Ấn tượng đầu
tiên của tôi về Hoàng chính là người yêu chị giám đốc nhân sự đẹp trai thật đấy,
vừa phong độ, giỏi giang, lại là con ông cháu cha. Hai người đi bên nhau thật xứng
đôi. Sau này làm việc chung tôi lại thấy được sự nghiêm túc của anh trong công
việc. Có một hôm, tôi vào phòng làm việc của anh nhờ anh ký văn bản, anh tay cầm
chiếc tách bằng sứ rất tinh xảo đứng trước cửa sổ hút thuốc, dáng vẻ ấy thật
phong trần, tôi như lạc vào một thế giới khác sau giây phút ấy.
-
Anh đang uống cà phê hay trà thế?
Vào giây phút
nghe xong câu hỏi của tôi, anh ấy quay người lại, nhìn chiếc cốc mỉm cười
-
Cà phê, nhưng anh thích chiếc cốc này, là của một cô bé tặng, nhưng có lẽ cô ấy
cũng quên mất đã từng tặng anh rồi cũng nên.
Ánh mắt anh si mê thứ trên tay như một bảo vật
khiến tôi thấy khó chịu. Lẽ nào vì nụ cười kia tôi lại say nắng trước anh, người
đàn ông đã có người yêu. Có lẽ phải rất lâu sau này tôi mới biết đó là yêu,
không chỉ đơn thuần là say nắng như mình hằng tưởng.
Tôi tìm mọi cách
tiếp cận anh, như giả bộ vô tình gặp ở nhà ăn, trên đường, bãi giữ xe, nói
chung mọi chỗ có thể. Tôi tự thấy mình không thua kém chị Kiều Lam bất cứ điểm
gì, tôi trẻ hơn chị ấy, thân hình quyến rũ hơn, khuôn mặt xinh đẹp hơn. Đám đàn
ông trong công ty luôn nhìn tôi với ánh mắt thèm khát, thế nhưng tôi chẳng để mắt
đến.
Vào mỗi dịp lễ,
tôi đều tặng anh một món quà nhưng luôn bị trả lại với đủ lý do khác nhau. Sau
này, anh cự tuyệt tôi ra mặt, tỏ thái độ khó chịu khi gặp tôi. Lúc ấy tôi cũng
chán nản lắm và từng nghĩ đến ý định rút lui. Cho đến một ngày anh và chị ấy
chia tay, tôi tự nhủ với bản thân, cuối cùng cơ hội cũng đến với mình.
Quen biết với má
anh là một chuyện hết sức tình cờ. Hôm ấy, tôi cố ý ngồi ăn chung với anh,
không ngờ má anh đến tìm anh và nhìn thấy tôi.
Sau đó, bà giữ
tôi lại, vui vẻ nói chuyện, kể cho tôi mọi việc về anh, còn cố ý gán ghép chúng
tôi với nhau. Tôi vui như mở cờ trong bụng, để xem lần này anh thoát khỏi bàn
tay tôi thế nào. Thế nhưng, anh là một người có ý chí sắt đá, dù tôi làm thế
nào cũng không lay chuyển được suy nghĩ của anh về tôi. Cuối cùng, mọi sự cố gắng
của tôi, chỉ đổi được câu nói của anh.
-
Cho dù là một người khác không phải Kiều Lam, thì chắc chắn không phải là em.
Vì anh chưa từng yêu em.
Tối hôm ấy, tôi
đến bar định uống một trận, say không thấy đường về nhà cho vơi nỗi lòng, không
ngờ gặp anh Mạnh ở đó. Nghĩ thầm, dù sao có người uống với tôi còn hơn không.
Chuyện ngoài lề: Seven, chàng trai của hôm nay
Một chàng trai
mười tám tuổi mới bước chân vào cổng trường đại học như tôi thì cảm thấy cô gái
như thế nào là xinh đẹp nhất nhỉ. Tôi cũng muốn có một cô bạn gái thời sinh
viên, cái thời mà nghe bảo tình yêu đẹp nhất, trong sáng nhất, mọi người có thể
cuồng nhiệt lao đầu vào nó như con thiêu thân lao vào lửa không suy nghĩ.
Trong mắt tôi, mẹ
là cô gái đẹp nhất, điều này đã được ba cha con tôi thừa nhận, dù rằng đó không
phải mẹ ruột của tôi. Tôi đã không còn nhớ vì sao mình biết điều này, chỉ nhớ
năm nào mẹ cũng dẫn tôi đến Lạng Sơn vào cuối thu thăm mộ ba má ruột, liên tục
mười mấy năm như thế, chưa bao giờ đứt đoạn. Tình yêu ba mẹ dành cho tôi không
hề thua kém bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào và luôn ngang bằng với Ken, thằng em
kém tôi tám tuổi.
Ba mẹ chưa bao
giờ có khái niệm con nuôi, con ruột, ai sai đều bị phạt, bị la, ai ngoan sẽ được
thưởng. Sau khi mẹ lấy ba, tôi vẫn theo họ mẹ, còn bé Ken theo họ ba, Phan Bình
Minh, một cái tên rất sáng sủa. Nhớ ngày thằng bé chào đời, tôi nắm tay ba khóc
nấc lên, cuối cùng tôi cũng có em để chơi cùng rồi, tôi không còn cô đơn nữa.
Từ khi lên đại học,
tôi chuyển vào ở kí túc xá ngoài Thủ Đức, ba mẹ không ngăn cản mà còn cổ vũ
tôi, họ muốn tôi va chạm với cuộc sống này nhiều hơn. Nói theo lời ba thì “Có vấp
ngã mới trưởng thành được”. Thế nhưng, mặc dù cuối tuần nào tôi cũng về nhà thế
nhưng một tuần hai ông bà vẫn cùng Ken đến dẫn tôi đi ăn vài lần.
Có lẽ bị ảnh hưởng
tư tưởng của cậu út ngày nhỏ, nên tôi luôn nghĩ sau này sẽ chọn vợ hoặc ít ra bạn
gái giống mẹ vậy, xinh đẹp, dịu dàng, có học thức, hiểu chuyện đời. Cho đến một
ngày, trên xe buýt về nhà, có cô bé ở trạm Đặng Văn Bi lên xe, cô bé không
xinh, nhưng cũng cao ráo, xem như là điện nước đầy đủ, da trắng, cười có răng
khểnh. Có điều, tính tình thì ngang không chịu được, cứ nằng nặc đòi ngồi gần cửa
sổ và bắt tôi đổi chỗ cho bằng được. Bình thường, tôi là một người ga lăng, và
trước những đề nghị như thế, tôi đều nhường. Nhưng con bé này nhờ vả mà théo
cái kiểu
-
Này, rảnh không? Ra ngoài ngồi đi, cho chị ngồi trong đi nhóc.
Tôi nghĩ thầm,
con nhỏ này bao nhiêu tuổi mà dám xưng chị với mình, còn mặc đồng phục học sinh
cấp ba thế này mà. Tôi không nói gì, sau khi giơ thẻ sinh viên của mình ra thì
đeo tai phone tiếp tục nghe nhạc mặc con nhỏ nói nhảm.
Về nhà lại nghe
mẹ càm ràm ba, chuyện ba nhặt rau mà chỉ có mỗi ngọn, cả bó rau mà còn có một
nhúm. Ba chỉ cười, ôm mẹ vào lòng dụ dỗ.
-
Hay là hôm nay ra ngoài ăn nhé, Seven hôm nay về nhà cơ mà, ra ngoài cho có
không khí, Ken mấy hôm nay cứ đòi đi chơi mãi.
Mẹ chỉ lườm ba rồi
lại cúi xuống nhặt bó rau
-
Anh chỉ khéo chiều con, để chúng nó hư đấy. Seven, vào rửa mặt đi con. Có ly bơ
mẹ mới xay để trong tủ lạnh đấy. Ăn uống kiểu gì mà gầy thế kia.
Bạn đừng để ý đến
mẹ tôi, tôi cao 1m8, nặng 70kg, cơ bắp thế này mà gầy gì.
Cứ nghĩ cô bé ấy
và tôi hết duyên, ai ngờ đâu đầu năm học sau, tôi tham gia chào đón tân sinh
viên gặp lại cô bé. Mặc dù xinh hơn, tóc dài hơn, nữ tính hơn, nhưng tôi chỉ liếc
mắt một cái liền nhận ra “nàng cua” trên xe buýt dạo nào. Cô bé học cùng ngành
với tôi, có năng lực đấy chứ, nhưng cái ngành điện này, lại ở trong môi trường
toàn giống đực, không biết con bé sẽ trụ được bao lâu. Cuộc đời tôi sau hôm ấy
cũng rẽ sang một trang mới với cái ý nghĩ ấy.
Chuyện trong lề: Cậu út Dương Minh Khang – Và con tim
đã vui trở lại.
Nhà tôi có bốn
anh chị em, tôi là út nên thường được yêu thương và cưng chiều nhất nhà. Nhưng
đừng vì thế mà hiểu lầm tôi là cậu ấm nhé. Lên lớp sáu, tôi đã phải rửa chén,
quét nhà, nấu cơm rồi, vì lúc đó anh hai và chị Lam đi học xa, chỉ còn mỗi tôi
và chị Trang ở nhà với bố mẹ. Tất nhiên, khi bố mẹ đi làm, chị ấy đi học, tôi
phải cáng đáng việc nhà.
Mà chị ấy công bằng
cực kỳ, chị ấy nấu cơm thì tôi phải rửa chén, chị ấy giặt đồ thì tôi lau nhà.
Lâu dần, tất cả những việc ấy tôi đều biết làm. Nghỉ hè, thỉnh thoảng tôi cũng
vào rẫy giúp bố mẹ tỉa cành, vặt chồi cà phê, tưới nước cho chanh dây. Trong số
mấy anh em, tôi kính nể chị Lam nhất, vì chị ấy nghiêm khắc và dạy cho tôi nhiều
bài học cuộc sống.
Nhớ có lần, năm lớp chín, tôi chán học, chơi với
lũ bạn xấu, cúp học ra quán nét ngồi chơi game nhiều đến mức cô chủ nhiệm phải
gọi điện mời bố tôi lên trường nói chuyện. Sau cuộc gặp gỡ với cô giáo, mẹ đánh
tôi một trận, bố thì ngày nào cũng chở tôi đi học, đón tôi về. Rồi thì chị Lam
biết truyện, chị ấy gọi điện cho tôi, không trách mắng chỉ hỏi và nói và câu
đơn giản khiến tôi tỉnh ngộ.
- Em cúp học đi chơi vui không?
- …
- Thấy chị Phương bạn chị khóc lần trước không? Chỉ vì nhà chị ấy nghèo
không có điều kiện theo học tiếp mà chị ấy đã khóc như thế đấy. Không phải chị ấy
thích đi học đâu, mà chị ấy hiểu giá trị của việc học. Em thử nghĩ xem tại sao
người ta thích đi học dù không hề thích chút nào?
Chị ấy còn kể
tôi nghe một câu chuyện về lần chị ấy học lớp mười, trong mắt thầy cô chị ấy là
học trò ngoan, trong mắt bạn bè, chị ấy là lớp trưởng gương mẫu. Thế nhưng chị ấy
vẫn cúp học nghề đi chơi game cùng chị Hương, chị Oanh, chị Thảo. Chị Lam đã
nói rằng bỏi chị ấy hiểu ranh giới của việc được phép và không được phép. Chị ấy
tuyệt nhiên chưa bao giờ cúp học giờ chính, đó là nguyên tắc khi làm học sinh.
Và chỉ cúp đúng số tiết quy định được nghỉ. Đêm hôm ấy, tôi suy nghĩ thật kỹ những
gì chị Lam nói và hôm sau quyết định đi học bình thường, thậm chí còn chăm chỉ
hơn xưa.
Giờ đây, khi đã
là một người đàn ông trưởng thành, tôi lại thấy khâm phục những nỗ lực chị ấy
dành cho cuộc sống này. Đồng thời, luôn muốn cám ơn chị ấy vì đã ở bên tôi lúc
tôi cô đơn, chênh vênh thiếu điểm tựa nhất. Tôi luôn muốn lấy một người vợ giống
chị ấy hoặc giống mẹ mình, chỉ không ngờ người ngồi bên cạnh tôi giờ đây chẳng
giống ai trong số hai người ấy.
Vân yêu ghét rõ
ràng, rất cá tính, chỉ làm những việc mình thích, đến cả cái cách cô ấy tỏ tình
với tôi cũng độc đáo. Phải, tôi là thằng con trai hai sáu, chỉ vài ngày nữa
thôi sẽ chính thức chấm dứt cuộc đời độc thân, nhưng chưa một lần chủ động tán
tỉnh bất cứ cô gái nào. Cũng có thể vì vẻ ngoài đẹp trai nên những cô gái vây
quanh tôi khá nhiều khiến tôi không có cơ hội ấy.
Nhớ hôm Vân tỏ
tình, đó là một sáng chủ nhật chớm thu, tôi còn đang ôm Seven ngủ vùi đã nghe
tiếng gõ cửa phòng. Nghĩ rằng bà chị gọi dậy nên tôi kéo mền che đầu tiếp tục
ngủ. Không ngờ chỉ năm giây sau đã nghe tiếng người bên giường nói chuyện.
-
Anh Khang, dậy đi. Em có chuyện quan trọng cần nói với anh.
Nhưng khi tôi lồm
cồm bò dậy thì cô ấy lại hét toáng lên lấy hai tay che mặt. Ấy chết, quên, tôi
chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi đi ngủ, tôi kéo mền che nửa dưới cơ thể. Lát sau, cô
ấy lại tách hai ngón tay he hé mắt ra nhìn tôi.
- Công nhận body anh cũng đẹp thật.
- Em có chuyện gì muốn nói, nói lẹ, anh vẫn còn muốn ngủ.
- À, chỉ là em nghĩ rằng em thích anh. Nhưng em không biết có nên nói ra
điều ấy cho anh nghe không. Làm thế nào bây giờ?
- Em vừa nói ra rồi đấy thôi.
Tôi vặn lại lời
cô ấy. Vân chớp đôi mắt tròn xoe nhìn tôi
-
À, hóa ra em nói ra rồi à, ngại quá, thế thôi, anh làm bạn trai em nhé.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Chúng tôi là một
đôi từ đó, tôi phát hiện ra cô ấy sâu sắc hơn những gì tôi từng nghĩ về cô ấy.
Vân rất biết quan tâm đến tôi và những người trong gia đình tôi. Và tuyệt
nhiên, cô ấy chưa bao giờ hỏi về quá khứ của tôi, trong mắt cô ấy, đó là phần
ký ức độc quyền của mỗi người, nó đáng được trân trọng. Tôi không yêu cô ấy
theo kiểu cuồng nhiệt như khi yêu Ngọc Thư, mà cảm giác nhẹ nhàng, bền bỉ hơn.
Bởi suy cho cùng, người ta chỉ yêu đến chết đi sống lại khi ta còn trẻ, chưa trải
qua đau thương, mất mát mà thôi.
THE END