LẦN NÀY THU KHÔNG BIẾT
phải chuẩn bị tư tưởng cho tình huống xấu nhất thế nào. Có thể Ba sợ Thu lo
lắng cho bệnh tình của anh, nên nói dối mình không bị bệnh gì, một mình “chờ
chết”. Nhưng mọi chứng cứ đều phản bác lại mọi suy đoán, y lệnh của bệnh viện chứng
minh anh bị cảm, người của đội Hai chứng minh mọi thủ tục điều động anh về tỉnh
A đã xong xuôi.
Bảo Ba “mua” hết mọi
người để giúp anh nói dối là điều không thể. Nhất là y lệnh bao nhiêu ngày, y
lệnh của bảo nhiêu người, bùa chú không giống nhau, chắc chắn xuất phát từ
những bàn tay của các bác sĩ khác nhau, không thể bảo Ba nhờ nhiều bác sĩ như
vậy giúp anh ngụy tạo y lệnh.
Nói cho cùng, chỉ có
Phương bảo anh bị bệnh máu trắng, hơn nữa lại nghe chính Ba nói, không còn ai
được thấy chứng cứ. Thu không hiểu nổi tại sao Ba lại nói dối như vậy, bảo mình
bị bệnh máu trắng. Ba bảo là để được gặp Thu, nhưng sau khi gặp mặt rồi mới nói
bị bệnh máu trắng, làm sao hiểu nổi?
Thu chưa có thời gian để
làm rõ sự việc thì bị một việc khác làm Thu sợ: “bạn thân” của Thu không thấy
đến thăm. “Bạn thân” của Thu đến rất đúng ngày, chỉ những khi gặp chuyện gì lớn
mới đến sớm, còn chưa bao giờ đến muộn. “Bạn thân” đến muộn có nghĩa là đã có
mang, Thu hiểu điều thường thức ấy, vì đã nghe nói rất nhiều cô mang thai vì
“bạn thân” không đến mới nhận ra mình mang thai.
Đấy là những chuyện
thường gặp, đều rất bi thương, sợ hãi, lại là những người mà Thu quen biết nên
càng bi thảm, càng sợ hãi. Trường trung học số Tám có một cô gái có biệt danh
“Đại Lan”, tốt nghiệp trung học cơ sở liền về nông thôn, không biết vì sao yêu
một cậu cũng nghịch ngợm, dẫn đến có mang. Đại Lan tìm mọi cách cho đứa bé ra,
cố tình gánh thật nặng, nhảy từ trên cao xuống, ngã bị thương, vậy mà đứa bé
vẫn không ra.
Về sau cô này sinh con, có
thể vì gánh quá nặng, nhảy quá nhiều, lại bó bụng, cho nên đứa bé trở nên dị
dạng, có hai cái xương sườn bị trễ xuống. Cho đến nay Đại Lan vẫn ở nông thôn,
chưa được g bạn trai của cô ta vì chuyện này và những chuyện đánh nhau khác,
phải lãnh án hai mươi năm tù. Đưa mẹ giao cho mẹ cậu ta nuôi, cả hai gia đình
khổ cực không còn gì khổ hơn.
Đại Lan vẫn chưa thể coi
là người bất hạnh nhất. Dù sao thì cô ta cũng mang tiếng xấu, ở nông thôn không
được về lại thành phố, ít ra bạn trai của cô ta thừa nhận đứa bé là con, Đại
Lan vẫn giữ được mạng sống. Còn một cô gái nữa tên là Cung càng bất hạnh hơn,
cô ta cũng yêu một anh, rồi mang bầu, anh kia không biết lấy đâu ra thảo dược,
bảo uống rồi sẽ ra thai. Cô này đem về nhà, lén sắc uống, kết quả cái thai
không ra, nhưng người mẹ thì chết. Chuyện này khiến trường số Tám sôi sục, nhà
cô kia bắt anh kia đền mạng, hai bên gia đình đánh nhau, cuối cùng gia đình anh
kia phải dọn đi nơi khác.
Thu nghe nói, nạo thai ở
bệnh viện phải xuất trình chứng minh đơn vị công tác, hình như phải có đủ chứng
minh đơn vị của hai bên trai và gái. Tất nhiên Thu không thể có chứng minh đơn
vị công tác, Ba bây giờ không biết đi đâu, càng không thể có chứng minh của
anh. Thu nghĩ, Ba hiểu mọi chuyện, chắc chắn biết điều này, anh lén bỏ đi, phải
chăng anh sợ xấu hổ? Cho nên cao chạy xa bay, để một mình Thu đối diện với
chuyện này.
Dù nghĩ thế nào thì Thu
cũng cảm thấy Ba không phải là con người như vậy, những gì tốt đẹp anh dành cho
Thu trước đây đã chứng minh anh rất chăm sóc đến Thu, luôn suy nghĩ mọi chuyện
cho Thu. Cớ gì anh bỏ Thu lại một mình trong hoàn cảnh khó xử này? Cho dù anh
thật sự bị bệnh máu trắng, không có lí do gì để anh bỏ mặc Thu? Liệu anh có thể
để sự việc kết thúc mới lảnh tránh “chờ chết” không?
Những hành động không
logic của anh có thể giải thích: anh làm những việc đó để giành được Thu.
Thu nhớ lại tiểu thuyết Tess 1 của
nước Anh mà Thu đã đọc, cuốn sách không phải của Ba cho mượn, mà là hồi Thu đến
bệnh viện thành phố K để học y, mượn của một bác sĩ phòng chiếu xạ, chỉ mượn
được ba hôm đã bị đòi lại, Thu không có thời gian đọc kỹ, nhưng vẫn nhớ tình
tiết câu chuyện, chuyện kể về một cô gái trẻ bị một anh lắm tiền lừa lấy trinh.
Thu còn nghĩ đến một vài
câu chuyện tương tự, đều là chuyện những người đàn ông nhiều tiền lừa dối các
cô gái nghèo. Khi chưa được, đám đàn ông theo đuổi, buông lời đường m tiền tài
vật chất đều tung ra, mọi đòi hỏi đều đáp ứng. Nhưng một khi được rồi liền trở
mặt, cuối cùng mọi chuyện bất hạnh đều rơi cả lên đầu các cô gái trẻ. Bỗng Thu
phát hiện, chưa bao giờ Ba cho Thu mượn những loại truyện ấy, hình như sợ Thu
xem rồi đề cao cảnh giác.
Suy nghĩ theo cách nghĩ
ấy, nhất cử nhất động của Ba đều được giải thích. Anh cố gắng bao nhiêu lâu là
để có màn kịch hôm ấy ở bệnh viện. Nếu anh không để Thu phải lo lắng vì căn
bệnh của anh, anh sẽ không nói “cung tên không sao, chỉ cần không cùng mệnh”.
Anh cũng không gật đầu khi Thu hỏi có phải anh bị bệnh máu trắng mà sẽ giữ bí
mật từ đầu đến cuối. Thỉnh thoảng anh để lộ mình bị bệnh hiểm nghèo là vì sao?
Chỉ có thể vì giành được Thu. Anh biết Thu rất yêu anh, anh cũng biết nếu bị
bệnh hiểm nghèo Thu sẽ để anh làm mọi chuyện, kể cả cho anh.
Xem ra để “được” là lí do
anh theo đuổi không mệt mỏi suốt hơn một năm. Trước khi “được” anh sắm vai một
nhân sĩ ôn tồn nho nhã, quan tâm chiều chuộng, nhưng “được” rồi anh liền xé bỏ
mặt nạ, để lại một mảnh giấy rồi biến mất.
Lòng Thu như lửa đốt,
không biết phải thế nào. Nếu Thu có mang, chỉ có hai con đường. Con đường thứ
nhất là chết, cho dù chết thì cũng chỉ giải thoát bản thân, mà gia đình Thu còn
bị người đời cười chê. Tốt nhất là cứu người mà chết, như vậy không có ai truy
tìm nguyên nhân cái chết của Thu. Một con đường khác là vào bệnh viện nạo Thai,
sau đấy thân bại danh liệt, sống nhục sống nhã. Thu không muốn sinh con, sẽ
thật bất công biết chừng nào đối với đứa trẻ! Một mình suốt đời chịu nhục, lẽ
nào liên lụy đến cả đứa trẻ vô tội?
Mấy ngày hôm đó Thu như
sống trong địa ngục, không biết đến bao giờ mới hết sợ hãi. Rất may, mấy hôm
sau “bạn thân” đến, Thu kích động nước mắt lưng tròng, đúng là gặp lại người
bạn lâu năm xa cách, những gì khó chịu trên cơ thể đều rất đáng chúc mừng. Chỉ
cần không mang thai, còn nữa đều là chuyện vặt.
Mọi người nói đến chuyện
con gái thất thân đều rất sợ hãi chỉ vì hai việc, một là mang thai rồi sẽ thân
bại danh liệt, một nữa là sau này sẽ không lấy được chồng. Bây giờ không còn
buồn vì chuyện mang thai, chỉ còn vấn đề không lấy được chồng. Thu cảm thấy
mình không còn tâm trạng nào để nói đến chuyện lấy chồng. Nếu một người như Ba
chỉ vì “được” mà đến ân cần chiều chuộng, Thu nghĩ sẽ không còn ai thật lòng
yêu Thu.
Thu không trách, chỉ
nghĩ, nếu mình đáng được anh yêu, tất nhiên anh ấy yêu mình; nếu anh không yêu,
chỉ vì mình không đáng để anh yêu.
Vấn đề ở chỗ Ba tuy không
yêu Thu, tại sao anh phải tốn nhiều tinh thần và sức lực để “được” như vậy? Có
thể đàn ông là thế, càng chưa được càng phải cố để được. Ba phải giả vờ ân cần
chăm sóc lâu như vậy, chủ yếu vì anh chưa được. Giống như Tú, có thể đã “được”
từ lâu, cho nên anh từ lâu không để ý đến cô ta nữa. Nhất định anh đã “được”
rất nhiều con gái ở đấy, cho nên anh biết chỗ ấy của con gái có gì, anh cũng
biết “bay” là thế nào.
Lại cả chuyện “canh đỗ
xanh”, chắc chắn anh đã thổi phồng chuyện ấy với người cùng phòng, bảo Thu là
“canh đỗ xanh” giải nhiệt của anh, nếu không, tại sao Thái người ở cùng phòng
với anh lại nói ra? Cùng một sự việc ấy, lúc anh dỗ dành Thu lại nói là “bay”.
Nhưng khi nói chuyện với người cùng phòng, anh lại bảo là “giải nhiệt”. Nghĩ mà
đã thấy buồn nôn.
Và cả mấy lá thư kia, anh
bảo gửi về nông trường, nhưng thầy Trịnh lấy danh dự đảng viên ra thề thầy
không gửi trả lại thư. Lúc đầu Thu nghi ngờ thầy Trịnh nói dối, bây giờ xem ra
chính là anh đã nói dối.
Còn nữa… Thu không muốn
suy nghĩ nhiều, tưởng chừng mỗi sự việc đều quy về một điểm, từ đầu đến cuối
chỉ là khổ nhục kế, ngồi bên bờ sông suốt buổi tối, chảy nước mắt, dùng dao cứa
vào tay, chuyện nọ bi thảm hơn chuyện kia, một khi những thứ đó chưa được thực
hiện, anh nghĩ ra chiêu bị bệnh máu trắng.
Rất kỳ lạ là, khi Thu
nhìn thấu anh, nhìn rõ anh, trái tim Thu không còn đau khổ, Thu cũng không hối
hận vì những chuyện mình đã làm. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Trí tuệ
của con người không thể tự có, người khác dùng kinh nghiệm của bản thân để giáo
dục mi, mi không thể học được. Chỉ đến khi mi trải qua, mi mới thật sự có trí
tuệ. Đến khi mi có trí tuệ để nhắc nhở người khác, người khác cũng sẽ như mi
lúc ban đầu không tin ở trí tuệ của mình, cho nên trong đời ai cũng phạm sai
lầm, đều dùng sai lầm của bản thân để chỉ bảo, giáo dục cho đời sau, và đời sau
vẫn phạm sai lầm.
Thu ở nông trường chưa
đến nửa năm thì được gọi về trường dạy học. Có thể nói trong họa được phúc,
nhưng là trong họa của người khác để Thu được phúc. Thu tiếp nhận lớp bốn của
trường tiểu học trực thuộc, cô giáo cũ tên là Vương, là một cô giáo tốt tính,
công tác tích cực, nhưng dạy không tốt, ngày nào cũng làm việc vất vả nhưng lớp
học chẳng ra gì.
Cách đấy ít lâu, đến lượt
lớp của cô đi lao động. Các trường có nhiệm vụ thu gom sắt vụn, nhà trường liên
hệ với một nhà máy ở bên kia sông, cho học sinh vào nhặt đinh, ốc vít bỏ đi,
nộp cho nhà nước luyện thép. Cô Vương đưa học sinh đi nhặt sắt vụn, lúc về đội
ngũ học sinh đi lộn xộn, tản mát. Cô vừa phải gánh sắt vụn, vừa phải đôn đáo
giữ trật tự, bận túi bụi, cuối cùng có mấy học sinh nghịch ngợm không biết đã
đi vào đâu.
Hôm ấy nước sông ở cửa
trường học đang xuống thấp, sông chỉ như một dòng nước hẹp, phải dùng những bao
tải xỉ than xếp thành một con đường để người qua sông đi từ bờ ra gần dòng
nước, lên một con đò nhỏ, người ta gọi đấy là “bến cạn”.
Hai bên bến cạn trơ đáy
sông, có chỗ là bùn, có chỗ trên mặt khô nứt nẻ nhưng dưới là bùn nhão. Trong
lớp của cô Vương có một học sinh nam tên là Tăng rất nghịch ngợm tụt lại sau,
chơi ở bên kia sông đến tận tối, nó bị sa xuống vũng bùn, lúc ấy không có
người, vậy là chìm xuống bùn mỗi lúc một sâu.
Cô Vương đưa phần đông
học sinh về trường rồi quay lại tìm cậu học sinh kia, tìm mãi vẫn không thấy,
cô về, vô cùng lo lắng, mong ngày mai trông thấy những cậu học sinh nghịch
ngợm. Hôm sau, vừa vào lớp thì phụ huynh em tăng đến, hỏi tại sao con ông ta cả
đêm hôm qua không về, đòi cô giáo phải trả con cho ông ta.
Chuyện làm ồn ào cả
trường. Nhà trường vội cho người đi tìm, đi trình báo với công an. Qua một ngày
đào bới mới thấy cậu học sinh kia dưới lớp bùn bên bến cạn, cậu ta đã chết từ
lúc nào. Gia đình cậu học sinh kia thấy mồm, mặt con mình đầy bùn hôi thối,
nghĩ đến cảnh nó giãy giụa trước khi chết, vô cùng phẫn nộ và đau khổ, trút
giận dữ lên đầu cô giáo Vương, bảo nếu cô giáo không có khả năng quản lí học
sinh, con của họ không bỏ lớp để chạy chơi, dẫn đến tai nạn.
Gia đình cậu học sinh kia
ngày nào cũng kéo họ hàng thân thuộc đến vây bắt đòi cô giáo phải đền mạng. Nhà
trường không còn cách nào đành cho cô giáo Vương về nông trường. Không thầy cô
nào dám nhận lớp của cô giáo Vương, nhà trường phải gọi Thu về nhận lớp.
Thu vốn là một học sinh
luôn phục tùng sự phân công, lúc này tuy tham gia công tác, đối với các thầy
các cô hết sức cung kính, nghe lời. Hơn nữa Thu biết nếu không nhận lớp này nhà
trường sẽ không cho Thu làm giáo viên. Thu không nói gì, về lại thành phố, thay
cô giáo Vương làm giáo viên lớp bốn.
Gia đình cậu học sinh kia
không thù oán gì Thu, cũng không đến gây rắc rối, phụ huynh học sinh khác thấy
Thu nhận lớp cũng tỏ ra cảm kích. Thu dồn hết tâm sức cho công việc, chuẩn bị
bài giảng, lên lớp, đi thăm gia đình học sinh, nói chuyện với học sinh, bận tối
ngày. Về sau Thu phát huy sở trường chơi bóng chuyền của mình, tổ chức một đội
bóng chuyền nữ tiểu học, sáng chiều nào cũng hướng dẫn tập luyện. Có lúc đưa
học sinh đi chơi ngoại thành, học sinh rất thích thú, lớp của Thu nhanh chóng
trở thành lớp giỏi nhất trong khối lớp bốn của trường.
Những lúc bận rộn Thu
không còn thời gian nghĩ đến Ba. Nhưng đêm khuya thanh vắng Thu nghĩ lại những
chuyện đã qua, thoáng chút nghi ngờ, có phải Ba là một công tử chơi bời? Hay là
anh đang nằm thoi thóp chờ chết ở một bệnh viện nào?
Thu nhớ đến cái bệnh viện
quân đội ở thành phố K, anh bảo chỉ vì cứa một nhát dao vào tay, bệnh viện mới
gọi anh đến kiểm tra. Liệu có thể tìm hiểu ở bệnh viện này xem có phải anh bị
bệnh máu trắng không? Thu càng nghĩ càng không yên tâm, liền nhờ bác sĩ Thành
thăm dò giúp.
Bác sĩ Thành bảo quân y
viện ấy trực thuộc trung ương, không thuộc hệ thống y tế của thành phố. Nghe
nói, tuân theo lời Mao Chủ tịch: “Chuẩn bị chiến tranh, chuẩn bị chống đói, vì
nhân dân, đề phòng đại chiến thế giới thứ ba bùng nổ”, Bệnh viện này xây dựng
riêng cho các vị thủ trưởng. Hồi ấy, để chuẩn bị cho thế chiến thứ ba, trong
bệnh viện còn có hầm phòng không đề phòng bom nguyên tử của các nước đế quốc và
xét lại. Về sau, chuyện thế chiến thứ ba không còn căng thẳng, bệnh viện ấy mới
có một bộ phận mở, nhưng cũng ít ai được vào.
Bác sĩ Thành phải mắt
nhiều công sức mới hỏi được. Theo ghi chép sau khi khám, tiểu cầu của Tôn Kiến
Tân có phần suy giảm, nhưng không phải bệnh máu trắng.
Trên đảo Giang Tâm có một
hợp tác xã làm giá đỗ, cho nên thứ rau người trên đảo ăn nhiều nhất là giá đỗ.
Thu cảm thấy Ba và bác sĩ Thành giống như ngọn giá đỗ, ngọn giá trắng tinh,
ngón tay bóp nhẹ lập tức nước trào ra, nhưng phía trên là hai mảnh của hạt đỗ
giống nhau, nhưng một mảnh đỗ đã bị thối đen, một mảnh khác vẫn giữ nguyên màu
vàng vốn có.
Điểm khác nhau đó là
“được”, bác sĩ Thành lấy vợ đã nhiều năm vẫn chung thủy với cô giáo Giang, còn
Ba “được” rồi liền trở mặt.
Thu càng ngày càng năng
đến nhà cô giáo Giang chỉ để nghe tiếng bác sĩ Thành, để thấy anh chung thủy
yêu vợ. Bác sĩ Thành có thể là người đàn ông duy nhất trên Giang Tâm đổ nước
rửa chân cho phụ nữ, anh đổ nước rửa chân của vợ, của mẹ vợ. Nhất là mùa hè,
mọi người hay dùng cái chậu gỗ đựng được nhiều nước để tắm ở nhà. Cái chậu gỗ
lớn ấy không một phụ nữ nào bưng nổi, đều phải dùng một cái chậu nhỏ múc đem đi
đổ. Nhưng bác sĩ Thành bưng nổi cái chậu to ấy, bưng ra ngoài đổ đi.
Thu không cảm thấy bác sĩ
Thành vì thế mà không nở mày nở mặt, ngược lại Thu thấy anh là một người đàn
ông vĩ đại. Nhất là Thu cảm thấy tình yêu của bác sĩ Thành dành cho hai đứa
con. Về mùa hè, tối nào Thu cũng thấy bác sĩ Thành đưa cậu con lớn ra sông đi
bơi, cô giáo Giang cùng cậu con nhỏ ngồi trên bờ xem. Rất nhiều buổi tối Thu
tháy bác sĩ Thành chơi đùa với con trên giường, anh bò làm ngựa cho con cưỡi,
đúng là “làm ngựa cho lũ nhi đồng”.
Vợ chồng bác sĩ Thành
được mọi người công nhận là một đôi hòa thuận, tâm đâu ý hợp. Hai người, một
người kéo đàn, một người hát, hài hòa ăn ý, coi như một cảnh quan trên đảo
Giang Tâm.
Trong con mắt Thu, chỉ có
những người như bác sĩ Thành trong ngoài như nhau, trước sau như một, trước khi
“được” và sau khi “được” không có gì khác mới thật là người đáng yêu.>
Thu nhìn bác sĩ Thành yêu
quý vợ, trong lòng Thu chợt hiện lên những câu thơ, những câu thơ ngắn, chỉ
từng đoạn từng đoạn, xuất phát từ một tình cảm nào đó, cảm thán cho một tâm
trạng nào đó. Những câu thơ cứ lẩn quất trong đầu, chừng như kêu gọi Thu hãy
nhớ lấy. Về đến phòng mình, Thu ghi lại những câu thơ ấy, có lúc thơ không có
đề mục, Thu cũng không ghi rõ tên anh, chỉ dùng một từ “anh”.