Chờ Ngày Em Đến

Chương 2: Chương 2




Trở về phòng tôi úp mặt xuống giường, tưởng chừng nước mắt tràn cả ra ngoài. Chẳng thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể như vậy, ngượng đến phát khóc. Tôi ngủ quên trên giường đến một giờ sáng thì mới ngóc đầu bật dậy. Loạng choạng tôi vớ lấy điện thoại, mới thấy thông báo 8 giờ sáng phải đến công ty nộp bản thảo chương trình mới mà tôi với hoàn thành chi tiết một nửa. Hai giờ sáng, tôi khệ nệ, ôm đống giấy vụn bản thảo ra khỏi nhà. Đi tới nhà rác. Tôi vừa chạm vào tay năm cửa, động đậy, cánh cửa mở ra. Anh ta từ trong đó đi ra. Dùng ánh mắt sắc lẹm nhìn thẳng mắt tôi. Không nói gì cả hai nhìn nhau như những kẻ lập dị. Mặt tôi hơi đỏ lên, anh đẩy cửa ra rồi bình thản đi về hướng căn hộ cạnh nhà tôi. Còn tôi đứng đó ngỡ ngàng, hình như tôi từng nhìn thấy anh ở đâu đó rồi nhưng lại không thể nhớ ra.

[...]

- Alo tới đâu tới đâu rồi?

- Em tới đến sảnh rồi đây.

Tôi chạy hớt hải từ ngoài tòa nhà đi vào. Đâm sầm vào một người đàn ông dáng vẻ cao lớn. Đồ đạc cầm tay, rơi lả tả xuống dưới đất. Tôi cúi xuống nhặt, với thái độ cáu gắt, càu nhàu:

- Sao lại có thể đi đứng thiếu ý tứ như vậy.

Ngẩng đầu lên, tôi dương mắt nhìn chằm chằm vào mặt đối phương. Anh ta đeo khẩu trang, đội mũ đen, kín gần hết mặt. Tôi nhận ra ánh mắt đó, ánh mắt lúc hai giờ sáng chạm mặt tôi. Cái nhìn sắc lạnh, có thể giết chết một tâm hồn yếu đuối. Giây phút bắt gặp lại cặp mắt đó. Tôi sững người. Im lặng, rồi nhặt đồ phía dưới đất. Rồi rời đi.

Hôm nay, chị quản lý lại mắng tôi về vụ bản thảo. Trong giờ họp, không khí căng thẳng, làm tôi phát ngợp. Có những ấm ức mấy lâu nay chẳng ai có thể dãi bầy, thời điểm này khiến tôi càng thấy bế tắc hơn. Đang họp. Mẹ tôi gọi tới, bất khả kháng tôi phải xin ra ngoài nghe máy. Chẳng còn nơi nào thích hợp, tôi đành bước vào trong cầu thang thoát hiểm để nghe máy. Tôi vừa nhấn nút chấp nhận cuộc gọi. Mẹ đã xa xả vào tai tôi:

- Bao giờ con mới về lấy chồng đây. Đã 23 chứ đâu phải ít nữa. Chẳn phải con nói học xong đại học sẽ về à.Tôi cáu gắt nói lại, nước mắt cứ muốn rơi ra:

- Mẹ! Con nói mẹ bao nhiêu lần rồi. Con chưa muốn lấy chồng.

- Còn ở đó làm ba cái công việc viết lách vớ vẩn ấy.

- Mẹ! Mẹ nói đủ chưa!

*tút...t.út...

Lần nào cũng như vậy, tôi với mẹ cãi nhau không biết bao lần về vấn đề này. Mẹ muốn tôi với cưới thằng chú 30 hàng xóm chưa vợ, về đó chăm cơm nước chuyện nhà cửa. Bởi vốn dĩ bố mẹ cũng không muốn tôi học hành cao siêu gì. Biết thế là bà hàng xóm cứ sang đương chuyện với mẹ tôi ngỏ lời nào là hai đứa hợp tuổi, vừa hay con em tìm vợ mà anh chị muốn cháu từ thành phố về lấy chồng. Tôi phải đấu tranh cho quyền tự do của mình đến bao giờ nữa đây.

Tôi ngồi bụp xuống đất, gục mặt khóc nức nở. Khóc tới mức bao tâm can muốn lôi hết ra ngoài. Nghe tiếng cửa động đậy, tôi không dám ngẩng mặt lên vì biết mascara đã trôi đi hết. Tiếng chân người vừa bước tới gần tôi im thin thít, không dám nhúc nhíc tới nửa phân. Bước chân dừng lại. Bỗng có chiếc áo vest được trùm qua đầu tôi, che kín lại. Đợi người ta đi được một lúc tôi mới dám ngóc đầu dậy. Cảm ơn người đó vì hành động khiến tôi thấy ấm lòng.

Sau khi rửa mặt và chỉnh tề lại quần áo, tôi cầm chiếc áo vest đi vào phòng hậu trường để xem lại thông tin khách mời tới quay chụp. Xem nào – nam – anh ta là ai? Mà chị Hà nhất quyết mời tới cho được:

“ Khách mời: Nguyễn Anh Kiệt

Ngày sinh: **/**/1996

Tốt nghiệp tại ĐH Kiến Trúc nghành Kiến trúc cảnh quan từng là sinh viên trao đổi tại Mỹ 2 năm

Gia đình: Con một.

Bố mẹ thuộc Quân đội

Sự nghiệp: Founder tại công ty CP Kiến trúc đô thị Achitech (quy mô nhỏ) và hiện tại đang là người cover/ ca sĩ tự do có lượng người theo dõi lớn...”

Thì ra là Kiến trúc sư khởi nghiệp kiêm ca sĩ, con nhà quân ngũ nề nếp, gia giáo. Tôi đang ngơ ngẩn đứng đọc CV của Kiệt thì chị makeup ra hù tôi một phát:

- Ê! Này lại đứng ngẩn người ra đó.

- Em có làm gì đâu, đọc ké CV của khách mời một lúc thôi mà.

- Thế mà thơ thẩn ra đấy. Ừ, mà nghe nói khách mời lần này, sang lắm, lại còn có tiền có quyền, còn kiểu nhìn lâu lâu lại mê ấy.

- Mê?

- Ừ thật sự anh ta có ngũ quan đỉnh đỉnh mỗi tội gộp chung lại cũng chỉ là “sáng mặt” thôi. - Thế à.

- Mà đang cầm áo anh ta làm gì?

- Ơ, à lúc nãy nó rơi xuống nên tôi cầm lên thôi? _ Tôi vội vàng bao biện.

Thì ra là anh ta, dịu dàng ấm áp tới vậy. Nhìn mặt “ngôi sao” đó một hồi lâu, ánh mắt có nửa quen thuộc gần gũi, nửa xa lạ với tôi. Nghĩ bụng chắc có lẽ tôi đã từng nhìn thấy anh ta ở trên một cái bìa áp phích nào đó trên trạm xe buýt.

Tối đến về nhà, tôi lại úp mặt xuống giường. Chỉ có thể nói với bản thân “Ngày hôm nay dài rồi!“. Đang thiêm thiếp đi trên giường, điện thoại đổ chuông, tôi loạng với lấy máy nghe:

- Alo! Chị Linh chị có đó không?

- Chị này.

- Em Thái này. Chị xuống dưới nhà đi.

Thái – là thằng em “guộc” của tôi. Nó đẻ ở nhà kế bên. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bé. Nó cách tôi 5 tuổi. Lúc còn trong con xóm nhỏ, tôi với nó ngày nào cũng chạy khắp xóm chơi, đánh nhau có, đuổi bắt có, lượm sung bên bờ ao có,... Tuổi thơ đó, chúng tôi cứ trải dài theo tháng ngày như thế, tĩnh lặng trôi qua. Mới đó mà tôi đã ra trường, nó vào đại học năm nhất. Thời gian nhanh thật đấy nhưng biết đâu ngày nào đó hai đứa sẽ lại còn tranh nhau từng quả sung chat ngoài bờ ao. Giữa thành phố ồn ào này cần lắm bình yên như thế! Nó đứng dưới nhà. Chờ tôi mất một lúc:

- Khiếp chị lâu thế, chờ đợi như Đường Tăng đi thỉnh Kinh ấy.

- Thế em im mồm đi, Phật đây.

- Haaha.

- Em mua lẩu này ăn không?

- Chiến luôn.

Bao năm gặp lại, kể từ ngày tôi lên thành phố, mà nó vẫn nhớ đến món tôi thích. Thằng em đáng đồng tiền bát gạo, hiểu tôi biết bao nhiêu. Giá như bố mẹ đủ kiên nhẫn hiểu tôi, nghe tôi nói như nó, dù chỉ một lần thôi...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.