Edit by Triệu Viu
Từ Nguyệt “sáu tuổi” ôm mặt ngẩng đầu nhìn trời, ánh sáng rọi góc bốn lăm độ trông đầy thảm thương.
Nàng chuyển kiếp rồi.
Motip rất cũ rất cẩu huyết, nhưng mấy ngày trải nghiệm thực tế liên tiếp đã nói cho nàng biết rằng, mọi thứ đều là thật.
Phải hình dung cái nhà trước mắt như thế nào đây?
Ừ thì cũng rất yên tĩnh!
Một tảng đá bao quanh cao chưa đủ nửa thước, chứng tỏ nơi này có người ở.
Trong nhà cũng không có cửa lớn, đi qua hàng rào làm từ trúc rất giản dị chính là một mảnh đất trống, cùng với một gian phòng tranh nhỏ cũ nát.
Nhà lá bên cạnh còn có một túp lều giản dị nữa, bên trong có lò bếp làm nhà bếp.
Thùng đựng gạo đã trống rỗng từ mười ngày trước, chỉ có mấy cái chén sành vỡ miệng nằm đó.
Lúc này, Từ Nguyệt ngồi xổm trước căn nhà lá, nghĩ về chuyện đời.
Có phải kiếp trước nàng gây nghiệp chướng nhiều lắm không?
Vậy nên ông trời mới trêu đùa nàng một vố lớn như thế này đây?
Nhưng rõ ràng trước đó nàng là một con người ưu tú yêu nước một lòng với chủ nghĩa xã hội mà!
Trước khi chuyển kiếp, vì để giúp nhiều người dân sớm thoát khỏi căn bệnh này hơn nên bọn họ đang căng não tăng ca nghiên cứu chế tạo thuốc đặc hiệu trong phòng thí nghiệm.
Xét về lý thì việc này đúng mà phải không?
Chẳng lẽ kiếp trước của kiếp trước nàng gây nhiều nghiệp chướng lắm à?
Mấy ngày kỳ lạ sau khi chuyển kiếp khiến Từ Nguyệt không khỏi rơi vào trầm tư.
Nàng vẫn nhớ rõ ngày đầu tiên chuyển kiếp, cha Từ nằm ở phòng giữa bị bệnh sắp chết bỗng bật dậy, chửi ầm lên:
“Chết tiệt thiên lôi, ta đường đường là kim đan chân nhân mà ngươi dám phân cho ông đây xuống làm người phàm ở địa giới à!”
Ngày kế tiếp, mẫu thân Vương thị người phải ra ngoài kiếm ăn, nhẫn nhục chịu khó bỗng nhiên đằng đằng sát khi vọt vào nhà.
Trong tay bà ấy cầm theo một túi gạo không biết lấy được từ đâu, còn tay kia thì tát phu quân đang nằm trên giường một bạt tai:
“Đã đến lúc nguy cấp vậy rồi mà một đại nam nhân như ông chẳng những không đảm đương nổi trách nhiệm của mình, còn nằm đây đau buồn gì chứ, mau đi nhóm lửa nấu cơm cho lão nương!”
Sau cùng, trước ánh mắt kinh ngạc của cha nàng, lại là chuyện ông ấy đổ sạch bát gạo, bà ấy nói một câu:
“Nếu ông là thuyền binh trên tàu của tôi mà dám lãng phí thức ăn như thế thì tôi đã sớm bắn một phát súng giết chết ông rồi!”
Cứ vậy trước lúc cơm tối, Từ Nguyệt lạnh run, chật vật đun nước nóng, buộc mình phải nuốt nửa miếng bánh gạo lứt gần như đầy cám mà cắt cả cổ họng.
Lại qua một ngày nữa, mẫu thân táo bạo dẫn huynh trưởng thật thà Từ đại lang và cha Từ ra ngoài kiếm ăn, được một con gà rừng gầy còm.
Không ngờ vừa về đến nhà, đại lang mười hai tuổi vừa thấy máu gà thì bỗng nổi điên, sức lực rất lớn, nhìn màu đỏ tươi trước mắt, cổ họng huynh ấy gầm hét tiếng rú không phải của mình, gặp ai cũng cắn!
Già trẻ cả nhà hợp lực mới trói huynh ấy lại được.
Vì mấy ngày qua không được ăn gì, đói bụng đến mức không còn sức lực nên huynh ấy mới bị cả nhà bắt lại được.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, trên đường bắt huynh trưởng, tỷ tỷ Từ nhị nương tám tuổi bị huynh trưởng đánh ngã, bất cẩn đập đầu vào góc bàn rồi ngất đi.
Nhưng tỷ tỷ lại không gây ra động tĩnh gì, từ lúc tỉnh dậy đến nay cứ im lặng mãi, rất thích ngồi trong nhà bếp nhặt củi rồi lẩm bẩm cái gì đó, nghe giống chú ngữ vậy.