Type: Huyền Đoàn
Suốt đêm tôi gần như không ngủ, trời chưa sáng đã dậy. Quá trưa, tôi khoá bộ Burqa lên người, đeo khăn voan che mặt, cùng Hassan vào thành phố. Đi
cùng chúng tôi, ngoài các hộ vệ còn có Lâm. Laila bị áp giải vào thành
phố trước, ngoại trừ Hassan, không ai biết nơi giam giữ cụ thể.
Từ lúc lên xe, Hassan luôn đăm chiêu nhìn ra ngoài cửa sổ, trong có vẻ
lòng đầy tâm trạng, cho đến khi chiếc xe đi vào vùng ngoại ô của
Peshawar, anh ta mới quay sang hỏi: “Mễ Lạp, sắc mặt em không được tốt,
có phải đang lo lắng cho mẹ không?”
“Lo cho cả anh nữa. Anh đã tìm được chứng cứ vô tội chưa?”
Anh ta lắc đầu, tôi thở dài, lo lắng hỏi: “Lát nữa phải làm thế nào? Nếu
chúng ta không có chứng cứ, bọn họ sẽ không tha cho anh đâu.”
Anh ta ghét sát vào tôi, nói: “Ừm, bọn họ sẽ không tha cho ta, thế em có cứu ta không?”
Phải một giây sau tôi mới hiểu anh ta đang nói đùa, nhưng câu nói đùa này
thật lạnh lùng. Anh ta hỏi lại lần nữa: “Mễ Lạp, trả lời ta đi, em sẽ
đứng nhìn ta chết hay là cứu ta?”
Hơi thở của anh ta lướt qua
trán tôi, hết lần này tới lần khác, khiến tôi không khỏi nổi da gà. Bối
rối, trên hết vẫn là hoang mang. Lần nào anh ta cũng ra vẻ không ép buộc tôi nhưng lại luôn khiến tôi cảm thấy khó xử. Tôi lùi vội về phía sau
nhưng không còn chỗ để lùi nữa, vì cánh tay của anh ta đã chống trên
lưng ghế từ lúc nào.
Tôi cứ thế im lặng giả điếc cho đến khi xe
dừng lại ở bên ngoài công viên Peda.Đây là công viên lớn nhất ở nhất ở
thành phố Peshawar, bốn phía đều có cổng vào hình vòng cung, các bức
tường đều đã đổ nát quá nửa nhưng nhưng hoa văn điêu khắc trên đó thì
vẫn tuyệt đẹp. Bốn bức tường dẫn đến bốn con đường lớn, các con đường
lớn nối liền với các con đường nhỏ như một mê cung, cứ thế hình thành
nên mạng lưới giao thông của cả thành phố.
Công viên Peda ngày
hôm nay như một trận địa được sắp đặt kĩ càng, xung quanh đều có dây
cảnh giới, một chiếc xe tải đỗ bên ngoài, cạnh đó là hai người đàn ông
mặc Shalwar kameez màu đen, đầu quấn khăn, cứ cách vài bước lại có một
trạm gác để ngăn không cho dân chúng xông vào bên trong, nhưng người ra
vào đều phải mang theo giấy thông hành.
Xe của chúng tôi đi thẳng một mạch vào công viên và dừng lại bên ngoài như một chiếc lều. Trong
công viên mới có vài chiếc lêu như thế này được dựng lên, lần lượt dành
cho giới truyền thông, Liên minh Phương Bắc, quân Muja và các chính
khách của Peshwar, cũng bao gồm cả người thân của phu nhân Pei. Các lêu
được dựng tách biệt với nhau, xem ra Darla đã tốn không ít tâm sức cho
việc này.
Trong khi những người khác đều đã xuống xe thì tôi và
Hassan vẫn ở nguyên trong xe. Một hộ vệ nhìn qua ô cửa sổ nhỏ rồi lập
tức bối rối quay đi, thế là mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía này. Không
khó để nhìn ra Hassan đang ngả người ôm tôi vào lòng.
Cảnh tưởng
mờ ám khiến ngừoi ta nảy ra vô vàn liên tưởng, chỉ có tôi biết trên
gương mặt đang cúi xuống đó, đầu mày cuối mắt không có chút hơi ấm nào.
Sau khi tôi trả lời là sẽ cứu anh ta, anh ta đột nhiên nói: “Mễ Lạp, phụ nữ đều giỏi nói những lời không thật lòng sao?” Rồi cũng không đợi tôi
trả lời, anh ta cúi xuống hôn lên trán tôi, cảm giác mách bảo tôi rằng
anh ta đang cười. Tôi bối rối đẩy anh ta ra một chút, ngước mắt lên, quả nhiên anh ta đang cười, nụ cười chua chát nhưng vẫn sắc như dao.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bộ dạng này của anh ta nên nhất thời đầu óc trở
nên trống rống, chỉ thẫn thờ, ngước mắt nhìn. Rất nhanh, anh ta đã lại
trở về vẻ điềm tĩnh, lạnh lùng, vững như bàn thạch. Chỉ có những tia
nắng bên ngoài là vẫn chiếu qua ô cửa sổ, chiếu len mặt anh ta, làm ánh
lên đôi mắt sâu thẳm ẩn giấu dưới hàng lông mày rậm rạp, trong đôi mắt
đó, sự chế giễu và hăm doạ vẫn chưa tan hết. Anh ta lạnh lùng cất tiếng
hỏi: “Từ khi nào?”
Trong phút chốc, trái tim tôi run rẩy, cơn ớn
lạnh lan khắp tứ chi, một lúc sau mới run run trả lời: “Anh nói gì, tôi
không hiểu.”
Anh ta khẽ cười khẩy. “Được, em không muốn nói, ta
cũng không ép.”, rồi anh ta đưa tay mở cửa xe, nói: “Đi thôi!” Tôi vẫn
thần người ngồi yên tại chỗ. Anh ta đã biết hết rồi, nhưng làm sao lại
biết?”
Hassan cúi người, khẽ gọi: “Mễ Lạp?” Cử chỉ của anh ta vẫn có vẻ chu đáo, quan tâm như mọi khi. Tôi nắm lấy bàn tay đang chìa ra
của anh ta một cách máy móc. “Vẫn ổn chứ?” Anh ta hỏi.
“Vẫn ổn”,
tôi khẽ đáp, cách đó mười mấy bước, Lâm đang bị hai hộ vệ áp giải vào
một căn lều, sẽ có rất nhiều người canh gác anh. Không biết anh có nhìn
thôi màn kịch thân thiết vừa rồi không nhưng tôi thấy anh vẫn rất bình
tĩnh. Hassan đột nhiên huých vào khuỷu tay tôi, tôi vội quay đầu lại.
“Đi thôi.” Anh ta nói.
Tôi lặng lẽ khoác tay anh ta. Thời tiết hôm nay thật là đẹp, trời xanh mây
trắng, hoa nở ngát hương, chim hót véo von, nhưng vẫn không xua tan được sự kích động, căm phẫn trong lòng dân chúng. Chỉ trong một thời gian
ngắn, cả công viên Peda đã bị người dân vây kín, ai nấy đều giơ cao bức
ảnh của phu nhân Pei, cờ và biểu ngữ giăng đầy bốn con đường lớn xung
quanh công viên, hội tụ thành một đại dương bi thương. Những lời hô hào
vang lên tận trời xanh: “Hung thủ! Hardel là hung thủ giết người!”
Gương mặt của J béo thoáng xuất hiện giữa đám phóng viên và chính khách đông
đúc, anh ta đưa tay ra hiệu với chúng tôi, sau đó biến mất tăm. Tôi liếc nhìn Wata, anh ta lập tức lùi lại hai bước, lặng lẽ quay người đuổi
theo.
Darla đích thân ra đón chúng tôi, Hassan cùng vài trợ tá
lập tức cùng anh ta ra một góc kín đáo để thảo luận, tôi ngồi trong lều
nhìn ra bên ngoài. Chính giữa bãi cỏ có dựng một bục diễn thuyết thảm
đỏ, trước mặt là một hàng ghế ngay ngắn. Phóng viên, biên tập viên đã có mặt từ sớm, vẫn là người Trung Á và Ấn – Âu với gương mặt góc cạnh,
nhìn thoáng qua cũng phải lên tới hàng trăm người, đủ loại quần áo, đủ
loại ngôn ngữ, nhưng có một điểm chung là nét mặt ai nấy đều rất nghiêm
nghị.
Cuối cùng, Sumy và Ahmed từ trong đám đông bước ra, dân
chúng phía ngoài công viên lập tức im bặt. Tôi đưa mắt tìm Wata, thấy
anh ta đang đứng ở một góc, cũng đan chăm chú nhìn về phía tôi và lắc
đầu.
Lòng tôi nặng trịu, anh ta lắc đầu có nghĩa là đến giờ vẫn
chưa phát hiện ra tung tích của mẹ tôi. Điều này thật kì lạ, thuộc hạ J
béo thông thuộc mọi ngóc ngách của Peshawar, nếu ngay cả bọn họ cũng
không phát hiện ra tung tích của mẹ tôi, vậy khả năng lớn nhất chính là
Sumy hoàn toàn không dẫn mẹ tôi tới, không định trao đổi con tin như đã
hẹn.
Tim tôi đập thình thịch, phải làm thế nào đây? Đưa Lâm và
Laila quay về ư, chỉ sợ đối phương đã giăng sẵn thiên la địa võng, có
muốn đi cũng không được. Đúng rồi, phải nói cho Hassan biết ngay lập
tức, tôi vừa cất bước đã nhìn thấy một người đàn ông mặc Shalwar kameez, đầu quấn khăn, lách qua đám đông bước đến, ghé vào tai Hassan nói một
câu gì dó. Trên quần áo của người đàn ông đó có vài chỗ rách, mặt mũi
xây xước, bầm tím do đánh nhau. Hassan nói chuyện với người đó vài phút
rồi gọi đội trưởng phân đội 4 tới đưa người đó về phía sau, sau đó anh
ta gọi tôi tới.
“Xảy ra chuyện gì vậy?” Tôi hỏi.
“Laila đã được giải cứu.” Hassan trả lời ngắn gọn.
“Cái gì?” Tôi giật mình, định hỏi tiếp nhưng có hộ vệ tới thông báo thời
gian họp báo đã đến. Hassan khẽ lắc đầu, tôi đành im lặng theo anh ta
vào hội trường.
Chỗ ngồi của chúng tôi ở chính giữa hàng ghế đầu
tiên, bên cạnh là Darla và các quan chức của Peshawar, sau đó là Ahmed
và Sumy. Đầu tiên là lời phát biểu của Darla, thị trưởng tạm thời của
thành phố, mọi lời phát biểu của hôm nay sẽ được truyền tới mọi ngóc
ngách của thành phố, của quốc gia này, thậm chí là khắp thế giới.
Lòng bàn tay tôi ướt đẫm mồ hôi, vô thứuc đưa mắt tìm kiếm đội trưởng đội 4. Laila đã được giải cứu, còn Lâm thì sao? Đột nhiên tôi thấy vai mình âm ấm, Hassan ghét sát vào tôi nhưng mắt vẫn nhìn về phía trước, nói:
“Đừng nhìn ngó lung tung! Cứ bình tĩnh.”
Tôi hít một hơi thật sâu, cố kiềm chế cảm xúc của mình.
Sau bài diễn văn của Darla, lời chia sẻ của chồng con phu nhân Pei và bài
phát biểu của tướng Zia-ul-Haq là đến lượt Hassan. Tôi liếc mắt nhìn về
phía Liên minh Phương Bắc, Ahmed vẫn giữ nét mặt điềm nhiên còn Sumy thì đầy vẻ cảnh giác, căm hận. Bị bà ta phát hiện nhìn trộn, tôi vội quay
mặt đi.
Ngay sau khi Hassan bước lên bục diễn thuyết, những lời
chất vấn bắt đầu liên tục cất lên từ phía phóng viên và dân chúng. Một
phóng viên hỏi thẳng anh ta có liên quan trực tiếp tới vụ ám sát phu
nhân Pei không. Câu hỏi khiếm nhã đó đã khiến không chỉ Hassan mà những
thành viên khác của Muja có mặt tại công viên đều vô cùng tức giận.
Người chủ trì buổi họp báo nhắc nhở phóng viên này hãy cẩn thận ngôn từ
của mình, Hassan giơ tay ngăn người chủ trì lại, ôn tồn nói: “Dù trả lời câu hỏi này sẽ khiến thân phận của tôi bị hạ thấp nhưng tôi vẫn đồng ý
trả lời. Tôi sinh ra trong một gia đình gia giáo, được tiếp nhận nền
giáo dục dân chủ và khoan dung, trong nhân sinh quan của tôi không có từ “giết người.”
“Vậy sao? Vậy đại nhân giải thích thế nào về đoạn băng ghi âm từ cơ quan chính phủ?” Phóng viên đó lại hỏi.
“Đoạn băng đó không phải là tư liệu gốc.” Hassan bình tĩnh trả lời: “Đoạn ghi âm gốc, tôi vừa giao cho đại nhân Darla, các cơ quan truyền thông có
mặt tại đây đều có thể nhận một bản sao.”
Cả hội trường xôn xao, phóng viên lại hỏi: “Ý ngài là đoạn băng đó đã bị xuyên tạc?”
Lúc này tôi mới phát hiện hôm nay Hassan mặc đồng phục của quân Muja. Anh ta
đáp: “Tôi không biết có phải là xuyên tạc hay không, bỏi vì trong bản
gốc, tôi không hề tham dự cuộc đối thoại đó.”
“Vậy đại nhân làm thế nào để chứng minh đoạn băng ngài có mới là đoạn băng gốc?”
“Trong đoạn băng này là tiếng Urdu, còn đoạn băng mà các vị nghe được là tiếng Pashtun.” Nếu đúng là Hassan ra lệnh ám sát phu nhân Pei, anh ta sẽ
không dại gì dùnh tiếng Pashtin, như vậy chẳng khác nào lậy ông tôi ở
bụi này, mà sẽ dùng tiếng Urdu. Điều này cho thấy có kẻ chủ tâm hãm hại
anh ta.
Những tiếng thì thầm vang lên, phóng viên tỏ vẻ hoảng
hốt, liếc nhìn về phía Liên minh Phương Bắc. Ahmed vẫn giữ vẻ mặt bình
tĩnh, Sumy thì không thấy đâu, không biết từ lúc nào, bà ta đã tránh
sang một góc, đang cúi xuống nói chuyện với một người đàn ông, mắt nhìn
về phía tôi, người đàn ông đó gật đầu lia lịa.
Một giọng nói the
thé khó nghe đột nhiên vang lên từ trong đám đông: “Đại nhân Hardel từ
nhỏ đã lớn lên ở Anh Quốc, lại từng sống ở nhiều nước thuộc khu vực
Trung Á, đừng nói là tiếng Urdu, tiếng Pashtun, có khi ngài ấy còn biết
cả tiếng Hi Lạp, tiếng Ba Tư nữa cũng nên. Mọi người nói có phải không?”
“Ý ông là chúng tôi đã làm một đoạn băng giả mạo?” Người chủ trì tức giận hỏi.
“Điều này thì không dám chắc. Chúng tôi chỉ cảm thấy rất kì lạ là tại sao đại nhân Hardel lại không có mặt tại hiện trường khi phu nhân Pei bị ám
sát, trong khi ngài đáng lẽ phải có ở đó?”
Đám đông lại bắt đầu xôn xao.
Ông già nhận được sự đồng tình của số đông, miệng lưỡi càng trơn tru: “Sau
khi phu nhân Pei bị ám sát, tất cả các chính khách của Peshawar đều lập
tức đến bệnh viện, vậy mà đại nhân vẫn không có mặt. Xin hỏi lúc đó đại
nhân đang ở đâu, vì sao lại vắng mặt?”
Lúc đó, Hassan đang dẫn
quân tới ngôi làng vô danh, nhưng việc này tuyệt đối không được nói ra
vào lúc này. Sumy đã quay về chỗ ngồi, mắt nhìn thẳng, thái độ ung dung, người đàn ông ban nãy nói chuyện với bà ta đã biến mất vào đám đông.
Trực giác mách bảo tôi có điều kì lạ đang diễn ra nhưng tôi không biết
cụ thể đó là gì. Ông già kia lại chất vấn: “Đại nhân không thể trả lời
câu hỏi của tôi sao?” Vậy thì cho phép tôi nhắc đại nhân, lúc đó ngài đã dẫn theo vài trăm binh lính bao vây một ngôi làng không tên.”
Liếc sang căn lều nơi Lâm bị nhốt, tôi đột ngột hiểu ra, thế là bất chấp tất cả, tôi đứng bật dậy, chạy về phía căn lều. Wata lao về phía tôi, hỏi:
“Có chuyện gì vậy?”
“Mau thông báo cho đội trưởng chuyển Lâm đi chỗ khác.”
“Tại sao?”
“Bọn họ không hề dẫn mẹ tôi đến, Laila đã được giải cứu, bọn họ muốn lợi
dụng sức ép dư luận để ép Hassan thả Lâm.” Tôi cuống cuồng nói.
Wata không hiểu tôi nói gì nhưng tôi cũng chẳng có thời gian để giải thích
với anh ta. Nếu trước mặt bao nhiêu người dân thế này mà Lâm bị áp giải
ra khỏi lều của quân Muja thì chẳng những nói gì họ cũng không tin mà
Hassan còn trở thành kẻ tình nghi thực hiện vụ ám sát phu nhân Pei nữa.
“Anh nghĩ cách phá hỏng thiết bị thu phát sóng. Tôi đi thông báo chuyển Lâm
tới chỗ khác.” Tôi ra lệnh cho Wata. Anh ta hoàn toàn không theo kịp suy nghĩ nhanh đến chóng mặt của tôi, nhưng sau nhiều lần cùng đối mặt với
nguy nan, anh ta vô cùng tin tưởng vào khả năng phản ứng của tôi, thế là lập tức chạy về phía bục diễn thuyết.
Nhưng tất cả đã quá muộn.
Giọng nói sắc nhọn của ông già đã vang khắp các loa phóng thanh: “Vào
lúc phu hân Pei bị ám sát, đại nhân Hardel đang ở một ngôi làng không
tên để bắt cậu Hai nhà họ Ngô của Liên minh Phương Bắc. Hành động kì
quặc này chỉ có thể giải thích là do đại nhân đã biết trước vụ tấn công
sắp xảy ra, đại nhân biết một khi phu nhân Pei ra đi, Liên minh Phương
Bắc chính là kẻ thù lớn nhất của quân Muja, cho nên một đánh đòn phủ đầu trước để khống chế Liên minh Phương Bắc. Cậu Hai nhà họ Ngô hiện đang
bị giam trong lều của đại nhân.”
Đám đông nhất loạt “ồ” lên. Tôi
chạy rẽ sang một hướng khác, trong lúc này, không thể để người ta càng
chú ý đến căn lều của quân Muja được. Ông già kia đứng lên ghế, hô hào
đòi khám xét lều của quân Muja, đám đông hùa theo, dân chúng bên ngoài
cũng trở nên kích động, chỉ chực lao qua hàng rào cảnh giới.
Trán tôi ướt đẫm mồ hôi, trước mắt tôi là đám đông đang ùn ùn kéo về phía
lều trại của quân Muja. Đúng lúc này, một tiếng nổ vang lên ầm trời, mặt đất rung chuyển. Trong khi người dân vẫn đang hoang mang hỗn loạn thì
một chiếc xe tải lớn vượt qua dây cảnh giới, lao về phía bục diễn thuyết với một khí thế khó bề chống đỡ. Đám đông sợ hãi bỏ chạy toán loạn,
tiếng va đập, khóc lóc, gào thét vang tận trời xanh, cái bụi mù mịt,
chiếc xe tải đâm thẳng vào bục diễn thuyết, khiến nó nát vụn, mảnh gỗ
bay tứ phía, người lái xe bò ra khỏi buồng lái, ngã xuống đất.
Tôi bị đám đông dồng vào một góc, lo lắng tìm kiếm Hassan, Wata, thậm chí
là Sumy khắp nơi, nhưng khi bắt gặp bóng dáng mơ hơ của người lái xe,
tôi không khỏi sữ sờ. Người đó nằm bất động giữa một vũng máu, trên
người là bộ Burqa màu đen che kín cả tóc và người, dù vậy, tôi sao có
thể không nhận ra?
Tôi bước từng bước về phía người đó, len qua
đám đông hỗn loạn, trong làn khói bụi. Có người gọi tôi quay lại nhưng
tôi không để ý, cứ bước tới, chậm rãi quỳ xuống. Người phụ nữ đang nằm
trong vũng máu trước mắt chính là mẹ tôi.
Tôi nhẹ nhàng nâng bà
dậy, gọi: “Mẹ, sao mẹ lại ở đây?” Máu chảy ướt đẫm bàn tay tôi. Trong
chớp mắt, tôi không nghe thấy bất kì âm thanh nào xunh quanh, cũng không nhìn thấy bất kì, trong mắt, trong đầu tôi chỉ còn lại hình bóng mẹ.
Tôi thận trọng đưa tay lau vết máu trên gương mặt già nua đã có thêm
nhiều nếp nhăn của bà.
“Mẹ, mẹ không giận con chứ, từ khi đến Pakistan, con chưa gọi điện cho mẹ lần nào. Con rất muốn về nhà…”
Bốn bề yên tĩnh, yên tĩnh như đôi mắt đang nhắm nghiền của mẹ tôi, tôi cúi xuống hôn lên gương mặt vẫn còn hơi ấm của bà.
Năm đó, khi đề nghị tôi đi Pakistan, Ngô Chung đã nói với tôi rằng, vùng
đất này đẹp vô cùng, cái tên “Pakistan” bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có
nghĩa là “vùng đất thần thánh” hay “vùng đất của sự thanh khiết”. Ở đây, có những ngọn núi tuyết cao nhất, có dòng sông băng lớn nhất, có đủ cả
hoang mạc, núi tuyết, thảo nguyên, là nơi ấp ủ những nền văn minh huy
hoàng nhất. Ông ta còn nói: “Cô nhất định sẽ thích nơi đó, Ngải Mễ Lạp
ạ.”