Type: Huyền Đoàn
Sau khi Darla đi rồi, tôi vẫn ngồi bất động, dựa vào tường, một bàn tay đặt lên ngực, ngửa đầu nhìn trần nhà đen sì. Khắp người là vết bầm tím, hai cổ chân đeo gông bị tụ máu, sưng to như nắm đấm, nên tôi chỉ còn cách
ngồi dựa vào tường như thế này. Buồng tối, hành lang và cả nhà tù đều vô cùng yên tĩnh, thậm chí có thể nghe thấy tiếng gió đêm lướt qua cát
sỏi, phát ra tiếng lạo xạo. Tôi khó nhọc trú mình, ở đây đã mấy tháng,
tôi hiểu rõ nhà tù là một thế giới tàn khốc như thế nào, đêm tối vốn dĩ
là vỏ bọc, lúc này, lẽ ra tôi phải nghe thấy tiếng la hét chói tai,
tiếng cười dâm dãng và tiếng chửi mình mới phải. Vậy mà ngoài kia lại im ắng, tĩnh mịch một cách lạ thường. Hay đây là sự tĩnh lặng trước trận
đại chiến? Nhất định đã xảy ra chuyện gì đó, chỉ tiếc là tôi không thể
lết đi đâu được. Vừa nghĩa đến đây thì cửa hầm tối khẽ khàng mở ra, ông
giáo sự già cầm theo thuốc tiêm xuất hiện ở cửa.
Thấy tôi nửa nằm nửa ngồi dựa vào tường, ông ta có vẻ hơi sửng sốt. Tôi từ từ nhắm mắt
lại, giả vờ ngủ. Ông ta khom lưng, lặng lẽ bước tới. Ánh sáng yếu ớt từ
ngoài rơi vào mang theo cả luồng không khí tươi mới, gió đêm lạnh như
cắt khiến đầu óc tôi tỉnh táo đôi chút. Tôi choàng mở mắt, đúng lúc nhìn thấy một vật màu bạc sáng loáng đâm xuống cổ mình. Giết người cần có
thời cơ. Ông ta chọn ra tay lúc nửa đêm quả thứ là một lực chọn không
tồi, vì lúc này, đa số mọi người đều đang chìm vào giấc mộng, vả lại,
tôi đang bị các vết thương hành hạ đến mức chỉ còn sức để thở thoi thóp. Điều duy nhất ông ta không ngờ tới là tôi vẫn còn tỉnh.
Theo bản năng, tôi giơ hai tay lên ngăn lại. “Keng”, chiếc gông sắt trên tay đập vào đầu kim tiêm, khiến nó lập tức bị hãy. Ông già không khỏi bất ngờ
trước hành động này, bèn lùi lại, nhưng rất nhanh chóng lại lao tới chỗ
tôi một lần nữa, trên tay là một luồng sáng lạnh lẽo. Tôi không biết thứ ông ta cầm là cái gì, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, ông ta đến để
lấy mạng tôi.
Hầm tối vốn chật hẹp, tôi hoàn toàn không có chỗ để tránh, chưa nói đến chuyện trên người còn có gông cùm nặng trịch. Đầu
óc tôi rối loạn, điều duy nhất có thể làm là giơ hai tay lên đỡ, dùng
gông sắt bảo vệ đầu và mặt mình, “Choang, choang!” Tiếng kim loại va vào nhau chói tai, những tia lửa bắn tung toé.
Tôi hét lên một tiếng để đánh động đám cai ngục, nhưng bên ngoài vẫn lạnh ngắt như tờ. Tôi
thu người lại, cố gắng lăn đến góc tường, bỗng nghe thấy một tiếng động
rất nhỏ. Không có thời gian quay lại nhìn, tôi bò thục mạng cho tới khi
nghe thấy một tiếng “ối!” vang lên. Quay đầu lại nhìn, chỉ thấy ông già
đang nằm sõng soài trên đất và một bóng đen cao lớn đang từ từ rút một
vậy giống như lưỡi lê ra khỏi người ông ta. Thì ra vừa rồi là tiếng kêu
trước khi chết của ông ta.
Bóng đen vứt lưỡi lê sang một bên, cởi áo khoác của mình ra, đưa cho tôi và nói: “Mặc tạm áo của ta trước, bên ngoài gió to lắm.”
Tôi kinh ngạc nhìn người đàn ông mũi cao, mắt nhỏ vào dài, dưới cằm là bộ râu rậm trước mặ mình, dưới ánh sáng mờ ảo, gương mặt anh ta vẫn toát lên vẻ cương nghị ngày nào.
Hassan?
Hassan hơi ngả người về phía trước, hỏi: “Em có tự đi được không?”
Không để ý đến bộ dạng sửng sốt của tôi, Hassan điềm nhiên choàng áo cho tôi, hỏi: “Tại sao mỗi lần gặp em, em đều trong bộ dạng lôi thôi thế này?”
Người tôi vẫn đờ ra như khúc gỗ.
Trong lúc tôi vẫn chưa hoàn hồn, Hassan nhanh chóng mở gông cho tôi, đỡ tôi
dậy. Tôi nắm chặt tay anh ta, loạng choạng đứng dậy, thoáng ngửi thấy
mùi gió cát và sương đêm trên áo khoác của anh ta, tôi cảm thấy yên tâm
một cách kì lạ. Mùi hương này dần dần thay thế mùi tanh của máu, dâng
tràn trong lồng ngực, khiến tôi có một cảm giác được tái sinh.
Tôi loạng choạng cùng Hassan đi ra, sân trại giam vắng tanh không một bóng
ngườ. Tôi không hỏi Hassan đám cai ngục đã đi đâu, cũng không hỏi làm
thế nào anh ta biết tin lão già định giết tôi, vì chỉ cần anh ta ở đây,
tôi sẽ bình yên vô sự. Hassan dắt tôi đi qua hết cánh cửa này tới cánh
cửa khác, ung dung bước ra khỏi trại giam Peshawar.
Tôi không nhớ mình đã ở trong tù bao lâu, chỉ biết khi bước chân vào là giữa mùa hè,
còn khi ra đã là giữa mùa đông. Lúc này, tôi đang theo Hassan đi dọc bức tường cao bên ngoài nhà tù, gió đêm thổi ào ạt, đột nhiên tôi thấy hai
mắt cay sè. Hassan lập tức nhận ra điều này, liền dừng bước, cúi xuống
nhìn tôi. Tôi ngẩng lên nhìn anh ta, gượng cười, ánh trắng của mùa đông
cao nguyên áng vằng vặc, khiến mọi thứ đều biểu hiện rõ ràng như ban
ngày. Ánh mắt của Hassan bỗng tối sầm lại, cho thấy cơn thịnh nộ đã lên
đến đỉnh điểm, anh ta khẽ chạm vào gương mặt tàn tạ của tôi, khẽ gầm
lên: “Ta sẽ bắt chúng phải trả giá, Mễ Lạp, ta hứa!”
Sau lần soi
gương ở khu rửa mặt tập thể, tôi không dám nhìn vào chiếc gương nào nữa, thái độ của Hassan lúc này khiến tôi hiểu ra rằng sau mấy tháng, gương
mặt của tôi đã bị huỷ hoại tới mức nào.
“Thù của tôi, tôi sẽ tự báo.” Tôi nói.
Câu nói này rất nhẹ nhàng, nhưng bàn tay đang nắm lấy tay tôi của Hassan vẫn khẽ run lên.
“Hassan này, ở trong tù, tôi có một người bạn tên là Wata, hiện giờ chắc cũng
đang ở trong hầm tối. Anh có thể cứu anh ấy ra không?”
Hassan im lặng.
“Còn có một cô gái tên là Jiahan, là người quen cũ của tôi ở thôn Gama nữa.
Cô ấy chết rồi, tôi không biết xác của cô ấy đang ở đâu, có thể vẫn ở
trong nhà giam, có thể…” Tôi cắn chặt môi, cố kìm nén tiếng khóc, một
lúc sau mới nói tiếp: “Bất luận ở đâu, phiền anh tìm xác cô ấy rồi an
táng được không?”
“Mễ Lạp!”
“Sao?”
“Ta có thể ôm em không?”
Chưa kịp trả lời, cả người tôi đã bị nhấc bổng lên, nằm gọn trong vòng tay
anh ta. Cả người tôi cứng đờ, nhưng giây lát sau, tôi đã thả lỏng toàn
thân. Cái ôm này khiến tôi cảm thấy yên tâm và ấm áp vô cùng. Có lẽ
Hassan cũng bất ngờ vì tôi gầy tọp đi, chắc bây giờ chỉ nặng bằng một cô bé mới lớn, nhưng có thể sống sót đã phải tạ ơn Thánh Allah rồi. Tối
bất giác nắm chặt cổ áo anh ta, mỉm cười an ủi: “Tôi không sao, chẳng
bao lâu nữa sẽ bình phục thôi. Tôi sẽ ăn nhiều hơn một chút.”
“Ta sẽ tìm cho em bác sĩ giỏi nhất. Bây giờ, ta đưa em về nhé?”
Tôi lo lắng liếc nhìn bức tường nhà tù.
‘Ta và Darla đã thoả thuận rồi, yên tâm.”
Tôi vẫn chưa thể yên tâm, nhíu mày hỏi: “Cái giá phải trả rất lớn đúng không?”
“Ta sẽ không chấp nhận những điều kiện mà mình không thể đáp ứng, cũng
không bao giờ làm những việc mà trong tương lai sẽ gây bất lợi cho phía
chúng ta.” Tuy anh ta nói với vẻ thản nhiên nhưng tôi vẫn cảm thấy vô
cùng lo lắng, dù thế nào thì đó chắc chắn phải là một cái giá rất đắt.
Đi được một đoạn nữa, vài người cầm súng AK 47 đột nhiên nhảy ra từ trong
bóng tối, cung kính bước tới chào Hassan. Tôi nhận ra vài gương mặt quen thuộc, chính là mấy hộ vệ gác cửa hồi tôi bị giam lỏng trong nhà anh
ta. Một người trong số đó hình như bị thương, vì anh ta luôn được người
khác dìu đỡ. Lúc này, người đó bước ra, cúi chào, tay phải đặt lên tim,
nghiêm túc nói với Hassan: “Đại nhân, may mà tôi đã…không phụ lòng ngài. Ngải tiểu thư đã được cứu rồi.” Có lẽ người này cảm thấy cứu tôi ra
trông bộ dạng thảm hại như này vẫn chưa đủ coi là hoàn thành nhiệm vụ
nên khi nói chuyện cũng khép nép vô cùng, lựa chọn từ ngữ thật kĩ, thậm
chí còn liếc trộm tôi mấy lần. Vì người này cúi thấp đầu nên tôi không
nhìn rõ mặt anh ta, nhưng giọng nói này thì không thể lẫn vào đâu được.
Chính là Wata!
Trong khi tôi vẫn chưa hiểu đầu cua tai nheo thế
nào thì Wata đã luống cuống nói tiếp: “Ngải tiểu thư ra nông nỗi này,
đúng là do thuộc hạ đã chăm sóc chưa tốt, nhưng thưa đại nhân, suốt bảy
tháng trời, chúng tôi bị nhốt ở trong đó, không nhận được bất kì tin tức gì. Cái tên Darla ẻo lả đó còn…”
“Câm miệng!” Hassan quát lên rồi quay sang nhìn tôi, lại nói: “Sáng mai tới sảnh chính nói chuyện.”
Wata cung kính đáp: “Vâng.”
Tôi dở khóc dở cười, hoá ra trợ thủ đắc lực mà Hassan phái đến bảo vệ tôi
chính là anh chàng Wata lắm lời này. Bảy tháng, thì ra tôi đã ở trong
nhà tù Peshawar lâu như vậy. Wata đã lừa tôi suốt bảy tháng trời, nhưng
nếu không có anh ta, e rằng tôi đã chết từ lâu rồi.
Thấy tôi có
vẻ đuối sức, Hassan liền bế tôi lên, để tôi ngả đầu vào vai anh ta. Mặt
trăng thanh khiết treo lơ lửng trên chòi gác của nhà tù Peshawar, thấp
thoáng bóng người đang di chuyển. Chúng tôi vẫn còn trong phạm vi sát
thương của súng tiểu liên, tôi cảm thấy hơi bất an, mặc dù Hassan nói
anh ta và Darla đã thoả thuận rồi, nhưng một khi vẫn ở trong phạm vi thế lực của nhà tù thì tôi không thể nào yên tâm được.
Những hộ vệ
cũng phát hiện ra sự bất thường, một trong số đó lặng lẽ biến mất, giây
lát sau quay lại báo cáo: “Đại nhân, bọn chúng đến rồi.”
“Bao nhiều người?”
“Rất nhiều.”
Đoạn hội thoại rất ngắn, nhưng tim tôi lập tức giật thon thót.
Hassan cúi xuống nhìn tôi, nói: “Em ngủ một lát đi.”
Giờ phút này mà bảo tôi ngủ ư? Anh chàng này thật biết nói đùa. Tôi gượng
cười, Hassan cũng khẽ mỉm cười, toát lên sự ung dung, điềm tĩnh hiếm có
giữa thời thế loạn lạc. Tôi cũng yên tâm chút, nhưng chưa được bao lâu
thì đã nghe thấy tiếng bước chân rất khẽ vọng đến. Ngay sau đó, từ hai
phía bên dưới bức tường thấp, rất nhiều bóng đen đứng lên, không chút do dự chĩa mũi súng trong tay vào chúng tôi. Tôi vô thức nắm chặt tay
Hassan, anh ta vẫn vô cùng điềm tĩnh, quay sang nói với hộ vệ: “Che
lại.” Lập tức, vài hộ vệ, trong đó có cả Wata, bước lên đứng chắn trước
mặt tôi.
Hassan nhìn thẳng về phía trước. Đêm nay, đường phố
Peshawar vô cùng tĩnh lặng, nhiệt độ tuy thấp nhưng không có tuyết rơi,
chỉ có ánh trăng sáng vằng vặc. Lúc này, trăng đã chếch về một phía bầu
trời, ánh sáng màu trắng ngà rọi lên thân hình một người đang tiến tới,
một người vô cùng quen thuộc, người mà tôi đã từng ngàn vạn lần nhớ
nhung, đến nỗi trong mơ cũng rơi lệ.
“Bỏ cô ấy xuống, tôi sẽ để anh đi.” Lâm dõng dạc nói.
“Sao cơ?” Hassan có vẻ không bận tâm đến những điều Lâm nói.
Lâm không nói gì nữa, chỉ giơ tay ra hiệu, tôi lập tức nghe thấy một tràng
tiếng lên đạn. Tôi kinh ngạc, Lâm mang đến đây hàng chục tay súng, trong khi đám người của Hassan chỉ có bảy, tám người, nếu như tính cả tôi.
Tôi quay ra, chỉ nhìn thấy lưng của Wata, một tay anh ta để lên vai đồng
đội, một tay để trên hông. Tôi ngước nhìn Hassan, hỏi: “Hay là đặt tôi
xuống đất đi? Như vậy chạy trốn cũng nhanh hơn.” Anh ta khẽ lắc đầu, mắt vẫn nhìn về phía trước.
Lâm giận dữ quát: “Hardel, tôi chỉ cần cô ấy. Chỉ cần anh thả cô ấy đi, tôi đảm bảo đêm nay các anh sẽ không hề hấn gì.”
Hassan khinh khỉnh đáp: “Ồ, vậy sao?” Ngừng một chút, anh ta ung dung hỏi
tiếp: “Hôm qua, chúng tôi vừa mới kí tên vào bản thoả thuận ngừng bắn
với Liên minh Phương Bắc, đại nhân Ahmed đã thề thốt rằng sẽ để Peshawar tránh xa khỏi lửa chiến tranh, lời nói vẫn còn văng vẳng bên tai, sao
hôm nay lại thành ra thế này, xin hỏi uy tín của Liên minh Phương Bắc để ở đâu?”
Nghe nói hôm qua, sau cuộc nói chuyện của tôi với Darla
không lâu, Liên minh Phương Bắc và quân Muja đã kí thoả thuận ngừng bắn ở thành phố Peshawar. Thực ra, khu vực chiến sự khốc liệt nhất Jalalabad, Peshawar không bị ảnh hưởng, nhưng như vạay không có nghĩa là an toàn,
vì càng ngày quân độ của hai bên càng áp sát về phía này. Peshawar dù
sao cũng chịu sự quản lí của chính quyền Pakistan, là tỉnh trọng yếu
phía tây bắc, chính phủ Pakistan chắc chắn không muốn đất nước của mình
trở thành khu vực chiến sự. Thế là để đề phòng trước, dưới sự đốc thúc
của Liên Hợp Quốc, thoả thuận ngừng bắn ở Peshawar đã được đưa ra, điều
khoản rõ ràng nhất trong bản thoả thuận này chính là vạch rõ khu vực
quân sự tới đèo Khyber, nói cách khác, Afghanistan có nước sôi lửa bỏng
đến đâu cũng không thể lan đến Pakistan. Đây cũng là giới hạn cuối cùng
của Liên Hợp Quốc và Pakistan, đương nhiên có thể thực hiện được hay
không lại là chuyện khác. Bất luận là Liên minh Phương Bắc hay là quân
Muja thì đều không thể trở mặt với chính phủ Pakistan.
Giọng của Lâm lại vang lên: “Hardel, đây là ân oán cá nhân giữa tôi và anh, không liên quan gì đến Liên minh Phương Bắc.”
Hassan lạnh lùng hỏi lại: “Ân oán cá nhân giữa tôi và anh? Cậu Hai, tôi và anh thì có ân oán cá nhân gì chứ?”
“Người phụ nữa đang ở trong tay đại nhân là bạn của tôi.”
Bạn ư? Nghe đến đây, khoé miệng tôi nhếch lên thành một nụ cười chua chát.
Hasan chỉ nói: “Vậy sao?” rồi khẽ nghiêng người, định ôm tôi rời đi.
“Đoàng!” Một tiếng súng vang lên, viên đạn ghìm xuống mặt đất cách chỗ tôi chỉ
khoảng một mét, làm cát sỏi bắn tung toé. Lâm lạnh lùng ra lệnh: “Đặt
Ngải Mễ Lạp xuống!”
“Tại sao?” Hassan hỏi.
Tôi cũng muốn hỏi như vậy. Tại sao tôi phải đi cùng anh? Chính anh là người đã bỏ rơi tôi cơ mà.
Lâm chậm rãi nhả từng chữ một: “Đại nhân có thể không biết, tôi đã cầu hôn Ngải Mễ Lạp và cô ấy đã đồng ý rồi.”
Trong phút chốc, tất cả hộ vệ đều sửng sốt, quay lại nhìn Hassan, nhưng thái
độ của anh ta vẫn rất lạnh lùng, “Ồ, cậu Hai cầu hôn cô ấy rồi ư, vậy
còn Laila thì sao?
Tôi giãy giụa muốn rời khỏi vòng tay của
Hassan, nhưng vừa động đậy, cánh tay của anh ta đã siết mạnh hơn, khiến
tôi không sao cực quậy nổi.
Lâm cười khẩy, nói: “Có vẻ anh đã tìm hiểu rất kĩ chuyện riêng của tôi.”
“Một tin lớn như vậy, tôi muốn không biết cũng khó. Thì ra cậu Hai muốn bắt
cá hai tay à? Chuyện này Laila có biết không, có chấp nhận không?”
Qua khe hở giữa hai người hộ vệ, tôi nhìn thấy Lâm đứng dưới ánh trăng bạc, đăm đăm dõi về phía tôi. Vẫn là khuôn mặt khôi ngô và vô cùng quyến rũ, vẫn là đôi mắt sáng lấp lánh ánh sao đó, nhưng giờ đây, trái tim tôi đã nguội lạnh rồi. Tôi nhắm mắt, quay đầu đi, bất ngờ nghe thấy Lâm lớn
tiếng gọi: “Mễ Lạp!”
Tôi không có phản ứng gì.
“Lạp Nhi!”
Thấy tôi vẫn không đáp, anh giận dữ hét lên: “Ngải Mễ Lạp, lại đây!”
Cuối cùng, tôi vẫn quay đầu lại, vỗ nhẹ vào vai Wata, bảo anh ta đứng tránh
ra một chút. Dưới ánh trăng, tôi ngẩng đầu lên, hỏi: “Anh có chắc người
anh muốn tìm là tôi không? E rằng anh đã tìm nhầm người rồi, tôi tên là
Abu Bostan. Xin lỗi, tôi không quen anh,”
Chắc chắn, đến cuối
cuộc đời này, tôi vẫn không thể quên được khuôn mặt tái mét, cắt không
còn giọt máu của Lâm lúc này. Khi Lâm khoát tay để đoàn người của tôi và Hassan đi, có ánh trăng chiếu rọi xuống vai và cả đỉnh đầu của anh. Anh đứng đó, hơi nghiêng người, không nhìn tôi thêm một lần nào nữa, nhưng
hai mắt tôi lại từ từ mở to, nhìn chằm chằm vào mái tóc của anh, một màu trắng đến chói mắt. Lúc đầu, tôi tưởng đó là do ánh trăng quá sáng, giờ mới biết đó không phải là ánh trăng, mà là mái tóc bạc trắng của anh.
Mái tóc vốn mềm lại, đen nhánh của Lâm không biết đã bạc trắng từ khi
nào.
Sau khi thoát khỏi vòng vây của Lâm, Hassan đưa tôi đi về
phía ngoại thành Peshawar, dọc đường đổi xe đổi ngựa, sau đó đột nhiên
đổi hướng quay trở lại. Những tưởng Lâm sẽ đuổi theo, nhưng không, sau
khi tôi từ chối thừa nhận mình là Ngải Mễ Lạp, anh đã không xuất hiện
nữa. Hassan bố trị hộ vệ quanh những điểm dừng chân ở Peshawar, thậm chí còn điều động cả binh lính của quân Mujam về sau thấy không có ai đuổi
theo, anh ta mới rút dần các hàng rào bảo vệ này. Wata chạy đến chỗ tôi, giả vờ ngạc nhiên, nói: “Ái chà, anh chàng đó thật sự tin cô là Abu
đấy. Ít nhất cũng nên tặng ít trứng gà chứ nhỉ, sao chẳng thấy có phản
ứng gì!” rồi nhăn răng cười. Tôi cũng muốn cười nhưng quả thực không
cười nổi. Có một câu như thế này: Không phản ứng cũng chính là một cách
phản ứng. Điều này có nghĩa là, từ nay, anh sống hay chết không còn liên quan đến tôi nữa.
Nhà của Hassan nằm trong một con ngõ nhỏ cạnh khu chợ náo nhiệt nhất Peshawar, hai tầng, tường đã bị bong tróc loang
lổ, cửa sổ sát với cửa sổ nhà đối diện. Nghe nói sau cuộc chiến ở
Jalalabad, Peshawar thường xuyên mất điện, mất nước, nhưng bên trong căn nhà với vẻ ngoài cũ nát này, nội thật lại vô cùng xa xỉ và đầy đủ tiện
nghi. Phòng của tôi ở cuối một hành lang dài, nơi có chiếc giường mạ
vàng được điêu khắc tinh xảo và những bức tượng trang trí tinh tế, tạo
nên một khônggian xa hoa giống như hậu cung trong truyện Nghìn lẻ một
đêm. Giữa thời tiết lạnh giá thế này mà trong phòng lại có mùi dạ lan
hương thơm ngát. Trên đầu giường, có đặt một bức tượng nhỏ hình con chim đang bay, mắt của nó, bất kể ngày hay đêm, đều nhấp nhát ánh sáng
màu xanh lam.
Vừa vào phòng, tôi đã lập tức bảo muốn đi tắm để
trút bỏ hết sự bẩn thỉu, bứt rứt trong mấy tháng ở trại giam, Bước vào
buồng tắm được trang trí với hai màu đen và vàng, tôi dốc cả lọ thuốc
tiệt trùng lên đầu rồi dùng bàn chải kì cọ thật mạnh. Nước thuốc chạm
vào hàng trăm vết thương trên mặt, trên người tôi, vô cùng đau đớn,
nhưng làm sao có thể sánh bằng nỗi đau mà trái tim tôi đã phải chịu
đựng. Một tiếng sau, tôi bước ra khỏi phòng tắm, đứng trước gương, thấy
người mình gầy trơ xương như thể vừa từ trại tị nạn trở về.
“Rất xin lỗi vì không thể cứu em ra sớm hơn.” Hassan tiến đến sau lưng tôi, khẽ nói.
“Không, tôi vô cùng cảm ơn anh.” Tôi khẽ đáp.
“Trước hết, em cứ nghỉ ngơi đã.” Nói rồi, anh ta ra hiệu cho người mang một
chồng quần áo mới, màu sắc sặc sỡ tới đặt ở đầu giường, chỉ nhìn đã biết là hàng cao cấp.
Tôi lắc đầu, nói: “Tôi không mặc quần áo sặc sỡ.”
Hassan không hề tỏ vẻ kinh ngạc, chỉ nói: “Được.” Từ đó trở đi, anh ta sai
người chuẩn bị quần áo chỉ có hai màu là đen và xám cho tôi, trông chúng ảm đảm chẳng khác gì cuộc đời tôi.
“Sao anh biết tôi ở trại giam Peshawar?”
“Hiện giờ, thứ em cần nhất là nghỉ ngơi.”
Tôi lắc đầu.
“Trông em không được khoẻ lắm.”
“Tôi biết. Nhưng thứ tôi cần hơn chính là sự thật.”
Hassan nhìn bóng tôi trong gương giây lát rồi bước tới chỗ chiếc bàn nhỏ, rót
hai li rượu, đưa cho tôi một li. Sau khi tôi uống hết rượu, anh ta mới
thong thả kể: “Anh biết tin từ hai người bị nhốt cùng em. Một người ở
trong Sở Cảnh sát Changga, là người Pashtun, đang bị “ngồi máy bay” lúc
em bị giải đến đó. Anh ta đã chứng kiến mấy tên cảnh sát đó đối xử với
em như thế nào và cũng nhìn thấy viên Khổng tước lam tím. Người đó đã kể cho người bạn tới thăm mình và người bạn đó đã tới tìm ta.
Phạm
nhân bị phạt “ngồi máy bay” ư? Tôi cố gắng lọc lại trí nhớ nhưng không
thể nào nhớ ra hình dáng và gương mặt người đó. Nhưng dù sao, tôi cũng
cảm ơn anh ta vì đã cứu mạng tôi.
“Vừa được tin, ta liền cử Wata
đến Sở Cảnh sát Changga để bảo lãnh cho em, nhưng cảnh sát nói rằng
không có một cô gái ngoại quốc nào bị bắt cả, ngay cả Wata cũng không
quay về. Đến khi ta sai người đi dò la tin tức thì cả hai người đã không còn ở Changga nữa. Không ngờ là đều bị chuyển đến nhà tù Peshawar. Về
sau, ta nhìn thấy Ngô Thượng Lâm, Sumy và cả Ahmed đều tập trung ở
Peshawar, nhưng Peshawar vốn là thành phố tiền tuyến nên ta cũng không
chắc chắn lắm, sau này mới biết bọn chúng không có động tĩnh gì là vì em đang ở đây. Cho đến khi có người nói với ta con dao găm Skija xuất hiện ở nhà tù Peshawar thì ta biết ngay chính là em.”
“Anh có biết ai đã hãm hại tôi không?”
Hassan nhìn chằm chằm vào miệng chiếc li thuỷ tinh, im lặng.
“Là cô ta ư?”
Anh ta không đáp.
Người có thể khiến Hassan im lặng không tố cáo, ngoài Laila thì còn có thể là ai? Thực ra, tôi đã sớm đoán ra điều này rồi. Người hận tôi đến tận
xương tuỷ và có thể bố trí thiên la địa võng ở Pakistan, từng bước dụ
tôi rơi vào bẫy chỉ có cô ta. Dù tôi từng nghĩ rằng nếu người yêu của
tôi bị kẻ khác cướp mất, tôi chắc chắn sẽ phẫn nộ nhưng bất luận thế
nào, cũng sẽ không tàn nhẫn, độc ác, đến vậy. Cô ta không những muốn tôi phải chết mà còn muốn tôi phải chịu đựng đủ sự giày vò và nhục nhã
trước khi chết. Thật đúng là khiến người ta căm hận.
“Em đang nghĩ gì vậy?” Hassan quay sang hỏi tôi.
“Không có gì.”
Hassan lặng lẽ nhìn tôi bằng ánh mắt thăm dò, tôi đành phải nói: “Tôi định sẽ
nghỉ ngơi một thời gian ngắn rồi chuyển ra ngoài ở.”
“Chuyển ra ngoài?” Anh ta nhíu mày, tỏ vẻ khó hiểu nhiều hơn là không hài lòng.
“Tôi sống ở đây cũng không tiện cho anh, sớm muộn cũng phải chuyển ra ngoài, ở khách sạn hoặc thuê một căn phòng dài hạn cũng được.”
“Ý của
em là ngay cả khi sức khoẻ đã hồi phục, em cũng không định về nước luôn? Mễ Lạp, em muốn báo thù ư?” Vẻ mặt của anh ta trở nên nghiêm trọng khác thường,
“Đường nhiên không phải. Tôi làm gì có khả năng báo thù
chứ. Tôi chỉ cảm thấy cứ ở mãi chỗ của anh không được tiện lắm.” Tôi
bình tĩnh nói/
“Vậy tại sao em không về nước?”
“Tôi không có tiền, ngay cả hộ chiếu cũng mất rồi. Tôi phải nghĩ cách lấy lại những thứ đó, chắc là cần rất nhiều thời gian.”
Dù tôi thấy câu trả lời của mình không có chút sơ hở, nhưng ánh mắt lạnh
lùng, nghiêm nghị như thể muốn soi thấu tâm can của Hassan vẫn khiến tôi hơi chột dạ. Căn phòng chìm trong tĩnh lặng một lúc, cho đến khi anh ta nói: “Mễ Lạp, bất kể em muốn làm gì, chỉ cần trong khả năng của ta, ta
đều sẽ giúp em.”
“Vâng. Cảm ơn anh, Hassan!” Tôi lập tức đáp lời.
Thông thường, khi tôi đáp lời rất nhanh chóng là lúc tôi muốn che giấu suy
nghĩ thật cửa mình. Nhưng lời cảm ơn này là thật lòng, tôi muốn cảm ơn
anh ta vì đã không chấp nhận những hiềm khích trước kia mà tới cứu tôi,
cảm ơn anh ta đã không để Lâm đưa tôi đi.
Hassan khẽ thở dài,
nói: “Không cần phải cảm ơn. Nếu năm đó, ta không cướp em ở khi chợ thì
em cũng không phải lưu lạc đến bước đường này.”
Tôi khẽ lắc đầu, nếu số phận đã định tôi phải trải qia kiếp nạn này thì dù anh ta có cướp hôn hay không, tôi cũng vẫn sẽ ở đây,
“Còn căn phòng này, em muốn ở bao lâu thì ở.” Anh ta nói tiếp.
“Nhưng…”
“Không nhưng nhị gì hết.” Anh ta cắt lời tôi. “Đợi em khoẻ hẳn, nếu em muốn
tiếp tục ở lại Pakistan, ta sẽ đưa em đến Jalalabad. Peshawar không an
toàn, ta không cho phép em ở lại đây.”
Mặc dù rất muốn nói rằng
việ ctôi đi hay ở chẳng cần phải được ai cho phép cả, nhưng ngẫm lại
thấy mình đang phải dựa vào anh ta, tôi miễn cưỡng nuối những lời đó
xuống. Hassan vẫn nghiêm nghị nói: “Nếu em không muốn đêm Jalalabad thì
hãy trở về Trung Quốc. Chuyện tiền nong không cần lo, còn về hộ chiếu,
việc này đúng là hơi phức tạp, nếu thực sự không làm được thì em hãy đi
từ KKH.”
KKH chính là đường quốc lộ Karakoram, là cửa khẩu đường
bộ duy nhất nối liền Pakistan và Trung Quốc. Do nằm ở nơi núi cao hẻo
lánh nên đây cũng là nơi hay diễn ra các cuộc vượt biên trái phép nhất.
Không phải là tôi không cảm động trước sự giúp đỡ nhiệt tình của Hassan,
nhưng có cảm động đến mấy cũng không thể lung lay quyết tâm báo thù của
tôi. Tôi không thể nói thẳng với anh ta rằng với bộ dạng đáng sợ này, dù có trở về Trung Quốc thì tôi cũng khó có thể tìm việc và lập gia đình.
Có khi ngay cả mẹ tôi cũng không nhận ra tôi nữa. Laila không chỉ huỷ
hoạt gương mặt của tôi mà còn đạp đổ tất cả hi vọng vào cuộc sống tốt
đẹp trong tương lai của tôi nữa. Không, tôi sẽ không về nước, tôi phải
báo thù! Tôi phải để cô ta biết thế nào là thân tàn ma dại, thế nào là
sống không bằng chết.
Tôi không để ý Hassan đã nói những gì, mãi đến khi anh ta vỗ nhẹ vào vai tôi, tôi mới giật mình ngẩng lên.
“Lại nghĩ gì vậy?” Anh ta hỏi.
“Tôi muốn gọi điện thoại cho mẹ.”
“Tất cả điện thoại quốc tế ở Peshawar đều bị ngắt rồi. Phải đến doanh trại
mới gọi được điện thoại vệ tinh, em cứ nghỉ ngơi cho khoẻ, rồi ta sẽ dẫn em đi.”
Doanh trại mà anh ta nói chắc là doanh trại của quân Muja. Tôi gật đầu, lại hỏi: “Con dao Skija đâu?”
“Trong ngăn kéo tủ đầu giường của em.”
“Khổng tước lam tím thì sao?”
“Ở trong chiếc hộp cạnh Skija.”
“Hassan!”
“Sao?”
“Anh có thể dạy tôi các chiêu thức sử dụng dao găm khác không?”
Đôi mắt nhỏ và dài của anh ta nheo lại đầy vẻ dò xét: “Cái gì?”
Tôi nhìn chằm chằm vào mắt anh ta, lấy hết dũng khí, nói: “Ngoài dùng dao
găm, tôi còn muốn học cưỡi ngựa và bắn súng. Tôi biết anh là sĩ quan
huấn luyện đội quân tinh nhuệ nhất của Muja, sẽ không làm mất quá nhiều
thời gian của anh đâu.”
Vẻ dò xét trong mắt Hassan càng lúc càng rõ rệt, tôi vẫn ngoan cố nhưng không dám nhìn thẳng vào anh ta nữa, hơi cúi đầu xuống, cất giọng khàn khàn: “Hassan, anh biết không, tôi cũng
từng gặp người của Liên minh Phương Bắc ở Thượng Hải, thậm chí một người trong bọn họ còn rút dao định đâm tôi giữa chốn đông người. Tôi không
cảm thấy Jalalabad hay Thượng Hải an toàn hơn Peshawar. Lần này, tôi đến Pakistan là do bị lừa gạt, bọn họ có thể lừa tôi một lần thì sẽ có lần
thứ hai, lần thứ ba. Cũng có thể tôi sẽ không gặp lại họ nữa, nhưng ngỗ
nhỡ gặp lại thì sao, ngộ nhỡ đối phương vẫn không chịu tha cho tôi thì
sao? Anh không thể bảo vệ tôi mãi, Wata cũng không thể, tôi phải học
cách tự vệ.”
Tôi không nói người muốn đâm tôi chính là Laila,
nhưng Hassan có vẻ đã đoán được, vẻ mặt của anh ta có chút kinh ngạc
nhưng rất nhanh lại trở về bình thường. Đến lúc tôi nói rằng anh ra
không thể bảo vệ tôi suốt đời, anh ta nhíu tịt lông mày lại, khẽ thở
dài, vào lúc tôi tưởng anh ta đã dao động thì anh ta lại đặt li rượu
xuống, đứng dậy nói: “Muộn rồi, em nghỉ ngơi đi đã.”
Nhìn bóng
lưng của anh ta, tôi vô cùng chắc chắn rằng nếu mình không phải người
phụ nữ mà anh vừa phải huy động rất nhiều thuộc hạ để giải cứu thì đã bị vứt cho chó sói ăn thịt rồi. Sự phẫn nộ của anh ta là không thể che
giấu. Cho tới khi đi đến cửa, anh ta mới nén cơn giận, quay lại nói:
“Sắp tới ta khá bận, vài ngày nữa, sẽ tới thăm em.”
Tôi thấy lòng mình nặng trĩu.
Hassan im lặng, một chân đã bước ra khỏi cửa nhưng lại có vẻ do dự, biểu cảm
phức tạp như thể muốn nói gì đó rồi lại thôi. Rất lâu sau, anh ta mới
nói tiếp: “Ta biết hơn nửa năm nay em đã phải chịu đựng nhiều ấm ức.
Nhưng Mễ Lạp, nếu không thể nắm chắc thì tiến một bước không bằng lùi
một bước.”
Tôi cúi đầu, chỉ đáp một tiếng “vâng”. Anh ta nói rất
có lí, nhưng vấn đề là Laila có chịu buông tha cho tôi không. Chắc chắn
cô ta không chịu, vậy thì tôi cũng sẽ không lùi bước. Thấy tôi không tỏ
thái độ, anh ta lại nói: “Em nghỉ ngơi đi, những việc khác không cần
nghĩ quá nhiều.” rồi quay người đi.
“Hassan” Tôi gọi giật lại rồi vịn một tay vào bàn, đứng dậy, chậm rãi nói: “Tôi chỉ là một người bình thường, vì vậy tôi không biết mình làm gì để báo đáp anh. Nhưng sau
này, nếu có việc cần dùng đến tôi, xin cứ nói.”
Anh ta nhìn tôi,
gương mặt không chút biểu cảm. Tôi cứ tưởng khi nhận được một lời hứa
thế này, đối phương dù không cảm động tới mức rơi lệ thì chí ít cũng nên nói một tiếng “cảm ơn” hoặc “không có gì”, đằn này hai bên lại nhìn
nhau chằm chằm là thế nào chứ? Hay là người Pakistan không quen với
những hành vi khách sáo thế này? Vậy phải làm sao mới có thể bày tỏ lòng cảm ơn của tôi với anh ta đây? Trong lúc tôi vẫn đang ngây người nghĩ
đến chuyện trả ơn thì Hassan đột nhiên hỏi: “Sau đó thì sao?”
“Hả?”
“Em nói không biết trả ơn ta thế nào, sau đó thì sao?”
“Sau đó ư?” Tôi trợn tròn mắt, sau đó thì…không có sau đó nữa. Đây chẳng qua chỉ là một lời cảm ơn thôi mà.
Hassan lại nói: “Người Trung Quốc có một câu nói: “Tiểu nữ không biết lấy gì báo đáo..”, vế còn lại là gì nhỉ?”
Tôi há hốc miệng, cả người cứng đờ, chẳng lẽ anh ta muôn tôi lấy thân báo
đáp? Nhưng giờ tôi chỉ còn cái thân thể tàn tạ này thôi, liệu anh ta có
cần không? Chắc là anh ta chỉ nói đùa thôi. Đại nhân Hardel nói
đùa…chẳng buồn cười chút nào.
Thấy tôi thẫn thờ đứng như trời
trồng, Hassan khẽ mỉm cười, nói: “Ừm, bây giờ em khá giống với Mễ Lạp mà ta quen rồi đấy. Đi ngủ đi! Phải rồi, ta sẽ bảo Niz tới chăm sóc em.”
Khi nói những lời này, tâm trạng anh ta hình như đã khá hơn.
Tôi lập tức hoàn hồn, nhanh chóng từ chối: “Không cần đâu!”
Hassan vốn định đi, lại dừng lại, ngạc nhiên hỏi: “Tại sao lại không cần?”
“Không cần là không cần!” Tôi lắc đầu lia lịa.
“Em vẫn còn rất yếu, cần tĩnh dưỡng một thời gian, phải có người chăm sóc
em chuyện ăn uống, đi lại. Niz rất trung thành, có bà ấy bên cạnh em, ta rất yên tâm.”
Tôi thầm nghĩ, bà ta thầm yêu anh, có thể không
trung thành với anh sao? Tôi chắp hai tay vào nhau, giả vờ như đóng phim cổ trang, nói: “Ân công, tiểu nữ hiện giờ chỉ còn một nửa, à không, một phần ba mạng sống, có thể để tôi sống yên ổn nốt phần đời còn lại
không? Tôi không cần Niz, người phụ nữ này, người phụ nữ này…”
“Người phụ nữ này làm sao? Đó là người phụ nữ duy nhất mà ta có thể cử đến chăm sóc em.”
“Dù sao tôi cũng không thích bà ấy. Tôi cầu xin anh đấy, ân công!” Vừa nói, tôi vừa ngước mắt lên nhìn anh ta tỏ vẻ đáng thương.
Hassan thấy tôi khổ sổ như vậy, liền nói: “Được rồi.”
Tôi vừa thở phào nhẹ nhõm thì lại nghe thấy anh ta nói: “Nhưng bên cạnh em
vẫn phải có người chăm sóc, Wata nhé? Ta sẽ cử cậu ta làm cận vệ của
em.” Lần này thì không chờ ý kiến của tôi, anh ta đã quay người rời đi.
Sau vài chục giây xử lí thông tin, tôi lao tới cửa sổ, gào toáng lên: “Đại nhân!”
Lúc này, Hassan đã đi ra tới cổng, nghe thấy tôi gọi, anh ta miễn cưỡng
dừng bước, ngẩng đầu lên. Đám hộ vệ xung quanh tưởng tôi xảy ra chuyện,
nhất loạt cảnh giác giơ súng lên.
“Wata làm cận vệ của tôi thì sẽ nghe lời tôi hay nghe lời anh?”
“Đương nhiên là nghe lời em rồi.”
“Vậy nếy tôi và anh đánh nhau thì sao?”
Hassan kinh ngạc: “Em và ta đánh nhau? Tại sao em phải đánh nhau với ta?”
Vai của đám hộ vệ bắt đầu rung lên.
“Ý của tôi là ngộ nhỡ ngày nào đó, tôi và anh bất đồng ý kiến, Wata sẽ nghe theo ai?”
“Nghe theo em.”
“Cũng tắc là anh ta sống là người của tôi, chết là ma của tôi?”
Đám hộ vệ của Hassan vẫn giữ thái độ trang nghiêm, mặt lạnh như tiền, nhưng cả người thì rung lên dữ dội, còn có mấy người phải bám tay vào cửa xe
để kiềm chế. Tôi nghĩ nếu không phải hằng ngày được huấn luyện nghiêm
khắc thì chắc bây giờ họ đã bò ra đất mà cười rũ rượi rồi.
Hassan đáp rất nhanh: “Phải!” rồi dẫn đám hộ vệ nhảy lên xe Jeep. Chiếc xe nổ
máy, lap vút đi, sau một ngã rẽ, tôi không thấy bóng dáng nó đâu nữa.
Ngay lập tức, mặt tôi xị xuống. Tại sao phải cứ có người theo sát tôi
chứ? Từ khi bị lừa vào tù, tôi không dễ dàng tin tưởng ai nữa, nhưng nếu là Wata thì cũng đỡ hơn Niz.
Wata bị tôi gọi đến. Vừa nhìn thấy
tôi, anh ta đã nghiến răng nghiến lợi cằn nhằn: “Abu, cái gì mà sống là
người của cô, chết là ma của cô hả?”
Tôi giải thích: “Tức là đại nhân Hardel không cần anh nữa, nếu tôi cũng không cần anh, anh chỉ còn nước đi ăn xin.”
Wata tức khí nói: “Tôi không cứu cô ra khỏi Sở Cảnh sát Changga ngay hôm đó
là do khả năng của tôi có hạn, nhưng tôi thực sự đã cố hết sức rồi.
Chẳng phải đại nhân cũng nói là không truy cứu chuyện cũ còn gì!” Càng
nói, anh ta càng có vẻ nghẹn ngào, ấm ức. Chắc anh ta tưởng mình bị
Hassan tống cổ đến chỗ tôi là vì không làm tròn nhiệm vụ.
Tôi nghiên người, tựa vào lưng ghế, hỏi: “Những lời tôi và đại nhân nói ban nãy, anh đều nghe thấy cả chứ?”
Wata buồn bã gật đầu.
“Vậy anh có nghe lời không?”
Anh ta do dự hỏi: “Sau này, cô sẽ đánh nhau với đại nhân thật sao?”
Tôi thở dài, đáp: “Việc này tôi có thể hứa với anh, nếu có một ngày, tôi và đại nhân của anh xảy ra xung đột, nhất định tôi sẽ không nhờ anh giúp
đỡ.”
Wata thở phào nhẹ nhõm.
“Nhưng ngoài chuyện đó ra,
tất cả anh đều phải nghe lời tôi. Chưa hết, việc mà tôi bảo anh làm, anh không được nói cho đại nhân biết. Nếu phát hiện anh không nghe lời ,
tôi sẽ đuổi anh đi.” Tôi cố gắng nói với giọng nghiêm khắc.
Wata
sửng sốt nhìn tôi. Tôi liền dịu dàng, nói tiếp:”Nếu anh bị người khác
hãm hại phải vào tù, bị huỷ hoại dung nhanh, suýt nữa bị cưỡng bức tập
thể, thậm chí cả thân phận cũng bị cướp mất, anh sẽ làm thế nào?”
Wata há hốc miệng kinh ngạc.
“Thánh Allah sẽ bảo anh làm thế nào?”
Lần này, anh ta trả lời chắc như đinh đóng cột: “Báo thù!”
“Thánh Allah thật sáng suốt! Anh biết không, người phụ nữ hãm hại tôi từng
thích đại nhân của anh đấy!” Thực ra, tôi không rõ Laila và Hassan có
từng yêu nhau không hay chỉ là Hassan yêu đơn phương, nhưng dù sao
chuyện đó cũng không quan trọng.
“Cho nên cô ta mới hãm hại cô?” Wata đã hiểu ra vấn đề.
“Đại nhân không nói với tôi là do cô ta làm, nhưng anh ta đã dùng hành động để biểu thị mình không tán thành việc báo thù.”
“Đại nhân đã làm như vậy thật sao? Chẳng lẽ với người phụ nữ kia, ngài vẫn…” Đang nói dở, anh ta bỗng im bặt, len lén liếc nhìn tôi.
Tôi đáp với vẻ buồn bã: “Ừ.”
Wata lập tức tỏ ra bất bình, hỏi: “Cô ta đẹp lắm sao?”
Tôi gật đầu. “Rất đẹp và rất có thế lực.”
“Nếu là tôi, tôi nhất định sẽ tìm cô ta để báo thù.” Wata mới đi theo Hassan vài năm, không biết rõ chuyện của anh ta với Laila, nên mới bị tôi lôi
kéo dễ dàng như vậy. Nhưng giây lát sai, anh ta lại nói với vẻ chân
thành: “Nhưng đó là tôi, Abu ạ. Tôi là đàn ông, còn cô chỉ là một phụ nữ yếu ớt. Cô hiểu ý tôi chứ? Hiện giờ, ở Peshawar không chỉ có quân Muja, Liên minh Phương Bắc, Cơ quan tình báo liên quân(*), cảnh sát mật, mà
còn có rất nhiều đội di kích mà chỉ có Chúa mới biết họ nhảy từ đâu ra.
Nếu cô có một kẻ thù vô cùng có thế lực ở đây, cô chỉ có hai con đường:
một là rời khỏi nơi này, hai là cố gắng hết sức để có thể sống tiếp,
giống như khi ở trong tù, chúng ta phải dựa vào J béo vậy?”
(*)Còn gọi là Cục Tình báo Pakistan, viết tắt là ISI
Wata nói đúng, thế giới ở trong hay ngoài bức tường nhà tù không có gì khác
nhau, vẫn là mạnh được yếu thua. Tôi ngẫm nghĩ, Wata lo lắng nhìn tôi,
hỏi: “Abu, cô đang nghĩ gì vậy?”
Tôi nhìn lên trần nhà đáp: “Đang nghĩ con đường thứ ba.”
“Con đường thứ ba?”
“Ừ, giống như ngoài kế hoạch A và kế hoạch B, còn có một kế hoạch C dự phòng.”
Anh ta thận trọng hỏi: “Abu, vậy cô muốn tôi làm gì?”
Tôi quay sang nhìn bóng mình trong gương, quần áo mới đã che đi những vết
thương xấu xí, đáng sợ, nhưng trên gương mặt này, đã không thể tìm taháy chút dấu vết nào của một Ngải Mễ Lạp ngây thơ, hồn nhiên nữa rồi. Tôi
quay sang nói với Wata: “Ngày mai, đi dạo phố cùng tôi.”
Wata không ngờ tôi im lặng một lúc lâu chỉ để đưa ra yêu cầu này, kinh ngạc vô cùng, lông mày dựng đứng lên hỏi: “Đi dạo phố?”
“Ừ, đến chợ đen Peshawar.”
“Đến đó làm gì?”
“Đi chợ đương nhiên là để mua đồ rồi.”