Thật bất ngờ, khi vừa về
đến cổng khu nhà mình ở thì tôi gặp Hứa Lật Dương đang đứng trước cửa một siêu
thị ở phía ngoài khu nhà, không biết đang làm gì.
Tôi chỉ vừa nhận ra cậu
ta trong giây lát, còn cậu ta thì hình như đã nhìn thấy tôi từ xa. Bốn mắt
chúng tôi gặp nhau, tôi nghĩ là ánh mắt của tôi lúc đó đầy oán trách, hờn giận.
Tôi muốn lườm cậu ta một
cái, tôi muốn trừng mắt lên nhìn cậu ta cho bõ tức nhưng cuối cùng tôi chỉ đứng
đần mặt ra đấy mà nhìn, ánh mắt có ba phần oán trách, ba phần tủi hơn và bốn
phần dịu dàng.
Cậu ấy nhất định hiểu
được ánh mắt của tôi. Chúng tôi cứ nhìn nhìn như thế khoảng nửa phút, sau đó
cậu ấy đã cất tiếng gọi tên tôi.
“Thuỷ Tha Tha!”
“Ừ?”
“Cậu không sao chứ?”
“Có chuyện gì đâu.”
Thưc ra tôi muốn giải
thích qua về chuyện vết bẩn ở trên quần nhưng lại thấy thật khó nói.
Cả hai rơi vào im lặng.
Tôi lên tiếng hỏi trước.
“Không phải là cậu đi dã
ngoại rồi sao? Tại sao lại đứng ở đây?”
Cậu ấy không đáp.
Tôi nhìn cậu ta với ánh
mắt kinh ngạc. Cậu ta cúi đầu, bước đi chầm chậm, mắt nhìn chằm chằm vào mũi
bàn chân của mình. Tôi cũng không gạn hỏi tiếp. Hai người chúng tôi cứ như thế
bước đi song song.
Bỗng nhiên cậu ấy thốt
lên: “Tớ không muốn đi chơi cùng bọn họ, tớ muốn chơi cùng cậu.”
Mặt tôi đỏ bừng lên, thẹn
thùng không nói lên lời. Cậu ta nhìn tôi, rồi cười tủm tỉn, vừa cười vừa nói:
”Mặt cậu đỏ rồi kìa!”
Tôi đám nhẹ vào lưng cậu
ấy. Cậu ấy cười, nụ cười rạng rỡ vô cùng.
Tôi cùng cười, hai chúng
tôi như hai kẻ ngốc nghếch vưùa đi vừa cười. Đến cầu thang nhà, tôi chạy lên
phòng thay một chiếc quần khác rồi chạy ù xuống.
Ngày hôm đó, cuối cùng
chúng tôi không đi dã ngoại mà ra Đông Hồ chơi.
Trường chúng tôi cách
Đông Hồ không xa lắm. Bên bờ hồ, gió thổi mắt rượi. Trên trời có dấu tích của
một đàn chim vừa mới bay qua. Hai người trẻ tuổi, non nớt ngồi bên bờ hồ suốt
cả buổi, khoảng cách chừng nửa thước. Tôi rất muốn nắm tay cậu ấy nhưng không
dám. Cái cảm giác hồi hộp khi lần đầu tiên được ngồi cạnh Hứa Lật Dương ngày
hôm đó cõ lẽ suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên.
Ngày hôm đó, chúng tôi đã
nói những gì, tôi không còn nhớ nữa rồi. Chắc chỉ toàn là những câu chuyện xung
quanh trường lớp, bạn bè. Tôi thực sự không còn nhớ nổi nữa nhưng nhật kí của
tôi ghi rất rõ.
Người có nhiều tâm sự mới
hay viết nhật kí.
Từ ngày bắt đầu quen với
Hứa Lật Dương, tôi đã chuẩn bị hai quyển nhật kí. Một quyển là để ngày ngày nộp
cho cô giáo kiểm tra, Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu chúng tôi viết nhật kí để luyện
cách viết văn, thế là tôi đem tất cả những ý chí, ước mơ viết vào trong quyển
nhật kí đó. Còn một quyển khác, có khoá, là thuộc về cá nhân tôi, ghi chép lại
từng cảm xúc của những rung động đầu đời con gái. Trong nhật kí, những tên
người đều được dùng các chữ cái thay thế. Ví dụ như Hứa Lật Dương sẽ được thay
thế bằng chữ S. Đoạn Tiểu Ngữ được thay bằng chữ C. Khi đó tôi dùng tất cả hai
mươi sáu chữ cái để có thể thay thế được hết tất cả những người có trong câu
chuyện và trong tâm sự của tôi. Sau này tôi mới biết rằng, nếu như cứ tiếp tục
viết tiếp, thì những con người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta, làm sao mà có
thể chỉ dùng có hai mươi sáu chữ cái cơ chứ.
Chúng tôi trò chuyện với
nhau một hồi thì quả thực là chẳng còn chuyện gì đê nói với nhau nữa. Tôi nói
một câu mà đến tận bay giờ nhớ lại vãn thấy toát mồ hôi. Tôi nói: “Thế cậu
thích cây gì? Cậu thấy cái cây kia thế nào?” Tôi vừa nói vừa chỉ vào một cái
cây ở bên hồ.
Cậu ấy vô cùng ngạc nhiên
nhìn tôi, vẻ mặt có đôi chút khó xử.
Có cách nào khác cơ chứ?
Tôi thề là tôi không cố ý làm cho bản thân mình trở nên nhạt nhẽo và vô vị đến
thế. Bởi vì tôi quá hồi hộp, lại thêm chút phấn khích nên tôi không còn biết
mình cần phải nói gì nữa.
Có điều bây giờ tôi đã
biết: khi bạn và một người bạn trai hẹn hò, đột nhiên các bạn hết chuyện để
nói, nếu như bạn thích hai người đều không nói gì, càng không cần đến mức phải
tìm một chủ đề vô vị thì bạn chỉ cần cười và nhìn người ấy, để cho người ta
nhận biết được cảm xúc của bạn là được. Đối với một người con gái đã trưởng
thành, chỉ cần ánh mắt thôi là đủ biểu lộ tất cả.
Nếu như bạn không thích
người con trai này, thì lúc đó bạn chỉ cần đần mặt ra, nhân lúc chưa có chuyện
gì để nói, xem đồng hồ, tỏ ý cho anh ta biết bạn sắp có việc phải về.
Đó đều là những kinh
nghiệm của thời bây giờ. Còn năm đó tôi chẳng biết gì, trong sáng như một tờ
giấy trắng.
Sau đó, cậu ấy vẫn trả
lời cậu hỏi của tôi, cậu ấy nói thích cây phong vì lá của nó rất đẹp.
Tôi thầm ghi nhớ điều đó
ở trong lòng.
Hứa Lật Dương gợi ý đi
chèo thuyền. Tôi tán thành ngay đề nghị này và thế là chúng tôi có một cuộc du
ngoạn bằng thuyền ngay sau đó. Lúc lên thuyền, tôi chợt nghĩ ngay đến câu
chuyện của Hứa Tiên và Bạch Nương Tử Nhân vật trong truyền thuyết Bạch Xà: Bạch
Tố Trinh (Bạch nương tử) là con rắn tu luyện ngàn năm, với mong muốn đắc đạo
thành tiên; sau lần được Hứa Tiên cứu mạng, Bạch Xà hoá thân thành người, cùng
chàng kết tình phu phụ. Về sau, Pháp Hải thiền sư thấy trên mặt Hứa Tiên có yêu
khí bèn bắt chàng nhốt vào sau pháp toà chùa Kim Sơn. Bạch Xà nương đến cứu
chồng; thế là “nước tràn ngập Kim Sơn”, nàng trúng kế của Pháp Hải, bị nhốt
trong cái bát ăn cơm cỏn con của nhà chùa và bị chôn vùi dưới đất > Tôi bật cười, lộ rõ vẻ sung sướng. Hứa Lật Dương
hỏi tôi vì sao cười nhưng tôi không nói.
Lúc lên thuyền, Hứa Lật
Dương có đưa tay ra đỡ tôi lên. Bàn tay cậu ấy ươn ướt mà ấm áp. Tim tôi bỗng
đập nhanh, mười đầu ngón tay như thông với tim, dường như cái nắm tay đã bóp
nghẹn cả trái tim tôi.
.....
Rất nhiều năm sau, có một
lần xem một video clip tự làm trên mạng tôi đã nghĩ đến cảnh tượng của buổi hẹn
hò đầu tiên tại Đông Hồ. Trong video clip đó, có một anh chàng nhẹ nhàng dùng
tiếng Vũ Hán hát: Nước Đông Hồ xanh ngắt, tình yêu của đôi ta mới bắt đầu, anh
là trái tim em, em là tâm hồn anh, chúng mình thuộc về nhau.
Sau này chia tay, khi xem
lại video clip này, tôi đã không cầm được nước mắt. Thời gian thật vô tình. Nó
đã làm thay đổi chúng ta, làm thay đổi tình yêu. Tất cả chúng ta đều bị thời
gian đùa giỡn trong lòng bàn tay.
Chúng tôi chèo một vòng
quanh hồ. Khi thuyền đến gần bến Linh Bá, bỗng nhiên tôi nhìn thấy một bóng đen
rơi xuống hồ.
“Hình như vừa có người
rơi xuống nước!” Tôi đưa tay chỉ cho Hứa Lật Dương hướng bóng đen đang vùng
vẫy.
Trên bờ có ba, bốn đứa
trẻ khoảng tám, chín tuổi đang nằm bò toài ra. Khi tôi nhìn thấy rõ những đứa
trẻ này đang giơ một cành cây xuống dưới nước và hét lớn “Nắm lấy nó!”, tôi quả
quyết rằng đúng là vừa có người vừa rơi xuống nước.
Tôi vẫn chưa kịp hỏi Hứa
Lật Dương xem phải làm thế nào thìđã thấy chiếc thuyền chao đảo mạnh, rồi bùm
một tiếng, Hứa Lật Dương đã nhảy xuống nước bơi về phía đứa trẻ.
Tôi không biết Hứa Lật
Dương có biết bơi hay không, bơi có giỏi không. Lúc nhìn thấy cậu ấy nhảy xuống
nước tôi vô cùng sợ hãi, thậm chí còn muốn gọi cậu ấy mau lên thuyền thôi. Đúng
thế, tôi đúng là ích kỉ. Giữa tình yêu và chính nghĩa, suy nghĩ của một cô bé
mười sáu tuổi như tôi hoàn toàn nghiêng về việc bảo vệ sự an toàn của tình yêu.
Cho đến tận khi thấy Hứa
Lật Dương bơi rất nhanh, rất nhanh, tôi mới cầm mái chèo, chèo cho thuyền tiến
lại gần phía cậu ấy.
Chúng tôi đã cứu được cậu
bé chín tuổi đó, lúc được Hứa Lật Dương đưa lên bờ, cậu bé vẫn còn khá tỉnh
táo, vẫn có thể nói được số điện thoại nhà. Lúc chúng tôi đưa cậu bé đến bệnh
viện thì bố mẹ cậu bé cũng vừa đến. Cả hai vô cùng biết ơn chúng tôi, chỉ thiếu
nước quỳ xuống hậu tạ.
Bố cậu bé hỏi tên và
trường chúng tôi nhưng Hứa Lật Dương không nói, chỉ nhắc đi nhắc lại: “Không có
gì ạ! Chỉ là việc nhỏ thôi mà.”
Tôi cũng giả hùa theo cậu
ta: “Chú ơi, đúng là không có gì to tát đâu ạ, chỉ là một việc rất nhỏ thôi ạ.”
Còn thực tế trong thâm tâm, tôi vẫn rất muốn cho Hứa Lật Dương có được một danh
hiệu “Dũng cảm cứu người” thật vinh quang. Nhưng tôi lại không nghĩ được là nếu
như nhà trường và mẹ biết rằng chúng tôi dũng cảm cứu người trong lúc hẹn hò
với nhau sẽ có phản ứng thế nào. Mà cũng thôi, thêm một chút vinh quanh hão và
chút vui vẻ hư vinh không bằng bớt một chút phiền phức thực tế. Một cái danh
hiệu “Dũng cảm cứu người” vinh quang so với việc lộ chuyện yêu sớm, rõ ràng là
việc thứ hai gắn liền với lợi ích cá nhân hơn.
Sau khi tôi và Hứa Lật
Dương “chuồn khỏi bệnh viện, tôi hỏi cậu ta vì sao không để cho cha mẹ cậu bé
biểu dương. Cậu ấy nói: “Thế thì ngại lắm! Hơn nữa, đúng là cũng chẳng có gì to
tát cả thật.” Lúc nói câu đó, mặt cậu ta đỏ bừng. Tôi thầm cảm kích trong lòng.
Một người thật trong sáng và chân chất! Chỉ có điều là đã rơi vào tay mình!
Nhật kí ngày hôm đó, tôi
viết rất dài, từng lời chúng tôi nói với nhau tôi đều ghi hết lại. Sau khi viết
xong, tôi tự phục bản thân sao trí nhớ của mình lại có thể tuyệt vời đến thế.