Tay xách cặp lồng, Mạc đứng khép vào trong góc lăng lẽ nhìn mẹ một lúc. Cô hít một hơi thật
sâu rồi mạnh dạn bước tới, nở nụ cười gượng trên khuôn mặt. Mạc vỗ vào
vai mẹ “bộp” một tiếng rồi gắng nói với giọng điệu hớn hở:
- “Người đẹp”, đói không?
- Mạc đấy à?
Bà Lâm ngạc nhiên nhưng rồi nụ cười lại mau chóng bừng nở trên môi. Tô Mạc dúi chiếc cặp lồng vào tay mẹ:
- Vừa thổi vừa ăn!
- Con nhóc này, chạy ra đây làm gì hả?
- Con đưa cơm cho “người đẹp” của con chứ làm gì. Người đẹp của con mà đói chắc con xót chết mất.
- Xì! Chỉ được cái dẻo mồm!
Người mẹ khẽ trách con gái nhưng hai tay vẫn đón lấy chiếc cặp lồgn nóng hổi
rồi thưởng thức món ăn trong tiếng cười giòn tan. Vừa ăn được một miếng, bà như sực nhớ ra điều gì liền hỏi Tô Mạc:
- Thế con ăn gì chưa đấy?
- Dĩ nhiên là rồi. Ai như mẹ! – Tô Mạc ngúng nguẩy, dựa vào người mẹ rồi kiêu hãnh hỏi
- Ngon chưa?
- Ừ, tay nghề hơn cả mẹ rồi đấy!
- Dĩ nhiên rồi.
Hai mẹ con đùa nhau vui sướng biết bao, kể cũng tươi tắn như một bức họa
đẹp tả cảnh hạnh phúc gia đình. Nhưng đặt trước gánh hàng rong dưới ngày thu buồn bã, rốt cuộc cảnh tượng vẫn hóa lê thê hiu quạnh.
Diệp
Tử Khiêm vừa bước ra từ nhà hàng, bức tranh mẫu tử vui vầy kia đã đập
ngay vào mắt cậu, xem chừng cậu đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi chen
ngang vào khung cảnh xa hoa bạc vạn. Cậu sững người, chôn chân tại chỗ
khi nhìn rõ cô bé ngồi trước gánh hàng là ai.
Nhưng sao cô cười
tươi quá, tuyệt không một chút giả tạo, hẳn là đang chìm trong niềm vui
thực sự. Diệp Tử Khiêm nhìn trân trân một lúc, bỗng cậu sực nhớ lại thái độ của cô bé khi bị bắt phải đi mua vở lúc chiều mà không khỏi cảm thấy nhoi nhói tim.
Sau khi chào tạm biệt đứa bạn nối khố đi cùng, cậu sải bước đi thẳng đến ngay trước gánh hàng và gọi:
- Tô Mạc!
Cô gái nhỏ ngẩng đầu, nụ cười còn chưa tan biến. Nhưng vừa trông thấy cậu cô chợt ngẩn ngơ rồi đành cười gượng:
- Tử Khiêm đấy à?
- Ừ! – Cậu ta đáp lại bằng một chứ gãy gọn vô thưởng vô phạt, cũng chẳng
thèm chào hỏi bà Lâm mà rõ ràng ngưởi ta đáng tuổi bố mẹ mình. Khuôn mặt điển trai ánh lên vẻ khinh thị, thờ ơ như trước. Tô Mạc chẳng hề thấy
khó xử chút nào, cô vừa cười vừa giới thiệu:
- Đây là mẹ tớ. Mẹ ơi, bạn này là Diệp Tử Khâm, cùng đội thi Olympic Toán với con.
- Ồ… Chào cháu, chào cháu… - Nụ cười ấy có phần khép nép. Dẫu thời gian
có phủ lên khuôn mặt bà vè tiều tụy nhưng chưa đủ sức lấy đi nét xuân
còn nồng đượm nơi bà.
Diệp Tử Khiêm bỗng thấy gượng gạo, hơi hối
hận khi nhận ra mình chạy tới đây chẳn khác gì thằng ngốc. Thôi đành
cười lấy lệ, qua loa dăm ba câu với Tô Mạc rồi tạm biệt ra về. Sau khi
bóng cậu ta chìm vào ánh đèn rực rỡ của phố phường hoa lệ, Lâm Ngọc Kỳ
hơi chột dạ bèn hỏi con gái:
- Này, mẹ có làm con xấu mặt không?
- Mẹ nói gì vậy! – Mạc thấy cổ họng khô đi trong khi người mẹ vẫn cứ tự dằn vặt mình.
Bà cũng chỉ biết buông tiếng thở dài nặng nề khiến Tô Mạc càng cảm thấy
bực bội trong lòng, chưa ở thêm được bao lâu thì đã bị mẹ xua về.
Mạc phải đi hai chuyến xe nên về đến nhà cũng đã gần chín giờ. Cô lặng lẽ
đưa mắt nhìn gian nhà hiu quạnh vắng ngắt, có một mình trong phòng mà
sao cô thấy rất bí bách, khó thở. Mặc kệ thứ cảm giác ngột ngạt ấy, cô
vẫn thoăn thoắt làm nốt bài về nhà, tắm rửa, đặt lưng lên giường rồi
mới khép mắt và từ từ thả mình vào hư không.
Dường như có một khối u hoài đè nặng lên trái tim cô từ rất nhiều năm trước… Kể từ khi bô, và cả “con người đó” bỏ đi.
“Con nhớ… nhớ mọi người lắm! Đâu hết cả rồi? Bố, anh Tư Niên…”
Bình minh khẽ rọi những tia nắng lên hàng mi say ngủ. Lâu lắm mới được môt
ngày thu ấm áp. Tô Mạc thấy lòng mình dịu đi ít nhiều. Tối qua chắc mẹ
về muộn lắm, giờ này mẹ vẫn đang ngủ cơ mà. Cô bèn chuẩn bị bữa sáng, ăn một ít, để phần cho mẹ rồi lại xách cặp đến trường.
Vừa ngồi vào bàn học, Diệp Tử Khiêm đã quay xuống ném hộp mấy quyển bài tập toán ra
trước mặt cô, đôi mắt hoa đào lạnh tanh soi vào cô lừ lừ:
- Cầm lấy mà xem! Từ giờ đến trước tuần sau làm hết các đề mục, thắc mắc thì hỏi.
- Ơ… - Theo phản xạ, Tô Mạc thốt lên và chần chừ nhận lấy tập sách. Hình như toàn sách mới, cô bỗng thấy ngại ngùng biết mấy.
Diệp Tử Khiêm cau có, vừa hục hặc vừa kể công:
- Mấy bài này dễ không! “Gà” như cậu là vừa sức đấy!
- Cảm ơn.
- Hừ!
Khúc nhạc buổi sáng ngân lên bằng những nốt gãy gọn như thế đấy. Chỉ riêng
Tô Mạc ngây ngô không hề nhận ra sự khác lạ từ ánh nhìn của lũ con gái
dành cho cô.
Hình ảnh Diệp Tử Khiêm trong mắt bọn con gái xưa nay luôn đẹp như hoàng tử kiêu hung muôn người ngước vọng. Đến công chúa
vàng ngọc còn tầm thường với chàng thì phận cỏ nội hoa hèn dễ nào được
để mắt đến.
Giờ nghỉ trưa, mấy cô bạn chẳng hề thân bỗng xán lại
rủ cô Tô Mạc đi ăn cùng. Đến lúc này cô mới nhận ra được sự khác lạ. Khổ nỗi cô vốn không khéo giao thiệp nên chẳng biết khước từ ra sao trước
những lời mời mọc tỉ tê hết mình ấy. Mấy khi có người chào đón thế này,
cô đành miễn cưỡng nhận lời mặc cho trong lòng còn nhiều mâu thuẫn. Mà ở đây, ngoài một vài học sinh ưu tú từng sôi kinh nấu sử để vào trường
thì số đông còn lại toàn cậu ấm cô chiêu, tiền rủng rỉnh bạc vạn, đời
nào chúng lại chịu trút bỏ lớp vỏ óng ánh để theo Tô Mạc chui vào cái xó căng tin vừa tuềnh toàng vừa dơ dáy cho dù đối với cô, món thịt xào cần tỏi ở đó xứng được xếp ngang hàng với cao lương mỹ vị. Đến đĩa cơm rang gọi là hảo hạng nhất nhì thực đơn nhưng mấy nàng tiểu thư cũng chẳng
thềm ngó ngàng thì rảnh đâu mà đi ăn thử cái món rau thịt tỏi gì đó mà
nghe bảo là ngon lắm.
Thế rồi mấy nàng liền chọn một quán ăn có
phòng riêng ở đầu cổng trường, trang hoàng lộng lẫy ngay từ lối vào, bên ngoài còn đỗ một dàn xế họp. Dù Tô Mạc quê mùa chẳng phân biệt được
hãng này hiệu nọ nhưng cũng để hiểu giá cả của chúng chẳng dễ mua chút
nào, nên ngay khi nhìn thấy cảnh tượng trang hoàng ấy, cô biết mình đã
đặt chân nhầm chỗ bèn vội khước từ”
- Thôi tớ không đi nữa đâu, chỗ này đắt lắm!
Nghe xong câu ấy mấy kiều nữ sững lặng vì choáng váng, bầu không khí trở nên gượng gạo đến ngạt thở. Tô Mạc cũng thấy ngại ngùng nhưng thật sự những thứ này ở mức quá cao sang so với cô. Mạc định nói thêm điều gì đó thì
lớp phó học tập Lâm Lộ đã thản nhiên:
- Không sao! Tớ mời, hôm nay tớ có mang card.
Cứ như có ai đang tay này bóp họng không cho cô nói, tay kia khoắng loạn
vào cái nỗi tủi thân trong lòng cô vậy. Mấy đứa con gái khác cũng họa
theo và ùn đẩy nàng Lọ Lem bước chân qua cổng “lâu đài”.