Cực Phẩm Tài Tuấn

Chương 437: Chương 437: Cửu công chúa




Lư Cương nói một thôi một hồi làm hoàng đế trẻ tỉnh ra, vừa rồi Vũ Văn Mặc chất vấn liên tiếp làm hắn và đám Tần Mục một lòng nghĩ cách giải quyết, không nghĩ những vấn đề đó mình căn bản không phải trả lời.

Đúng thế, chuyện gì cũng cần hoàng đế nghĩ cách trả lời, nghĩ cách giải quyết thì còn cần đám quan viên kia làm gì?

Triều đình nuôi bọn họ không phải để làm cảnh.

Vũ Văn Mặc đỏ mặt tía tai, không cãi nổi.

Lư Cương thấy Vũ Văn Mặc hổ thẹn nhưng không định bỏ qua, còn muốn nói tiếp, song Đường Kính Chi lên tiếng cắt ngang:

- Học sinh nghĩ, ý của Lư đại nhân là nếu chính sách có lợi cho quốc gia thì các đại thần nên thận trọng suy xét, Vũ Văn đại nhân thấy có phải không?

Y không ghét Lư Cương như đám Tần Mực, không muốn người chính trực như Lư Cương đắc tội quá mức với Vũ Văn Mặc hại tới thân, đồng thời giải vây cho Vũ Văn Mặc, có thế chính sách mới có thể thực thi, nếu không chỉ trích nhau chỉ khiến đi vào đường cụt.

Đạo lý hòa khí sinh tài của thương nhân là thế.

- Đúng vậy, Đường cử nhân nói rất đúng, là bản quan suy xét chưa đủ.

Đường Kính Chi đưa ra cái thang, Vũ Văn Mặc tất nhiên thuận thế bước xuống.

Ba tên Tần Mục thì đều biến sắc, một câu nói của Đường Kính Chi làm Vũ Văn Mặc cảm kích với y, kẻ này càng ngày càng trưởng thành, khôn khéo mọi bề, càng lúc càng được thế, không trừ sớm, địa vị của bọn chúng sẽ lung lay.

- Người không phải thánh hiền, sao có thể không mắc lỗi? Huống hồ Vũ Văn ái khanh ngày bận rộn chính sự, có chút lỗi nhỏ là bình thường.

Hoàng đế trẻ cũng không muốn Vũ Văn Mặc râu tóc bạc phơ rồi phải quá bẽ mặt, nói thêm một câu.

Vũ Văn Mặc quỳ xuống khấu đầu:

- Hoàng thượng thông cảm cho lão thần là may mắn của lão thần, nhưng sai là sai, lão thần xin tự được trách phạt để răn đe.

Hoàng đế trẻ không muốn, nhưng Vũ Văn Mặc kiên trì, nên tượng trưng phạt ba tháng lương.

Qua chuyện này Đường Kính Chi nhận thấy mấy tháng liền va vấp không ít đã làm hoàng đế trẻ có vẻ dần hiểu thuật ngự hạ rồi.

Tiếp đó Vũ Văn Mặc cáo từ, muốn trở về nghiên cứu tính khả thi của biện pháp tích trữ lương thảo.

Vũ Văn Mặc vừa mới lui, Tần Mục liền lên tiếng:

- Hoàng tượng, Đường cử nhân tâm tư mẫn tiệp như thế hẳn là có thể thuyết phục hoàng thái hậu thả Mạnh đại nhân ra.

- Không sai, lúc này trời còn sớm, hay là hoàng thượng bảo Đường cử nhân đi cận kiến hoàng thái hậu.

Đỗ Minh tiếp lời luôn:

Bàng Vũ không ngờ còn ép ra được mấy giọt nước mắt:

- Đúng thế, hoàng thượng không biết chứ, mùa đông rét buốt thế này, Mạnh đại nhân bị giam trong thiên lao, cơm không đủ no, áo mặc không đủ ấm, đã thế lại thần trí thất thường ... Thật thảm.

Vở kịch bi thương của Bàng Vũ khiến Lư Cương và Bạch Dụ Sinh nhìn khinh bỉ, mấy kẻ này mất hết khí cốt rồi, hoàn toàn bị quyền lực địa vị làm mờ mắt thành tiểu nhân chuyện gì cũng dám làm, nhưng nó lại khơi lên lòng trắc ẩn của hoàng đế lên tiếng nói:

- Đường cử nhân, hoàng thái hậu rất tán thưởng ngươi, tính mạng Mạnh đại nhân trẫm giao vào trong tay ngươi đó.

Rồi phất tay bảo Đường Kính Chi tới Từ Ninh cung gặp hoàng thái hậu.

Hoàng thái hậu tán thưởng mình bao giờ? Lần trước thiếu chút nữa thí mạng luôn ở Kiên thành thì có.

- À khoan đã! Ngươi không đi được.

Đường Kính Chi chưa đi được mấy bước thì Hoàng đế trẻ gọi giật giọng lại:

Hắn đổi ý rồi? Đường Kính Chi mừng rỡ quay lại.

- Thẻ bài của ngươi không vào được nội cung đâu, dùng tạm ngọc bội của của trẫm đi.

Hoàng đế trẻ tháo ngọc bội đeo trên mình xuống, giọng đầy kỳ vọng:

- Đi nhanh về nhanh nhé, trẫm đợi tin mừng của ngươi.

Đường Kính Chi tức tối rời ngự thư phòng, theo một thái giám đi đến Từ Ninh cung, ước chừng hai mươi trượng thì nghe thấy có tiếng nói cười, đưa mắt nhìn thấy một nam một nữ được một đám nữ tử vây quanh đi về phía mình.

Nam tử đó y phục hoa lệ, tướng mạo nho nhã, nghe giọng quen quen, Đường Kính Chi không nhớ nghe được từ đâu.

- Nô tài khấu kiến Thuận Vương, cửu công chúa!

Tiểu thái giám dẫn được cho Đường Kính Chi quỳ xuống khấu đầu.

Thuận vương, Cứu công chúa?

Hai cái tên này làm Đường Kính Chi sững người, Thuận Vương là Thất hoàng tử, kẻ này dã tâm lớn, khi tiên hoàng còn sống đấu tranh kịch liệt giành chức thái tử, tới nay tân đế đăng cơ thành công, vẫn lấy cớ thái hoàng thái hậu mắc trọng bệnh, có thể hoăng bất kỳ lúc nào, kiếm cớ ở lại kinh không đi.

*** Hoàng đế qua đời gọi là băng, còn người hoàng tộc qua đời gọi là hoăng.

Đại danh của Cửu công chúa càng như sấm nổ bên tai.

Mẹ đẻ cửu công chúa không phải là phi tần trong cung, mà khi xưa tiên hoàng tuổi trẻ phong lưu, thường phục vi hành, bất ngờ quen một nữ tử, nữ tử này tên Phương Thanh Ngọc, không biết thân phận tiên hoàng, tài tử giai nhân gặp nhau, được tiên hoàng cứu giúp, nên cảm phục đem lòng yêu mến.

Chỉ là hoàng đế tuy là người trung hậu nhưng chẳng si tình, vả lại hậu cung có vô số mỹ nữ, trở về là quên mất Phương Thanh Ngọc rồi, để lại cho nàng rất nhiều tiền bạc. Phương Thanh Ngọc về sau không gả cho người, một lòng một dạ nuôi dạy nữ nhi lên người.

Cửu công chúa theo họ mẹ, lấy tên là Phương Hân, hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, nàng tình cờ quen biết hoàng đế trẻ khi đó là thái tử, liền nhớ hắn giúp tìm kiếm cha ruột của mình.

Không ngờ kết quả cha nàng là tiên hoàng, còn nàng là công chúa.

Phương Thanh Ngọc lúc đó đã ốm bệnh, không lâu sau qua đời, còn Phương Hân được tiên hoàng đưa vào cung, theo thứ tự thành Cửu công chúa.

Vốn tới đây câu chuyện người thân quy tụ nên kết thúc rồi, nhưng một điều không ai ngờ thái tử lại thích Phương Hân, khi đó hắn còn chưa lập thái tử phi, thậm chí còn muốn nàng làm thái tử phi.

Tiên hoàng sau khi biết nghiệt duyên của hai người vừa hối hận, vừa tức giận, nhưng khi đó thái tử ôm mối tình đầu, căn bản không nghe khuyên can, Phương Hân cũng thừa hưởng tính si tình của mẹ, không dứt mình ra được, dù hai người không có hành động gì vượt quy củ, nhưng làm tiên hoàng đêm đêm mất ngủ.

Thế rồi hoàng hậu đưa ra chủ ý tuyển tú, kiếm thái tử phi xinh đẹp cho thái tử, có điều chuyện này trị gốc không trị ngọn, mặc dù làm giảm bớt tà niệm của thái tử, nhưng trong vẫn nhớ nhung Phương Hân, tiên hoàng lúc bệnh nặng muốn thái tử thề đoạn tuyệt với Phương Hân, có lời đồn rằng tiên hoàng còn lấy chuyện kế thừa ngôi báu ra dọa, nhưng thái tử càng bị ngăn cấm càng phản kháng, không chịu nghe theo ...

Vì thế mới có chuyện lúc Đường Kính Chi lên kinh được Tiết Phức báo cáo tiên hoàng bị thái tử làm tức hộc máu, đêm hôm đó qua đời.

Cho nên Đường Kính Chi nghe tới Cửu công chúa mới giật mình hơn cả nghe thấy tên Thuận vương, thấy nàng vận áo thuê mẫu đơn, khoác áo choàng đỏ, vẻ đẹp thanh nhã tự nhiên sắc nước hương trời, ngẩ ra mất một lúc mới quỳ xuống khấu đầu:

- Học sinh Đường Kính Chi thỉnh an Thuận Vương, Cửu công chúa.

Vốn Thuận vương và Cửu công chúa đang nói chuyện rất vui, căn bản không để ý người bên cạnh, nhưng nghe cái tên Đường Kính Chi thì đều dừng bước.

- Ngươi chính là Đường Kính Chi ở Lạc Thành à?

Thuận vương cười thân thiện hỏi:

- Bẩm Thuận vương, học sinh đúng là người Lạc thành Lưu Châu.

Cửu công chúa thân có vẻ đã nghe tới tên Đường Kính Chi, tò mò toàn nhìn y nói:

- Đứng dậy đi, ngươi đi đâu mà tới đây?

Đường Kính Chi đứng dậy, nhưng vẫn khom lưng đáp:

- Học sinh phụng lệnh hoàng thượng tới cung Từ Ninh cận kiến Hoàng thái hậu.

Thuận vương nhìn sắc trời, thấy mặt trời đã ngả về phía tây, nói:

- Hiện thời gian không còn sớm nữa, ngươi có chuyện gì muốn gặp hoàng thái hậu? Nếu không phải chuyện gấp cùng bản vương làm vài chén.

- Thất ca, huynh không nghe Đường cử nhân phụng chỉ hoàng thượng sao? Huynh muốn người ta kháng chỉ à?

Đường Kính Chi còn chưa kịp trả lời không ngờ Cửu công chúa đã lên tiếng giải vây:

Thuận Vương phất tay nói:

- Ta chỉ thuận miệng nói thế thôi mà, muội dừng ở đây đi không cần tiễn nữa đâu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.