Khi những người bạn thân, hay một thành viên trong gia đình đi xa, chúng ta thường dễ lơ là và không quan tâm đến họ. Hãy giữ liên lạc và chia sẻ những tin tức của gia đình. Họ rất muốn biết gia đình sống ra sao, và họ sẽ cảm thấy vui hơn khi thường xuyên liên lạc với gia đình. Ngược lại bạn cũng sẽ có được niềm vui khi thể hiện sự quan tâm của mình đối với họ.
Cách đây hai mươi năm, Sally bắt đầu cuộc sống xa gia đình để theo học đại học. Mẹ cô nhớ lại giây phút đau buồn ấy: “Thật kinh khủng! Tôi muốn nó theo đuổi giấc mơ của mình, nhưng lại không muốn mất nó. Tôi cảm thấy như nó muốn từ bỏ tôi.”
Còn Sally lại xem phản ứng của mẹ như một biểu hiện của sự thiếu lòng tin thay vì tình yêu của một người mẹ, và điều đó khiến họ xa cách nhau. “Mẹ hỏi tôi tại sao lại đi học xa như thế. Tôi không trả lời. Tôi cảm thấy đó là ‘vấn đề’ của mẹ tôi.”
Rồi một lần nữa, công việc buộc Sally phải sống xa gia đình. Thời gian trôi qua, mẹ Sally ngày càng tỏ ra ít quan tâm đến những quyết định của Sally. Cô lo rằng mẹ không quan tâm đến mình nữa, và mối quan hệ của họ vẫn cứ xa cách như khoảng cách giữa họ vậy.
Sau những lần nhìn lại và suy nghĩ, Sally nhận ra rằng, đằng sau nỗi lo lắng ban đầu và phản ứng gần đây của mẹ cô ẩn chứa một điều duy nhất: đó là tình yêu.
Giờ đây, khoảng cách địa lý không còn là rào cản nữa, Sally và mẹ liên lạc thường xuyên hơn. Cô rất vui mỗi khi được về thăm nhà. Cô luôn nói rằng - cả những người ra đi cũng như kẻ ở lại nên nhớ, “xa mặt” không có nghĩa là “cách lòng”.
Các nghiên cứu so sánh tầm quan trọng của gia đình đối với những người cao tuổi và những người trưởng thành cho thấy, cả hai nhóm tuổi đều xem trọng gia đình và coi quan hệ gia đình là một trong những niềm vui lớn nhất.
- O’Conno