Chiếc ô trong mưa
1.
Chiều nay, Bankstown lại mưa. Không ào ào, không sấm chớp bà cũng chẳng bất chợt như mưa Sài Gòn nhưng rất buốt. Và chiếc ô vẫn xếp gọn nơi góc phòng.
Ngày trước, mỗi khi nhìn thấy ai đó che ô đi dưới những tán cây, tôi ước mình giống thể thiếu nữ dịu dàng. Trong trí tưởng tượng của tôi, một cô gái tóc dài, váy trắng, áo trắng và giày cũng trắng, cầm chiếc ô, là hình ảnh của một thiếu nữ xinh đẹp mà tôi luôn ước muốn đó là mình. Cô gái sẽ đứng đợi một lúc cho đến khi có một chàng trai đến và cả hai cùng đi dưới mưa. Bên dưới chiếc ô ấy là một cặp yêu nhau.
Vậy mà mùa mưa về, tôi lại cố tình không nhớ. Tôi thích cảm giác đứng trước tòa nhà buiding chờ mưa tạnh để tự mình có cớ không vội vã. Tôi chỉ mỉn cười nhẹ nhàng khi thấy một cô gái đi trong mưa với chiếc ô xinh xắn. Ý nghĩ đi trong mưa cùng một chàng trai chỉ còn là một vệt rất mờ trong ký ức. Như anh, người yêu cũ của tôi trước khi tôi đi du học, cũng chỉ là một cái gì rất xa xôi...
2.
Tôi qua Úc đã gần tám tháng nhưng vẫn chưa có một người bạn thân, phần vì trường tôi học không có người Việt, phần vì tôi sống khép mình. Trong mắt tụi sinh viên quốc tế, tôi là đứa khó gần với cái mặt nghiêm- ít cười và có vẻ mệt mỏi.
Có một cô sinh viên người Việt như tôi nhưng cô ấy lại không bao giờ nói tiếng Việt. Ngày mới vào trường vài tháng, tôi đã chủ động làm quen với cô ấy vì vẻ ngoài châu Á của cô. Khi tôi tự giới thiệu mình là người Việt Nam, cô ấy nhìn tôi một lúc rồi mới khẽ nói: “Me too!” Tôi ngạc nhiên và mững rỡ vô cùng nhưng cô nghiêm mặt: “Tuyệt đối không được nói với ai chuyện này. Vy không thích!” Cô bảo rằng lúc mới sang học, học ở trường trung học, khi cô nói mình là người Việt, bạn bè cười nhạo, rằng người Việt chỉ làm những nghề thấp hèn mà chả ai chịu làm, người Việt mê đi nước ngoài vì nghèo đói. Lúc ấy cô đã bật khóc. Sự tủi nhục cho bản thân thì ít mà nỗi lòng tự ái dân tộc thì nhiều. Một khoảng thời gian cô bị cô lập bởi một nhóm “Xã hội đen” trong lớp. Thế là cô chuyển trường và từ đó về sau cô chỉ sử dụng tiếng Anh, và nói mình là người Trung Quốc.
Chẳng thể trách móc được ai khi điều mà họ nói có phần đúng. Nhưng tự nhiên tôi lại thấy cô ta hèn nhát. Nếu là tôi, sẽ chẳng bao giờ chuyển trường. Sao không thử một lần nói lên những điều mình nghĩ hơn là để người khác nghĩ sai về mình! Có lẽ vì chuyện ấy mà tôi không thể nào chơi thân với cô ta được, mặc dù tôi thèm muốn có một người bạn Việt Nam biết bao.
3.
Tôi bắt đầu đi làm thêm ở tiệm giặc ủi của một người phụ nữ hóa chồng. Bà rất tốt, ít ra không đến nỗi vắt kiệt sức của ngươi làm thuê như nhiều chủ khác tại Bankstown. Tôi làm sáu giờ một ngày. Khi nào rảnh là chạy đến lao vào đống quần áo, bột giặt và thuốc tẩy. Lúc đầu tôi từng nghĩ mình chẳng thể nào làm công việc này lâu được. Chỉ là tôi muốn giết thời gian cho những khoảng trống để suy nghĩ, nhớ nhà, nhớ kỷ niệm những ngày ở Việt Nam...
Vậy mà tôi vẫn tiếp tục công việc của mình cho đến nay đã hơn sáu tháng. Ngẫm lại thấy lời cô bạn người Việt nói cũng đúng, tụi sinh viên cùng lớp chẳng ai ngoài tôi chịu làm công việc này cả.
Có đôi lần xong việc sớm, đi bộ ra trạm xe lửa, tôi lại miên man suy nghĩ không hiểu vì sao mình quyết định ra đi khi đã là sinh viên năm 3 của một trường đại học danh tiếng. Vì anh? Nếu là vì anh thì tôi là một đứa con bất hiếu và ích kỷ nhất trên đời. Tôi vì trốn tránh nỗi đau mà rời xa gia đình để ra đi. Còn vì tương lai? Tương lai của tôi sẽ thế nào đây? Một cô gái Việt Nam thấp bé đầy tự ti vào bản thân. Lúc ở Việt Nam, tôi vốn đã là một người có chiều cao thấp hơn so với lũ bạn, vẫn thường hay bị gọi là bé Tí hon. Sang đây, tôi càng trở nên dị biệt. Liệu rằng sau khi tốt nghiệp, có công ty nào chịu nhận tôi vào làm không.
4.
Sau kỷ nghỉ lễ, tôi phải làm báo cáo nhóm môn quản lý 100. Tôi vào nhóm của ba bạn nam: một ở Nam Phi, một Bangladesh và một còn lại là một gã tôi không đoán chắc được ở đâu. Cậu ra có mái tóc vàng nhưng đôi mắt đen rất Châu Á. Khuôn mặt mang một vẻ lạnh lùng khó hiểu và không hè tỏ ra mình là một người thân thiện. Tên hắn là Jim. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, tôi có cảm tình với hai bạn kia bao nhiêu thì tôi ghét hắn bấy nhiêu. Thô bỉ, ra vẻ công tử, chỉ biết “tận hưởng cuộc sống“... là những gì người khác đánh giá khi gặp hắn.
Khi họp nhóm để giới thiệu bản thân, một bạn đã hỏi: “Bạn là người Hoa?” Tôi nhấn mạnh: “Tôi không phải người Hoa. Tôi là người Việt Nam.” Và Jim đột nhiên lên tiếng: “Hầu hết người Châu Á trông giống người Hoa!” Tôi tức tối: “Tại sao bạn không nói người Hoa giống người Châu Á?” Tôi nhìn thẳng vào mắt hắn như chẳng sợ điều gì. Hắn nhìn tôi là lạ. Sau đó, theo lời mấy bạn trong lớp tôi mới biết Jim là người Trung Quốc lai Pháp và được sinh ra ở Mỹ.
Hắn không đến nỗi quá tồi như tôi nghĩ. Chẳng ai tẩy chay tôi, tôi vẫn đi học và làm việc theo nhóm với hắn. Chỉ có điều hắn luôn là kẻ trêu trọc tôi: “Hey! A tiny gril!” (Ê! Cô gái bé xíu!) hoặc “Too small, too strange!” (quá nhỏ, quá lạ), và đám bạn của hắn phá lên cười. Những lần như thế, tôi chỉ im lặng và tiếp tục công việc của mình.
Một lần tôi bị sốt, cổ họng đau rát mà vẫn phải đến trường học. Giờ giải lao, lại tiếp tục nghe điệp khúc cũ: “Too Small, hey child!” và những tiếng cười quái ác. Lúc ấy, tôi quay sang nhìn thẳng vào mắt hắn và không cách nao kiềm lại dòng nước mắt lăn dài. Tôi không hiểu vì sao mình lại yếu đuối như vậy, vì trước đây chưa bao giờ tôi phải khóc vì một chuyện đại loại như thế. Tôi chạy nhanh ra cửa và bắt xe lửa về thẳng nhà. Hắn không đuổi theo, lũ sinh viên xì xầm.
Suốt khoảng thời gian ngồi xe lửa, tôi cứ khóc mãi như vậy. Để rồi sau khi bình tĩnh, tôi lại thấy ngại. Không biết ngày mai tôi gặp hắn thì sẽ như thế nào.
Tối đó, Jim gọi điện cho tôi. Chần chừ mãi đến cuộc gọi thứ ba tôi mới bắt máy. Jim nói xin lỗi và không biết rằng tôi đang bệnh, mãi đến khi quay sang thấy mặt tôi đỏ gay và đôi mắt đỏ đờ đẫn mới biết tôi bị sốt. Hắn bảo hắn cũng không có nhiều bạn, muốn làm bạn với tôi những không biết phải nói thể nào nên đã cố tình trêu chọc như vậy. Rồi hắn kêu tôi đi bác sĩ, đừng ỷ lại vào sức khỏe. Tôi không hiểu sao Jim lại giải thích nhiều như vậy.
Càng không hiểu vì sao trong tối đó, tôi và Jim lại có thể cùng nhau tâm sự nhiều điều cho nhau nghe vè bản thân, gia đình... đến hơn ba giờ sáng mới đi ngủ. Sau đêm đó, tự nhưng tôi thấy mình không còn ghét Jim nữa. Sáng ra, tôi dậy trễ, thay đồ và vội vã đến trường, chạy lạch bạch lên cầu thang thì thấy Jim cũng y như tôi, hai đứa đột nhiên nhìn nhau cười.
Từ hôm đó, ngày nào tôi cũng nhận được những cú phone và tin nhắn của Jim hỏi tôi đang làm gì, ăn gì, đang ở đâu... Cảm giác có được một người bạn quả là một điều hạnh phúc lớn ở thành phố buồn tẻ này.
*Ngẫm*
( Bản thân cũng đã từng có một người bạn như thế này, thân lắm nhưng rồi về sau lại vụt mất, những tin nhắn thưa dần, chắc cũng tại vì cả hai cũng đã có những mối quan hệ mới. Và tất nhiên mình luôn tôn trọng quyết định của họ.
Hãy trân trọng những mối quan hệ hiện tại, bởi đâu ai biết được ngày mai cả hai vô tình lại lướt qua nhau và không gặp lại...)