Bình Yên Ấy Là Anh

Chương 34: Chương 34




Tôi ngồi ngắm cảnh chiều xuống trên những ngọn đồi.

kể từ cái ngày tôi quay trở về đến nay đã 3 tháng. Khi đó sau một hồi suy nghĩ.Tôi không dám về nhà. Tôi không dám đối diện với bố mẹ vì quyết định dứt khoát của mình.

Ba Nhân thông báo với tôi rằng đã trả tự do cho tôi. rằng cả cuộc đời ba nợ tôi một lời xin lỗi. và ba sẽ vẫn chia tài sản cho tôi như một đứa con bình thường.

Còn bố tôi thì im lặng. Có lẽ ông ấy không còn lựa chọn nào khác... tôi không biết đến khi nào tôi mới có dịp quay về gặp ông ấy nhưng tôi tin ông ấy sẽ luôn ủng hộ quyết định của tôi

Ngay lúc này, ngay ở đây, tôi không cần đến cái thứ gọi là tiền bạc, tôi không cần cái vị trí cao, không cần phải là người được nhiều người ngưỡng mộ. Tôi chỉ là một cô gái bình thường.

Bạn biết không, nếu một ngày nào đó bạn quá mệt mỏi với cuộc sống hãy đi đi. hãy đi để thấy trên đời này có nhiều người còn khổ cực hơn chúng ta. Phàm là người không thế mang nỗi đau ra để đo lường được mà chúng ta chỉ đo nó bằng chính suy nghĩ của bản thân mình.

nếu bạn cảm thấy khổ cực thì bạn sẽ khổ cực.

Thật ra tôi chưa bao giờ kêu mình khổ cả, cũng ko nhận mình là một kẻ đáng thương,còn không bao giờ trách móc những người mang đến cho tôi nỗi buồn.

Tôi không có thói quen đổ lỗi,do vậy... tôi chấp nhận mình sai để có thể an tâm buông bỏ những thứ đau đớn trong cuộc đời mình.

- Cô Pìn... cô Pìn về đi

Tôi cười rồi đứng lên đi theo những đứa trẻ. Trước nay, tôi yêu thích công việc đi gieo con chữ. Nhưng bây giờ... ước mơ mới trở thành sự thật. Khi đến đây với những đứa trẻ này, tôi mới thấy chục năm bon chen hoá ra chẳng ý nghĩa bằng vài tháng ở đây.

Hoá ra cuộc đời có những khoảng bình yên đến lạ. Nó khiến tôi quên đi tôi từng là ai, tôi từng đau khổ đến như thế nào. Đây mới là bình yên mà tôi tìm kiếm.

Ánh mắt trời đang xuống núi theo chân cô trò chúng tôi. những cơn gió nhẹ đùa chơi trên những ngọn đồi. vờn quanh mái tóc ngắn mà tôi đã cắt cho tụi nhỏ. Tôi biết kinh doanh... tôi biết dạy học... Và tôi biết cắt tóc nữa nha.

bắt đầu mùa hè rồi. ở đây tuy là vùng cao nhưng nắng nhiều và mưa ít. Chúng tôi muốn có nước, phải đi cõng nước bên suối tít bên kia đồi.

hoá ra cuộc sống thiếu thốn này, lại khiến tôi vui vẻ đến như vậy. tôi có lẽ sẽ không quay về thành phố ồn ào đó nữa.. tôi sẽ ở đây với Minh của tôi. tuy chúng tôi cách nhau hai đầu cuộc sống nhưng chúng tôi vẫn cứ bên nhau như hồi còn ngây thơ.

- Pìn ơi.... về đi... anh tráng đến tìm đó.

- vâng

Tôi cõng theo bầu nước trên lưng, bước chân đi nhanh hơn.

Anh Tráng là cán bộ xã. người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua.

- anh có gì tìm em đấy ạ?

- à... anh có nhận đươc thông báo là mấy hôm nữa có đoàn cứu trợ lên đây làm từ thiện đó

- vâng, thì sao anh?

- thì em chuẩn bị ít đồ ăn người ta đến mình còn tiếp đón

- vâng anh. Hôm nào đấy ạ.

- để anh gọi lại hỏi rồi báo cụ thể cho em, nhưng em bảo Páng cứ chuẩn bị đi nhé

- vâng. mời anh vào xơi nước

Tôi đặt cái cùi nước xuống, tay bế đứa con nhỏ vừa bước lại bám chân.

- giờ trông cô cũng giống mấy mẹ mìn trên này rồi đấy.

- vâng... em quen rồi anh ạ.

- quen rồi thì ở đây với bọn anh. Nghe nói thằng Khánh nó đang đến chơi với cô đúng không?

Tôi cười.

- không có đâu anh. Em còn chưa biết anh khánh là anh nào.

- thế để anh bảo Páng nhé

Tôi cười.

- thôi tối rồi, cán bộ về đi không lại muộn.

Anh tráng quay đi, từ xã lên đây đi mất cả tiếng đi bộ đó,xa văn hoá lắm cơ. Tôi vác mấy đứa trẻ ra chỗ chum nước, dội nước lên người chúng nó kì cọ. rồi dắt chúng nó vào nhà. vừa trông vừa phụ vợ Páng nấu cơm.

Mùi khói bếp quẩn quanh trong nhà, thoát ra bằng những cơn gió lùa vào cửa., Nhà Páng so với những nhà ở đây là khá hơn chút ít. Páng biết nói tiếng kinh nên Páng cũng biết làm ăn như người dưới xuôi nhưng thu nhập không nhiều. chúng tôi cho bọn trẻ con ăn, rồi cho chúng học bài. mỗi đứa một quyển vở và một cái bút, trong cái bóng đèn đỏ đỏ tối tối, bọn trẻ con được học con chữ, người lớn quanh đây cũng có người muốn học thêm tiếng kinh và biết chữ nên cũng qua bên này... hầu như tối nào nhà Páng cũng đông vui tiếng nói cười.

- Pìn... mày đang làm cái gì vậy?

- em tìm miếng gỗ làm cái bảng để đây.

- không cần đâu. Hôm nọ anh Khánh bảo cán bộ biên phòng cho cái bảng của cán bộ mà.

- hôm nào ạ?

- hôm nào cán bộ xuống

- thế mà không nói với em.

- có nói mà mày không nghe. Con ma rừng làm mày điếc tai rồi.

Tôi cười... tôi ko sợ ma rừng... chỉ sợ ma người thôi... cho nên Páng mới làm cho tôi gian nhà cạnh nhà Páng, chứ con gái con đứa một mình ở đây cũng sợ bọn lâm tặc, sợ bọn buôn người, sợ bọn buôn thuốc phiện, sợ cả mấy bố zai trên tộc này có tâm địa không tốt.

Tôi ôm mấy quyển tập từ trong nhà ra, thêm mấy cái bút chì đưa cho mấy chị mang về tập viết... mới chỉ mấy tháng mà các chị ấy đã bậm bẹ biết nói tiếng kinh rồi đó.

Sáng hôm sau mấy anh bộ đội biên phòng đến. Họ mang theo chiếc bảng cho chúng tôi như đã hứa, cùng một ít thức ăn, có lẽ họ cũng đã nghe về chuyện đoàn cứu trợ sặp lên đây. Tôi bận rộn với việc đổ đầy mấy chum nước, không thể để khách không có nước dùng được.

thấy tôi như vậy, anh Khánh biên phòng, người lúc trước anh Tráng nhắc đến bám theo tôi.

- cô giáo... để anh phụ cho.

- không cần đâu anh... mấy chị em em sắp xong rồi.

Tôi hạ cùi nước xuống múc nước đổ vào, anh Khánh đứng bên cạnh chờ tôi đổ đầy rồi nhấc lên vai mình.

- thôi.. không cần đâu anh, em tự làm được mà

Tôi giữ cái gùi lại

- em gầy như thế đeo cái này trông khổ lắm, anh là đàn ông, anh phụ được tí nào hay tí đó.

- em gầy nhưng em khoẻ lắm. anh đừng lo.

- thôi anh về đi không bên đó lại kiếm.

- bọn anh được chỉ huy bảo đây mà.

Anh Khánh cười, tôi chỉ biết im lặng mà bám theo.

về đến nhà, anh khánh có lẽ không từ bỏ ý định đi lấy nước cùng tôi, tôi vào nhà lấy thêm cái cùi nữa.

mang ra suối. thêm một người sẽ nhanh hơn, nhưng khi tôi đổ đầy cả hai bình thì Khánh một tay cõng một tay vác chứ nhất quyết không cho tôi động vào.

- anh khánh... anh buồn cười nhỉ... trả em đây.

- Em cứ đi như vậy được rồi, không cần động vào.

- thôi nặng lắm đó anh

- anh thấy bình thường mà.

- anh như này em ngại lắm... nếu anh thích cõng nước thì anh đi mà còng một mình, em ở nhà làm việc khác.

Khánh giật mình đứng lại.

- thì có hai người làm cho vui, đi một mình đến bao giờ mới xong

- có mấy người cơ mà.

- họ nghỉ hết rồi.

tôi nhìn quanh... hình như tôi ko để ý. Tôi cau mày.. cái anh Khánh này từ hôm sang thấy tôi thì cứ lấy lí do sang nhiều... tôi đã quyết tâm không quen ai không yêu ai nữa mà anh ta cứ tấn công tôi công khai như vậy đó.

Tôi nhìn Khánh từ phía sau. gọi là anh nhưng thực ra tôi ko biết anh ta bao nhiêu tuổi, nhìn có khi đen và già hơn tôi ý chứ.

- Cô giáo này.

- dạ.

- cô giáo năm nay bao nhiêu tuổi thế.

- dạ...à... em 33 rồi

- 33 á, trẻ nhỉ

- hơn tuổi anh à?

- không, bằng anh.

- thế cô giáo sao lại lên đây?

- em đi kiếm cơm đó anh

Khánh cười

- kiếm cơm trên cái đất ăn không đủ no này á.

Tôi cười

- sao lại không?

Khánh im lặng một lát rồi quay sang hỏi tôi

- cô giáo từng này tuổi rồi... đã có người yêu chưa?

Tôi giật mình quay ra nhìn Khánh.

- à.... anh xin lỗi.anh hỏi câu vô duyên nhở

- không sao, em chưa có người yêu, chỉ mới có chồng thôi

Tôi cười

- cô cứ đùa, không có ông chồng nào để cô lên đây chịu khổ đâu.

- đó là nghiệp của em

- thế em quê ở đâu

- em ở Hà Nội

- người Hà Nôi lên đây mà chịu được là giỏi đó.

- thì em cũng ở ngoại thành thôi mà. cực khổ cũng quen đó.

Khánh gật đầu

- anh quê Hà Nam. Anh 33 tuổi. lính phòng không. cấp bậc trung uý, mấy tháng nữa được lên bậc rồi.

Tôi cười, tôi có hỏi đâu mà anh ta khai ra hết lý lịch cho tôi nghe... để tôi khỏi tìm hiểu à?

- 33 tuổi là ế chổng vó rồi.

- bố đội vừa xấu vừa nghèo của cải, nghèo thời gian nên không ai thèm yêu.

- bộ đội thì thô lắm, thô nhưng mà thật.

- nhiều khi nghĩ cũng ko dám yêu ai, và cũng không ai dám yêu vì họ không thông cảm được cho bọn anh xa nhà quanh năm như vậy?

- sao anh không lấy mấy cô trên này. cho vợ chồng gần nhau.

- các cô giáo lên đây chỉ được thời gian rồi xuống xuôi cho nên các cô ấy không thèm yêu bọn anh đâu

Tôi cười... đúng là thật thà.

- em cũng chỉ ở đây thời gian thôi rồi xuống xuôi.

- anh biết.

- vậy sao lại giúp em.

- anh thấy mình có duyên với nhau, lần đầu gặp cứ ngỡ quen từ lâu rồi

Tôi cười, mấy ông bộ đội công Nhận cũng dẻo mỏ lắm. chúng tôi cõng nước cho đến khi đầy chum thì Khánh ra về. Lúc Khánh đi khuất Páng mới chạy ra.

- khánh nó được đấy, thôi... ở đây với anh thì đồng ý nó đi, nó đi bộ đội em dạy học, để anh bảo cán bộ xin cho em có lương. lấy nó rồi đẻ mấy đứa con cho vui cửa vui nhà, bằng tuổi em là chúng nó sắp có cháu ngoại rồi đấy nhé.

Tôi cười tươi hớn... còn lâu tôi mới đồng ý... hai chữ hôn nhân khiến tôi sợ lắm rồi... giờ FA thôi.. tôi có một núi tình yêu đang ê a dưới kia kìa...

- anh thích thì đi mà lấy. em ko thích

- nó có gì mà ko thích

- thì ko thích chứ sao.

- con ma rừng ăn mất tim của mày rồi à?

- không... chỉ là tim em để ở dưới kia kìa

Tôi chỉ xuống dưới cái lớp học lợp mái ngói, tôi bưng nồi cơm ra rửa

- sắp hết gạo rồi

- để mai anh đi lấy

- thôi không cần, mai em xuống xã mua mấy thứ thì em mang gạo lên.

- uh...

- à quên, Tráng bảo mai có đoàn từ thiện đến đó... em đi sớm rồi về sớm còn nấu cơm cho họ.

- vâng

cả đêm hôm đó tôi không ngủ được. Tôi ko biết đoàn họ có bao nhiêu người. tự nhiên lại thấy lòng hồi hộp đến lạ... có lẽ đây là đoàn từ thiện đầu tiên đến đây kể từ khi có tôi, mà theo Páng nói cũng là đoàn từ thiện đầu tiên đến bản.

ngồi chuẩn bị đồ đạc giữa đêm, tự nhiên lại thấy lòng mình cô đơn quá... Nỗi cô đơn dường như tôi đã quen nhưng có lúc nào đó yếu lòng lại khiến tôi buồn vô tận. trải qua bao nhiêu mối tình, giờ rốt cuộc tôi lại chọn cô đơn như bến đỗ cuối cùng... ít ra ra trong cuộc đời tôi cũng có thể tự hào là tôi đã từng biết yêu, đã từng yêu say đắm, tôi đã từng có gia đình, từng trải qua bao nhiêu cũng bậc cảm xúc... chỉ có điều... tôi không có cơ hội được làm mẹ nữa... Mong rằng Bình An của tôi ở dưới suối vàng có thể đầu thai vào một gia đình khác... được yêu thương... được sống một cuộc sống đủ đầy... thì tôi ko có gì phải hối tiếc cả.

tiếng gà gáy sáng khiến tôi giật mình tỉnh giấc, một số tia sáng lấp ló trên đỉnh núi. Bình minh lên rồi... tôi ngồi dậy, cơ thể có vẻ uể oải vì đêm qua ngủ ít, tôi đi ra khỏi nhà, mang cái nồi cơm ra vo chút gạo trộn thêm một ít ngô, hết gạo thật rồi.

Bọn trẻ sắp ngủ dậy, tôi và vợ Páng thổi cơm cho chúng nó ăn, ở đây không có khái niệm về thứ 7 hay chủ nhật đâu nhé, ngày nghỉ của người ta cũng là ngày thường đi học của bọn trẻ còn ngày thường có khi là ngày nghỉ, vì cứ mưa to thi đườngkhông đi được, bảo toàn mạng sống vẫn hơn là bảo toàn con chữ chứ. Fb Hà Quỳnh Vân.

Tôi xới cơm cho bọn trẻ ăn, chia đều cả cơm cả ngôi, rót chút nước mắm. hết trứng rồi... hôm nào ngon là có trứng dầm mắm nhé... nhưng nay hết trứng rồi.

bọn trẻ mấy nhà quanh đây nói tiếng kinh hàng ngày còn bọn trẻ bên kia thì khi nào sang đây mới nói tiếng kinh, nhiều nhà bố mẹ nó chỉ nói được tiếng dân tộc mà.tôi đeo cái cùi lên lưng... tôi và vợ Páng dắt bọn trẻ sang lớp học, lớp ở dưới núi, ngay giữa ngọn đồi, đi mất 20 phút còn xuống xã đi mất hơn tiếng cơ... chúng tôi chia tay để bọn trẻ vào lớp... mấy hôm nay tôi bận nên hai lớp gộp 1 để cho cô giáo dạy. thật ra lớp lớn thì cũng không có hơn lớp bé đượcbao nhiêu. bọn trẻ ở đây tiếp thu chậm hơn dưới kia vì không được kèm cặp nhiều và sách vở hâu như không có.

Đi được một quãng xa có đoàn đi xe máy qua đỗ lại hỏi chúng tôi

- hai chị ơi... cho em hỏi đường lên bản Sùng đi đường này ạ?

- bản Sùng là bản gì. ở đây không có bản Sùng đâu.

- vậy bản Sung có không chị.

- cũng không.

- vậy bản sang.

- không có cái bản sang nào cả, nhầm rồi

Vợ Páng nói chậm chậm tiếng Kinh cho họ hiểu, tôi đứng nép vào cái cây, kéo cái mũ xuống phe phẩy. đầu mùa hè mà nóng lắm. một lúc cả đoàn đến chục cái xe máy chở theo bao nhiêu đồ đạc đỗ lại chỗ người đàn ông vừa hỏi.

- anh hỏi được chưa?

- chị này bảo ở đây không có bản Sùng.

- chỗ này to lắm tao cũng không biết đâu nhưng chưa nghe thấy bản Sùng bao giờ.

- vậy mày gọi lại cho Sếp xem sếp có nhớ nhầm không?

Mấy bạn đội mũ bảo hiểm kín đầu.mặc quần áo phượt kín bưng, có cả mấy cô con gái.

- alo anh ạ... họ nói không có bản Sùng anh ạ

- dạ...

- em thuê xe rồi nhưng xe họ bảo phải đọc tên bản họ mới tìm được.

- ôi... giời ơi... anh không nhớ thì bọn em tìm làm sao giữa cái đất trời mênh mông này.

- vâng.. thế để em đi hỏi ạ.

Anh ta cúp máy.

- chị ơi chị... ở đây có nhiều bản không ạ

Anh ta hỏi vợ Páng.

- nhiều lắm...

- chết em... ko biết tìm ở đâu bây giờ.

thấy anh ta lùng túng tôi mới đi ra. đầu đội cái mũ đen sì sì vành rộng. ở đây không có khẩu trang mà đeo đâu

- sao anh không xin số điện thoại, anh lên đây chơi hay lên có việc.

- bọn em mang quà lên cho Bản Sùng hay bản gì đó.

- à mà...có số điện thoại nhưng mà ở dưới kia em bị rơi mất ví rồi.

- vậy gọi về bảo ai biết thì cho số lại, không ở đây nhiều bản tìm đến bao giờ.

- chị ơi... đi lên trên đấy có chỗ nghỉ không ạ.

- không... vào bản xin người ta cho ngủ nhờ.

Tôi và vợ Páng quay đi...

- chị Bình... có phải chị Bình không?

Tôi giật mình khi có người gọi trúng tên mình ở đây, lại nói tiếng Kinh nữa. tôi quay lại nhìn.

- chị Bình... là em đây.

người đàn ông bước xuống khỏi xe. cởi mũ bảo hiểm ra tiến lại phía tôi.

- chị không nhận ra em à?

Tôi nheo mắt nhìn, ngờ ngợ...

- cậu là Hải hả..

- vâng, em là Hải em anh Hiệp

Tôi cau mày ái ngại

- vậy cậu lên đây có việc gì?

- em lên đưa hàng cho bản gì mà sếp với chị từng đến.

Tôi tròn mắt. Ông ta còn nhớ đến chúng tôi sao... nhưng ông ta chắc gì đã biết tôi ở đây.

- thế chị đến đây lâu chưa ạ? chị về chơi đấy à?

cậu ta nhìn tôi một lượt từ đầu đến chân. Tôi mặc cái váy đen thổ cẩm như người bản địa thật, lưng đeo đủ thứ.

- tôi nghĩ là chỗ chúng tôi chẳng thiếu gì đâu, các cậu mang về đi.

Tôi từ chối.

- chị ơi.... chúng em đi đường xá xa xôi, chị không lấy cũng cho chúng em xin bát nước, giờ nắng lôi thế này khổ lắm. mà chúng em đi cả đêm hôm qua. nếu giờ mang hàng về, có khi bị đuổi việc tất cả cũng nên

- chú bị đuổi là việc của cậu không phải của tôi.

- chị ơi... coi như chị làm phúc cho chúng em xin chỗ ngủ nhờ mai chúng em xuống

- giờ còn sớm mà,... ngủ cái gì... về đi

Tôi đi xuống dưới, mặc họ, cái cậu Hải này cũng bám theo tôi một bước không rời.

- chị ơi. Hay chị chỉ cho em chỗ nào có quán ăn với, chúng em đi cả đêm hôm qua chưa được ăn gì.

- muốn ăn thì phải xuống thị trấn. ở đây làm gì có chỗ ăn.

Cái cậu Hải cứ đi bộ theo chúng tôi đến tận trưa lúc tôi đổi gạo xong. Tôi cõng gạo ra về

- chị ơi... để em giúp chị.

- không cần đâu.

- thế giờ chị về hả... để em bảo các anh ấy chở chị về

- không cần, tôi đi bộ quen rồi

- quen rồi

cậu ta nhìn tôi có vẻ nghi ngờ nhưng vẫn bám theo tôi lên tận bản.

Lên đến nơi, họ bây mọi thứ ra, lúc ấy mặt trời đã lên cao. Tôi đành nấu cơm cho họ ăn. bọn trẻ thấy người lạ thì chạy lại nép vào xó nhìn trộm.

Hoá ra không phải một mình Hải mà có mấy người biết tôi, có lẽ họ đang không hiểu vì sao tôi ở đây.

chiều đến tôi đi sang bản bên bắt gà, Hải cùng mấy người con trai vẫn bám theo tôi như vệ sĩ

- mấy cậu theo tôi làm gì?

- bọn em bảo vệ chị

- đùa thôi, chả mấy khi lên đây bọn em muốn xem cho vui ý mà coi như trải nghiệm.

- tôi có một đề nghị muốn nhờ các chú.

- dạ vâng.

- đừng nói với ông ấy là tôi ở đây

Tôi buồn buồn cúi xuống

- thế chị về đây ở hẳn hay đến chơi

Tôi im lặng không trả lời.

- bọn em ko nói đâu ạ. chị đừng lo

Hải nnhanh nhẩu đáp. Tôi ko tin lắm nhưng đành kệ.

đến giờ bọn trẻ tan lớp buổi chiều, tôi cùng mấy chị và Hải đi lấy măng rừng về. đặt tải măng xuống tôi vội dắt lũ trẻ ra suối. hôm nay có cỗ, cho nên các nhà xung quanh gửi mấy đứa ở đây. Tôi sẽ tắm rửa cho chúng nó. mấy đứa này còn bé nên hay nghịch bẩn, đầu tóc bê bết, mặt mũi đen nhẻm sau một ngày đùa nghịch.

trẻ con miền núi đứa nào cũng đen nhẻm, gày gò, nhìn tội lắm. thấy tôi làm vậy mấy cô bé kia cũng đi theo, chúng tôi đi ra tận suối, nước suối trong veo

- tắm nhanh không thì lạnh bây giờ.

Tôi dội nước lên người rồi bôi cho chúng dầu gội tôi mua dưới huyện

- thơm quá.

Chúng hớt bọt rồi đùa nhau. bọn con gái cũng bị tôi cắt tóc ngắn cho hết chấy... giờ nhìn đứanào cũng giống đàn ông hết trơn.

mấy cô gái thấy chúng tôi như vậy vừa vui vừa xúc động... có lẽ họ đâu hiểu được hoàn cảnh khổ cực như thế này.

- tắm nhanh lên rồi ăn cơm nhé.

- cơm có gì?

một đứa hỏi

- có thịt gà.

- a... có thịt gà

cả bọn reo lên sung sướng.

Sau khi tắm cho cả lũ này xong, tôi ở lại tiện thể tắm rửa rồi giặt quần áo cho bọn trẻ. Tôi buông mái tóc dài của mình xuống làn nước trong mát... cảm giác dễ chịu sau một ngày dài.

Tóc tôi cũng dài nhanh lắm. cơ thể tôi gầy đi từ khi tôi bị thế kia... nhưng tôi thấy mình khoẻ. Tôi vui vẻ, tôi yêu đời

- chị Bình ơi, về ăn cơm.

tiếng gọi vọng đến từ xa, tôi mang đống quần áo trên lưng cùng bộ quần áo ướt tôi mặt trên người để về thay, về đến nhà, cảnh tượng đầu tiên tôi thấy là mọi người đang bận rộn với việc sắp mâm bát ngoài trời, người đàn ông vẫn mặc nguyên cái áo sơ mi, dáng cao lớn, mái tóc rối bời, khuôn mặt có vẻ phờ phạc đang đứng trước mặt tôi. nhìn tôi, ánh mắt có đầy tia xúc động

tôi đứng im... tôi tự nhiên lại thấy trống không... tôi không nghĩ được gì hết cả.

mọi người ai đi qua cũng nhìn chúng tôi ái ngại, không ai dám đến làm phiền khoảng khắc chúng tôi nhìn nhau.

Tôi khẽ thở dài, nếu ông trời sắp xếp để ông ấy đến đây, ít nhất cũng phải hỏi tôi 1 câu, và nếu ông ấy không hỏi bởi vì ông ấy thừa biết... tôi sẽ quyết định như thế nào

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.