Cực Phẩm Tài Tuấn

Chương 379: Chương 379: Thư phòng luận kế






Hoàng đế trẻ phẩy tay:

- Thơ hay như thế sao không thể không có tên, Đường cử nhân hay là giờ ngươi nghĩ cho nó một cái tên đi.

Đường Kính Chi quỳ xuống:

- Học sinh đã phạm sai lầm một lần, phải lấy đó cảnh cáo bản thân, không dám phạm sai lầm lần thứ hai, xin hoàng thượng thứ tội.

Lần đầu có thể nói là cảm xúc đột phát, nếu có lần thứ hai thì cái tiếng bất tin y phải mang chắc rồi.

- To gan, dám kháng hoàng lệnh sao?

Tần Mục đột nhiên xen miệng vào:

Đường Kính Chi vẫn quỳ trên mặt đất không nói, hành động này của y có mục đích để chuyện bài thơ kết thúc ở đây, về sau không ai có thể nói ra ra nói vào y không giữ lời nữa, dù sao y dám trái thánh lệnh đủ chứng minh y không cố ý phá lời thề rồi.

Hoàng đế trẻ ngạc nhiên, nếu nói tới kháng hoàng lệnh thì tên Tần Mục này phạm vào nhiều nhất, giờ lại lên tiếng chỉ trích người khác làm hắn hơi buồn cười.

Hắn không phải kẻ ngốc, biết nếu tiếp tục ép Đường Kính Chi mà y từ chối thì mất uy vọng sẽ ảnh hưởng, thở dài nói:

- Đáng tiếc, thật là đáng tiếc, bài thơ hay như vậy mà lại không toàn vẹn. Đường cử nhân đứng dậy đi, trẫm không trách tội.

Đường Kính Chi tạ ơn đứng dậy, đám Tần Mục thấy hoàng thượng không trách tội y thì đều tức tối.

- Hoàng thượng, hôm nay trong triều các đại thần có tấu chuyện gì trọng yếu không?

Giống như thường lệ, Lư Cương là người đầu tiên lên tiếng hỏi tới chính sự.

Hoàng đế trẻ nghe thế tinh thần đi xuống, lắc đầu nói:

- Hôm nay binh bộ dâng tấu, nói người Ngột Thứ có động tĩnh, tổ chức những nhóm nhỏ vượt biên giới quấy nhiễu cướp bóc.

Lư Cương lại hỏi:

- Không biết ý Lưu đại nhân ra sao ạ?

Lưu đại nhân mà hắn nói là Lưu Hoắc, giữ chức thượng thư binh bộ.

Phương bắc gặp thiên tai mất mùa nhưng gười Ngột Thứ xâm phạm vì bọn họ không chỉ cướp bóc không chỉ có lương thực, còn có người đem về làm nô lệ cùng các loại vật tư mà hoang nguyên A Nhĩ Kim thiếu thốn.

- Kiến nghị của Lưu ái khanh là tử thủ biên quan, nhưng muốn tử thủ được thì lương thực và các vật tư mùa đông nhất định phải sung túc.

Hoàng đế trẻ đau đầu day huyệt thái giương, giờ quốc khố trống không rồi, lấy đâu tiếp tế cho biên quan?

Thấy hoàng thượng thở ngắn than dài, ba tên Tần Mục hung hăng nhìn về phía Đường Kính Chi, y thì lờ đi coi như không thấy.

Than thở một hồi, hoàng đế trẻ đột nhiên nghiến rằng nói:

- Quốc khố trống không đã đủ làm trẫm phiền lòng rồi, đáng hận nhất là đám quan văn trong triều lại dâng tấu muốn trẫm phái sứ giả đi giảng hòa với người Ngột Thứ, nói có thể cung ứng cho bọn chúng chút lương thực vật tư, để thể hiện vương triều Minh Hà ta thiện tâm thương dân.

- Nhảm nhí.

Tần Mục là người đầu tiên nhảy ra phản đối:

- Đám người Ngột Thứ đó là thứ không thông giáo hóa, bội tín bội nghĩa, lòng lang dạ sói. Chỉ cần không có cái ăn là đi cướp, vương triều Minh Hà chúng ta lập quốc bao năm, chúng từng đấy năm xâm phạm cướp bóc, thù không đội trời chung, sao có chuyện giảng hòa.

Đỗ Minh luôn tự phụ văn võ toàn tài, hiên ngang bước ra nói lớn:

- Tử thủ cũng không phải là cách, biên giới rộng lớn như thế, nếu chia quân trấn thủ thì phải biết bao nhiêu cho đủ, như thế chẳng hóa giao quyền chủ động cho bọn chúng khiến bách tính bì dày vò sao? Hoàng thượng cho thần một cánh quân thọc sâu vào hoang nguyên A Nhĩ Kim cho bọn chúng không dám

- Các khanh nói đúng lắm.

Lời này cực hợp tâm ý háo thắng không chịu cúi đầu nhận thua của hoàng đế trẻ, hắn vỗ tay tán thưởng, chút phật ý vì trước đó Tần Mục trách Đường Kính Chi kháng lênh đã hoàn toàn tan biến.

Mối quan hệ giữa Vương triều Minh Hà và bộ lạc trên hoang nguyên A Nhĩ Kim phần nào tương tự Trung Quốc và Mông Cổ ở thế giới cũ của Đường Kính Chi, đúng sai phải trái mỗi bên có cái lý của mình, lập trường của mình, đúng sai miễn bàn, tạm thời không cần biết quan văn hèn nhát hay cổ hủ, Đường Kính Chi thấy tạm thời giảng hòa hóa giải căng thẳng cũng không tệ, nhưng mà điều kiện thì phải bàn bạc, nhưng nhìn thái độ hoàng đế trẻ thế kia y quyết không bao giờ nói ra những lời này.

- Hoàng thượng, vi thần mong sớm ngày lên triều, để chia sẻ ưu tư cho hoàng thượng.

Đường Kính Chi đang trầm tư thì đột nhiên Tần Mục quỳ xuống dập đầu nói, đám Bàng Vũ Đỗ Minh cũng làm theo.

Vốn hoàng đế trẻ và đám Tần Mục nói chuyện hợp ý, đang cùng nhau nói xấu quan văn trên triều, bàn luận việc đưa quân chinh phạt, lấy lại long uy, mây đen trong lòng tan đi từng chút một, câu này làm mặt hắn cứng đờ, lại buông tiếng thở dài.

Thì theo tổ chế của Vương triều Minh Hà, sau khi tròn 15, đông cung thái tử có thể tự bổ nhiệm một số đại thần nhất định, vì bọn họ phò tá hoàng đế tương lai, nên phẩm cấp có thể đề bạt tới tam phẩm, có điều những đại thần đông cung lại không ở trong danh ngạch bách quan trong triều.

Nói rõ hơn một chút thì những đông cung đại thần này chỉ có hư danh, có lẽ phẩm cấp rất cao, nhưng lại không có chức vị và quyền lực thực sự. Nếu như không phải trước kia đã có quan chức, ngay cả tư cách lên Kim Loan Điện nghị triều cũng không có.

Đương nhiên đó chẳng phải là tổ chế có vấn đề, mà là vị hoàng đế trẻ này làm việc theo ý thích không theo quy củ, nếu là trước kia thái tử lựa chọn đông cung đại thần đều chọn bách quan trong triều, thường thì là lấy người từ viện hàn lâm, những người chức vị cao nhưng không có quyền lớn, thường không thuộc bè đảng, sau này thái tử đăng cơ lấy danh nghĩa phò trợ tân hoàng đăng cơ có công để tiến chức là điều hợp lý.

Nhưng vị hoàng đế trẻ này chê đám viện sĩ hàn lầm không phải hủ nho chỉ biết ra rả nói lời thành hiền, thì lại là hạng trơn như trạch, thế là hắn ngó nghiêng tìm kiếm một thời gian chẳng nhìn trúng một ai.

Về sau hoàng thượng chỉ phái một vài đông cung đại thần cho, hắn cũng không vừa mắt người nào. Còn đám Tần Mục do hoàng đế trẻ sai người đi nghe ngóng tài tử bốn phương, sưu tầm đem về đông cung.

Kết quả đúng là đám Tần Mục rất hợp khẩu vị của hoàng đế trẻ, sau khi tiên hoàng giá băng, hắn muốn đề bạt những đại thần đông cung này lên triều nghị chính, không ngờ bị bách quan ngăn cản, nhất là ba vị nội các đại học sĩ quỳ quyết lấy cái chết can gián, cuối cùng kinh động tới hoàng thái hậu, thế là hoàng đế trẻ bị mẫu hậu trách mắng một hồi, không dám hạ thánh chỉ cưỡng ép nữa.

Đám Tần Mục cũng biết cái khó của hoàng thượng, những bọn chúng tự cho mình có tài kinh bang tế thế, không thể mang cái phẩm cấp hão được.

Hoàng đế trẻ thì cảm thấy có lỗi với mấy trợ thủ đắc lực, lòng áy náy, lại nghĩ, những người này nếu chịu như Đường cử nhân, không ra triều làm quan, chỉ đứng sau rèm hiến kế cho mình thì tốt biết mấy, bất giác trước kia không vui vì Đường Kính Chi không chịu ra làm quan lại thành tán thưởng.

- Ài, các ái khanh hãy bình thân đi.

Hoàng đế trẻ đỡ hờ một cái, muốn chuyển hướng đề tài nên nói:

- Đường cử nhân, chuyện người Ngột Thứ xâm phạm biên cương, ngươi có cái nhìn thế nào?

Đường Kính Chi không ngờ hoàng thượng lại hỏi tới mình, nghe chừng hoàng đế trẻ nổi giận có ý sai quân xuất chinh, cân nhắc rồi nói:

- Học sinh cho rằng lấy chống cự làm chính, kế mưu làm phụ.

- Ồ, câu này tức là sao?

Hoàng đế trẻ không nghĩ Đường Kính Chi lại nói một câu như thế, bị khơi lên hứng thú, người khác trong thư phòng cũng nhìn cả sang.

- Bẩm hoàng thượng, người Ngột Thứ gan lớn trùm trời, dám xâm phạm biên cương chúng ta, giết con dân, hủy thành trì của Minh Hà, thần thề không đội trời chung với chúng.

Tuy y thuộc phái chủ hòa, nhưng vừa rồi thấy thái độ không chịu thỏa hiệp của hoàng thượng, nên nói một câu biểu lộ lập trường trước:

- Nhưng hiện phương bắc lòng người rối loạn, người Ngột Thứ lại giỏi cưỡi ngựa, giống ngựa tốt hơn của chúng ta, cho nên muốn đánh người Ngột Thứ còn phải tính kế lâu dài mới được, nếu không chỉ hao binh tổn tướng. Còn phòng thủ, chỉ cần thủ binh vững chắc ở Dương Bình Quan, Sơn Hải Quan, người Ngột Thuật ắt không dám tiến sâu sợ bị cắt mất đường về, phương bắc lại gặp thiên tai, người dân không nam hạ thì đã vào thành trì lớn, không có nhiều lương cho chúng cướp bóc để lấy chiến nuôi chiến. Nên thần cho rằng triều đình phải lấy việc cung ứng lương thực vật tư cho mùa đông cho binh sĩ làm trọng, nếu không ăn không no, mặc còn không đủ, lấy đâu sức để kháng cự với người Ngột Thứ hung mãnh. Hơn nữa hậu cần không đảm bảo, quân sĩ sinh oán hận, sĩ khí sa sút.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.