Con Quỷ Áo Xanh

Chương 2: Chương 2




- Cậu gặp tay này ở đâu vậy? - Tôi chợt hỏi Joppy.

- Tớ gặp hồi còn thi đấu quyền Anh. Lão có nhắc lại chuyện thời trước chiến tranh đấy thôi.

Joppy đứng bên trong quay bar bày cái bụng phệ ra trước, tay lau quầy láng bóng. Gã có ông chú làm chủ một quán bar ở Houston, ông này chết cách này mười năm đúng lúc Joppy giải nghệ quyền Anh. Gã trở lại quê nhà mở quán bar. Cửa hàng bán thịt nhường lại cho một chỗ ở tầng trên thế là gã lo làm lại quầy rượu lót đá cẩm thạch. Joppy coi vậy mà có óc mê tín dị đoan. Gã cho rằng muốn làm ăn khám khá phải nhờ vào ông chủ đi trước có tay nghề cao. Những lúc rãnh rỗi Joppy cầm lấy khăn lau chùi mặt quầy đá hoa láng bóng. Gã không thích cảnh lộn xộn ở quầy bar, mỗi khi có khách nào lỡ tay làm đổ bình rượu bia hay vật gì nặng rơi xuống sàn, gã nhanh chân chạy tới lo dọn dẹp sạch sẽ.

Joppy có thân hình vạm vỡ, độ tuổi năm mươi. Hai bàn tay to như cầu thủ bắt bóng chày đeo găng. Những bắp thịt nổi cuồn cuộn hẳn lên hai bên đường chỉ của chiếc áo sơ mi. Mặt mũi đầy vết sẹo dấu tích của những trận đấu trên võ đài, môi miệng đầy sẹo lởm chởm, con mắt bên phải nói một cục u lồi đỏ tươi.

Những năm tháng là võ sĩ quyền Anh, Joppy đã gặt hái nhiều thành quả đáng khích lệ. Năm 1932 gã được xếp hạng bảy, một trận đấu hoà làm náo loạn cả khán đài. Joppy vọt ra ngoài tay vùng vẫy lúng túng chộp lấy những thứ các tay võ sĩ quăng ném. Vào thời vàng son chưa ai có thể hạ đo ván Joppy, về sau gã càng thắng giòn giã hơn.

* * *

- Lão ta có dính dáng gì tợi chuyện thi đấu quyền Anh? - Tôi hỏi.

- Nơi nào hái ra tiền là ở đó có mặt lão Albright. - Joppy nói - Lão không cần biết đồng tiền đó có phải là đóng tiền dơ bẩn hoặc đại khái như vậy.

- Vậy ông định đưa tôi đi theo con đường bọn ganster làm ăn phi pháp hay sao?

- Tớ đâu phải là dân ganster. Lão Albright thì chuyện gì cũng có mặt lão trong đó. Lão là tay làm ăn và cậu nên biết gặp lúc cậu đứng bán áo sơ mi có khách hàng bước vô mang theo cả hộp, y nói đừng có bớt giá, vậy là... cậu chìa ra hai đô la cho hắn rồi quay nhìn đi chỗ khác". Xong rồi gã chìa nắm tay ra mới nói "Chuyện làm ăn mà".

Joppy tay cứ lau chùi một chỗ trên quầy bar sạch bóng chỉ trừ cho bụi đóng lại dưới đường kẻ trông như những đường gân màu trên mỏ ác đứa bé sơ sinh.

- Thì ra lão là tay kinh doanh? - Tôi hỏi.

Joppy dừng tay nhìn thẳng vô mắt tôi. - Cậu dùng hiểu lầm, Easy. DeWitt cũng là một tay cự phách, có giao du với bọn bất lương. Cậu yên chí rồi sẽ có được món tiền trả nợ, cậu sẽ biết lão là người thế nào.

Tôi ngồi nhìn quanh khắp gian phòng nhỏ hẹp: Joppy sắm được sáu bàn, bảy chiếc ghế đẩu cao đặt ở quầy rượu. Có hôm đắt khách cũng còn ghế trống, tôi vẫn thấy gã làm ăn khá hơn mình. Gã có nghề nghiệp, có được cơ ngơi trong tay. Có bữa tối nọ, gã kể cho tôi nghe muốn bán lại quán bar dù đây chỉ là chỗ thuê mướn. Ban đầu tôi nghĩ gã nói dóc về sau tôi mới biết có người thích mua lại chỗ đã làm ăn được không kể giá thuê mướn là bao nhiêu. Tuy cửa sổ không lau chùi, sàn nhà bị lùn xuống dù sao đây cũng là chỗ Joppy làm ăn và mỗi khi lão da trắng, chủ cửa hạng thịt đến thu tiền muớn chỗ, lão ta vẫn thường nói, "Cảm ơn ông Shag". Có tiền là lão tươi như hoa.

- Vậy lão cần gì đến tôi? - Tôi hỏi lại.

- Lão nhờ cậu đi tìm cho ra một người, hãy đại khái là vậy,

- Ai vậy kia?

- Một con bé nào đó, tờ có biết đâu. Joppy nhún vai - Tớ chẳng cần hỏi làm gì bởi việc đó không liên can đến tớ. Lão chịu chi tiền cho cậu tìm ra, không ai bảo cậu đi tìm khơi khơi.

- Lão định trả bao nhiêu?

- Đủ tiền cho cậu trả nợ. Bởi vậy tớ mọi nơi cho cậu biết, Easy, tớ biết cậu đang cần tiền gấp. Tớ chẳng thèm để ý lão ta hay chuyện lão cần tìm cho ra ai.

Nghĩ đến chuyện có tiền trả nợ khiến tôi liên tưởng ngày đến mảnh sân phía trước nhà, đến hàng cây sai quả rợp bóng mát trong những ngày hè oi bức. Tôi chợt nghĩ mình cùng ngon lành như mấy tay da trắng, nhưng giả sử nhà tôi không có mảnh sân phía trước lúc đó bọn chúng sẽ nhìn tôi như nhìn một tên ăn mày nghèo mạt, ngửa tay ra đi xin tiền.

- Thôi nhận tiền đi, bạn mình. Cũng là một món tiền đáng giá đấy, - Joppy nói y như là gã biết rõ tôi đang nghĩ gì trong đầu. - Cậu sẽ thấy bọn đó toàn gái đẹp.

- Tôi chẳng thích mấy việc đó, Joppy.

- Cậu không thích tiền à? Khỉ thật! Tớ giữ dùm cho cậu.

- Không phải tiền... mà là... Ông biết không, nhìn lão Albright tôi nhớ lại một người bạn tên Mouse.

- Ai kia?

- Ông còn nhớ chứ, hắn người nhỏ thó quê ở Houston. Hắn có vợ tên là Etta Mae Harris.

Joppy bặm môi lại rồi nhíu mày. - Vậy hắn là đàn em của tớ. - Phải đây, Mouse trông na ná như lão Albright hắn thích se sua ăn mặc chải chuốt, miệng lúc nào cùng cười tươi. Hắn lúc nào cùng tính trước được mọi việc, ông chẳng theo kịp hắn đâu, tôi muốn nói được tiếng Anh bằng đúng giống cái thứ tiếng Anh đã học trong lớp, thế mà suốt máy năm chỉ nói được cái thứ tiếng "không ai dạy" từ xưa này.

- Không theo kịp đâu, mới thật khó, Easy. Còn ngủ ngoài vỉa hè có khó gì đâu.

- Chớ sao, bạn mình. Tôi muốn nhắc chuyện nên đề phòng.

- Cần tắc vô ưu mà, Easy. Biết lo trước để chuẩn bị đối phó, ta sẽ được thêm sức mạnh.

- Vậy lão là một tay kinh doanh, hở - Tôi hỏi lại.

- Chứ còn gì nữa?

- Lão làm nghề gì? Tớ muốn hỏi lão là tay buôn bán áo sơ mi hay làm gì khác?

- Người ta đang bàn chuyện làm ăn của lão, Easy.

- Nghĩa là sao?

- Chuyện đó để mặc cho thị trường - gã nhếch mép cười bộ dạng như con gấu đói "Để mặc cho thị trường".

- Tôi phải nghĩ cho ra chuyện đó.

- Cậu đừng lo, Easy. Để tớ lo cho. Từ nay cậu cứ gọi mình là chiến hữu Joppy, được rồi, tớ sẽ nói cho nghe vì sao như vậy. Nhớ lui tới đây thường xuyên, cứ yên tâm đi.

- Cảm ơn đã chiếu cố đến tôi, Jop - Tôi nói, nay mai không biết tôi có còn nói những lời đó nữa không.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.