Con Cái Chúng Ta Giỏ Thật

Chương 16: Chương 16: Bức thư thứ 16




Em yêu quý

Ankara 3.2.1964

Acmét thân mến,

Rất cảm ơn bạn về Bức thư ngày 30-1 của bạn. Tôi đã nhận được lá thư đó đúng ngày đầu kỳ nghỉ tháng Hai (1). Đọc nó tôi đã cuời nhiều đến nỗi nước mắt chảy ràn rụa.

Trước đấy, ở nhà tôi, bà chị gái đã từng được coi là một "thần đồng". Tuy nhiên, ít lâu sau ba mẹ tôi đã nhận ra rằng hiện tuợng "thần đồng" chẳng liên quan gì tới chị tôi. Lòng khao khát có một thiên tài trong gia đình đã tàn lụi theo năm tháng. Vì thế tôi và Mentin được ba mẹ để cho yên thân không bị coi là các "kỳ quan thế giới" (2).

Đọc thư bạn, tôi lại nhớ lúc chị tôi đang được ba mẹ coi như là một "thần đồng". Hồi đó, tôi chưa đi học và Mentin thì chưa sinh. Mỗi buổi tối, đi làm về tuy mệt, ba tôi vẫn bù đầu dạy tiếng Pháp cho chị tôi. Mặc dù đã cố gắng hết mức, ba tôi vẫn không thư được chút xíu kết quả nào. Cả một tuần chị tôi cũng không học thưộc được một đoạn thơ ngắn. Tôi tuy không phải học nhưng vì cứ chơi quanh quẩn gần đó mà lại thưộc làu làu đoạn thơ ấy lúc nào không hay. Từ đó tới nay đã bao nhiêu năm mà tôi vẫn còn nhớ như in những câu thơ đó:

Le berger et son chien

J’aime mon chien, un bon gardien

Qui mange peu et travaille bien

(Người chăn cừu và con chó

Tôi yêu chú chó, trợ thủ đắc lực của tôi

Chú ăn ít mà lại làm nhiều - ND)

Thực ra tôi chẳng biết đoạn thơ này nói gì nhưng nghe mãi thành ra thưộc, thế thôi. Thế mà chị tôi thì không thể nào thưộc được. Ba tôi đọc đi đọc lại rất to và nhiều lần đến nỗi không những mẹ tôi mà cả bà hàng xóm cũng đã thưộc đoạn thơ tiếng Pháp ấy. Thế mà chị tôi thì lại chẳng nhớ, chị ấy đọc lên nghe cứ như người nói tiếng Tàu :

"Sien min, biyen mon tiyen"

Một hôm, có nhà su phạm là bạn ba tôi đã từng đi nghiên cứu ở Châu Mỹ về, thấy ba tôi cố gắng dạy chị tôi không thành công bèn khuyên :

- Học ngoại ngữ là môn rất đặc biệt, đòi hỏi khả năng. Anh không nên ép buộc cháu cứ phải học tiếng Pháp. Khi còn ở Paris, tôi đã thấy có những kẻ ở nước Pháp cả năm trời mà chẳng thèm học chút xíu tiếng Pháp nào. Ngược lại, có những người Pháp tìm đến các quán cà phê để học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của những người hầu bàn. Một số người có khiếu học tiếng nước ngoài, còn số khác lại có biệt tài dạy người ngoại quốc học tiếng mẹ đẻ của mình. Có khi cháu gái của anh thưộc loại người thứ hai thì sao ? ... Mỗi đứa trẻ có một

khả năng nào đó tiềm tàng trong người nó như một cái mầm cây chưa nhú. Trước tiên ta phải phát hiện mầm cây ấy đã, sau đó mới đến công việc chăm bón cho nó lớn lên ...

Theo lời khuyên đó, ba tôi chuyển sang cho chị tôi học đàn violon để tìm cái mầm tài năng còn giấu kín. Tiếc thay cái mầm vẫn không chịu ló ra qua các giờ học nhạc. Bà giáo dạy đàn violon chán nản nói :

- Con bé có cái giọng mới khiếp chứ ... đến làm điếc tai người nghe chứ không vừa. Học nhạc mà nó chẳng phân biệt được cái nốt nhạc "đô" hay "si" gì cả ... Cô bé lẫn lộn cả tiếng kẹt cửa và tiếng đàn violon thì thật là quá thể ...

Chị tôi đúng là như thế đấy ! Có khi vô tình người nhà làm bể cái ly trong bếp thì chị ấy lại chạy ra mở cửa vì tuởng lầm khách đến gõ cửa.

Với đôi tai âm nhạc như thế thì học đàn hát làm sao được ? Hồi chị còn học cùng trường tôi, có lần tôi nghe cô giáo dạy nhạc kêu lên :

- Thôi, cô bé ơi, có lẽ em đừng hát trong dàn đồng ca nữa, nếu không các bạn em sẽ hát sai hết cả ...

Chị tôi đã hát sai lại quá to làm mọi người hát theo.

Ba mẹ tôi cho chị chuyển sang hội họa. Nhưng vô ích, ba mẹ tôi cũng không tìm thấy tài năng vẽ trong con người chị. Chị ấy được chuyển sang học múa ba-lê. Lần này những bài học múa ba-lê có lẽ có tác dụng thực tế rõ nhất. Trước khi đi học múa, chị tôi rất hay đụng chạm đồ vật trong nhà khi chị đi lại trong nhà. Sau lớp múa ba-lê, cái bàn, cái ghế và các đồ vật khác không bị chị tôi động đến nữa.

Đúng là ba mẹ tôi đã cố gắng hết mình để tìm cái mầm tài năng ẩn giấu quá kỹ trong chị tôi. Vì không có chút kết quả nào nên cả hai đều chán nản. Khốn khổ vì chạy vạy mệt nhọc, ba tôi thở dài nói với mẹ tôi :

- Thôi, hãy để xem sao đã. Bây giờ cứ để con nó học cho hết phổ thông ...

Đến trường, chị tôi cứ tàng tàng học hai năm một lớp. Đến năm thứ hai ở trường trung học, có nguy cơ chị tôi phải học đúp hai lần, nghĩa là phải học tới ba năm một lớp. Không muốn phá vỡ truyền thống đã giữ từ bé nên chị tôi bỏ trường luôn không chịu đi học nữa.

Mẹ tôi tự an ủi :

- Như vậy nghĩa là con gái tôi có khiếu nội trợ ...

Đó là cơ hội cuối cùng để chị tôi bộc lộ năng khiếu ... Tuy nhiên ngay cả lần thử thách này, chị tôi cũng không qua khỏi. Mà chính mẹ tôi không cho chị qua kỳ thi chứ ai.

Nhưng đúng là chị tôi không có khiếu bếp núc thật. Thức ăn nấu dở đã đành, chị tôi còn làm lộn xộn hết cả đồ ăn trong bếp. Chị tôi chỉ cần hí hoáy trong bếp độ 5 - 10 phút là chẳng một đồ vật nào ở nguyên chỗ cũ. Đến nỗi cuối cùng mẹ tôi cấm không cho chị bén mảng vào chỗ nấu nuớng của mẹ nữa.

Sau cùng, mẹ tôi dẫn chị đến cho một chuyên gia tâm lý xem xét. Ông ta kêu lên :

- Trời ơi, các người làm gì cô bé thế này. Hết thử thách này tới thử thách khác, khiến nó bị thưi hết cả mọi khả năng. Thật đáng tiếc ! Tốt nhất, các người nên để cho nó yên thân.

Từ đó trở đi, chị tôi được yên thật. Ba mẹ tôi không còn thúc ép gì chị nữa. Và cũng nhờ thế mà chị tôi có tiến bộ rất nhiều.

Tôi và Mentin được ba mẹ phó mặc "cho trời". Ba mẹ tôi quả là đã quá mệt mỏi khi đi tìm tài năng của chị tôi, lại thêm chán nản vì liên tiếp thất bại nên chẳng còn thiết tìm tòi gì ở tôi và Mentin nữa. Nếu ba mẹ tôi chịu khó để tâm đến Mentin, tôi tin rằng sẽ tìm được gì đó ở nó cũng nên. Bởi vì tôi thấy Mentin bị máy móc lôi cuốn một cách đặc biệt.

Nói chung nó thích tất cả các loại máy móc trong nhà tôi. Nó đã làm hỏng dần dần từ máy thư thanh, máy giặt đến máy cạo râu, máy ảnh của ba tôi ... Có lần Mentin đã tháo một bánh xe nhỏ trong đồng hồ treo tuờng để vào cái máy quay dĩa hay một cái ốc ở máy may để ráp vào cái máy ghi âm ... và còn nhiều chuyện tháo ráp lạ lùng khác. Ba tôi gọi những tìm tòi đó là những "trò ngớ ngẩn", những nghịch phá tai hại ... Nhưng tôi thì tôi hiểu Mentin làm tất cả những trò đó với hi vọng sẽ phát minh ra một loại máy hoàn toàn

mới. Tiếc thay chẳng có ai giảng giải và huớng dẫn cho nó ...

Về mặt "kỳ quan" thì ở khu nhà tôi cũng không thiếu. Ngay bên hàng xóm, một người bạn của ba tôi cũng có một "thần đồng" tên gọi là Nurten. "Thần đồng" này nổi tiếng trong lãnh vực ăn uống. Nếu có cuộc thi ăn uống nào tổ chức cho trẻ con, chắc nó phải chiếm giải nhất. Chỉ một bữa, mình nó ăn đã nhiều hơn cả nhà tôi năm người cộng lại, ấy thế mà mẹ nó vẫn luôn than vãn :

- Chẳng biết làm sao, mấy ngày này cháu Nurten nhà tôi biếng ăn quá!

Rồi mẹ nó ra sức tẩm bổ, cho nó uống thưốc kích thích tiêu hóa, ngon miệng và đủ các loại vitamin, dầu cá để "cho cháu ăn được nhiều". Con bé Nurten ngày càng béo tròn ra, trông nó giống hệt một cây cải bắp. Trời! Đôi chân nó mới ghê chứ! Thế mà ba nó thì trái ngược hẳn lại, ông ấy mỏng như một cái bánh tráng ấy ...

Đôi khi ba mẹ Nurten cần đi đâu đó, nó liền bị gởi sang nhà tôi. Trái lại ba mẹ tôi nếu muốn đi xem phim hoặc giải trí gì đó thì Mentin lại phải sang chơi bên nhà Nurten. Ba tôi không muốn để nó ở nhà vì nó hay hí hoáy nghịch radio hoặc tủ lạnh, mà tôi thì nào có cấm được nó ... Nó cứ khẩn khoản, nài nỉ hoài :

- Chị cứ để em ráp thử xem. Em lắp một cái đồng hồ trên nồi áp suất để coi lúc nào thức ăn sẽ chín.

Mãi tôi cũng mềm lòng và đồng ý. Và thế nào Mentin cũng sẽ làm hu hỏng một đồ vật gì đó.

Tối hôm nay, ba mẹ và chị tôi đi xem phim nên tôi và Mentin phải sang chơi bên nhà Nurten. Ba đứa chúng tôi cùng nhau chơi trong phòng Nurten. Tôi đọc chuyện cổ tích cho Mentin và Nurten nghe rồi chúng tôi lại chơi xúc xắc. Cứ Như thế, rất vui suốt buổi tối.

Chợt Nurten kêu khát nước và chạy đi tìm nước uống. Lúc trở lại, nó gọi chúng tôi một cách vội vã :

- Chị với Mentin lại mà xem, ba mẹ em đang cãi nhau, lại mà xem nhanh lên chị!

- Em gặp ba mẹ đang cãi lộn à ?

- Thế này chị ạ! Em sang phòng khách tìm nước uống, khi trông thấy em, mẹ nói với ba "Anh thân yêu", "Anh yêu quý" hay những câu thân mật khác. Nghe thế là em biết liền. Mỗi lần ba mẹ cãi nhau, thấy mặt em là lập tức hai người đổi cách xung hô với nhau thành "thân yêu", "quý mến" để khỏi ảnh huởng xấu đến em. Em biết chắc chắn lúc này ba mẹ em đang cãi nhau đấy. Nào, chị lại mà xem ...

- Thôi, chị về đây. Ba mẹ chị chắc cũng xem phim về rồi. - Không muốn huởng ứng lời mời mọc của Nurten nên tôi mới nói vậy.

Trước khi về, tôi phải vào chào ba mẹ của Nurten. Vào phòng khách, tôi đã chứng kiến một cảnh rất tức cuời. Nếu biết Trước như vậy, chắc tôi sẽ không vào đó. Nhưng đã lỡ buớc chân qua cửa rồi không thể quay ra được. Ba của Nurten đã nhìn thấy tôi. Dưới chân là mảnh vụn của một cái bình vỡ. Mẹ của Nurten đang cau có, còn ba nó có một vết xuớc như bị ai cào trên má.

Trông thấy tôi, bỗng nhiên ông ấy nói với vợ :

- Em thân mến, nhặt giùm anh cái bình vỡ đó lên. Anh lỡ tay đánh rơi ...

Mẹ Nurten giật mình :

- Sao, con nó vào à ? - Bà ấy hơi quay đầu lại. Không thấy Nurten mà lại nhìn thấy tôi, bà ấy mắng cho tôi một trận - Tại sao cháu vào không gõ cửa? Bác đã nói bao nhiêu lần là vào phòng phải gõ cửa kia mà.

Rồi bà ấy âu yếm nói với chồng đang nhăn nhó vì đau :

- Anh yêu quý, em pha cho anh một tách cà phê nhé!

- ừ, em thân yêu ... Cho vừa vừa đuờng thôi nhé, tình yêu của anh ... em đáng yêu quá!

Một chiếc dép của mẹ Nurten chẳng hiểu sao lại nằm trên ghế bành, gần ngay chỗ ông chồng. Nurten đứng ngoài cửa nói vào :

- Mẹ ơi, chị Zeynep và Mentin chào ba mẹ để đi về đấy, mẹ ạ ...

Ba Nurten đưa tay lên ôm má, mặt còn hơi nhăn nhó vì đau đớn, vờ ngạc nhiên nói :

- Không biết tại sao tôi lại truợt chân, bị ngã ...

Chúng tôi đi vội về nhà.

Bây giờ thì Mentin đã ngủ rồi. Còn tôi ngồi viết thư trả lời cho bạn. Tôi đã nghe tiếng ba tôi ho, cả nhà đi xem phim về rồi.

Tôi hi vọng mùa hè này chúng ta sẽ gặp nhau. Chúc bạn mọi sự tốt lành.

Thân mến

Zeynep

(1) Kỳ nghỉ tháng Hai là kỳ nghỉ Đông của học sinh Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là lúc kết thúc học kỳ I của năm học (ND).

(2) Xem lời chú thích của truyện Trước "Con cái chúng ta giỏi thật!"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.