Khi hiện tại được khép lại thì nó sẽ trở thành quá khứ, khi tương
lai được mở ra thì nó sẽ trở thành hiện tại. Hiện tại là quá khứ, tương
lai là hiện vậy, vậy còn quá khứ là gì? Là gì cũng không rõ, nhưng nó
chứa những hồi ức mà người ta muốn quên đi, người ta không muốn nhớ, bởi chỉ cần nghĩ lại, thì họ sẽ lại khóc thêm lần nữa! Không, họ không muốn mình yếu đuối, họ chấp nhận gạt đi nước mắt của quá khứ, để họ sống tốt với hiện tại và hướng đến một tương lai tươi sáng. Vì thế, đừng bắt họ
phải yếu đuối, cũng đừng bắt họ phải mạnh mẽ để đối mặt với nỗi đau ấy,
hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, khi nào nó đến, tự khắc họ sẽ
biết mình phải làm gì?
Giờ toán hôm nay chán quá, Thu Thảo ngồi
ngẩn người, tay chống lên cầm, mắt mong lung nhìn ra cửa sổ. Cô nghĩ về
cuộc sống ở hiện tại và cuộc sống trong quá khứ của mình. Thật sự khác
nhiều lắm, trong quá khứ, cô – Một con vịt xấu xí trong đàn thiên nga,
luôn bị mọi người ghét bỏ, chỉ đơn giản vì cô xấu xí, vì cô không xinh
đẹp như các bạn nữ khác .Cũng chính vì lẽ đó mà suốt những năm học cấp
II, cô đã không có ai chơi cùng. Biết mình chẳng làm gì nên tội để mọi
người ghét bỏ, nhưng cô cũng chẳng cần màng đến bọn họ. Cô tách biệt, cô không hòa nhập với cộng đồng “người sói” đó, tuy một mình, nhưng cô vẫn không hề cảm thấy thiếu buồn, cũng không lúc nào nụ cười luôn thiếu
vắng trên môi cô, cô tự tìm kiếm niềm vui cho mình thông qua những bức
tranh chì trắng đen được cô ngày đem tỉ tót, những cuốn manga, những bộ
anime đầy kịch tính hấp dẫn, hay những trò chơi online đầy cuốn hút và
lôi cuốn. Những ngày tháng ấy, tuy bị mọi người cô lập nhưng Thu Thảo
vẫn cảm thấy vui đấy thôi!
Còn ở hiện tại, dù cô vẫn vẽ, vẫn đọc
manga, vẫn chơi game, nhưng không phải vì cô không có bạn nên phải làm
thế, là vì từ lúc nào rồi, đó trở thành những thói quen khó bỏ của cô. Ở lớp học 11a2 này, ai ai cũng bình thường như ai ai, mọi người đối xử
hòa đồng, thân thiện, và không phân biệt ai ai cả, đó chính là một sự
khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. Giờ đây cô không còn một mình nữa,
bởi bên cô luôn có những người bạn cùng gắn bó, cùng chia sẽ niềm vui
nỗi buồn với nhau, họ sẵn sàng giúp đỡ khi cô cần, sẵng sàng đứng ra bảo vệ khi cô gặp nguy hiểm, và sẵn sàng ở bên cạnh cô, dù cho cả thế giới
có quay lưng lại với họ đi chăng nữa. Cũng như họ, cô cần họ hơn bất cứ
ai hết, họ là tất cả, kông chỉ đơn thuần là những người bạn, mà họ là
một gia đình, vì thế, họ luôn cố gắng vì nhau, luôn cố gắng cho nhau, và nỗ lực hết mình cho gia đình của họ!
Ừ thì cứ thà bình yên như như thế, sẽ tốt hơn nhiều!
Mọi thứ đều có tên của nó, đều tồn tại, nhưng kết cấu của nó không như lúc trước nữa rồi! Đều thay đổi, đều có được và mất đi!
Đang vẫn vơ suy nghĩ, một tờ giấy vò cục được ai đó cố tình ném vào đầu Thu
Thảo. Giật mình, cô thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhìn dáo dát xung quanh. Đảo mắt xuống nền gạch, Thu Thảo thấy có một cục giấy mà hình như ai đã (cố tình) ném (vào đầu) cho mình. Nhặt cục giấy lên, cô mở xem nội dung mà “người ném” muốn “nhắn nhủ + truyền đạt” tới mình là gì?
“Không lo chú ý bài”
Nét chữ này, không lẫn vào đâu được, chắc chắn là của cậu con trai ngồi ở
bàn 3 từ trên đếm xuống. Liếc nhìn cậu ấy, Thu Thảo thấy cậu ta cũng
đang nhìn mình cười ranh mãnh. Thay vì cười đáp lễ, Thu Thảo lại đưa tay hình quả đấm lên dọa dẫm cùng cái miệng lầm bầm chửi rủa gì đó không
rõ. Chắc là cô rủa cậu ta về chuyện sáng này đã cho cô ăn bơ, rồi bây
giờ lại thêm chuyện dám ném giấy vào đầu cô, làm cắt ngang dòng hồi
tưởng “đẹp đẽ” của mình! Nhét tờ giấy vò cục vào học bàn, Thu Thảo lật
trang cuối của cuốn tập toán, cô xét toạt 1 trang rồi ghi vài chữ vào ấy
“Méo hiểu bài. Rãnh ở đó nói thì đi chết đi”
Viết rồi cô còn khuyến mãi vẽ vào ấy một Icon mặt cười, hai mắt lộn ngược,
luỡi thè ra, với ý trêu tức người đọc. Viết xong, cô vò tờ giấy lại rồi
ném về phía trước. Nhưng có lẽ Thu Thảo đã canh sai tọa độ, nên đường
đường bay của cục giấy cũng lệch hướng theo, khiến “điểm dừng” của cục
giấy ấy không phải là bàn của cậu con trai kia, mà nó lại “đáp cánh”
ngay dưới chân giáo viên sau khi vừa bật ngược lại từ đầu của giáo viên
ấy. Thu Thảo giật mình trước sự “đáp cánh” không đúng chỗ của cục giấy,
cả lớp cũng lúc ùa lên cười lớn, cô Hồng Nương – giáo viên bộ môn toán,
cũng ngay lúc này quay xuống và nhặt cục giấy lên. Ánh mắt cô đảo một
vòng nhìn cả lớp, rồi cô cất giọng:
- Ai? Ai là người ném cục giấy này?
Cả lớp thôi cười và cũng im lặng chú ý vào cô Hồng Nương, nói đúng hơn là
chú ý vào cục giấy cô đang cầm trên tay, mà chính xác hơn nữa là muốn
biết nội dung trong ấy là gì
- Tôi hỏi lại lần nữa, ai là người
ném. Tôi biết là em đó không cố tình ném vào tôi, có thể là một bạn ngồi bàn sau, ném lên cho bạn trước, nhưng không may là quá tay nên cục giấy này bay tới tôi. Nên thành thật chút đi, đừng để đến lúc tôi nổi nóng
mới chịu nhận tội
Im lặng, cả lớp im lặng, không một ai trả lời
câu hỏi của cô, dù họ có biết thủ phạm là ai đấy, nhưng họ cũng không
thể nói ra được. Sau mấy giây im lặng, cô Hồng Nương bắt đầu hết kiên
nhẫn, cô định mở lời thì từ cuối lớp, có một người đứng lên:
- Thưa cô! Là…em…
Đó chính là Thu Thảo, cô cuối mặt, giọng lí nhí nhận lỗi của mình. Cũng
nhờ sự thành thật ấy mà cả lớp một phen thoát chết. Giả sử, nếu Thu Thảo không thú nhận, chắc chắn cô Hồng Nương sẽ quy tội này cho cả lớp, ghép thêm tội bao che, và chắc chắn, cả lớp sẽ nhận hậu quả chứ không riêng
gì Thu thảo. Nhưng nói gì thì nói, đã sống trong một tập thể thì phải
biết vì mọi người, đã làm sai thì phải nhận lỗi, chứ không ích kỉ vì bản thân mà làm luyên lụy đến mọi người
- Em cũng rãnh nhỉ, không lo
chú ý bài mà lo chuyền giấy à! Cái này được xếp vào tội không chú ý bài! Mà để xem, em viết cái gì trong này?
- Cô ơi đừng xem!
Thảo hớt hãi, với với tay về phía cô với vẻ mặt lo lắng, nhưng Thu Thảo nói
cô đừng xem thì cô lại càng muốn xem, và đương nhiên, cả lớp ai cũng có
cùng suy nghĩ như cô là rất muốn biết nội dung trong cục giấy đó là gì
Mở tờ giấy ra, cô Hồng Nương mất 3 giây để đọc – hiểu nội dung trong ấy.
Khi khép tờ giấy lại, cô nhìn xuống lớp, lớp cũng nhìn lên cô, với những đôi mắt khát khao chờ cô đọc lớn nội dung trong ấy. Nhưng không, cô
Hồng Nương đã không làm vậy, thay vì đọc lớn nội dung, cô lại trừng mắt sang phía Thu thảo, ánh mắt của cô nhìn Thu Thảo đầy lửa đỏ, cô bỗng
nói lớn và chỉ tay về phía Thu Thảo:
- RA NGOÀI HÀNH LANG ĐỨNG CHO TÔI MAU!!!
Cả lớp bắt đầu dời mắt xuống nhìn Thu Thảo, trong khi cô cũng chẳng hiểu mô tê chi
- Em – Thu Thảo chỉ vào mình – Ra ngoài ạ?!
- RIGHT NOW!!!
Trước sự phẫn nộ ấy của cô Hồng Nương, cả lớp không những không hoảng sợ mà
còn cười ồ lên, vì cô Hồng Nương dạy toán hôm nay, khiêm luôn “dạy” môn
tiếng Anh luôn rồi. Về phía Thu Thảo, thấy cô giận dữ như thế, mặc dù
chưa hiểu chuyện, nhưng cô cũng lủi thủi đi ra khỏi lớp cho lành
Bạn có biết vì sao cô Hồng Nương lại đùng đùng nổi giận với Thu Thảo vậy không? Hãy đọc kĩ lại nội dung trong tờ giấy “Méo hiểu bài. Rãnh ở đó nói thì đi chết đi”, khi cô đọc xong tờ giấy ấy, thì cô cứ tưởng Thu Thảo nói cô giảng bài không hiểu, lại nói nhiều, sao cô không chết đi. Đấy là tất cả những gì cô
Hồng Nương hiểu (lầm), vì thế mà cô mới nổi trận lôi đình đấy chứ!
Tiết học quay lại sau năm phút cô “xả súng liên thanh” tới lớp, Thu Thảo
đứng ở ngoài nghe hết đấy, cô cũng chỉ biết đứng đấy mà khóc ròng cho số phận chứ biết làm sao đây
…………
Giờ ra về hôm đó, Thu Thảo quyết phải làm cho ra môn ra khoai chuyện của cậu con trai bàn 3 kia
Đi cùng đám bạn, Thu Thảo không quên chờ cho cậu con trai bàn 3 dẹp xếp
tập vở xong để ra khỏi lớp. Cậu ta vừa bước ra, đi được vài bước thì đã
bị Thu Thảo đá ngay vào khớp gối chân trái, làm cậu ta mất thăng bằng,
khiến cả người hơi trùng xuống. Cậu ta ngước lên, rồi dùng ánh mắt vô
cùng khó chịu nhìn Thu Thảo, cậu ấy quát:
- Làm gì thế? Muốn gây hấng à!?
- Câu đó tôi nên nói mới phải. Cậu muốn gây hấng à, hết cho tôi ăn bơ lúc sáng, rồi hại tôi bị cô phạt đứng ngoài hành lang. Cậu định chiến với
tôi phải không Tiểu Bảo?
Vậy ra cậu con trai ấy là Tiểu Bảo sao?