Một chiếc xe oto con màu đen xem chừng có vẻ quen quen dừng trước mặt tôi, người đàn ông trong xe kéo cửa kính xuống, ngó đầu ra. Thì ra là anh, ngôi sao lớn cạnh nhà tôi. Anh cất lời với tôi:
- Đi về chung không! Cũng muộn rồi đấy.
- Không cần đâu. Cảm ơn anh đã quan tâm. _ Tôi nhớ tới lời chị Hà nói lúc sáng, phải giữ khoảng cách với đối tác.
- Bây giờ muốn bắt được xe chờ ít nhất cũng phải hai tiếng nữa. Về đến nhà cũng chín rưỡi, mười giờ tối không an toàn lắm. Mà đằng nào cũng cùng tòa nhà mà. Để tôi trở cô về.
Tôi đi khập khiễng lên xe anh vì cái chân bị chẹo.
Thấy người ta có thành ý như vậy nên tôi đành nhận lời. Bước lên xe anh ta, mùi hoa oải hương nhẹ nhàng tỏa trong không khí. Trời vẫn phảng phất vài hạt mưa lành lạnh, Hà Nội vào thu rồi mà nhỉ! Anh ta hỏi tôi vài câu hỏi đại loại như tôi làm biên tập, học trường nào ra,... Tôi trả lời qua loa rồi tựa đầu vào cửa kính lạnh ngủ quên lúc nào không hay.
***
Tôi nhìn thấy em ngồi thẫn thờ dưới làn mưa bay. Người ta thì chạy đi tìm chỗ trú, tìm cách về nhà nhanh nhất, còn em để cho xe khác đi qua tạt ướt nửa người dưới. Ngồi dưới mưa với chiếc chân bị chẹo chờ chuyến xe bus cuối ngày. Nhìn tiều tụy xơ xác từ trên xuống dưới, sao lại có người không biết yêu thương chính mình như thế.
Em lên xem tôi cố gắng hỏi vài câu bắt chuyện với em, em trả lời hời hợt. Thì ra dạo này em mới di dời sang mảng biên tập viên các talkshow online, viết formart chương trình. Ai ngờ em lại tốt nghiệp ngành tâm lý học con người, ra trường thì đi viết sách, viết truyện online. Mải miết một lúc em ngủ quên, nghiêng đầu vào kính xe mà chợp mắt được một lúc.
Tôi đi xe xuống hầm, không nỡ gọi con gái nhà người ta tỉnh giấc để đi từ sảnh rét buốt vào. Xe vừa tắt...
***
Tôi và anh đứng trong thang máy, má tôi đỏ ửng cả lên, cả hai không ai nói câu nào. Không gian bỗng dung nhỏ bé lại, không vừa vặn chút nào, có phút ngột ngạt, bứt rứt, ngại ngùng.
Bước ra khỏi thang máy, tôi thấy trước cửa nhà tôi, có bóng lung người quen đang đứng đợi. Tôi vội vàng chạy lại mà chưa kịp chào tạm biệt “ngôi sao – vàng” vừa đưa đón tôi về trong tối thu. Thái đứng trước cửa, vừa nhìn thấy tôi liền ôm chặt lấy, không nói lời nào nhưng nhìn thấy Kiệt đang nhìn hai đứa thì buông ra. Tôi vội vàng giải thích:
- Ờm... đây là Kiệt - đồng nghiệp cùng công ty với chị, anh ấy cũng là hàng xóm. Vì hôm nay trời mưa nên chị đi nhờ xe thôi em!
- Chào anh! Tôi là Thái.
Kiệt im lặng, mở khóa nhà rồi đi vào trong. Để thằng em tôi ở lại quê một cục. Tôi ái ngại thay.
Thái nắm lấy bàn tay đang run rẩy của tôi. Thằng bé nói với tôi:
- Chị ơi! Lần này em qua đây để tạm biệt chị.
- Sao vậy, Thái. (Tôi ngỡ ngàng)
- Cuối cùng, em cũng đủ can đảm để theo đuổi giấc mơ làm thợ điêu khắc của mình, em muốn đi muôn nơi tìm cảm hứng, tìm trải nghiệm. Dù gia đình có chút không hài lòng nhưng mà không thể ngăn nổi em đi về hướng bản thân chọn. Chuyến đi này không rõ ngày trở về. - Cô chú lo cho em lắm đấy, đường này lắm bấp bênh. Có an toàn không?
- Lớn rồi thì còn đường nào, cảm giác nào an toàn hả chị!
- Nhưng em còn chưa học hết năm nhất mà. Để học hành tử tế đàng hoàng, lấy cái bằng làm bệ phóng vững chắc rồi đi.
Thái ôm lấy tôi, nói: Bảo trọng! Hẹn ngày gặp lại.
Từ cửa sổ hành lang, nhìn xuống sảnh lớn, nhìn thấy bóng lung của đàn em leo lên con xe motor phóng đi, đi tới một nơi mới, một chân trời mới. Dù nơi đó có khổ đau, có khó khăn, chông gai dải đầy đường nhưng ở đó ánh sáng của sự tự do, tôi tin Thái đủ mạnh mẽ để vượt qua.
Đến tối muộn lúc 9 giờ tối tôi mới bước ra khỏi nhà tắm, bụng đói meo, mở tủ lạnh ra chẳng có gì ăn, tôi nhớ tới “anh hàng xóm” hồi tối mới trở tôi về. Tôi muốn mời anh ăn một bữa, vẫn như lần đầu, đứng trước cửa nhà anh, tim muốn rớt ra ngoài: Tiếng chuông cửa vừa vang, tiếng chân người càng đến gần. Anh vừa mở cửa, tôi suýt ngã vì giật mình khi đứng thẳng lưng lên. Cơ thể anh toát mặt anh muốn đơ vì sự “thiếu năng” của tôi:
- Cô cần tôi giúp gì ư?
- Tôi... tôi chỉ muốn hỏi anh cơm chưa, nếu chưa thì có muốn ăn cùng tôi không thôi? Dù gì tối nay, anh cũng đã trở tôi về.
- Tôi chưa ăn. Cô muốn ăn gì?
- Ăn gì cũng được. Ở dưới nhà có VinMart, xuống đõ ăn gì thì mua....
Tôi với anh đi xuống dưới sảnh, anh đội mũ đen, khẩu trang đen kín mặt, chỉ lộ ra đôi mắt sâu, đen láy hút vào trong. Anh mặc áo sweater xám, bên trong là áo sơ mi trắng lộ ra ngoài, cùng với quần jogger nhìn ngầu ơi là ngầu. Từ trên xuống dưới đeo đôi dép bông đi trong nhà... không thể nói gì hơn. Các anh con trai chính là giống loài có kiểu cách ăn mặc khó hiểu nhất mà tôi từng gặp, điển ngôi sao “K” nào đó bên trên ăn mặc ngầu lòi, trẻ trung nhưng chân đi đôi “jordan-dép lông“.
Vào siêu thị, tôi thì cứ mân mê ở hàng đồ đóng gói nhúng lẩu nhanh và hoa quả anh ta cứ đứng trước một tủ thịt đông lạnh chất lượng cao, cầm cái giỏ rõ to. Nhìn thấy mà xót cả ruột, có phải anh ta cố tình không, trả đũa tôi tưới nước ướt người anh ta, nhân cơ hội được tôi mời mà xử đẹp. Thấy anh quay ra ngó nghiêng tìm tôi, tôi lấy bịch mì gạo che lên giả bấm điện thoại, vờ như không nhìn thấy gì. Đang cắm cúi, anh tiến đến đằng sau tôi, dùng ngón tay gí vào cổ tôi. Tôi giật thót cả mình, muốn nhảy bổ cả lên, tôi quay lại:
- Cô search giá mì gạo làm gì nó dán báo giá ngay đây mà! _ Tay ảnh chỉ vào thanh báo giá.
- Không! Tôi có search gì đâu mà, có chút tin nhắn công việc tôi đang làm giở. _ Tôi ấp úng trả lời anh, mặt đỏ cả lên.
Anh giơ tay lên như chuẩn bị chạm vào tôi, tôi gạt tay ra, cười hờ nhìn về phía tủ thịt. Nói anh muốn ăn gì thì cứ lấy đi. Bỗng nhiên điện thoại tôi đổ chuông, mẹ gọi tới – cuộc điện thoại như cứu vớt sự ái ngại này.
Đi vội ra khỏi siêu thị, tôi gọi lại cho mẹ, tôi vừa nhấn nghe máy, giọng mẹ đã sa sả vào tai tôi:
- Cô đi đâu mà bắt máy tôi chậm thế! Có phải cô lại dụ thằng Thái làm gì sai trái đúng không? Sao mà lại để nó bỏ học, đi tha hương làm mộc thế kia. Cô muốn chết thì chết mình đi, sao lại làm gia đình nhà người ta tan nhà nát cửa thế hả.
- Mẹ!
- Mẹ con gì với cái ngữ như cô.
- Mẹ con mới gặp lại Thái được 1 tuần đổ lại, nó làm gì muốn gì thì từ trước đến nay con đâu được quyết thay nó. Tất cả thứ nó chọn hay nó thích thì liên quan gì đến con. . truyện xuyên nhanh
- Mày giỏi nhờ, đến cái tuổi này, hai mươi ba tuổi đầu rồi còn nói năng lăng loàn thế, chồng ngay nhà bên thì không chịu lấy. Mày còn định giêu giao cái thân gà mái già công nghiệp của mày đến bao giờ nữa hay đợi tao tức chết lăn ra đó thì mày mới chịu về à.
- Mẹ nói thế mà nghe được ư? Con nói với mẹ bao nhiêu lần rồi là con chưa muốn kết hôn ở cái tuổi này để mà về yên vị làm vợ, làm dâu nhà người ta, con về không khác con cún xích trong nhà đâu mẹ.
- Cô im mồm ngay cho tôi. Còn nữa, tháng này bố cô chưa có tiền đóng thuyền mới và sửa con ghe cũ đâu, lo mà chuyển năm chục củ về cho ông bà già này còn có kế mà sinh nhai. Sắp chết khô ra đây rồi.
- Con làm gì còn xu nào mà đào ra lắm tiền thế hả mẹ.
- Điêu cái mỏ què nhà cô, lên phố có tiền mua nhà mà không có nổi ba cọc ba đồng cho mẹ cho cha sửa lại cho con ghe nát à. Con mất dạy, thất học kia...
*tút*tút*tút*
Điện thoại tôi hết tiền, nó tự ngắt. Mẹ gọi lại tôi không nghe máy, để chuông reo vờ cho tự tắt, coi như hết pin. Tôi ngồi thụp xuống đất, nuốt ngược nước mắt vào trong.
Vừa đẩy cửa bước vào, anh ta đã đứng sẵn ở quầy thanh toán, mặt cắm vào cái điện thoại. Chị nhân viên thì cứ tít tít liên tục, mắt sáng như sao, kiểu “tháng này bà mày nhất KPI“. Tôi nhìn thấy giá tiến mà tay mở ví rút sẵn tiền ra, cầm sau lưng. Chuẩn bị đưa lên trả tiền cho chị nhan viên thanh toán, đằng sau anh chặn tay tôi lại, trả tiền thay tôi.
Bước ra khỏi siêu thị, tôi ngỏ ý bảo anh tôi sẽ trả lại tiền cho anh:
- Tôi sẽ trả lại số tiền ngày hôm nay đi siêu thị cho anh.
- Trả làm gì, tôi ăn chực ở bếp nhà cô hôm nay, phải mang đồ ăn đến chứ, sao lại đi tay không được.
Tôi đứng ngơ ra không biết nói gì, anh “gõ” vào trán tôi rõ đau:
- Cô lơ ngơ đứng đấy làm gì? Không về ăn à. Muộn rồi.
...
Tôi đứng thái rửa rau trong bếp còn anh đang loay hoay với nồi nước lẩu, húp lên húp xuống. Anh ta quay ra hỏi nước lẩu màu thế này được chưa, nói tôi nến xem vị thế này vừa ăn chưa.