Con Gái Gian Thần

Chương 42: Chương 42: Đây là duyên phận sao




TRÌ TU CHI ÔM MÈO, NGHIÊNG ĐẦU NHẸ GIỌNG NÓI: “PHẠT MÀY HAI BỮA KHÔNG ĐƯỢC ĂN CƠM.”

Cái Hoàng đế cho, đương nhiên không bị hư, nhất là vàng bạc châu báu, tuyệt đối không thể có vấn đề chất lượng. Trân châu cũng đều là cống phẩm thượng hạng, màu sắc nhu nhuận, viên nào viên nấy tròn xoe, xấp xỉ nhau, cỡ bằng ngón tay út.

Rất đáng giá, nhưng cũng không tốt lắm. Vì không thể giữ lâu.

Tuy không phải là ngọc trai nhân tạo, nhưng thời hạn bảo tồn của ngọc trai không dài, khoảng vài năm sau là sẽ mất màu, đến khi Trịnh Diễm trưởng thành chắc chắn sẽ không còn dùng được nữa, qua năm nay nàng lên mười, ít nhất cũng mười bảy, mười tám mới kết hôn; qua bảy tám năm, ngọc trai sẽ trông không khác gì mắt cá chết, chẳng làm đồ cưới được.

Thế nên trong thời gian ngắn phải dùng cho bằng hết! Hoặc là bây giờ dùng, hoặc tặng người. Lại nói phấn ngọc trai cũng là bảo vật, tuy rằng Trịnh Diễm không nhớ rõ phải làm thế nào thì mới có thể phát huy hiệu quả dưỡng nhan của nó, nhưng dân bản xứ cũng đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp sử dụng, nàng cứ làm theo là xong.

Đỗ thị lại không đồng ý: “Đây là Thánh nhân dùng để đổi đồ với con, chớ nên tùy tiện lãng phí, cứ tạm thời giữ lại. Hoặc làm vòng tay để đeo hay đính lên trâm cũng được, ngọc trai tốt thế này bình thường không dễ có! Muốn làm bột ngọc trai thì sao? Chỉ cần dùng chút ngọc trai thường là được rồi.” Vẻ mặt vô cùng nghiêm túc. Nha đầu bị ép buộc, đành phải kiềm chế!

Trịnh Diễm bị đánh bại, nói thầm trong bụng, cho dẫu có làm trang sức, thì có thể làm được bao nhiêu? Trừ khi làm dây chuyền hoặc vòng tay thì hơi tốn, còn muốn làm châu hoa (trang sức tóc bằng ngọc trai, cài, kẹp…), thì đâu thể chỉ dùng một cỡ ngọc, dù gì cũng phải có những viên cỡ lớn chứ! Hơn nữa, đầu nàng nhỏ xíu, cho dù tóc nhiều, cũng không thể mang quá nhiều cài tóc, không hợp!

Về phòng, bảo A Khánh tìm một vài hộp lớn nhỏ.

A Khánh nói: “Hộp thì có, Thất nương cần bao nhiêu?”

Trịnh Diễm tạm thời cũng không có chủ ý, chỉ muốn chia ngọc trai ra thành nhiều phần, tranh thủ lúc mới được tặng còn ngon lành thì mang đi kiếm nhân tình, tiết kiệm lễ vật năm mới. Bấy giờ A Khánh vừa hỏi, nàng cũng không yên tâm, tặng bao nhiêu thì được?

“Chị cứ tìm hết những hộp nhỏ mang tới đi.”

A Khánh nhanh trí hiểu ra, biết Trịnh Diễm mang hai rương ngọc trai về từ trong cung, có lẽ là muốn sắp xếp lại số ngọc này, đi tìm những hộp nông, đã được lót vải sẵn bên trong. Một phòng chủ tớ bắt đầu sắp xếp, chia thành hơn hai mươi hộp nhỏ, mới vơi một phần ba rương.

Trịnh Diễm buông tay, thở dài não nề: “Đừng làm nữa, có chia nữa cũng không xong đâu.”

A Thang không biết nên khóc hay cười: “Thất nương than thở gì vậy? Đồ tốt nhiều thế này mà người còn buồn sao?”

“Các chị không biết đâu…” Trịnh Diễm rầu rĩ thò tay vào nghịch đống ngọc trong rương, như vừa chạm được cái gì, thốt ‘A!’ một tiếng. Lôi ra nhìn, là một túi vải nhỏ. Vừa mở ra lại thấy, ồ, trong đó có mấy viên trân châu cỡ lớn. Lại xáo một hồi, không có thêm, chỉ có mười viên lớn này thôi, to cỡ trái nhãn.

A Thang vỗ tay nói: “Thất nương, kì này không được thở dài.”

Mở cái rương khác ra, thò tay vào mò, không ít hạt trân châu tràn ra ngoài rớt trên giường, lôi được thêm một cái túi nữa, mở hai cái hộp hơi lớn hơn một chút, bỏ vào. A Khánh nhặt những hạt trân châu rớt trên giường, thầm nghĩ, những viên ngọc này rất đẹp.

Trịnh Diễm đảo tròng mắt: “Hay là đi tìm một thợ thủ công làm trân châu đi, làm vài món để dùng.” Ngọc trai lớn thì nàng cũng không dùng được, chi bằng tặng cho Đỗ thị, Triệu thị để làm trang sức. Bấy giờ tay nghề thợ thủ công dân gian không bằng thợ trong quan phủ, có sẵn mà không dùng thì đúng là đầu đất!

Trịnh Diễm quả quyết đóng hộp lại: “Cất hết đi, ta đi tìm cha đã.”

Cuối năm, Trịnh Tĩnh Nghiệp hơi bận, nhưng vẫn có thời gian gặp con gái. Trịnh Diễm không gặp chướng ngại nào mà đi theo Trịnh Tĩnh Nghiệp đến thư phòng. Trịnh Tĩnh Nghiệp biết con gái đi theo sau, vào phòng, ngồi ghế: “Hôm nay con không đi học à?”

Trịnh Diễm ra vẻ nịnh nọt, ngọt ngào gọi một tiếng: “Cha~” âm thanh vô cùng dịu dàng.

Trịnh Tĩnh Nghiệp run run: “Có chuyện gì nói đi.”

Trịnh Diễm nghiêm mặt nói: “Cha biết chỗ nào có người làm trang sức lành nghề không?”

Trịnh Tĩnh Nghiệp quan sát con gái một vòng, nghi ngờ hỏi lại: “Sắp qua năm mới rồi, con lại định làm gì?”

Đừng có dùng ánh mắt đối với phần tử khủng bố để nhìn con được không? Có việc nhờ người, phải ăn nói khép nép, Trịnh Diễm nghĩ thầm, mè nheo với cha mình không tính là vô sỉ, liền chạy tới ôm tay Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Con được Thánh nhân cho chút trân châu, muốn làm vài món trang sức. Có điều sợ tay nghề ở ngoài thì không tốt, hì hì.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Vừa được thưởng, chớ phung phí lung tung.”

Trịnh Diễm dạ thưa luôn miệng: “Con biết, biết rồi mà.” Trông có vẻ rất thành thật.

Trịnh Tĩnh Nghiệp rất lo con gái sẽ làm gì đó, nhưng rồi cũng đồng ý với nguyện vọng của Trịnh Diễm: “Ngày mai cha sẽ cho hai thợ thủ công đến chỗ con,” nhắc lại lần nữa, “Không được gây chuyện!”

“Con hiểu, hiểu rồi mà.”

Hôm sau, Trịnh Diễm gặp hai thợ thủ công, đều ngoài bốn mươi, năm mươi tuổi, một thân mặc vải thô, đối diện với một cô bé con mà không dám ngẩng đầu. Trịnh Diễm hỏi trước: “Hai người biết chữ không?” Tỉ lệ người biết chữ bấy giờ không cao.

Hai người đều đáp: “Có nhận được vài mặt chữ.”

Trịnh Diễm bảo A Khánh lấy đưa ra một tờ hóa đơn và một hộp trân châu nhỏ đưa đến cho bọn họ nhìn qua: “Vậy là được rồi, hai người xem qua số trân châu này đi, có thể làm được chứ? Dùng ngọc trai loại này được không? Cần bao nhiêu hạt châu, vàng bạc thế nào?”

Nàng suy tính, định cho nha đầu bên cạnh mỗi người một đôi hoa tai, hai nhẫn, hai cây trâm thì coi như cũng là một bộ trang sức, cũng chẳng tốn bao nhiêu ngọc trai. Mỗi tì nữ bên cạnh của Đỗ thị cũng được một chiếc nhẫn, đồng thời tặng cho vợ của các quản sự Trịnh gia, hoặc nhẫn hoặc trâm. Cho hết, cũng chỉ hơn một trăm viên, chẳng đáng kể.

Khó xử ở chỗ. làm đồ nữ trang thì cần vàng bạc, ôi thôi thôi, hao tài, hao tài.

Trịnh Diễm muốn chi mạnh tay, dùng vàng và bạc để định hình. Nếu tay nghề tốt, nàng định dùng để biếu Đỗ thị, các chị dâu Triệu thị mấy bộ trang sức bằng ngọc trai. Dù sao cũng có mấy viên ngọc trai cỡ lớn, lấy ra làm châu hoa cũng tiện.

Hai người thợ đánh giá một chút, xem xét ngọc trai, bàn bạc mấy câu, liền trả lời: “Đây là trân châu được tiến cống? Có thể dùng để làm đồ trang sức được.”

“Thánh nhân cho, chắc là được tiến cống đấy, có thể dùng là được, các người cần bao nhiêu?”

“Cũng không khó, khoảng một trăm năm mươi hạt là vừa.” Hai người chưa thấy việc làm trang sức này có gì khó khăn, thấy Tướng phủ gọi tới còn tưởng phải làm cái gì phức tạp lắm chứ. Cái này, có thể giao cho bọn đồ đệ làm cũng được.

“Khi nào thì có thể giao được?”

Hai người suy nghĩ một chút, bảo ba ngày sau là có thể giao rồi, thật ra để đám đồ đệ làm, hai ngày cũng xong. Trịnh Diễm đổi vàng và bạc, ngọc trai, đưa cho mỗi người năm xâu tiền, bảo ba ngày sau làm xong thì sẽ cho thêm năm xâu nữa.

Hai người vừa vui vừa mừng: Có thể ăn tết no đủ rồi.

Ba ngày sau giao lên, tất cả trang sức đều được đặt trong mấy cái khay, Trịnh Diễm kiểm tra, quả nhiên rất tinh xảo. Cao hứng cho thêm nhiều hơn khoản còn lại, đồng thời hỏi bọn họ có thể làm thứ nào phức tạp hơn không?

Bấy giờ hai người mới hiểu ra, biết lần trước chỉ là kiểm tra mà thôi, trả lời: “Khảm châu hoa, làm vòng chuỗi, tất cả mọi món trang sức đều biết làm. Chúng ta cũng có vài mẫu ở đây, mời Huyện quân chọn xem.” Đương nhiên rồi, được làm việc cho triều đình, trình độ không cao thì làm sao có cửa.

Trịnh Diễm lại chọn vài bộ trang sức cho mẹ, các chị dâu và chị ruột. Hai thợ thủ công nghe Trịnh Diễm miêu tả kiểu dáng, liền biết để tặng cho người trưởng thành, đây mới là chuyện chính. Nha đầu trước mắt là ai cơ chứ? Người mà cô bé tặng cho, có thể bình thường được sao? Nếu tay nghề được coi trọng, những ngày sau sẽ dễ sống hơn nhiều.

Đáp ứng rồi thì ra sức. Làm việc rất nhanh, không cần mấy ngày, Trịnh Diễm muốn gì đều có ngay, đến cả hộp trang sức để dâng tặng cũng rất đẹp. Một loạt sáu bộ trang sức trân châu, Đỗ thị, Trưởng công chúa Khánh Lâm, ba chị em dâu Phương thị, Trịnh Du, mỗi người đều có một phần – ngoài ra còn có phần cho Trịnh Diễm nữa.

Sau đó, hai người thợ tưởng làm số trang sức ngọc trai này đã là việc chính rồi, chẳng dè Trịnh Diễm còn có trò hay khác chưa bắt đầu. Nhận hộp trang sức, kiểm tra qua một lần, Trịnh Diễm hỏi bọn họ: “Hai người có biết xâu chuỗi không?”

Người có râu rậm hơn thưa: “Huyện quân muốn làm rèm châu? Dùng rèm bằng trân châu thì chi bằng hãy dùng ngọc đủ màu.” Lời này chưa đúng trọng tâm.

Trịnh Diễm nói: “Ta không cần rèm che, muốn làm y phục bằng xâu chuỗi cơ.” Ngày bé khi xem ‘Bao Thanh Thiên’ nhìn cái áo trân châu mà chảy nước miếng liên hồi.

Đây đúng là một công trình lớn, những thợ thủ công này trước nay chưa làm bao giờ, thành thật trả lời: “Xâu hạt thì dễ, nhưng muốn ra chuỗi thế nào, ngài muốn hình dáng ra sao, thì còn phải cân nhắc thêm.”

Trịnh Diễm cũng không ép bọn họ phải giao ngay: “Ta đưa mẫu phác, hai người cứ bàn bạc thêm với nhau.”

Sau khi cả hai nhìn bản vẽ thì có tính toán trong lòng, lần này Trịnh Diễm có dặn một câu: “Không được để cho người ngoài biết.” Hai người cũng nghe theo. Đều đã làm quen, tuy là làm áo, nhưng cũng không quá khó khăn, dự đoán số ngọc cần, hơi dư ra một tí rồi báo số lượng lên, nhận ngọc về, cam đoan có thể xong trước năm mới.

Trịnh Diễm không sợ bọn họ dám giở trò lừa đảo, cha nàng không phải người chết!

***

Rút cuộc hai rương trân châu cũng bị nàng phá hết! Chỉ còn non nửa rương, chia vào trong hộp nhỏ, Trịnh Diễm ngủ rất ngon giấc. Cái hành vi ăn xài phung phí thế này đúng là đáng hận!

Tỉnh dậy, Trịnh Diễm cảm thấy gánh nặng trong lòng đã vơi đi, nghĩ tới món xúc xích của mình! Tính ra từ lúc làm ra đến bây giờ đã hơn nửa tháng, dù đang đông nhưng hẳn cũng đã ăn được rồi. Nhờ Cố Ích Thuần phát di chứng khi đàn ông mang bầu, nàng lại có thêm một ngày nghỉ, đổi nam trang, cưỡi ngựa, dẫn người ra ngoài.

Chưa ra tới cửa, gặp phải Trịnh Uyển, Trịnh Thụy, Trịnh Đức Hưng cũng được nghỉ. Vừa thấy em gái ăn mặc như vậy, hai mắt Trịnh Thụy sáng rỡ: “A Diễm muốn ra ngoài à? Đi ăn lẩu phải không?”

Trịnh Diễm đau xót đến rớt nước mắt: “…” Lẽ nào mọi người đã biết tính ưa ăn hàng của nàng cả rồi sao?

Trịnh Thụy vẫn rất cao hứng: “Ta cùng đi với muội.” Như cảm thấy đi ăn chực có gì không đúng, còn kéo thêm: “Ngũ ca, Đại lang, đi chung luôn đi!” Tuy rằng sau khi ăn có bị tiêu chảy, nhưng cậu vẫn không cưỡng được sự hấp dẫn kia. Đã sớm nghe nói Trịnh Diễm rảnh rỗi hay chạy đi ăn đỡ thèm, hôm nay cậu bắt được rồi.

Trịnh Uyển không khỏi đau trứng (*), cậu không ăn cay được, căn bản nuốt không trôi. Nhưng Trịnh Thụy đã hạ quyết tâm muốn kéo người xuống nước, cha mẹ trách thì không tốt, mà cũng không tiện từ chối em gái. Giá trị vũ lực của Trịnh Uyển rất cao, dùng với em trai thì vô tư, nhưng trước mặt em gái, cậu cảm thấy rất áp lực. Cậu biết chuyện giữa Trịnh Diễm và Đới Dao Thành từ lâu, liền dán cho em gái cái nhãn không thể chọc vào.Không thể bỏ qua mặt mũi em gái, nhưng lại không ăn được cay, Trịnh Uyển rầu rĩ.

(*) theo như tìm hiểu và đọc được như bên bạn Fiery; ‘đau trứng’ có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa đen miễn nói, nghĩa bóng là hình dung những hành động vô cùng vô duyên hoặc nhấn mạnh cảm giác vô vị nhạt nhẽo; hay trạng thái khó xử, theo kiểu gặp phải sự vật trái với logic thông thường. – Copy chưa xin phép, mong bạn thông cảm.

Nếu Trịnh Uyển đau trứng, thì Trịnh Đức Hưng lại xiết cúc. Trịnh Đức Hưng thích vị cay, lúc ăn cũng thoải mái, không bị tiêu chảy gì, vấn đề là… lúc đi ấy thì bị đau cúc hoa. Vừa nghe Trịnh Thụy nói đi ăn lẩu, cậu liền cảm thấy phiền toái, tại tiểu cô cô thích ăn đây mà. Nước miếng Trịnh Đức Hưng nhỏ từng giọt, cúc hoa co rút, vẻ mặt rầu rĩ.

Thấy hai người không nói gì, Trịnh Thụy rất vui: “A Diễm, chúng ta đi thôi. Ái chà! Cứ tính tiền thịt cho huynh!”

Trịnh Diễm cũng sảng khoái đáp: “Thành!” Để các người làm nhân viên ăn thử xúc xích, ngon hay không cũng phải ăn!

Bốn người thúc ngựa trên đường, đến nhà riêng của Trịnh Diễm. Trịnh Thụy xuống ngựa trước cửa, ném dây cương cho nô bộc, quay đầu, rất hưng phấn: “Ta nghe nói muội ăn cơm ở ngoài còn không tin, không ngờ…” Đúng là háu ăn! Nha đầu phá của, vì để ăn thôi mà mua một căn nhà!

Trịnh Diễm nói: “Nói như huynh thì xấu hổ quá! Hôm nay không ăn lẩu (trong lòng Trịnh Uyển vui vẻ), ăn xúc xích đi, muội làm cay (Trịnh Uyển…).”

“Ăn ngon không?” Trịnh Thụy đưa đầu hỏi.

“Đương nhiên… hẳn là thế rồi,” nàng đâu nhớ sai công thức, “Muội cũng chưa có ăn nữa là, các huynh được thưởng thức đầu tiên đó.”

Nói bậy!

Cửa bị đẩy mạnh, một cái bóng thình lình nhảy ra. Đằng sau có hai người trông vô cùng tức giận: “Tiểu súc sinh, mày đứng lại!”

Trịnh Diễm cảm thấy rất kì lạ, đây là tiếng của người ở lại trông nhà kiêm giữ xúc xích, bọn họ đang đuổi bắt cái gì vậy?

Nghĩ thôi cũng biết, nhiều thịt như vậy, còn có mùi thơm, mũi của mèo, chó còn thính hơn cả người. Thân thủ tụi nó lại rất nhanh nhẹn, không tới ăn thì đúng là có lỗi với sự ưu ái của ông trời. Gia pháp Trịnh gia khá nghiêm, người trông giữ sợ bị trách phạt, vớ được cây trúc dồn sức muốn đuổi bằng được kẻ trộm.

Người truy kẻ đuổi, không để cho kẻ trộm kia có cơ hội leo lên tường, cứ đuổi dọc theo chân tường. Vừa qua chỗ ngoặt, đụng nhau.

Trịnh Uyển nghe từ mấy lão bộc trông cửa thì cũng biết sự tình đầu đuôi, vốn không định quản, chỉ chực đi ăn xúc xích, không ngờ đột nhiên nghe một tiếng hét thảm. Dẫn người đi lên trước vài bước tìm hiểu đã xảy ra chuyện gì.

Đúng là mất mặt!

Hai nô bộc nhà nàng đầu rạp xuống đất không thể bò dậy nổi, phía trước là một tiểu mỹ nhân phong khinh vân đạm (nhẹ nhàng bình thản), bên cạnh tiểu mỹ nhân là một con mèo còn ngoặm xúc xích, cảnh giác nhìn xung quanh.

Khỉ gió!

Thấy chủ nhân tới, bọn nô bộc rất lo lắng: “Thất nương, chính nó đã trộm thịt của chúng ta.” Người chưa đứng dậy đã vội tố cáo, còn chỉ vào con mèo.

Trịnh Diễm muốn che mặt, cảnh này đúng là xấu hổ! Trịnh Uyển lên tiếng: “Còn không mau đứng lên! Người lớn như vậy, còn so đo với một con mèo.”

Đám tôi tớ rất là khốn khổ, bọn họ trông đồ, nếu thiếu, tất sẽ do bọn họ, không bằng một con mèo, lại không thể giao nộp, có thể không tính toán sao?

Trì Tu Chi xoay người, xách gáy con mèo lên: “Đã làm phiền. Mèo trong nhà không hiểu chuyện, cái này,” nhìn thứ trong miệng con mèo, “hết bao nhiêu, ta xin trả lại toàn bộ.”

Có lý, có tình.

Trịnh Diễm sờ sờ mũi: “Nói thật với anh, ta cũng lần đầu làm món này, chưa cho người ăn thử, cũng không biết ăn xong sẽ ra sao. Nó đến ăn vụng, có thể cho thấy hương vị không tệ. Nhưng mà với thứ mới làm ra, ăn rồi sẽ có đủ loại bệnh, nếu nó ăn mà nhỡ xảy ra chuyện gì không hay, anh cũng đừng trách ta là được.”

Trì Tu Chi: “…” đưa tay kéo miếng xúc xích trong miệng con mèo ra, ném thì không được, nhưng không ném cũng chẳng xong.

Trịnh Diễm cong mắt cười: “Mà anh cũng ở đây sao? Sau này là hàng xóm với nhau rồi, chớ để tổn thương hòa khí, anh có việc gấp phải đi. Chúng ta cũng về đây.”

Đáng ra nếu đụng nhau, hai bên đều bị ngã mới đúng, trừ khi người họ Trì kia có tuyệt thế thần công, bằng không hai tên nô bộc của nhà nàng, e là bị người ta làm vấp té. Có lẽ nhận ra mèo nhà mình bị người ta đuổi bắt, chàng ta bất chấp đúng sai che chở cho rồi mới giải quyết sau. Không cần biết ngươi có chuyện gì, của nhà ta thì không ai được đụng vào, kể cả là con mèo. Cho dù có phạm lỗi, cũng là do ta phạt.

Người như vậy không dễ đối phó, Trịnh Diễm cũng không muốn gây chuyện, không có việc thì mắc mớ gì phải đắc tội với người khác chứ?

Trịnh Diễm nghĩ rất đúng, sau lưng, Trì Tu Chi ôm mèo, nghiêng đầu nói khẽ: “Phạt mày hai bữa không được ăn cơm.” Tư thế đường hoàng chính trực, chậm rãi về nhà. Con mèo con run rẩy kêu: “Meo meo…”

Sau đó nghe một thanh âm kháng nghị xa xa: “Huynh không cần ăn món mới gì đó muội làm, muội không nói thì huynh quên mất, lần trước suýt nữa là muội đốt cả nhà bếp rồi! Huynh muốn ăn lẩu, không ăn cái này đâu.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.