Bộ Bộ Sinh Liên

Chương 160: Q.4 - Chương 160: Vạn tuế.






Ở đây vẫn là một thảo nguyên. Dù nó có đổi thay nhanh chóng, nhưng nó vẫn để lại cho người ta một cảm giác, đã đến nơi này, thì sẽ có cảm giác mê man thay đổi trong chớp mắt, mà cảm giác đó rất thật. Cảm giác nhà là gì, chính là sự yên tĩnh.

Tất cả mọi người đều tụ tập trên đồng bằng. Dương Hạo cưỡi ngựa. Dước sự bảo vệ của binh sĩ và đám người. Đang đi, tự nhiên dân chúng đứng lại. Trước mặt là một sườn núi cao.

Hắn biết, âm thanh của hắn không thể khiến cho mỗi người khó nghe, nhưng vẫn âm thanh khàn khàn ấy. Cố gắng đem hết sức lực còn lại hô vang về phía dân chúng: “Các đồng hương, ở đây, chúng ta an toàn rồi. Các ngươi nhớ cho rõ. Từ hôm nay trở đi, các ngươi là người Tống.

Giọng nói của hắn có phần nghẹn ngào: “La quân chủ, Lưu chỉ huy sứ, Hách sai sứ. Đã dẫn ba nghìn năm trăm những tướng sĩ quân Tống khí khái, dùng tính mạng mình, đổi lấy cơ hội sống sót cho chúng ta”.

Hắn giật đầu ngựa, hướng nó về hướng đông, nhẹ nhàng tiến lên vài bước. Giật dây cương ngựa, đứng lặng yên. Những dân chúng sống sót sau trận tai nạn dìu già dắt trẻ không nói lời nào, đi theo về hướng đông.

Mưa bụi bay theo gió nhè nhẹ ở phía trước chỗ bọn chúng đứng, nhưng phương hướng mà bọn chúng đi. Mưa đã ngừng. Phía đông mặt trời đã ló ra, phía tây vẫn còn mưa. Chỗ sông, chân trời, một chiếc cầu vồng vắt qua. Chiếc cầu vồng ấy có phải là con đường mà các anh hùng khí khái đang yên nghỉ không?

Dương Hạo cảm thấy buồn, thở dài, lấy lại tinh thần nói: “Mọi người nghỉ chút đi, sau đó tiếp tục lên đường. Lý Ngọc Xương Lý viên ngoại đã nhanh chóng về trước. Tin tức của chúng ta đến đã bẩm báo cho Phủ châu Đại tướng quân biết. Chiết đại tướng quân Phủ châu sẽ nhanh chóng phái người đến tiếp ứng cho mọi người, dàn xếp cho hết thảy mọi người. Từ nay về sau ở đây, chính là quê hương của các ngươi”.

Dân chúng yên lặng, sau đó có tiếng hoan hô: Không bao giờ phải lo lắng sợ hãi nữa, sẽ không bao giờ bị lưu lạc nữa. Dàn xếp xong, lũ tiểu dân này không mong gì nhiều, chỉ mong có thể sống cuộc sống thái bình mà thôi, nhưng những ngày này, đã trải qua quá nhiều sự sinh tử và đẫm máu. Giờ, mãi đến giờ, cuối cùng đã an toàn rồi. Đã cảm nhận được không khí hiện tại như mùi vị của sự thái bình và yên tĩnh. Tiếng cười của dân chúng có thể bay cao, mỗi người dùng mỗi cách riêng để biểu thị sự vui mừng, sự may mắn khi biết chính mình còn sống sót.

Trong đám dân chúng, tự nhiên có vài người quỳ rạp xuống, hô vang những tiếng hô từ đáy lòng về phía Dương Hạo: “Vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”.

Vài người làm vậy nên mọi người đều làm theo, những người xung quanh thấy đám người này như vậy cũng quỳ rạp xuống hướng Dương Hạo. Dáng vóc tiều tụy của chúng vẫn thể hiện được lòng biết ơn vô hạn: “Vạn tuế, vạn tuế”. Ban đầu chỉ là một nhóm người quỳ rạp, rồi một lúc sau, cả một đám đông nghìn nghịt đều hưởng ứng theo, đều quỳ theo xuống.

Trong số đó có người không biết vị đại nhân đó tên là gì, có nhiều người không biết xưng hô với vị quan này là gì, nhưng chúng đều biết chính vị đại nhân này đã đơn thương độc mã cứu một đứa trẻ mang bệnh giữa quân trận hai bên. Bọn chúng cũng biết chính vị này là một đại nhân quan văn không giỏi võ nghệ đã cùng các võ tướng ở lại bờ bên kia cuối cùng. Hắn từ bỏ hy vọng sống của chính mình, làm gẫy cái cầu kia. Bọn chúng cũng đều biết, chính con người trên ngựa này đã đưa bọn chúng từ cõi chết đi ra, cho chúng một sinh mạng mới.

“Vạn tuế, vạn tuế, vạn tuế”.

Không có từ nào ngoài những từ này, chúng chỉ là dùng những ngôn ngữ đơn giản biểu thị sự vui sướng và cảm kích. Lúc đầu có phần lộn xộn, rồi rất nhanh đã là vạn dân chúng thống nhất nói một từ. Âm thanh ngắn gọn vang đến trời xanh, vang khắp ruộng đồng mênh mông. Ngay cả mưa phía trước dường như cũng phải giật mình.

Mưa, ngớt rồi.

Vào lúc những âm thanh vạn tuế vang lên, Dương Hạo không còn nghe được.

Người quỳ xuống càng ngày càng nhiều, âm thanh vạn tuế ngày một vang dội. Ban đầu Dương Hạo nghe rõ, về sau thì quá sợ hãi vì âm thanh quá lớn, nhưng những âm thanh nghe được chỉ là mấy người phía trước, vì họ không ngừng hô, đợi đến khi phía sau đều quỳ xuống và hô vang thì không tài nào ngừng hô được nữa.

Phóng tầm mắt nhìn, toàn bộ bình nguyên đều là người quỳ rạp. Trong đám người đó chỉ có vài người còn đứng. Lý Quang, Diệp Đại Thiếu, Đường Diễm Diễm, Bích Túc và những người nhà của bọn chúng. Trình Đức Huyền lẳng lặng đứng dưới sườn núi, không mừng không vui, không chút biểu hiện.

Đột nhiên, Dương Hạo quay người, chạy hai bước về hướng đông nam, vén áo bào lên, nhìn về phía phủ Khai Phong mà quỳ rạp xuống.

Vô số lão bách tính ở xung quanh hoan hô, hắn khấu đầu hô: “Vạn, vạn vạn tuế, vạn tuế, vạn tuế, vạn tuế. Ngô Hoàng vạn tuế, Ngô Hoàng vạn tuế…”

Thấy Dương Hạo quỳ xuống, âm thanh vô vang của dân chúng cũng ngừng lại. Đám dân chúng ở gần nghe rõ Dương Hạo hô, lập tức khấu đầu theo và hô: “Vạn tuế, vạn tuế, Ngô Hoàng vạn tuế”.

Khẩu hiệu hoan hô mới từ chỗ Dương Hạo nhanh chóng lan truyền ra, trở thành âm thanh hô của hàng vạn dân. Tướng sĩ quân Tống sau Dương Hạo lần lượt quỳ xuống theo. Mấy vạn quân dân đi theo Dương Hạo đồng loạt hô to: “Ngô Hoàng tuế, Ngô Hoàng vạn tuế”.

Đường Diễm Diễm lấy ra một chiếc khăn tay nhỏ rất thục nữ, định lau mặt dơ bẩn, lại thu vào. Nàng khom lưng, kéo lấy vạt áo của người quỳ phía trước, rồi từ từ quỳ xuống. Ánh mắt nhìn về phía Dương Hạo, ngập tràn sự khâm phục.

Quỳ phía trước là Bích Túc, thấy chiếc áo cà sa của mình bị Đường Diễm Diễm lấy làm chiếc đệm quỳ chân. Cao tăng Bích Túc hơi chút khó chịu. Lý Quang nhìn Dương Hạo, ánh mắt hiện lên sự tán thưởng. Hắn cười cười, có ý với bảo các bộ hạ đứng xung quanh cùng quỳ xuống.

Trình Đức Huyền ngây ra. Mãi đến khi hắn phát hiện ra toàn bộ cách đồng bát ngát chỉ còn một mình hắn đứng chỏng trơ. Lúc này mới quỳ ngay xuống. Khấu đầu, hô to: “Vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”.

Vừa vào phạm vi thế lực Chiết thị, Dương Hạo mới phát hiện ở đây khác xa với Quảng Nguyên. Ở đây vẫn có thảo nguyên và đất đai rộng lớn, nhưng ở đây nhiều non nhiều nước. Núi là những núi nguy hiểm, nước là nước độc. Thôn trang ở đây nhỏ, phần lớn đều là thành lũy hoặc sơn trại sống kiểu bộ tộc. Hoặc dựa vào núi vào nước, đều là những chỗ hiểm yếu.

Thành ở đây xây bằng đất, núi đá, có chỗ xây bằng đá, nhưng không nhiều, thành lũy sơn trại trong khu Chiết phủ có xây bằng đá, còn lại bên ngoài khu đó thì toàn xây bằng đất. Nhưng loại đất này cực kỳ chắc chắn, nó cứng và rắn.

Thấy đội ngũ của Dương Hạo không có cờ hiệu, quần áo rách nát đi theo một đoàn đến. Thành lũy sơn trại trên đường phát ra tiếng kêu. Tất cả phụ nữ trẻ em đều trốn vào thành lũy. Những cánh cửa to, những nơi hiểm yếu, những tên cầm mâu cầm thương đi qua đi lại. Ở đây, vì hằng năm gặp những bộ lạc du mục Khiết Đan phương bắc và bộ lạc tây bắc. Thậm chí còn có sự đánh úp bộ lạc. Dường như mỗi người thanh niên ở đây đều được huấn luyện có tố chất của chiến sĩ. Chúng có cách riêng của mình để ứng phó với quân đội.

Dương Hạo vốn không muốn đi quấy rầy dân trong làng, nhưng lương thảo còn không nhiều, phần lớn đều đã bị rơi xuống cầu. Mặc dù đại tướng quân Phủ châu một khi biết tin, sẽ mau chóng phái người đến nghênh đón. Nhưng nhiều người như vậy làm sao có thể cả ngày không vào. Đại quân nhân mã đến chiều tối ngày thứ hai, những lương thực mang theo đã thiếu. Lúc này đã là hoàng hôn, thấy phía trước có một tòa thành lũy cao to dựa vào núi. Ánh mặt trời đã bị núi chắn, chiếu chênh chếch vào thành lũy dựa vào núi đó. Đội ngũ dừng lại, tới cửa xin viện trợ. Trong thành sớm đã có sự chuẩn bị, nhiều tráng đinh sau khi giấu mũi tên, giả vờ như không có động tĩnh gì với đội quân này. Dương Hạo liền giơ hai tay, một mình tiến về phía trước, ngửa mặt trông lên, chỉ thấy một tấm biển treo cao trên cửa thành, phía trên có ghi ba chữ mơ hồ “Mục Kha Trại”.

Dương Hạo vừa nhìn lên thì có một mũi tên bay vèo từ trên trại xuống. Bắn vào mũi ủng của hắn. Trên thành vọng ra một âm thanh: “Còn tiến về trước một bước. Còn dám đi tới. Bắn”.

Dương Hạo ngửa đầu, chắp tay về phía trước, cao giọng nói: “Bổn quan là khâm sai đặc sứ Đại Tống Dương Hạo nhận nhiệm vụ di dời dân. Dẫn bốn vạn dân Bắc Hán di dời tới tây bắc. Trên đường đi qua nơi này. Vì lương thảo hết, cần viện trợ gấp. Không biết phía trên vị nào là trại chủ, xin hãy đáp lời”.

Dương Hạo đứng một mình ở phía trước. Trên trại có một người đi ra. Một thiếu niên khoảng mười bảy mười tám tuổi. Anh dũng hơn người, vô cùng tuấn tú, người mặc một bộ quần áo xám, cầm cung đeo kiếm, uy phong lẫm liệt, hắn đứng ở đầu thành, một chân đạp lên tên bắn. Trên cung là một mũi tên, lạnh lùng nhìn Dương Hạo: “Ngươi…là khâm sai Đại Tống?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.