Lúc tôi nhớ đến anh, thường thường sẽ nhớ đến một chút chuyện hình như không liên quan. Giống như nhớ đến năm ấy ở Hạ Thiên Mãn Châu biên giới Trung Quốc, tôi nhìn một hàng xe lửa đi qua khỏi trạm thuộc biên giới Trung Quốc. Tài xế là một thanh niên người Nga, tóc màu nâu nhạt, sống mũi cao, anh tuấn cực kỳ. Cơ hồ có thể so sánh cùng anh trong lòng tôi.
Tôi nhớ khi còn bé, bên nhà hàng xóm có bà cụ người Nga tóc trắng, vô luận đông hạ đều mặc quần dài đến mắt cá chân, cho dù vào mùa đông nhiệt độ ở dưới 3 độ. Tôi mặc chiếc áo bông bà nội mới làm, giống như một con gấu lông vải nhung. Mà anh là một con gấu lông vải nhung khác. Hai con gấu lông vải nhung chúng tôi không hiểu chuyện chỉ vào nhà bà cụ bên cạnh hô to: "Lão mao tử, lão mao tử." Cái mũi của bà sao lại cao như vâỵ, mắt lại lõm như vậy, cộng thêm mặt đầy nếp nhăn, tựa như thung lũng ở cao nguyên trên bản đồ nước ngoài. Chúng tôi thật sự là bộ dạng của tiểu hài tử vô lễ. Bà lão cũng không để tâm những lời của chúng tôi, vẫn như cũ đưa bánh mì mới nướng xong cho chúng tôi.
Cùng anh tranh đoạt bánh mì là hồi ức ngọt ngào nhất trong trí nhớ.
Kể từ năm mười tuổi, nhà cũ bị phá bỏ thành đại tạp viện, tôi chưa từng gặp lại bà lão. Mà trên đường những người già mặc quần áo Âu cũng ít dân đi, sinh thời họ chưa từng trở lại cố hương, cuối cùng trở về thiên quốc.
Tôi và anh tuy ở trong cùng một thành phố, nhưng không có tin tức của nhau.
Sau này trên đường xuất hiện rất nhiều cô gái tóc vàng mặc váy ngắn, họ cùng đền từ một đất nước nhưng mục đích lại khác nhau. Ngươi biết, nơi này của chúng ta cũng có rất nhiều người đi phương Bắc làm ăn, dùng sản phẩm sơ sài thậm chí là hàng hóa làm ẩu thay đổi bộ mặt dân dã.
Trong thành thị xuất hiện phố bán sản phẩm thương mại, cửa hàng nhà anh cũng ở trong đó. Cách một con phố chính là chợ sách manga, tôi trốn lớp đi tìm "1/2 Ranma" mới ra, lúc tay không trở về ở bên đường lại gặp được anh.
A, đầu tiên tôi cũng không nhận ra anh, đã sáu năm rồi, tôi không biết 6 năm này có thể khiến bé trai nhỏ thấp hơn tôi nửa cái đầu thay đổi triệt để. Nhưng tôi nhận ra cha anh, tôi gọi ông ấy một tiếng chú, ông đưa cho tôi một cái gương nhỏ từ Nga, sau lưng có khắc hoa văn tinh xảo phức tạp. Hiện tại bên đường cũng có rất nhiều, 10 đồng một cái, hoặc là từ Tiểu Gia công ở Phương Nam Trung Quốc. Nhưng khi đó đây là vật hiếm, tôi vui thích cất vào trong ngực.
Anh đứng phía sau khúc khích bật cười, giống như sáu năm trước, nói, còn là thúi như vậy.
Cứ như vậy, làm cho tôi khi đứng trên cao ốc ở trong vùng Mãn Châu nhìn thấy xe lửa phía dưới thì nhớ tới những việc đã trải qua cùng anh suốt thời thơ ấu, nhớ lại lúc mười sáu tuổi vui vẻ gặp lại. Khi đó tôi thật cho là, chúng ta cả đời này sẽ không bao giờ chia xa nữa.