã lăn ra ngủ. Tôi lấy một cái chăn đắp lên cho họ, rồi cùng cô tóc dài sang chiếc giường còn lại ôm nhau vùi đầu ngủ một mạch, không làm gì hết.
Về đến thành phố thì đã là nửa đêm.
Tôi đưa hai cô gái về trường rồi cùng Bì Tử tiếp tục đi lang thang. Đi mệt thì dừng lại bên cạnh một trạm xe bus, hút thuốc nghỉ ngơi.
- Đêm qua làm cậu chịu khổ rồi?
Bì Tử thấy tôi im lặng, tưởng giận, liền cười xòa xin lỗi.
Tôi vỗ vỗ vai cậu ta, lắc đầu.
Làm bạn với nhau, chỉ cần cậu ta được vui, còn tôi thì thế nào cũng được. Huống hồ chính bản thân tôi cũng không tử tế gì, chỉ là tối qua tâm trạng không được tốt, lại vừa khéo gặp phải một cô gái cũng không hứng thú gì với tôi, có vậy mà thôi. Có điều sau chuyện này, hình như tôi bắt đầu chán những cô gái lạ, có thế nào cũng không làm ình hứng thú lên được, giống như là đã nhìn thấu hồng trần hay gì đó đại loại như vậy, tôi bắt đầu thấy chán ghét cuộc sống vật vờ phóng đãng, bắt đầu thèm khát tình yêu. Có lẽ là do vật cùng tất phản? Sau những ngày tháng buông thả vô vị, chỉ muốn yêu một người đàn bà, muốn thể xác và tinh thần được hòa làm một như trước, chứ không tách rời ra như những người hàng xóm giống hiện giờ.
- Chẳng hiểu tại sao, đàn bà dù đẹp đến đâu mà ở lâu với nhau cũng chán, cần phải đổi người khác mới có cảm giác, cứ như là bị bệnh gì vậy ấy.
Bì Tử thở dài.
- Chắc tại quan niệm thẩm mĩ thay đổi.
Tôi uể oải trả lời.
Chợt thấy đồng cảm: con người ta càng lúc càng trở nên trơ khấc với tất cả mọi thứ, nhiều khi chỉ muốn chết quách cho xong, nhưng lại bị những ham muốn nhục thể ngoan cố kéo lại. Xem ra thượng đế tạo ra ham muốn nhục dục cũng là có lý của người.
Một cô gái đi ra từ bãi đỗ xe phía trước.
Cô gái rất trẻ, cùng lắm thì chỉ mới lên đại học. Trên người mặc một bộ đồ thể thao, chân đi giày lười, kiểu tóc trông rất cổ quái, hai vành tai đeo đủ các loại khuyên khác nhau, lỗ mũi cũng đeo một cái, ánh mắt lờ đờ, không ngừng khóc nức nở, lớp phấn dày bị nước mắt làm cho bết lại, trông như thuốc màu bôi mặt trong kinh kịch vậy.
Bì Tử liếc nhìn cô gái một cái, rồi đột nhiên xuống xe, đến bên cạnh bắt chuyện, một lúc sau thì dẫn lên xe, chui xuống ghế sau, nháy mắt cười cười với tôi, cứ như đêm nay đã nắm chắc phần thắng rồi vậy.
Tôi phục Bì Tử đến sát đất. Sự rung động của con người có thể vô hạn như vậy được sao?
- Đều tại cái đồ khốn nạn đó, tìm được con mụ giàu có liền bỏ em luôn!
Cô gái gục người vào ngực Bì Tử, vừa khóc vừa giải thích.
- Sao em biết?
Bì Tử vòng tay ôm lấy cô gái, giả vờ giả vịt hỏi.
- Vừa rồi đến nhà hắn, thấy trong nhà vệ sinh treo mấy chiếc áo lót, toàn loại cỡ đại! Tên đó lại không biết lấy đâu ra chiếc xe đua mới, nói gì thì nói, cũng không thể đột nhiên giàu lên trong một đêm được!
- Vậy phải làm sao bây giờ?
- Còn làm sao được nữa? Ai đi đường nấy thôi?
Cô gái nói tới đây, lại càng khóc lớn hơn.
Một lúc lâu sau cô mới bình tĩnh lại được.
Tôi định đưa cô gái về nhà, nhưng Bì Tử lại đột nhiên nổi hứng, lôi lôi kéo kéo, dụ dỗ con gái nhà người ta.
Có điều lần này cậu ta bất ngờ gặp phải phiền phức.
- Muốn đưa em đi đâu à?
Cô gái xin Bì Tử một điếu thuốc, vẻ mặt hờ hững, hình như đã quen với chuyện này rồi.
- Ừ, muộn thế này rồi về làm gì, nói chuyện đến sáng đi.
Miệng Bì Tử trơn như bôi mỡ.
- Muốn gì thì anh cứ trực tiếp nói ra luôn đi, cần gì phải màu mè!
- Được, muốn rủ em đi thuê phòng.
- Cũng được, nhưng em lấy tiền đấy.
Bì Tử ngẩn người ra, đưa mắt nhìn tôi, có lẽ cậu ta không ngờ cô gái lại có thể mở miệng nói một câu như vậy.
- Anh đừng hiểu lầm. Em là học sinh, vẫn còn đang đi học đấy. Bây giờ cái gì cũng nói thực tế hết, cái gì cũng phải tính đến lợi ích kinh tế chứ. Học sinh nghèo bọn em là thiếu tiền nhất, nói gì thì nói ai mà chẳng phải sống chứ, đúng không?
Cô gái vừa nói, vừa ngoảnh mặt ra cửa sổ phả một hơi khói, không ngừng lẩm bẩm gì đó, hình như là đang mắng chửi gã con vừa bỏ rơi cô khi nãy.
- Anh thích em, nên mới muốn vậy ...
Bì Tử thử giải thích.
- Thích thì được cái quái gì? Bố mẹ cho em tiền tiêu vặt em không nỡ tiêu, đưa cho hắn hết, kết quả không phải vẫn bị hắn đá đít hay sao? Đàn ông mấy người chẳng ai tử tế cả. Thích thì cũng phải đổi bằng tiền chứ?
Cô gái nói liền một tràng dài như để trút giận.
- Con gái bây giờ thế cả hay sao?
Tôi thuận miệng chen vào một câu.
- Ai tỉnh táo đều như vậy hết! Nhưng người ngây ngô đương nhiên cũng còn rất nhiều, họ thật đáng thương!
Cô gái vung tay vứt đầu mẩu thuốc ra ngoài cửa sổ.
Tôi thấy phiền phức quá, liền dứt khoát đưa cô gái về nhà cho xong chuyện.
- Cái đồ keo kiệt! Thế mà còn đòi dụ gái hả?
Cô gái xuống xe rồi mà vẫn lầm bầm mắng, ra sức sập mạnh cửa xe.
Tôi và Bì Tử đều ngớ ra, mắt tròn mắt dẹt trơn lên nhìn nhau một lúc, nhưng thấy người ta chỉ là một cô bé con, nên cũng không tiện phát tác.
Chúng tôi lại tiếp tục đi lang thang, vừa đi vừa nói chuyện cô gái lúc nãy, than thở “đường phố lúc nửa đêm đúng là một cái thùng rác lớn!”, bùi ngùi nhớ lại những cô gái kỳ dị đã xuất hiện bên cạnh mình, chán ngán trước cuộc đời vô vị. Nghe hết một album của The Beatles thì đồng hồ xăng bắt đầu báo hiệu, tôi liền cho xe chạy vào một trạm xăng gần đó.