Tiết trời oi ả bức người, những ngày tháng Bảy như thiêu đốt, luồng
hơi nóng phả ra hầm hập, mồ hôi thi nhau chảy đầm đìa dưới ánh nắng chói chang.
Diêu Ngạn loay hoay cả buổi vẫn sửa không được điều hòa trong xe tải, cô rầu rĩ tựa người vào lưng ghế. Xe tải chạy mỗi lúc một xa, ánh mặt
trời gay gắt làm cô chói mắt, đối với cô việc nghỉ mát, thư giãn đã trở
thành chuyện quá đỗi xa vời. Ông Diêu nghiêng đầu nhìn con gái, rút khăn đưa cho cô, nói: “Lau mồ hôi đi con! Hôm nay gắng làm phụ bố, tối về bố cho một trăm đồng”.
Diêu Ngạn tươi cười cầm khăn lau trán, cô nói: “Bố coi con là trẻ con đấy à? Tối về, bố bảo cô dẫn con ra quán, ăn một bữa là được rồi!”.
Ông Diêu cũng cười, bảo Diêu Ngạn hát cho ông nghe.
Lái xe tải là một công việc vất vả. Mấy năm trước, cô họ Diêu Ngạn
vay tiền mua được hai chiếc xe tải chạy cự ly ngắn, đưa hàng từ thị trấn Lý Sơn đến thành phố Nam Giang, chuyển hàng đã kiểm kê cho một tài xế
đường dài. Làm việc từ mười hai giờ trưa đến rạng sáng mới trở về. Ngày
đêm đảo lộn, chẳng mấy người chịu làm công việc này.
Cô họ Diêu Ngạn trả lương cũng bình thường, Lương của mỗi tài xế là
bốn ngàn, họ sống chủ yếu nhờ vào hoa hồng chia chác cuối năm. Tuy nhiên vẫn có người la lối om sòm, chê lương thấp đình công, không chịu đi
làm.
Vì vậy Diêu Ngạn mới cực chẳng đã đến giúp một tay. Cô ngồi trên ghế
lái phụ nghe điện thoại, nhận đơn hàng, thu tiền, lúc nào cũng bận tối
mắt tối mũi.
Đến trạm vận chuyển hàng hóa ở thị trấn Lý Sơn, ông Diêu ngó nghiêng
xung quanh. Nhìn thấy người cần gặp, ông xuống xe, đưa điếu thuốc cho
đối phương, cười nói rôm rả rồi chất hàng lên xe.
Xe chở hàng đỗ đầy bên ngoài. Tuy được khách hàng quen chiếu cố nhưng trên đời nào có ai chê tiền bao giờ, chỉ cần sơ sểnh chút là sẽ có
người tới tranh giành mối làm ăn ngay. Ông Diêu là người thật thà, cũng
có chút danh tiếng ở khu vực này nên mọi người rất thích hợp tác với
ông. Loáng cái, hàng hóa đã chất đầy xe.
Diêu Ngạn nhảy xuống xe giúp bố. Mặc dù cô chân yếu tay mềm, không
phụ giúp được gì nhưng cô không nỡ để bố một mình vất vả chuyển hàng.
Nhìn xung quanh một vòng, cô nhắm được một người, bèn chạy đi thương
lượng giá cả, trả cho đối phương ba mươi tệ, để anh ta giúp một tay.
Thấy một cánh tay bất ngờ chắn ngang, ông Diêu kinh ngạc nhìn cô, mỉm cười chịu thua.
Hôm nay hàng đóng sẵn không nhiều lắm, do đó ông Diêu mới nhận chuyển thêm hàng của người khác. Dọn tới dọn lui hơn nửa tiếng mới ổn thỏa,
hàng hóa chất chồng lên nhau, cao quá cả đầu xe.
Ông Diêu chạy ra vòi nước bên tường xả nước vã lên mặt, cảm giác mát
lạnh lan tỏa khắp người khiến ông thở ra một hơi khoan khoái rồi vội
quay về xe.
Lúc này radio trong xe phát đến một bài hát đang thịnh hành trên
mạng. Diêu Ngạn chau mày lắng nghe, còn ông Diêu lại rất thích, vui vẻ
ngâm nga hát theo.
Chạy xe tới trung lộ Lý Sơn, ông Diêu giảm tốc độ, nháo nhác ngó
nghiêng xung quanh. Thấy cổng công ty vận chuyển hàng hóa ven đường đóng kín, ông thở phào nhẹ nhõm. Diêu Ngạn lấy làm khó hiểu, cô hỏi ông: “Bố nhìn gì vậy?”.
Ông Diêu hất cằm, ý bảo Diêu Ngạn nhìn vế phía công ty vận chuyển
hàng hóa. Ngay lúc ông định mở miệng, đằng trước đột nhiên xuất hiện mấy gã đàn ông cường tráng cầm gậy sắt dài khoảng một mét đi tới. Gậy sắt
bị kéo lê tóe lửa trên đường, vẽ thành những vệt ngoằn ngoèo dưới cái
nắng gay gắt.
Ông Diêu hốt hoảng phanh xe, nóng lòng dặn dò Diêu Ngạn, sau đó ông thấp thỏm mở cửa xe.
Người dẫn đầu đám đàn ông ở trần kia tỏ thái độ châm biếm: “Chu choa, hôm nay còn đổi cả phụ xe. Một cô em xinh đẹp à?”.
Ông Diêu cười cười, đưa thuốc lá cho đối phương rồi nói: “Nó là con
gái tôi. Nào nào, mời cậu hút điếu thuốc!”. Dứt lời ông lần lượt đưa mỗi người một điếu, sau đó nghe người đứng trước mặt nói vào vấn đề chính.
“Ông như vậy là không được! Dẫn cô em xinh xắn thế này ra ngoài thì
càng phải nộp thêm tiền bảo kê, không nhỡ xảy ra chuyện trên con đường
này, bọn tôi làm sao mà giúp được, cô bé xinh xắn đáng yêu thế kia mà
xảy ra chuyện thì thật là đáng tiếc.”
Trán ông Diêu lấm tấm mồ hôi, ông lắp bắp: “Mong cậu châm chước.
Chúng tôi là người kinh doanh nhỏ lẻ, có kiếm được mấy đồng đâu, lại còn phải nuôi sống mấy miệng ăn ở nhà nữa”.
Anh ta cười, tay chỉ về phía cổng công ty vận chuyển hàng hóa, sỗ
sàng buông lời: “Chúng tôi cũng kinh doanh nhỏ lẻ, cũng cần chăm lo gia
đình. Ông nói xem, xe của họ Diêu các người giành bao nhiêu mối làm ăn ớ Lý Sơn này rồi? Bây giờ xì ra chút xíu tiền bảo kê thì nhà ông chết đói à?”. Nụ cười của anh ta tắt lịm anh ta nói tiếp: “Nhịn ăn nhịn mặc cũng phải nộp tiền bảo kê cho tôi!”.
Diêu Ngạn ngồi trong xe, nóng ruột quan sát tình hình bên ngoài. Bắt
gặp sắc mặt đám người kia sầm xuống, không khí nồng nặc mùi thuốc súng
xuyên qua lớp kính xe, cô đắn đo suy tính, cắn răng bước xuống.
Đám người kia huýt sáo ầm ĩ, ông Diêu xoay đầu nhìn, nóng nảy quát Diêu Ngạn: “Quay về xe ngay!”.
Diêu Ngạn cố chấp bước đến cạnh ông, nhìn cây gậy sắt bằng ánh mắt lo âu, cô tỏ vẻ điềm tĩnh gật đầu mỉm cười nói với bên kia: “Này anh,
không biết có chuyện gì xảy ra? Tôi với bố tôi còn vội đi giao hàng,
trời thì nắng gay gắt thế này, nếu có chuyện để hôm nào rảnh rỗi hãy nói được không?”.
Anh ta cười nhạo: “Hôm nào? Hôm nào là hôm nào? Hay để anh nửa đêm
nửa hôm trèo vào phòng ngủ của cô em nói chuyện?”. Đám người phía sau
cười phá lên, nhao nhao hùa theo.
Diêu Ngạn dễ xấu hổ, không chịu nổi lời đùa khiếm nhã của đối phương, cô đanh mặt cười nhạt. Đang định nói tiếp thì nghe thấy công ty vận
chuyển hàng hóa bên cạnh mở cửa sắt, tiếng động cơ vang lên ầm ầm, một
chiếc xe Jeep lem nhem bùn đất phóng vèo đến, dừng ngay bên vệ đường.
Một khuôn mặt nam tính lộ ra khỏi xe. Lông mày lưỡi mác xếch ngược,
anh ta trĩu đôi môi dày xuống nói: “Đứng thừ ra đó làm gì? Lên xe, theo
anh đi Nam Giang!”.
Người đang đòi tiền bảo kê vội vàng khom lưng, vịn tay lên cửa sổ, nói: “Anh Nã, chuyện gì gấp thế?”.
Tưởng Nã lườm anh ta, cất giọng nóng vội: “Hỏi nhiều làm gì, lên
xe!”. Lia mắt về phía mây cây gậy sắt trên tay đám đàn em, Tưởng Nã bảo: “Để đồ ra sau xe!”.
Diêu Ngạn vội vàng kéo ông Diêu lùi lại, thở phào một hơi. Đúng lúc này Tưởng Nã dời ánh mắt sắc bén sang cô.
Lúc nãy do trong xe quá nóng bức Diêu Ngạn đành buộc tạm tóc ra sau
gáy, giờ tóc rối bời dính bết vào gò má và cổ, mồ hôi lấm tấm chảy
xuống, ướt đẫm cả ngực áo, lớp áo mỏng xuyên thâu hằn lên những đường
cong đẩy đặn rõ nét.
Tưởng Nã lướt nhìn khuôn ngực Diêu Ngạn, nhếch miệng nói với giọng
thản nhiên: “Không có chuyện thương lượng tiền bảo kê, ngày mai chuẩn bị cho đủ, nếu không đừng hòng xuất hiện trên con đường này!”, rồi nhấn
chân ga. Chờ đàn em leo lên xong, xe Jeep sượt qua chân Diêu Ngạn, để
lại mùi xăng nồng nặc trong gió. Diêu Ngạn chưng hửng, mở to mắt nhìn
chiếc xe lao đi.
Qua gương chiếu hậu, Tưởng Nã thấy cô gái trong đó trợn tròn mắt,
đứng bất động. Người đàn ông bên cạnh đưa tay kéo cô, cô cũng không chịu đi. Tưởng Nã bất chợt mỉm cười. Vài giây sau, anh quay sang răn đe Hứa
Châu Vi: “Đồ vô dụng, thu có chút tiền cũng không xong!”.
Hứa Châu Vi nịnh nọt: “Không phải em không dám lấy mạng người, mà là
mấy việc đòi hỏi đầu óc này phải để anh Nã ra tay mới được!”.
Tưởng Nã hừ lạnh: “Ngày mai để anh giải quyết!”. Anh dặn dò Hứa Châu
Vi. Hứa Châu Vi im lặng lắng nghe, vội vàng làm theo lệnh Tưởng Nã lấy
di động triệu tập anh em. Một lát sau, ngoài cửa trạm thu phí tụ tập
mười chiếc xe bóp còi inh ỏi ra hiệu cùng chạy tới Nam Giang.
Phía bên này, Diêu Ngạn cau có nhìn ông Diêu, nhíu mày hỏi: “Bố, chuyện này là sao?”.
Ông Diêu ngần ngại nói: “Một đám côn đồ mà thôi”.
Nhà máy ở thị trấn Lý Sơn nhiều vô kể. Kinh doanh vận tải cũng dễ,
khó tránh thu hút côn đồ muôn làm giàu. Một đám côn đồ mở công ty vận
chuyển hàng hóa trên trung lộ Lý Sơn, muốn độc chiếm kinh doanh, tất
nhiên sẽ chèn ép người khác.
“Đã một tuần rồi. Cô con đang nghĩ cách. Đưa tiền bảo kê một lần không sao nhưng lần nào cũng đưa thì làm sao chịu nổi.”
Diêu Ngạn bày tỏ ý kiến: “Tại sao không báo cảnh sát? Ở đây không còn luật pháp nữa sao?”.
Ông Diêu tỏ thái độ bất lực: “Cảnh sát can thiệp được mấy lần? Họ đâu thể canh chừng đám đó cả đời”. Ông dừng một chút rồi nói tiếp: “Bố nghe nói người ngồi trong xe mà đám đó gọi là anh Nã từng đâm thuê chém mướn và ở tù ba năm, hắn căn bản không sợ cảnh sát. Nếu chúng ta báo cảnh
sát thật, đám đó trả thù, liệu cảnh sát có lo được không?”.
Diêu Ngạn không nói không rằng, bực tức duỗi thẳng chân.
Buổi tối về tới Trung Tuyển, ông Diêu chạy xe vào bãi đỗ. Thấy chỗ đỗ đã gần kín hết, ông vội vàng gọi cho cô họ của Diêu Ngạn: “Chừng nào cô tới thế? Lát nữa đến là không còn chỗ để xe đâu”.
“Rồi rồi, tới rồi đây!” Trong lúc nói chuyện, phía sau xe ông Diêu lóe sáng, một chiếc xe tải cuốn theo bụi đất chạy tới.
Đỗ xe xong, cô họ Diêu Ngạn rủ mọi người cùng đi ăn khuya. Diêu Ngạn
lễ phép gọi dượng, ôm cánh tay cô họ đi vào quán ăn ngoài bãi đỗ xe.
Sau khi chọn món, ông Diêu kể chuyện buổi trưa cho cô họ và dượng của Diêu Ngạn nghe. Dượng của Diêu Ngạn không nghĩ ra được cách nào thỏa
đáng, do dự nói: “Hay cứ cho đám đó tiền. Chứ lỡ đám đó nói được làm
được, mình cũng khó làm ăn”.
Cô họ Diêu Ngạn không đồng tình, bà cất giọng oang oang: “Đám đó lòng tham không đáy, toàn hét giá trên trời, chúng ta không cần kiếm tiền
mua nhà nữa chắc”.
Diêu Ngạn gẩy gẩy thức ăn, gắp nấm nhai nhồm nhoàm rồi thản nhiên nói: “Tiền không đưa được nhưng hàng có thể cho”.
Ba người trong bàn ngây ra, bỏ đũa xuống nghe Diêu Ngạn giải thích.
Đêm hè yên tĩnh như tấm voan mỏng phủ lên toàn bộ thị trấn, lọc đi
những tạp chất của một ngày dài, thổi đến từng làn gió mát mẻ, ve sầu và ếch nhái không ngừng kêu râm ran.
Diêu Ngạn và ông Diêu thong thả đi bộ về nhà. Bước vào ngõ, mọi nhà
đã tắt đèn tối thui, hai người ngừng nói chuyện, rón rén tìm chìa khóa
mở cửa.
Ti-vi trong phòng khách tỏa ra thứ ánh sáng yếu ớt, Diêu Yên Cẩn dụi đôi mắt đang ngái ngủ, nói: “Về rồi à?”.
Diêu Ngạn đóng cửa, cô mở ngọn đèn nhỏ, hỏi chuyện chị: “Sao chị còn chưa ngủ?”.
Diêu Yên Cẩn bĩu môi: “Chị không yên tâm nên ngồi đợi hai người về. Mẹ ngủ rồi”.
Ông Diêu cười nói: “Con cũng mau ngủ đi, không ngày mai lại bơ phờ”.
Diêu Yên Cẩn gật đầu, ngáp ngắn ngáp dài quay về phòng.
Ngày hôm sau, Diêu Ngạn ngủ một giấc cho đến khi mặt trời lên cao mới thức dậy. Bà Diêu nấu sẵn bữa trưa, để lại tờ giấy nói dẫn Diêu Yên Cẩn đi dọn hàng. Diêu Ngạn mỉm cười, lớn tiếng gọi ông Diêu dậy ăn sáng.
Sau khi ăn xong, Diêu Ngạn theo ông Diêu lên xe, cô cầm quạt pin thổi mát cho ông. Ông Diêu đẩy tay cô: “Con làm mát cho mình đi. Đêm nay về
sớm, bố chạy xe ra tiệm cho người ta sửa điều hòa”.
Diêu Ngạn gật đầu, lấy sổ ra tính toán. Điện thoại ông Diêu đổ chuông không dứt, Diêu Ngạn phụ trách nhận cuộc gọi, đối chiếu số lượng, giá
cả hàng hóa và xác nhận cách thức thanh toán.
Xe chở đầy hàng từ trung tâm vận chuyển đến Lý Sơn, ông Diêu bất an, e sợ đối phương tham lam, chỉ nhất quyết đòi nhận tiền.
Diêu Ngạn cầm dây chun buộc gọn tóc rủ bên má, quệt quệt mồ hôi trên
trán, cô cười cười nói: “Bố đừng lo. Nếu họ chỉ muốn tiền, chúng ta sẽ
nghĩ cách khác”.
Trung lộ Lý Sơn đắm mình trong cái nắng gay gắt. Tưởng Nã mang ghế ra đường ngồi, đàn em dựng ô che bên cạnh, vỏ lạc vương vãi đầy đất. Tưởng Nã thư thái rung chân, ngồi đếm tiền vừa thu được rồi giao cho Hứa Châu Vi, nói anh ta ghi lại.
Hứa Châu Vi lộ vẻ khâm phục: “Anh Nã ra mặt có khác, đòi được hết luôn”.
Tưởng Nã cười mắng: “Thằng nhóc, học hỏi chút đi!”.
Một chiếc xe hàng màu xanh với cô gái xinh xắn ngồi trên ghế lái phụ
chạy tới, Tưởng Nã “hừm” một tiếng, ra hiệu cho Hứa Châu Vi chặn xe.
Hứa Châu Vi khua gậy sắt, xe tải tự giác dừng cách anh ta khoảng hơn
ba mét. Diêu Ngạn xuống xe trước tiên, bước về phía Tưởng Nã.
Tưởng Nã nheo mắt quan sát. Trông thấy cô mặc bộ đồ giống hệt hôm qua nhưng không còn vết mồ hôi trên ngực, anh bất giác mỉm cười, chống cằm
ngắm cô.
Diêu Ngạn hơi sợ nhưng vẫn giả vờ bình thản trước mặt ông Diêu. Đứng
trước đám đàn ông cao lớn vạm vỡ, cô hít sâu xoa dịu nỗi sợ hãi. Cô vừa
đưa quyển sổ vừa cười nói: “Anh Nã, chúng ta có thể làm một cuộc thương
lượng không?”. Tưởng Nã nhướng mày lắng nghe.
Diêu Ngạn nở nụ cười: “Hàng của nhà tôi đúng là hơi nhiều, không hợp
quy tắc. Anh có thể gánh giúp nhà tôi một phần được không?”.
Cô chuyển cuốn sổ tới trước mặt Tưởng Nã, lật vài trang ghi những vụ làm ăn rải rác gần đây.
Nộp tiền là việc làm không bao giờ đi đến hồi kết nhưng nếu nhường
mối chở hàng không quan trọng cho họ, chẳng những thiết lập được giao
tình, mà sau này nhận đơn hàng lớn cũng đỡ lo hơn.
Tưởng Nã tỏ vẻ lạnh nhạt, ngước mắt đánh giá Diêu Ngạn. Anh gõ gõ lên đùi cân nhắc, trong lòng thầm khen Diêu Ngạn tinh ranh. Chẳng buồn nhìn cuốn sổ ghi chép lấy một cái, anh cười gật đầu: “Được, không thành vấn
đề”.
Giải quyết được việc phiền toái, đến cả ánh mặt trời cũng trở nên dịu mát hơn nhiều.
Hôm nay, ông Diêu làm việc thuận lợi vô cùng. Xe ông chạy bon bon
trên đường, về đến thị trấn Trung Tuyển chỉ mới bảy giờ. Trăng sáng
trong giữa trời sao lấp lánh chiếu rọi con đường tăm tối. Tới một tiệm
sửa xe, ông Diêu tấp vào, tìm người quen hỏi giá rồi để xe lại sửa chữa.
Ông Diêu và Diêu Ngạn lại đi bộ về nhà. Nhìn thấy một người phụ nữ
bán dừa tươi bên đường, Diêu Ngạn muốn uống nước dừa nên bước tới hỏi
giá. Bà ta nhanh nhẹn cầm dao tước vỏ, khoét lỗ, cắm ống hút vào trong,
chẳng buồn ngẩng đầu lên, trả lời: “Mười lăm tệ một quả”. Bà ta đưa trái dừa mới gọt xong cho một cậu bé đứng bên cạnh.
Diêu Ngạn “ờ” một tiếng, rồi kéo ông Diêu đi thẳng.
Ông Diêu ngoảnh đầu lại nhìn, nói: “Muốn uống thì mua đi con!”.
“Không mua.” Diêu Ngạn lắc đầu, “Chẳng thà con mua nước dừa lon uống còn hơn, chỉ có ba bốn tệ một lon”.
Ông Diêu biết con gái muốn tiết kiệm tiền, lòng ông chua xót như bị xát muối.
Trong ngõ mấy ông cụ hàng xóm đang ngồi hóng mát, tay phe phẩy chiếc
quạt hương bồ, một người trong số họ gọi với theo hai bố con Diêu Ngạn:
“Ăn cơm chưa?”.
Diêu Ngạn mỉm cười thưa: “Chưa ông ạ, bây giờ cháu mới về nhà ăn”.
Vừa đi được vài bước đã nghe mấy ông cụ xầm xì bàn tán, nói Diêu Ngạn không tìm được việc làm ở thành phố Nam Giang, hết cách nên buộc phải
về quê.
Ông Diêu ngoái nhìn, đột nhiên hỏi Diêu Ngạn: “Con tìm việc đến đâu
rồi?”, Diêu Ngạn mở khóa, đẩy cửa vào nhà, cô nói: “Vẫn đang đợi tin”.
Thấy bà Diêu bê thức ăn ra khỏi bếp, cô gọi: “Mẹ, hôm nay nhà mình ăn gì thế?” .
Bà Diêu đặt bát sứ nóng hôi hổi xuống, cười nói: “Mẹ vừa hâm nóng
canh gà cho hai bố con. Mẹ với Yên Yên ăn rồi, hai bố con mau ăn đi”.
Diêu Ngạn tiến lại, múc canh uống một ngụm, lè lưỡi kêu nóng. Cô chép miệng vài cái, đi vào toilet rửa mặt, gột sạch mồ hôi trên người.
Bà Diêu ngồi ngoài bàn ăn, lại bắt đầu đề tài đã nhai đi nhai lại
suốt cả tháng nay: “Mẹ thấy con nên quay về Nam Giang. Công việc tốt như vậy, con lại xin nghỉ. Con là sinh viên mới ra trường, không thể kén cá chọn canh, cũng không được ra vẻ ta đây”.
Diêu Ngạn dạ thưa nhưng miệng nhai chóp chép, nhìn qua cũng biết cô
giả vờ nghe lấy lệ. Bà Diêu thở dài ngao ngán: “Yên Yên đi nhảy, tối con nhớ để cửa cho nó”.
Diêu Ngạn nhíu chặt mày: “Chị ấy lại tới phòng khiêu vũ?”.
Bà Diêu gật đầu không vui.
Thị trấn Trung Tuyển vẫn giữ lại phòng khiêu vũ đã có từ hơn chục năm trước. Đèn xoay trên trần nhà tán xạ đủ màu sắc, khiến gương mặt của
những người trong phòng trở nên vô cùng kỳ quái. Phòng khiêu vũ ờ đây
chơi nhạc blues quanh năm suốt tháng. Khách đến đa phần là người lớn
tuổi, thỉnh thoảng cũng bắt gặp vài người trung niên độc thân. Diêu Ngạn không tránh khỏi lo lắng cho chị, có điều Diêu Yên Cẩn cũng biết chừng
mực, trước chín giờ sẽ tự giác về nhà. Ngẫm nghĩ một hồi, cô cũng nói để bà Diêu yên tâm.
Diêu Ngạn theo xe liên tục cả tuần. Điều hòa sửa xong, theo xe không
còn thấy vất vả nữa, thế nhưng sức khỏe của ông Diêu không chịu nổi. Dẫu sao cũng không ai thay ca, phải làm quần quật suốt mười hai tiếng đồng
hồ, lưng ông đau ê ẩm, còn cánh tay mỏi rã rời.
Diêu Ngạn nhận xong điện thoại, cô cất giọng nhẹ nhõm: “Bố, cô nói đã mời được tài xế mới, ngày mai sẽ bắt đầu làm việc”.
Ông Diêu thở phào một hơi. Mắt ông tự nhiên nhòa đi, ông lắc lắc đầu, đến khi nhìn rõ trở lại thì đã muộn. Một người chạy xe máy bất ngờ lao
ra từ con đường phía trước, ông Diêu đạp mạnh phanh xe.
Diêu Ngạn vội nhảy xuống xe, lúng túng lay gọi người chạy xe máy.
Nhìn anh ta ngã lăn xuống đất rên rỉ đau đớn, cô sợ hãi thốt lên: “Cảm
ơn trời đất”, gấp rút lấy điện thoại gọi xe cấp cứu.
Ông Diêu luống cuống, không biết phải làm sao. Xe máy đổ, mảnh vỡ phụ tùng văng ra xung quanh, người nằm dưới đất gãy chân chảy máu. Không
biết anh ta còn bị thương chỗ nào khác không mà cứ kêu rên ầm ĩ, nói
không dậy nổi.
Mấy người ở công ty vận chuyển hàng hóa bên cạnh ùa ra xem. Sợ thiên
hạ chưa đủ loạn, họ quát to: “Đừng hòng gây chuyện xong bỏ trốn!”. Họ
nháo nhào đòi báo cảnh sát.
Diêu Ngạn nào còn tâm trạng để ý tới họ. Sợ anh ta bất tỉnh, cô ngồi xuống cạnh anh ta trò chuyện, cam đoan sẽ chịu trách nhiệm.
Thị trấn Lý Sơn không có bệnh viện công. Xe cấp cứu điều từ thị trấn
Trung Tuyển cần ít nhất nửa tiếng đồng hồ, vòng đi vòng về càng tốn
nhiều thời gian. Diêu Ngạn bình tĩnh suy nghĩ, cô gọi ông Diêu: “Bố,
chúng ta đưa anh ta đi bệnh viện trước!”.
Ông Diêu cuống quýt nghe theo. Sợ làm vết thương của anh ta nặng hơn, ông không dám đụng mạnh, cứ lóng ngóng vụng về đỡ anh ta. Nào ngờ vừa
chạm vào chân, anh ta liền la hét kêu đau. Diêu Ngạn mồ hôi nhễ nhại, cô buộc tạm tóc ra sau gáy, xua tay cản: “Bố đừng đỡ nữa. Anh ta không thể cử động được đâu”.
Đảo mắt nhìn quanh một vòng, Diêu Ngạn đành nhờ đám côn đồ đang hào
hứng đứng xem: “Mấy anh giúp một chút được chứ? Trong công ty mấy anh có nẹp hay vải bố không?”.
Đám côn đồ cười hì hì: “Có, em đi theo bọn anh vào lấy nào! Nó ở ngay trong phòng anh thôi”.
Diêu Ngạn thẹn quá hóa giận. Nhưng nghĩ tới người bị thương, cô nhẫn
nhịn đến đỏ mặt. Đúng lúc này một tiếng quát dội đến: “Lý Cường, mau
giúp đưa người ta vào bệnh viện”.
Mắt Diêu Ngạn hướng về phía phát ra âm thanh, cô thấy Tưởng Nã khom
người tựa vào cửa sổ mở rộng trên tầng hai. Anh cầm điếu thuốc lên hút,
vừa cười nhìn Diêu Ngạn, vừa ung dung nhả khói. Làn khói trắng mờ lượn
lờ một lát trong không khí rồi tan biến.
Diêu Ngạn cứng đờ người. Khi mấy người đứng cạnh vào công ty vận
chuyển mang cáng cứu thương thô sơ đi ra, cô mới định thần, nhìn lên
tầng hai lần nữa nhưng không còn thấy bóng dáng Tưởng Nã.
Lý Cường đưa họ về đến Trung Tuyển, anh ta không nói tiếng nào, bỏ đi ngay tức khắc. Diêu Ngạn cũng không có thời gian cảm ơn, cô chạy theo
bác sĩ y tá, sắp xếp ổn thỏa cho người bị thương. May là người đó bị
thương không nặng. Cô ở lại trông chừng, đợi người nhà anh ta tới mềm
mỏng nói chuyện. Cuối cùng, cô gọi điện hỏi ông Diêu nên xử lý chuyện
này như thế nào.
Ông Diêu buồn bã mở miệng: “Họ không báo án, may mà cảnh sát giao
thông không tới. Cô con bảo giải quyết riêng, để cảnh sát giao thông
biết sẽ giam xe, lỡ việc làm ăn”.
Diêu Ngạn nói: “Con thấy họ cũng có ý muốn giải quyết riêng, đòi tiền bồi thường”.
“Vậy cũng đỡ hơn chậm trễ việc làm ăn. Con thăm dò ý họ thử xem.” Ông sầu não hỏi thêm vài câu rồi gác máy.
Diêu Ngạn đi vào phòng bệnh, cô khéo léo hỏi han người nhà nạn nhân:
“Thưa cô chú, việc này xảy ra trách nhiệm đích thực thuộc về phía gia
đình cháu. Vậy giờ cô chú định giải quyết thế nào ạ?”.
Người nhà nạn nhân tranh thủ lúc cô vắng mặt đã bàn bạc trước với
nhau, họ ra giá: “Tiền thuốc men, tiền bồi dưỡng và thu nhập bị mất
trong lúc nằm viện. Sau khi xuất viện không chừng còn để lại di chứng,
bồi thường ít nhất ba vạn tệ”.
Diêu Ngạn nhướng mày, cô nở nụ cười, nói với họ: “Nhà cháu đụng trúng anh ấy, phải chịu trách nhiệm là điều chắc chắn. Nhà cháu nhất định sẽ
đền bù tiền thuốc men và các chi phí khác. Nói sao đi nữa cũng tại nhà
cháu hại anh ấy nằm viện. Có điều ba vạn tệ nằm ngoài khả năng của gia
đình cháu. Hay chúng ta nhờ cảnh sát giao thông can thiệp giúp, được
không ạ?”.
Đối phương giật mình, đưa mắt nhìn nhau. Họ cũng không nói đồng ý hay không mà lảng sang chuyện khác.
Tạm thời việc thương lượng chưa có kết quả, Diêu Ngạn đành đi về. Tới nhà, cô kể mọi chuyện với bà Diêu, bà nói: “Thế này đi, mấy ngày tới mẹ vào chăm sóc người ta, còn con với chị con đi bán hàng”.
Diêu Ngạn gật đầu đồng ý. Không thấy ngon miệng nên cô cũng chỉ ăn
qua loa chút ít, cô mệt mỏi thức đợi ông Diêu về. Nhìn ông Diêu không
sao, cô mới yên tâm đi ngủ.
Sáng sớm hôm sau, bà Diêu sang hàng xóm mua gà về nấu canh, mang tới
bệnh viện. Diêu Ngạn gom tượng vào túi, gọi Diêu Yên Cẩn thức dậy ăn
cháo rồi hai chị em cùng ra khỏi nhà.
Trường tiểu học Trung Tuyển mở nhiều lớp học hè, thu học phí với danh nghĩa là học thêm. Vì vậy dù đang trong kỳ nghỉ hè, cổng trường vẫn vô
cùng náo nhiệt.
Diêu Ngạn tìm một chỗ mát mẻ, mở túi vải, bày tượng ra bán. Cô để màu nước và cọ tô bên cạnh, kêu Diêu Yên Cẩn dựng ghế lên ngồi, bốc một nắm hạt dưa đưa cho chị.
Diêu Yên Cẩn ăn hạt dưa đến mức khát khô cả cổ, sau đó quay qua hỏi
Diêu Ngạn bây là giờ mấy giờ. Diêu Ngạn nhìn đồng hồ, nói: “Gần mười một giờ! Lát nữa học sinh tan trường, chị em mình sẽ có việc làm”.
Diêu Yên Cẩn gật đầu một cách chán chường.
Chuông tan học vang lên đúng giờ. Mặt trời đỏ rực chiếu xuống, mặt
đất trở nên bỏng rát, nắng rọi tới chỗ Diêu Ngạn bày hàng, cô bèn dời nó sang chỗ râm mát.
Học sinh ùa ra ngoài cổng trường tìm sạp hàng nhỏ quen thuộc, bắt đầu cầm cọ lên tô.
Diêu Ngạn mồ hôi đầm đìa mời chào các vị thượng đế nhỏ tuổi, cô đặt
mấy mẫu tượng mới ra trước nói: “Mấy mẫu này mười tệ một bức, các em tô
màu xong sẽ đẹp hơn nữa!”.
Mấy cô cậu học sinh có mới nới cũ, lập tức bỏ mấy bức tượng đang tô dở một nửa, chuyển sang tô mấy mẫu mới.
Tô tượng không mất tiền nên đa phần học sinh chỉ đến tô chứ ít khi bỏ tiền ra mua, thế nhưng hôm nay tượng lại bán rất chạy. Không biết có
phải do mẫu mới hấp dẫn hơn không, mà mấy cô cậu học sinh sau khi tô
xong đều không nỡ để lại. Một học sinh hào phóng móc năm mươi tệ ra nói: “Em muốn mua cái này!”.
Diêu Ngạn cười tươi nhét tiền vào ống tiết kiệm, lấy tiền lẻ trong
chiếc hộp khác trả lại cho cậu bé. Một mình cô bận rộn, xoay xở không
kịp, Diêu Yên Cẩn cũng giúp một tay. Chị phụ trách giao tượng, thỉnh
thoảng có tiền to thì sẽ đưa cho Diêu Ngạn, lấy tiền lẻ từ Diêu Ngạn để
trả lại.
Một chiếc xe ô tô chầm chậm chạy trên đưòng, tài xế ngó đầu ra ngoài
cửa sổ, nhìn quanh một lượt. Ai ai cũng vội vã, xe đạp điện lướt qua vèo vèo, chỉ có trước cổng trường tiểu học là tập trung một nhóm người, ông ta nói với người ngồi sau: “Sếp Thẩm, tôi tới đó hỏi thăm”.
Thẩm Quan nhắm mắt, day day ấn đường ậm ừ đồng ý. Nghe cửa xe đóng lại, anh ta mới mở mắt nhìn lướt xung quanh một lượt.
Tài xế đi về phía đám đông đang tụ tập ngoài cổng trường tiểu học.
Gặp Diêu Ngạn, ông ta hỏi: “Xin hỏi đường đến khu khai phá đi như thế
nào? Tôi thấy cây cầu đằng kia đã gãy, hình như không đi được nữa”.
Diêu Ngạn trả lại tiền thừa cho một học sinh, rồi nhanh nhẹn đáp:
“Chú chạy tới con hẻm nằm cạnh đầu cầu”. Cô miêu tả đại khái, tài xế lập tức hiểu ý.
Tài xế nói cảm ơn cô. Trông thấy Diêu Ngạn mồ hôi nhễ nhại, gò má
phơi nắng đến đỏ gay, ông ta cúi nhìn, móc tiền mua một bức tượng.
Học sinh chen nhau mua hàng, đông đến nỗi Diêu Yên Cẩn cảm thấy xây
xẩm mặt mày, không phân biệt nổi giá cả và mẫu mã các bức tượng. Học
sinh chỉ bức nào cô liền lấy bức đó. Tài xế chỉ đại một bức, cô cũng
không nhìn đến, đưa ngay ống tiết kiệm cho ông ta.
Ô tô lăn bánh đến con hẻm mà Diêu Ngạn chỉ dẫn. Chạy qua cây cầu gãy, tài xế nói thầm: “Cầu như vậy mà cũng gãy, không biết chừng nào mới sửa xong”. Xe tiến vào con hẻm chật kín xe cộ qua lại, ách tắc hơn mười
phút mới thoát ra được. Lát sau, họ đã đến được khu khai phá.
Thẩm Quan chỉnh lại quần áo bước xuống xe, Tổng giám đốc nhà máy nước giải khát đã đợi sẵn ở bên ngoài. Sau một hồi khách sáo, ông ta gợi
chuyện: “Trời ơi, tôi quên dặn trước. Cây cầu đó sập từ năm ngoái, gần
cả năm rồi chính phủ chưa cho người tới sửa, xe chỉ có thể đi đường
vòng”.
Tưởng Nã bước ra khỏi nhà máy nước giải khát, Tổng giám đốc gọi anh
lại giới thiệu: “Đây là cháu tôi, nó quản lý một công ty vận tải”.
Tưởng Nã dừng chân, gật đầu với Thẩm Quan nhưng anh ta đi im lặng, để tay trong túi quần.
Thẩm Quan thờ ơ theo Tổng giám đốc đi vào nhà máy. Tài xế đứng phía sau bất chợt hét lớn.
Thẩm Quan cau mày, xoay người nhìn tài xế. Thấy ông ta ngạc nhiên nhìn bức tượng, anh ta nói với vẻ không vui: “Gì vậy?”.
Tài xế lắc bức tượng, nói giọng kinh ngạc: “Tôi nhìn qua khe hở thấy trong này có tới mấy trăm tệ, giật bắn mình!”.
Diêu Ngạn dọn hàng về nhà. Đang ăn trưa, cô như sực nhớ ra chuyện gì
đó, vội buông đũa đi lấy túi để tượng. Lục lọi một hồi, cô hỏi Diêu Yên
Cẩn: “Chị, ống tiết kiệm đâu?”.
Diêu Yên Cẩn chỉ túi nói: “Không phải trong túi à?”.
“Không có.” Diêu Ngạn hỏi tiếp: “Chị có để quên ngoài cổng trường không?” .
Diêu Yên Cẩn nói không rõ. Cô không hề biết bản thân đã làm mất mấy trăm tệ phải vất vả lắm mới kiếm được.
Thức ăn trên bàn nghi ngút khói nhưng Diêu Ngạn không có tâm trạng ăn uống, cô dặn dò Diêu Yên Cẩn rồi hấp tấp chạy ra ngoài.
Cổng trường tiểu học Trung Tuyển còn thưa thớt vài người, cô quan sát khắp mặt đất, lại đến hỏi thăm cửa hàng văn phòng phẩm bên cạnh, cuối
cùng đành đi về tay không.
Bà Diêu từ bệnh viện trở về. Sau khi nghe kể, bà tiếc của lên tiếng:
“Biết trước mẹ không mua gà, mới một buổi sáng mà đã đánh mất ngần ấy
tiền!”. Bà nhìn Diêu Yên Cẩn ngồi gục đầu trên ghế sofa, hỏi nhỏ Diêu
Ngạn: “Chị con làm sao vậy?”.
“Chị sợ mẹ con mình quở trách.” Diêu Ngạn nhíu mày: “Cũng không biết
bỏ quên chỗ nào, có lẽ bị người ta nhặt mất rồi. Con về nhà hỏi chị mấy
lần mà chị ấy cứ như vậy”.
Bà Diêu thở dài: “Thôi con, coi như mua một bài học. Sau này, mẹ với con phải tự trông chừng ống tiết kiệm, đừng để nó giữ”.
Diêu Ngạn do dự: “Nhưng chị thích cầm ống tiết kiệm”.
“Không thể cái gì cũng chiều theo ý nó. Lần này, nó cũng tự biết sai, chắc không ngang bướng nữa đâu.” Bà Diêu chỉ cặp lồng, nói tiếp: “Con
mang cái này đi rửa đi, mang vào bệnh viện kiểu gì cũng bẩn”.
Diêu Ngạn gật đầu, ôm cặp lồng vào nhà bếp.
Buổi chiều, cô nhóm bếp trước cửa nhà, bày khắp khoảng đất trống bên
cạnh là những bức tượng thạch cao vừa làm xong. Một đứa bé hàng xóm ngồi cạnh Diêu Ngạn thèm chảy nước dãi, len lén đụng tay vào mấy bức tượng.
Diêu Ngạn cười giòn tan: “Em lấy một bức mà chơi, lát nữa trả chị là
được!”. Đứa bé reo lên sung sướng: ”Em cảm ơn chị!” Rồi tóm lấy một bức, đứng dậy chạy đi.
Ông cụ hàng xóm mặc áo ba lỗ trắng quần đùi hoa để lộ da dẻ chảy xệ
đang ngồi hóng gió, ông giơ quạt hương bồ lên đập muỗi, cất giọng xa
xăm: “Bé ba, cháu tìm được việc làm chưa?”.
Diêu Ngạn đang chọc thông lỗ viên than tổ ong, cô ngước lên trả lời: “Tạm thời vẫn chưa ạ, cháu đang chờ tin”.
Ông cụ phe phẩy quạt, nói tiếp: “Cháu ông vừa vào kênh Nam Giang Sáu
làm Tổng biên tập, nó cũng mới tốt nghiệp đại học Nam Giang thôi. Nhưng
lúc nó chưa học xong tiến sĩ đã có lãnh đạo tìm đến rồi!”.
Diêu Ngạn vừa làm vừa phụ họa theo: “Cháu ông giỏi mà. Tết năm ngoái gặp chị ấy, cháu đã thấy chị ấy lợi hại rồi”.
Nghe Diêu Ngạn nói vậy, ông cụ sướng rơn người, tiếp tục khoe khoang: “Cũng không lợi hại gì, tiền lương hơn mười nghìn mà thôi. Chồng nó
cũng tàm tạm, làm về…” ông cụ nhíu mày, ra chiều suy tư: “Chính là mấy
thứ đồ hộp bây giờ chúng ta hay thấy trên ti-vi ấy. Đấy, chồng nó làm
Giám đốc ở công ty đó nên lương mới cao”.
Diêu Ngạn ậm ừ cho qua, tất cả tâm tư của cô đều dồn hết vào trong
nồi. Nấu gần xong, cô nhấc nồi lên, đổ chất lỏng sền sệt màu trắng vào
khuôn.
Bà Diêu ở trong nhà nghe thấy đoạn đối thoại sầm mặt tức tối, bà dựa
cửa nhìn ra ngoài, nói nhỏ với Diêu Ngạn đang loay hoay: “Con nói chuyện với ông già kia làm gì? Chốc nữa, ông ta lại đi khua môi múa mép với
hàng xóm”.
Diêu Ngạn mỉm cười, cô không quay đầu lại, chỉ tập trung nhìn những
bức tượng từ từ thành hình, cô đáp lời bà Diêu: “Nếu con không nói, ông
ấy lại tưởng con chột dạ”.
Bà Diêu nghiến răng nghiến lợi dạy dỗ: “Con nói xem, tập đoàn lớn tốt thế mà cứ khăng khăng đòi về quê. Trung Tuyển đào đâu ra công ty, toàn
nhà máy với nhà máy, con tính làm công nhân hay sao!”. Bà càu nhàu: “Lúc trước thi nghiên cứu sinh kết quả tốt như vậy mà lại đòi đi tìm việc
làm, kiếm được bao nhiêu tiền chứ!”.
Cuối cùng Diêu Ngạn cũng chịu thua. Cô xoay người đẩy bà Diêu vào
nhà, gọi Diêu Yên Cẩn ra giúp, lúc này bên tai mới im ắng trở lại.
Hoàng hôn buông xuống, bà Diêu bỏ tượng vào túi đựng, chuẩn bị ra
công viên bên sông bán hàng. Bà đẩy việc đi đên bệnh viện cho Diêu Ngạn: “Con mua ít hoa quả đến thăm họ rồi về. Vài ngày nữa, cô con rảnh sẽ
đến sau”. Bà dặn thêm Diêu Ngạn: “Tiền để cô con đưa. Nếu bố con ngờ
nghệch đòi chịu trách nhiệm, con nhớ cản lại”.
Diêu Ngạn nhíu mày, cô không đồng tình với bà Diêu. Bà Diêu nói tiếp: “Hai tài xế trước gây tai nạn cũng cô con bồi thường. Chuyện này để chủ giải quyết là đúng, đừng vì bà con họ hàng với nhau mà không phân biệt
rõ ràng, cái nào ra cái đó”.
Diêu Ngạn ứng phó qua loa. Tắm rửa xong xuôi, cô cũng rời khỏi nhà.
Ngoài cổng bệnh viện có nhiều hàng bán hoa quả, chiếm gần nửa con
đường. Quản lý đô thị tới càn quét, đuổi mấy người bán hàng sát vào lề.
Diêu Ngạn hấp tấp chọn nho và dưa hấu xách vào bệnh viện.
Trong bệnh viện nồng nặc mùi thuốc hòa lẫn với mùi thức ăn. Diêu Ngạn đẩy cửa vào một phòng bệnh, người bị thương nằm trên giường đang nói
chuyện bỗng im bặt.
Diêu Ngạn cười nói ríu rít: “Cô chú, cháu mua ít hoa quả đến thăm anh”.
“Cháu khách sáo thế làm gì.” Người kia miệng nói còn chưa hết lời tay đã đưa ra cầm lấy túi hoa quả. Tán gẫu một hồi, đối phương nói: “Ngày
mai, cô chú định cho nó chụp cộng hưởng từ. Tim nó không khỏe, có thể
phải khám tổng quát. Hôm nay, chủ nó tới bảo thế này sẽ làm lỡ công
việc, nó có khả năng bị đuổi!”.
Diêu Ngạn cố tình phớt lờ khúc sau, cô niềm nở mở miệng: “Vâng, phải
kiểm tra đầy đủ cho anh chứ ạ, cháu cũng rất lo cho sức khỏe của anh
ấy”.
Đúng lúc bác sĩ đi vào kiểm tra vết thương, Diêu Ngạn tiện thể hỏi
thăm: “Bác sĩ, sức khỏe của anh tôi thế nào rồi? Tim anh ấy không khỏe,
tôi sợ vết thương trở nặng”.
Bác sĩ ngớ ra, chê Diêu Ngạn không biết gì: “Chỗ nào, chỗ nào? Hôm
qua đã khám tổng quát rồi còn gì. Tim rất khỏe, gì mà vết thương nặng
hơn với nhẹ đi, tầm phào! vết thương cỏn con thôi. Lo lắng thì cứ bỏ
tiền ra mà kiểm tra lần nữa!”.
Diêu Ngạn ngoái đầu, thì thầm với đối phương: “Bác sĩ bây giờ, thái
độ càng lúc càng tệ. Cô chú cần làm gì thì cứ làm đi ạ. Ngày mai, chúng
ta lại khám tổng quát, ai biết mấy lời này của bác sĩ có chuẩn hay
không!”.
Họ ngượng chín mặt, gượng cười rồi lảng sang chuyện khác.
Tưởng Nã đứng bên ngoài nãy giờ, nghe Diêu Ngạn nói, anh lướt nhìn
khuôn mặt xám xịt của bác sĩ bằng ánh mắt hả hê. Anh mỉm cười, gọi to:
“Trần Lập, có việc cần tìm chú đây, ra đây đi”.
Trần Lập quay đầu lại, nhìn thấy Tưởng Nã, nụ cười mới hiện lên trên gương mặt anh ta.
Hai người đi vào phòng làm việc, Tưởng Nã chỉ về phía Hứa Châu Vi
đang ngồi co ro trên ghế, nói: “Chắc do thời tiết nóng bức, vết thương
của cậu ây bị hở”.
Trần Lập vén áo Hứa Châu Vi lên xem bụng anh ta: “Không sao, để em kê cho cậu ấy ít thuốc”. Kê đơn thuốc xong, Trần Lập hỏi: “Anh tới bệnh
viện làm gì? Đích thân đưa Tiểu Hứa đi?”.
Tưởng Nã gảy thuốc lá, trả lời: “Không phải, anh có chút việc ở khu khai phá”.
Hai người nói chuyện thêm một lúc, Tưởng Nã và Hứa Châu Vi mới ra về. Đi ngang qua một phòng bệnh, ánh mắt của Tưởng Nã vô thức dừng lại ở
phía trong. Thấy Diêu Ngạn tươi cười ăn dưa hấu, trò chuyện rôm rả với
ba ngươi đối diện, anh cười nhạt, thu lại tầm mắt.
Vấn đề việc làm của Diêu Ngạn thường bị hàng xóm bàn ra tán vào rốt
cục cũng có hồi âm. Sau khi nhận được điện thoại báo tin, cô hớn hở ra
mặt. Nồi nước trên bếp sôi sùng sục, Diêu Yên Cẩn bắc xuống, quay sang
hỏi em gái: “Có chuyện gì mà vui vậy em?”.
Diêu Ngạn đổ nước nóng ra, nhanh tay xào thức ăn trong một chiếc nồi
khác, cô cười đáp: “Em tìm được việc rồi. Sang tuần em đi làm”.
Diêu Yên Cẩn cũng cảm thấy vui lây, mừng rỡ reo lên: “Hay quá!”.
Diêu Ngạn cười nhìn chị. Suy nghĩ một lát, cô móc tiền đưa cho chị:
“Chị đến quán ăn ngoài ngõ mua một hộp thịt xào, tối nay nhà mình thêm
món”. Diêu Yên Cẩn cầm tiền nhìn nhìn, Diêu Ngạn nói: “Đây là hai mươi
tệ. Thịt xào mười tám tệ, chị bảo chủ quán trả lại chị hai tệ. Nhớ lấy
tiền thừa”.
Diêu Yên Cẩn gật đẩu, miệng không quên làu bàu bất mãn: “Chị biết đây là hai mươi tệ”.
Buổi tối, bà Diêu từ bệnh viện trở về. Nghe Diêu Ngạn báo tin, bà cất giọng hăm hở: “Cuối cùng thì con đã tìm được việc làm rồi! . Nhưng khi
hỏi đến chuyện lương bổng, niềm vui của bà xẹp xuống: “Mới đi làm là ít
vậy đấy! Biết thế hồi đó mẹ kêu con học báo chí, làm biên tập cho đài
truyền hình”.
Diêu Ngạn lại không hề thấy lương thấp. Cô gắp thịt vào bát bà Diêu,
dỗ ngon dỗ ngọt bà. Diêu Yên Cẩn tranh thủ giành công: “Thịt này là con
tự đi mua! Chủ quán nói thịt rất tươi, mới nhập trưa nay”.
Bà Diêu khen: “Ừ, thịt ngon!”.
Diêu Yên Cẩn cắn đũa, cô cười híp mắt. Ăn uống xong xuôi, cô chào một câu, thay một chiếc váy xinh xắn rực rỡ rồi lao đến phòng khiêu vũ.
Diêu Ngạn cản không được, đứng ngay cửa gọi Diêu Yên Cẩn nhưng đã không
còn thấy bóng dáng chị đâu nữa.
Thím nhà bên đang đổ nước bẩn ra đường, “Ào” một tiêng đã thấy nước
bẩn thấm ướt mặt đường, nhìn thấy Diêu Ngạn đang chuẩn bị xoay người đi
vào nhà, liền gọi: “Diêu Diêu, chị cháu lại đi nhảy à?”.
Diêu Ngạn đáp “Vâng” một tiếng, bà liền nhíu mày lo lắng nói: “Cháu
cũng biết đầu óc chị cháu không nhanh nhạy. Tối muộn mấy ngày trưóc, bác thấy nó cùng một người đàn ông tầm hơn bốn mươi tuổi rời khỏi phòng
khiêu vũ. Hai người dựa sát nhau thủ thỉ tâm sự, cũng không biết có quen nhau hay không. Cháu phải trông chừng chị thật kỹ, dù gì chị cháu cũng
xinh xắn, rất dễ bị lừa!”.
Diêu Ngạn giật nảy người vội vã nói cảm ơn. Bước vào, cô lưỡng lự một lúc, rồi viện cớ đi ra ngoài.
Ngoài cửa phòng khiêu vũ có hai quầy bán đồ nướng ngun ngút khói
khiến đêm hè oi ả càng trở nên nóng bức. Diêu Ngạn tới gần quầy hàng,
đưa tay lau mồ hôi đầm đìa trên cổ. Cô chưa từng đến phòng khiêu vũ nên
cảm thấy không quen. Đặt chân qua cánh cửa tối màu, cô nghe loáng thoáng giai điệu nhạc blues. Vài người trung niên quàng vai bá cổ loạng choạng dìu nhau bước đi. Bắt gặp Diêu Ngạn, mắt một người đàn ông sáng rực,
say đắm nhìn cô không nỡ rời đi.
Trong hành lang nhỏ xíu chật hẹp, Diêu Ngạn đành vờ như không biết,
cô nhíu mày, nghiêng người đi qua tỏ thái độ kiêu căng khiên ông ta “Hừ” một tiêng đầy tức tối, lảo đảo bước ra ngoài.
Diêu Yên Cẩn đứng giữa sàn nhảy giống thập niên năm mươi, sáu mươi.
Trước mặt Diêu Yên Cẩn là một người đàn ông khoảng gần bốn mươi, đang ôm cô xoay vòng.
Diêu Ngạn ngó quanh một vòng, chỉ có chiếc bàn trong góc còn trống.
Trên đó đặt một chiếc ly nhưng không có người, cô điềm tĩnh đến ngồi
xuống, trốn trong bóng tối quan sát Diêu Yên Cẩn.
Một chỗ khác, Tưởng Nã nhận túi giấy từ tay chủ phòng khiêu vũ. Anh
cầm áng chừng chốc lát. Đang định quay người đi, chủ phòng khiêu vũ ngăn anh lại nói: “Anh Nã, nghe nói anh lái xe tải ở Lý Sơn?”.
Tưởng Nã im lặng, nhướng mày nhìn ông ta. Chủ phòng khiêu vũ cười
ngượng ngập, ông ta nói: “Tôi muốn hỏi anh có quen với cảnh sát giao
thông không? Một người bà con của tôi lái xe hàng chở quá tải bị cảnh
sát chặn lại hai ngày trước. Bây giờ làm nghề này, có chỗ nào mà không
chở quá tải. Bà con của tôi bị giam xe, tôi muốn tìm người gửi gắm”.
Tưởng Nã cười cười: “Được, ông tự mình chuẩn bị đi, ngày mai tôi sẽ thông báo”.
Anh mở cửa bước ra, nhìn thấy có người đã chiếm chỗ ngồi ban nãy của
mình. Người đó có gương mặt thanh tú, đôi mắt trong veo đang ngóng nhìn
về một chỗ. Đèn phòng khiêu vũ rực rỡ đủ màu rọi lên gương mặt cô không
gợn vẻ tầm thường thô tục như những kẻ khác, mà toát lên nét nhanh nhẹn, can đảm hệt như dưới ánh nắng gay gắt ban ngày.
Diêu Ngạn nhìn đến mức mắt mỏi nhừ, cô chớp chớp vài cái, một chiếc
bóng bất thình lình ập tới. Diêu Ngạn ngạc nhiên ngước lên, cô giật thót tim nhìn, Tưởng Nã đang cong cong khóe miệng chiếu đôi mắt sâu thẳm về
phía mình. Lẩn đầu tiên nhìn thẳng Tưởng Nã, cô phát hiện anh rất cao
lớn. Khác với vẻ vô cảm khi anh ngồi hoặc nhìn từ xa, cảm giác áp bức mà anh tạo ra chui vào lỗ chân lông của Diêu Ngạn, khiên trái tim cô run
bắn. Cô phát hoảng, vội vàng lui ra sau.
Tưởng Nã chống tay lên ghế, cúi người sát lại gần Diêu Ngạn. Nhìn từ
xa giống như anh đang ôm Diêu Ngạn. Hơi thở nam tính lượn lờ xung quanh, ánh mắt Tưởng Nã sáng quắc nhưng anh lại trầm mặc, không lên tiếng.
Diêu Ngạn dán người vào lưng ghế, ngón cái bám vào tay vịn của ghế,
cuộn tay thành nắm đấm. Gần hai bên má của Diêu Ngạn là cánh tay ngăm
đen chắc khỏe, túi giấy vô tình sượt qua tai cô. Cô cứng người nhìn anh
bằng cặp mắt đề phòng. Trực giác mách bảo cô rằng, người trước mặt rất
nguy hiểm. Gương mặt Diêu Ngạn không kìm chế được mà đỏ bừng, cô căng
thẳng nuốt khan.
Tưởng Nã bình thản nhếch miệng, áp người xuống thêm chút nữa. Ngay
khi mũi anh gần chạm mũi cô, anh ngừng ở tư thế nghiêng người, với ra
sau lưng Diêu Ngạn, trượt theo đường cong vô hình ngay eo cô.
Diêu Ngạn đầy cảnh giác, nín thở, ưỡn thẳng lưng.
Tưởng Nã đang cúi thấp người, cô mơ hồ nghe thấy âm thanh không rõ
thoát ra từ phía anh. Khi anh rút tay về, một cây bút máy đen chợt xuất
hiện trên tay anh. Anh kẹp đầu bút giữa hai ngón tay, lắc lắc trước mặt
Diêu Ngạn. Diêu Ngạn trố mắt nhìn, hơi thở tắc nghẹn trong khí quản từ
nãy giờ mới có thể thoát ra, phả lên vòm ngực người đàn ông trước mặt.
Tường Nã hạ thấp giọng nói: “Ban nãy, tôi đánh rơi cây bút ở đây”.
Anh cúi đầu chăm chú nhìn Diêu Ngạn, sau đó từ từ đứng thẳng người, mang theo cảm giác áp bức vô hình.
Diêu Ngạn đỏ mặt tức giận liếc anh một cái, dời ánh mắt sang sàn nhảy.
Tưởng Nã bật cười, lần này âm thanh rõ ràng rót vào tai Diêu Ngạn.
Diêu Ngạn nhăn mặt quắc mắt lên nhìn thì Tưởng Nã đã thong dong xoay
người bỏ đi.
Trên sàn nhảy đầy màu sắc, Diêu Yên Cẩn cười chúm chím, đôi lông mày
mị hoặc, cô e ấp trong làn váy xinh đẹp thướt tha. Người đàn ông trung
niên đối diện khom người thì thầm làm cô che miệng cười bẽn lẽn, gò má
ửng hổng, sóng mắt phong tình vô hạn, khác hẳn thường ngày.
Diêu Ngạn ngây người ra nhìn. Một niềm vui khó tả trỗi dậy trong lòng cô nhưng khi nhìn đến người đàn ông trung niên bóng bẩy, to béo kia, cô tụt hết cảm xúc, chỉ muốn lập tức nôn ra. Diêu Ngạn âm thầm trốn trong
góc tối. Gần tới giờ Diêu Yên Cẩn về nhà, cô đứng dậy, ra khỏi phòng
khiêu vũ.
Diêu Yên Cẩn khoác tay người đàn ông trung niên rời khỏi phòng khiêu
vũ. Âm nhạc du dương lặng dần, ngọn đèn tù mù ngoài đường được thay thế
bằng ánh sáng đủ màu bên trong. Mọi thứ xung quanh trở nên yên tĩnh
trong tích tắc.
Diêu Ngạn giơ cao xiên thịt nướng gọi Diêu Yên Cẩn: “Chị ơi!”.
Diêu Yên Cẩn nhìn qua, chợt sững người: “Diêu Diêu?”, cô ngay lập tức buông cánh tay người đàn ông bên cạnh ra, thấp thỏm tiến về phía Diêu
Ngạn, ướm hỏi: “Sao em lại ở đây?”.
Diêu Ngạn cắn cánh gà nướng, đưa xiên thịt dê nướng cho chị: “Em thèm ăn, ra đây mua cái này. Chị còn nhảy không?”.
Diêu Yên Cẩn cầm xiên thịt dê nướng gật đầu lia lịa. Người đàn ông
trung niên tiến lại gần nhìn Diêu Ngạn bằng ánh mắt si mê, ông ta hỏi
Diêu Yên Cẩn: “Đây là em gái Diêu Diêu của em?”.
Diêu Yên Cẩn trả lời “Vâng”, người đàn ông đó không kìm được lòng, miệng lẩm bẩm nói: “Xinh thật!”.
Diêu Ngạn đang ăn cánh gà, bắt gặp biểu hiện này của ông ta, cô suýt
nôn mửa. Cô cau có mặt mày nói với Diêu Yên Cẩn: “Chị, chúng ta về thôi. Muộn quá mẹ sẽ lo”.
Diêu Yên Cẩn gật đầu, chào tạm biệt người đàn ông trung niên, kéo Diêu Ngạn đi.
Đi được nửa đường, Diêu Ngạn thở không ra hơi đuổi theo Diêu Yên Cẩn: “Chị ơi, đi chậm thôi!”.
Diêu Yên Cẩn đứng lại, băn khoăn cúi đầu vân vê làn váy.
Diêu Ngạn hỏi: “Chị làm sao vậy?”.
Diêu Yên Cẩn nhìn có vẻ khúm núm: “Diêu Diêu, em đừng nói mẹ biết”.
Diêu Ngạn nhíu mày, nói: “Tại sao không nói mẹ biết? Chú đó là bạn chị mới quen à?”.
Diêu Yên Cẩn “Ừ” một tiếng, sửa lời Diêu Ngạn: “Không phải chú”.
Diêu Ngạn phì cười: “Người hơn bốn mươi, sao lại không phải là chú?”.
Diêu Yên Cẩn một lần nữa sửa lời em gái: “Năm nay, anh ấy chỉ mới ba mươi tám”.
Diêu Ngạn cười hết nổi, cô hỏi: “Lẽ nào chị thích người đàn ông đó?”.
Đầu Diêu Yên Cẩn gục xuống, ấp úng đáp: “Chị, chị thích anh ấy!”.
Diêu Ngạn xây xẩm mặt mày, cô không tưởng tượng nổi: “Chị thích?”.
Diêu Yên Cấn ngẩng đầu lên liếc Diêu Ngạn. Có lẽ giọng điệu thoáng
cáu kỉnh của em gái khiến Diêu Yên Cẩn không thể nhẫn nhịn, cô hằn học
buông lời: “Dù sao đi nữa em cũng đừng nói với mẹ” Rồi cất bước bỏ đi.
Diêu Ngạn đuổi theo hỏi, Diêu Yên Cẩn không trả lời.
Đến đầu ngõ, Diêu Ngạn vẫn tiếp tục kiên trì: “Chị, em không nói mẹ
biết. Nhưng hôm nào đó chị dẫn em đi gặp người ta để em tìm hiểu được
không?”.
Diêu Yên Cẩn cực kỳ bất mãn: “Chị hiểu ý của em! Mọi người luôn miệng nói chị ngốc, bây giờ chị quen bạn mà em cũng đòi xen vào. Chị nhất
quyết không cho em xen vào!”.
Trong lúc hai chị em tranh cãi, đằng trước có người gọi to: “Yên Yên?”.
Vừa nghe thấy giọng nói của ông Diêu, Diêu Ngạn vội kéo tay Diêu Yên Cẩn ra hiệu cho chị đừng lên tiếng, làm như không có gì.
Ông Diêu khó hiểu hỏi: “Tại sao con cũng ở ngoài? Vừa rồi nói gì mà to tiếng thế?”.
Diêu Ngạn vừa cười vừa nói: “Con thèm ăn thịt nướng nên chạy đi mua”. Cô đưa mắt nhìn xe tải bên cạnh, hỏi ông Diêu: “Sao bố lại đỗ xe ỏ
đây?”.
“Hết chỗ đỗ xe. Hôm nay xong việc sớm mà không tranh được chỗ, đã vậy hằng tháng cô con còn phải đóng cả trăm tệ phí đỗ xe, tự nhiên lãng ph
tiền vô ích.” Ông Diêu cằn nhằn đi vào ngõ, nói chuyện làm ăn mấy ngày
qua với Diêu Ngạn.
Thời gian này, công ty vận chuyển của Tưởng Nã chặn lấy lộ phí của
rất nhiều xe chở hàng hóa khiến toàn bộ thị trấn Lý Sơn đều bàng hoàng.
Anh chỉ còn thiếu mỗi bước xông vào nhà cướp đoạt của cải và vi phạm
pháp luật nữa mà thôi. Một đám người xăm rồng xanh hổ trắng đứng chắn
ngay trung lộ Lý Sơn, nào có ai dám đứng ra tranh cãi.
Ông Diêu vui mừng kể với Diêu Ngạn: “Nhưng may là chúng ta giao mốỉ
vận chuyển hàng hóa cho họ từ đầu, nếu không chắc cũng không thoát
được”.
Diêu Ngạn lơ đễnh phụ họa, mạch suy nghĩ của cô vẫn dừng ở chuyện của Diêu Yên Cẩn.
Ngày hôm sau, cô tới nhà máy lĩnh lương giúp Diêu Yên Cẩn. Một người hỏi cô: “Phải rồi. Chị em tìm được đối tượng chưa?”.
Diêu Ngạn cười trả lời: “Vẫn chưa. Chị định làm bà mai se duyên cho chị em à?”.
Người kia cười cười xua tay. Chị ta kéo cô nói nhỏ: “Nhà máy có một
anh chàng mới đến làm. Anh ta chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ giống
chị em, nói chuyện có hơi ngọng một chút nhưng hình thức không tồi, đứng với chị em nhìn xứng đôi lắm. Chị em vốn xinh xắn, lại không thích làm
việc trong nhà máy, suốt ngày ờ nhà dọn hàng cũng không quen được đàn
ông, chị nói đúng không?”.
Thấy thái độ của Diêu Ngạn lưỡng lự, chị ta cười nói không ngừng:
“Chị không nói chuyện anh chàng đó với em. Em về bảo mẹ hôm nào có thời
gian đến đây nói chuyện với chị!”.
Diêu Ngạn mỉm cười: “Được ạ! Em về sẽ nói ngay với mẹ!”.
Về đến nhà, cô khéo léo gợi chuyện nói với bà Diêu. Bà mừng ra mặt:
“Chuyện này được đấy! Mấy hôm nữa để mẹ đến nhà máy xem thử. Nêu đúng là vậy, mẹ sẽ dò hỏi ý tứ chị con”. Bà hỏi Diêu Ngạn lấy được bao nhiêu
tiền lương, Diêu Ngạn rút sổ tiết kiệm ra nói: “Cũng hơn ba trăm tệ
nhưng tiền bảo hiểm xã hội hình như tăng lên. Con gửi hai trăm tệ vào
tài khoản tiết kiệm cho chị, thừa ra một trăm tệ lát nữa đưa chị dùng,
phòng khi cần thiết”.
Diêu Yên Cẩn không biết phân biệt tiền nhưng lại là nô lệ của đồng
tiền, cô rất thích ôm ống tiết kiệm trong người. Cô rất hay mua mấy món
trang sức giá rẻ. Bà Diêu kiếm soát tiền lương của cô, cố giúp cô gửi
nhiều tiền nhất có thể vào ngân hàng.
Đến giờ ăn tối, Diêu Yên Cẩn nhận tiền, cất vào túi. Cô tỏ thái độ
bất mãn: “Tiền lương ít quá! Chị nghe nói chị có thể giúp nhà máy của họ tiết kiệm rất nhiều tiền thuế, đừng lấy ít như vậy!”.
Diêu Ngạn cảm thấy không bằng lòng, cô im lặng ăn cơm.
Chớp mắt một cái đã tới thứ Hai đầu tuần. Gà trống vừa cất tiếng gáy, Diêu Ngạn choàng tỉnh, thức dậy đánh răng rửa mặt, vào bếp làm điểm
tâm, rồi cầm túi xách ra khỏi nhà.
Đi bộ từ nhà đến khu khai phá mất ít nhất một tiếng đồng hồ, Diêu
Ngạn xem như để bản thân tập thể dục. Cô đến nhà máy nước giải khát vừa
đúng giờ làm việc.
Phòng nhân sự đã có nhân viên làm việc. Trông thấy Diêu Ngạn, người
kia lật tập hồ sơ, gật gù nói: “Đúng đúng, phòng nghiên cứu trên tầng
năm, cô tự lên đi”.
Công ty nước giải khát mà Diêu Ngạn làm việc chuyên sản xuất nước ép
và cô đặc nguyên liệu làm từ trái cây, phần lớn tiêu thụ tại châu Âu, số còn lại xuất sang Đông Nam Á. Ở đây rộng bốn trăm mẫu đất(*), nhà máy
và tòa nhà văn phòng cùng nằm chung một khu. Công ty này là doanh nghiệp đứng đầu huyện, tất nhiên nó cũng có niềm kiêu hãnh riêng.
(*) Ở Trung Quốc, một mẫu đất bằng khoảng 667m2, 16 mẫu tương đương với 1 hecta. (Mọi chú thích là của người dịch).
Diêu Ngạn đi bộ lên tầng năm. Nơi này tường gạch sáng loáng, cô quay
mặt vào tường chỉnh lại mái tóc bị gió thổi rối tung rồi gõ cửa đi vào.
Phòng nghiên cứu có vẻn vẹn ba nhân viên. Họ đang ăn uống tán gẫu, nhìn thấy Diêu Ngạn, bèn bắt chuyện: “Em là người mới?”.
Diêu Ngạn mỉm cười gật đầu. Họ thân thiện tự giói thiệu về mình sau
đó một người hỏi cô: “Những thứ cơ bản nhất em biết chứ? Cách điều chế
cơ bản, thử độ pH”. Chị ta chỉ một đống dụng cụ thí nghiệm, các loại cốc đo lường đủ kích thước bày đầy mặt bàn và hai chiếc nồi đun nước trên
bếp: “Nhớ kỹ một điều, mỗi khi làm xong phải rửa sạch sẽ tất cả những
dụng cụ này”.
Chị ta nhắc nhở thêm: “Đúng rồi, phòng nghiên cứu ở tòa nhà phía đông không liên quan bên này. Mấy ngày trước có người mua hai dây chuyền sản xuất của nhà máy để làm nước ép trái cây và đồ uống pha chế. Chúng ta
chỉ phụ trách ép và cô đặc nguyên liệu thô thôi”.
Đồng nghiệp kiên trì hướng dẫn, còn Diêu Ngạn im lặng ghi nhớ. Đợi
tất cả các phòng ban khác đều có người, họ mới bắt đầu làm việc. Diêu
Ngạn bị họ sai bảo đến chóng mặt. Cô lấy đủ loại đồ uống khỏi tủ lạnh,
vừa ghi số liệu vừa đo độ pH. ít phút sau, hương thơm ngọt ngào tỏa ra
khắp phòng khiên ai ngửi thấy cũng thèm chảy nước dãi.
Trong phòng làm việc ở tầng cao nhất của tòa nhà, Tổng giám đốc Trần
Man Phát lấy một túi giấy trong két sắt đưa cho Tưởng Nã, ông nói: “Một
chút lòng thành, cầm đi!”.
Tưởng Nã cũng không khách sáo, anh thản nhiên nhận lấy. Trần Man Phát vừa cười vừa nói: “Vẫn là cháu có bản lĩnh, giúp được chú việc lớn. Hôm qua sở cảnh sát Nam Giang cũng tới tìm nhưng chú đâu có liên quan đến
chuyện này”. Sau đó ông tỏ ra quan tâm hỏi: “À, vết thương của Tiểu Hứa
sao rồi?”.
Tưởng Nã gác chân lên bàn, đan hai tay vào nhau: “Không sao, cậu ấy rất khỏe”.
Trần Man Phát đưa anh điếu thuốc, ông nói tiếp: “Dù sao thì việc vận
chuyển hàng hóa của nhà máy chú giao hết cho cháu còn về phía Thẩm Quan
thì chú không chắc. Nhưng nếu cháu cần, chú sẽ dò hỏi giúp”.
Tưởng Nã nhếch mép cười khách sáo, chào tạm biệt ông rồi ra về.
Tường Nã đi xuống tầng năm, tay xoay xoay điếu thuốc suy nghĩ chuyện
công việc, ánh mắt mơ hồ lướt qua một bóng dáng nhỏ nhắn, anh bỗng ngây
người. Đôi mắt anh dõi theo Diêu Ngạn đang ôm một chồng giấy tờ đi vào
phòng nghiên cứu, mái tóc buộc cao đung đưa theo nhịp bước chân. Đến khi chỉ còn tia nắng mặt trời đơn độc, Tưởng Nã vẫn đứng ngẩn ngơ. Rất lâu
sau, anh mới nhét điếu thuốc vào miệng, sải bước rời đi.
Diêu Ngạn không được tham gia nghiên cứu trực tiếp, mấy ngày liền cô
chỉ phụ giúp tẩy rửa nồi hấp thí nghiệm. Hằng ngày về nhà, mùi hoa quả
ngòn ngọt luôn bám trên người cô.
Ngửi thấy mùi hương này, Diêu Yên Cẩn nuốt nước bọt, nhìn Diêu Ngạn trân trân: “Em đi làm được ăn ngon?”.
Diêu Ngạn bật cười, cô nói: “Mùi này dính vào lúc em làm việc. Là tinh dầu, không ăn được”.
Diêu Yên Cẩn không biết tinh dầu là gì, vậy nên cô dùng đôi mắt bán
tín bán nghi quan sát Diêu Ngạn, miệng nhai mỗi cơm trắng, quên cả gắp
thức ăn.
Sau khi ăn xong, bà Diêu lén kéo Diêu Ngạn về phòng: “Mẹ thấy thằng
nhóc đó rồi. Nó trắng trẻo, mặt mày tàm tạm. Nó cũng như chị con, sinh
hoạt tự lo liệu được”. Bà chau mày nói thêm: “Có điều gia đình nó ở nông thôn, anh chị em hơi đông. Mẹ nghĩ điều kiện của nó không khá khẩm gì
đâu”.
Diêu Ngạn thoáng tư lự, cô nói: “Mẹ không thấy đưòng từ Trung Tuyển
đến Sĩ Lâm đã giải tỏa một vài thôn xóm hay sao? Năm ngoái sửa đường,
năm nay dỡ bỏ phân nửa nhà cửa. Nhà một người bạn cấp ba của con phút
chốc được phát cho một căn hộ ba phòng. Con thấy nông thôn cũng hay, chỉ cần người ta thành thật, sống có trách nhiệm là được. Gia đình anh ta
sống ở nông thôn, ngộ nhỡ ngày nào đó gặp may mắn nằm trong vùng quy
hoạch, biết đâu sau này lại được sống an nhàn hưởng thụ”. Diêu Ngạn nở
nụ cười: “Hơn nữa chưa chắc người ta để ý chị mà mẹ”.
Bà Diêu nghe cô nói vậy liền gắt gỏng: “Chị con mà còn không hợp mắt
thì còn muốn tìm kiểu con gái thế nào nữa? Lẽ nào định tìm một cô gái
bình thường?”.
Bất giác nghĩ đến người đàn ông trung niên ở phòng khiêu vũ, cô không muốn tranh luận với mẹ, cô nói: “Vậy thì lựa dịp nào đó cho chị gặp anh ta. Con cũng mong chị tìm được một anh chàng thật thà, điều kiện gia
đình không quan trọng, dẫu sao cũng còn có con!”.
Lòng bà Diêu mềm nhũn, bà mỉm cười nhìn cô: “Con có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Đi làm có lương thì giữ lại mà tiêu, mẹ tích góp của hồi
môn cho chị con cũng được kha khá rồi”.
Lúc hai mẹ con nói nói cười cười ra khỏi phòng ngủ, Diêu Yên Cẩn đang ăn táo xem mấy tin thời sự khô khan trên ti-vi. Cô có vẻ bồn chồn liên
tục nhìn ra cửa. Thấy bà Diêu, cô đứng bật dậy, nói: “Con đi phòng khiêu vũ”.
Diêu Ngạn liếc thấy chị đã thay áo váy, cô cau mày nói: “Hôm nay trời nóng, chị đừng đi nhảy nữa”.
Diêu Yên Cẩn nào chịu nghe theo. Cô xỏ dép sandal, chạy vội ra ngoài. Diêu Ngạn mới đuổi được vài bước, bà Diêu đã gọi với theo: “Thôi con,
bỏ đi. Cứ để nó đi, chị con cũng chỉ thích mỗi khiêu vũ mà thôi”.
Diêu Ngạn không cách nào nói ra nỗi canh cánh trong lòng, đành ôm một bụng hậm hực quay về.
Giữa đêm hôm khuya khoắt, cô ở trong phòng ngủ nghe bên ngoài om sòm, hình như có người đang lời qua tiếng lại. Diêu Ngạn bỏ sách xuống, tò
mò nhìn ra. Tiếng cãi vã ùa vào tai Diêu Ngạn. Ông cụ hàng xóm hét toáng lên: “Ngày nào cũng đêm hôm khuya khoắt là làm ầm lên, lái xe hàng hay
ho gì mà khoe khoang!”.
Diêu Ngạn vội xỏ dép chạy ra, một chiếc xe tải to đùng đậu ngoài đầu
ngõ, ông Diêu đứng thừ ra, bất mãn nói nhỏ: “Đường này đâu phải của nhà
ông, sao không thể dừng xe ở đây”.
Xe tải quả thực ồn ào. Ban ngày thì không sao nhưng đêm khuya yên
ắng, tiếng xe tải ầm ầm nghe cực kỳ chói tai. Nhất là những người sống
trong ngõ đều có thói quen ngủ sớm, nhà cửa cách âm không tốt, xe tải
chạy rầm rầm sẽ quấy rầy mọi người.
Diêu Ngạn kéo ông Diêu lại nói nhỏ: “Bố, ngày mai để xe ngoài bãi xe đi, đỗ ở đây mãi cũng không hay”.
Ông Diêu chau mày: “Cô con tính ngừng nộp phí đỗ xe. Hôm kia, cô con
mới cãi nhau với bà chủ bãi. Đóng tiền mà không có chỗ để xe, chi bằng
cứ đỗ ở nhà”. Ông Diêu rảo bước đi về nhà. Không muốn tiếp tục bàn luận
vấn đề này, ông hỏi sang chuyện việc làm của Diêu Ngạn.
Diêu Ngạn mỉm cười, cô trả lời: “Công việc của con khá ổn. Tạm thời con làm trợ lý, công việc cũng nhẹ nhàng”.
Về tới nhà đã thấy bà Diêu thức dậy nấu đồ ăn cho chồng. Nhoáng cái,
màn đêm tĩnh lặng chỉ còn tiếng nhai nuốt thức ăn. Ve sầu cũng rảnh rang chìm vào giấc ngủ.
Ngờ đâu sáng hôm sau lại có sự cố bất ngờ xảy ra. Diêu Ngạn ở trong
công ty nhận được điện thoại của bà Diêu. Nồi nước cốt trước mặt sôi
sùng sục, cô khuấy lên, bỏ đường vào trong, cô cau mày nói: “Để con qua
đó”.
Bà Diêu lưỡng lự: “Con mới đi làm, xin nghỉ có tiện không?”.
“Không cần xin nghỉ, dù gì cũng gần đến giờ nghỉ trưa rồi. Buổi trưa
con được nghỉ hai tiếng.” Cô gác máy, tiếp tục công việc trên tay nhưng
ánh mắt thường xuyên dõi về phía đồng hồ treo tường.
Cô rót nước cốt vào cốc đo lường, nhấp một ngụm nhỏ, thấy mùi vị gần
giống, cô giao lại cho đồng nghiệp, rồi đi chỉnh lý số liệu ghi chép ban nãy. Chớp mắt tới mười một giờ, cô đặt giấy viết xuống, túm lấy túi
xách lao ra khỏi phòng.
Rất ít xe taxi qua lại khu khai phá. Diêu Ngạn bước đi gấp gáp, nhìn
ngang nhìn dọc tìm kiếm, khó khăn lắm cô mới bắt được một chiếc xe trước cổng. về đến đầu ngõ, cô lại nhận được điện thoại của bà Diêu: “Họ báo
cho cảnh sát giao thông, xe bị giữ rồi”.
Diêu Ngạn nói tài xế quay ngược xe. Khoảng mười phút sau cô tới trung đội cảnh sát giao thông. Khi tìm thấy ông Diêu và bà Diêu, cô thấy ông
cụ hàng xóm đang chừi ầm lên: “Rõ ràng cậu ta cố tình, quay xe mà lại
đụng trúng cửa sau nhà tôi à? Cậu ta vừa mới thừa nhận rồi kìa!”.
Bà Diêu lật đật kéo ông Diêu đang định dính tới, dịu giọng giảng hòa: “Mấy lời đó là nói lúc nóng giận, làm sao có thể xảy ra!”. Bà nói với
cảnh sát giao thông: “Buổi sáng tại ông ấy mắng nhiếc thậm tệ, ông xã
tôi mới giận quá mất khôn, lời qua tiếng lại đôi chút, thật sự không
phải cố tình!”.
Ông cụ lôi chuyện tai nạn ở thị trấn Lý Sơn ra nói: “Mấy người còn
đụng người ta nằm viện cơ mà. Cả ngày cứ xách bình giữ nhiệt chạy ra
chạy vào bệnh viện còn gì. Muốn người khác không biết, trừ khi mình đừng làm!”. Ông cụ nổi giận, rút di động định gọi cháu gái làm Tổng biên tập kênh Nam Giang Sáu.
Diêu Ngạn tiến lên giữ tay ông cụ, cô vừa cười vừa nói: “Ông ơi, ông
gọi chị làm gì? Đài truyền hình bận trăm công nghìn việc, chuyện nhỏ thế này chúng ta dàn xếp với nhau là được mà ông!”.
Ông cụ đẩy Diêu Ngạn, tay chỉ ông Diêu, miệng nói: “Cháu xem chuyện
tốt bố cháu làm đi. Nếu không phải khuya hôm qua ông trách móc bố cháu
vài câu thì sáng nay cửa sau nhà ông sao lại bị đâm hỏng như vậy được.
Thường ngày ông ngồi ở nhà sau rửa rau củ thịt thà, hôm nay may mà ông
không ngồi ờ đó. Căn bản là bố cháu muốn mưu sát ông!”.
Ông Diêu giận đến mặt đỏ tía tai. Diêu Ngạn liên tục đưa mắt ra hiệu, ông mới nhịn xuống, không nói tiếng nào.
Cảnh sát giao thông lập tức kêu lên: “Dừng!”. Anh ta nói: “Nói rõ
ràng từng chuyện một. Tôi mong hai bên hòa giải với nhau, không được thì ra kia nói từ từ!”.
Diêu Ngạn nghiêng người tới gần ông cụ: “Ông ơi, chúng ta làm hàng
xóm hơn hai chục năm nay rồi, là người nhà từ lâu có chuyện gì từ từ
ngồi xuống nói đi ạ”, cô dỗ dành ông. Cảnh sát giao thông cũng nói đỡ
lời: “Đúng vậy. Chớ nên đẩy mối quan hệ thân thiết như thế vào bế tắc.
Tạm thời, chúng tôi giữ xe lại xem xét tai nạn giao thông trước đó. Mọi
người về đi. Người trong nhà ngồi xuống ăn với nhau một bữa không phải
là được sao”.
Ông cụ cau có càu nhàu, đòi tố cáo lên tòa án. Diêu Ngạn kéo ông Diêu ra một góc ít ai để ý, nói: “Bố mời ông ấy một điếu thuốc đi. Ông ấy
chẳng qua chỉ sĩ diện thôi. Bố nói xin lỗi một cái là xong, coi như
không có chuyện gì xảy ra”.
Ông Diêu không chịu làm theo, ông nói với vẻ tức tối: “Đang yên đang lành lại đi kiếm chuyện sinh sự”.
Diêu Ngạn hết cách, đành lấy thuốc lá trong túi quần ông Diêu, đi lại chỗ ông cụ. Cô cười nói làm hòa: “Ông ơi, ông cũng biết tính tình bố
cháu không tốt, lại hay tự ái, bố cháu ngại không dám xin lỗi ông, vì
vậy kêu cháu mang thuốc lá đến mời ông”. Diêu Ngạn đưa ông cụ điếu
thuốc, cười nhìn ông cụ, cố gắng khơi dậy giao tình trước đây.
Ở một nơi khác, Tưởng Nã đứng dựa lan can quan sát tình hình bên
dưới. Chủ phòng khiêu vũ và trung đội trường bắt tay nhau cùng ra khỏi
phòng làm việc: “Tôi thật sự rất cảm ơn anh. Nếu tiện thì để trưa nay
tôi mời”.
Trung đội trưởng đáp lời một cách khách sáo: “Không cần, không cần.
Việc nhỏ thôi. Anh mà nói quen biết với Tiểu Tưởng sớm hơn thì đỡ rồi”.
Trung đội trưởng gọi Tưởng Nã: “Tiểu Tưởng, lần này đã khiến cháu chê
cười, không ngờ lại giam xe của người trong nhà!”.
Tưởng Nã quay qua cười đáp vài câu lấy lệ tiếp tục nhìn xuống dưới.
Đến khi Diêu Ngạn khoác cánh tay ông cụ ra khỏi tòa nhà, anh mới thu hồi tầm mắt.
Diêu Ngạn vội vàng chạy về nhà máy nước giải khát, tóc tai lòa xòa
dính hết vào má. Cô vừa lau mồ hôi chảy đầm đìa trên trán, vừa sải bước
vào phòng làm việc nhưng đồng nghiệp bất ngờ cản lại: “Ôi may quá, em về thật đúng lúc. Theo chị sang tòa nhà phía đông khiêng mấy thùng đồ, chị cứ lo không ai giúp chị một tay”.
Thế là Diêu Ngạn lại thở hổn hển để chị ta lôi đi.
Khu nhà Diêu Ngạn và đồng nghiệp đến lấy đồ nằm trong cùng nhà máy,
bên hông là hai dây chuyền sản xuất mới nhất; máy móc chạy ầm ầm, tiếng
động cơ vận hành vọng ra rất xa. Đồng nghiệp của Diêu Ngạn giới thiệu:
“Dây chuyền này bán cho một ông chủ họ Thẩm, bao gồm toàn bộ hệ thống
chiết rót và đóng gói bao bì còn khuôn thổi được đặt trong góc đằng
kia.” Chị ta giơ tay chỉ phía trước: “Có điều chị chưa có dịp đến chỗ
sản xuất nước uống của họ, chị không rõ nó như thế nào”. Hai người vừa
trò chuyện vừa đi vào tòa nhà phía đông.
Diêu Ngạn cùng chị ta leo lên mấy tầng lầu. Không gian lạnh ngắt bên
trong rút đi vô số mồ hôi của Diêu Ngạn chỉ có điều gió lạnh thổi tới
khiến cô nổi da gà. Diêu Ngạn chà xát cánh tay, ngước mắt nhìn về phía
phòng làm việc vừa có người bưóc ra. Đồng nghiệp của Diêu Ngạn dừng chân chào hỏi, chị ta giới thiệu người kia với Diêu Ngạn. Diêu Ngạn cũng lễ
phép gật đầu chào. Mắt cô lại liếc vào phòng làm việc sạch bóng mở rộng
cửa. Bên trong chỉ có bàn ghế, giá sách, không hề có thêm bất cứ thứ dư
thừa nào. Người đó đứng trò chuyện với đồng nghiệp của Diêu Ngạn: “Mình
đến dọn dẹp phòng cho Thẩm tổng. Hai ngày nữa anh ấy từ Nam Giang đến,
sau này phần lớn thời gian sẽ làm việc ở đây”.
Diêu Ngạn bất chợt dừng ánh mắt ở một ống tiết kiệm thạch cao bày
trên chiếc bàn trong phòng, cô sững sờ mở miệng: “Ống tiết kiệm trên
bàn…”.
Người đó cũng quay đầu nhìn lướt, vừa cười vừa nói: “À, lần trước Thẩm tổng để quên, chị không rõ”.
Diêu Ngạn nhíu mày nhìn ống tiết kiệm hết lần này đến lần khác, cuối cùng cô do dự đi theo đồng nghiệp tới nơi khiêng đồ.
Hoàng hôn buông xuống, Diêu Ngạn cũng hết giờ làm, cô cất bước ra về. Vừa đặt chân vào nhà, cô nói: “Con đã hỏi thử rồi, chỉ cần quen cảnh
sát, có thể bí mật giải quyết chuyện này. Còn nếu để cảnh sát giao thông giam xe, không biết sẽ gây khó dễ đến chừng nào mới xong”.
Diêu Ngạn xới cơm ra bát, nói chuyện đầy quan tâm: “Ăn no mới nghĩ được cách”.
Cô thở dài nghĩ gần đây buôn bán cũng không tốt, chẳng biết có làm
mất lòng thần phật hay không mà chuyện xui xẻo này chưa qua chuyện xui
xẻo khác đã tới. Diêu Ngạn luôn miệng động viên mọi người. Trong lúc cả
nhà trò chuyện, điện thoại di động của ông Diêu đổ chuông ting tang, ông nhận cuộc gọi. Mới nghe đối phương nói dăm ba câu, ông đã ngỡ ngàng
hỏi: “Thật chứ?”. Không biết người trong điện thoại nói gì, ông mừng
cuống quýt, nói: “Ôi! Cảm ơn, cảm ơn các anh nhiều lắm! Sáng sớm ngày
mai tôi sẽ đến”.
Kết thúc cuộc gọi, ông Diêu cười nói hớn hở: “Cảnh sát giao thông bảo sáng mai đến lấy xe, chuyện tai nạn để từ từ xử lý. Đợi người bị thương đến sở cảnh sát rồi mới tính”.
Vừa trước đó, mọi người còn mặt ủ mày chau, không khí u ám bao trùm
khắp nơi, ngờ đâu chớp mắt một cái đã tràn trề hy vọng. Diêu Ngạn mỉm
cười nhẹ nhõm.
Hôm sau, ông Diêu đến trung đội cảnh sát giao thông lấy x. Ông cố
tình mua một gói thuốc lá ngon mang theo, khom người cảm ơn ríu rít.
Cảnh sát giao thông đưa tay đỡ ông, anh ta nói: “Đừng đừng. Việc này
do trung đội trưởng của chúng tôi giải quyết. Muốn cảm ơn thì cảm ơn
trung đội trưởng!”.
Ông Diêu ồ lên kinh ngạc, ông lấy làm khó hiểu: “Trung đội trưởng của các anh?”.
“Đúng vậy”. Cảnh sát giao thông cười cười: “Ông cũng thật là! Quen
với trung đội trưởng thì phải nói sớm, mấy chuyện vặt vãnh cần gì vướng
víu lâu thế này”.
Ông Diêu cười ngượng, cố vắt óc suy nghĩ xem vị “trung đội trưởng” mà viên cảnh sát giao thông đề cập đến là ai. Về tới nhà, ông gọi điện hỏi cô họ Diêu Ngạn. Bà nói: “Có lẽ là lầm người. Anh cũng đừng hỏi linh
tinh gì cả, lấy được xe là mừng rồi”.
Cũng biết trước đáp án là vậy, ông Diêu đành xem như bản thân gặp may mắn.
Tối đến về nhà, ông dừng xe tải ở bãi đất trống cách ngõ vào nhà khá
xa, lo lắng nửa đêm có trộm, ông đi quanh xe vài vòng nhưng vẫn thấy
không yên tâm.
Diêu Ngạn nương theo ánh trăng lê bước ra khỏi ngõ, cô xem đồng hồ,
tính giờ Diêu Yên Cẩn về nhà. Cô vừa băn khoăn không biết có nên kể cho
bố mẹ biết hay không, vừa không muốn bố mẹ bận tâm lo nghĩ, cô thở dài
mệt mỏi. Ngước mắt lên bắt gặp ông Diêu đang loay hoay với xe tải, cô
chạy tới gọi ông: “Bố làm gì vậy?”.
Ông Diêu cười, nói với cô: “Không có gì”. Ông bước tới hỏi Diêu Ngạn: “Sao con ra đây? Chị con lại đi nhảy nữa à?”.
Diêu Ngạn xoay người, khoác tay ông Diêu về nhà: “Con ra tập thể dục
giảm cân nhưng hình như con tập chưa nhiều, chẳng thấy có kết quả. Hôm
nào rảnh rỗi con phải theo chị đi khiêu vũ cho gầy mới được”.
Ông Diêu cười cô: “Con gầy tong gầy teo thế này mà còn muốn giảm
cân?”. Ông vỗ nhẹ gáy Diêu Ngạn: “Con gái các con bây giờ, đứa nào cũng
thích giảm cân, chẳng biết cái gì là đẹp!”.
Hai người, bố một câu, con một câu cùng bầu bạn với ánh trăng về nhà.
Cửa sau nhà ông cụ hàng xóm thủng một lỗ nhỏ, bà Diêu tìm thợ tới sửa nhưng bị ông cụ soi mói, đòi thay cửa cũ thành cửa mới. Cuối cùng khi
mua cánh cửa mẫu mới nhất lắp vào xong, ông cụ yêu cầu bà Diêu phải
thanh toán.
Bà Diêu bấm bụng trả tiền, bà mắng ông Diêu té tát, than thở ban ngày dọn hàng buôn bán vất vả, đã vậy còn chạy ra chạy vào bệnh viện mấy lần một ngày. Bà quá mức cực khổ vì nhà họ Diêu, nguồn cơn đều do xe tải
gây ra.
Diêu Ngạn biết bà Diêu buồn bực nên mới ca cẩm, chứ không thật lòng
oán trách cô họ. Nhưng Diêu Ngạn không yên tâm, ngộ nhỡ bà Diêu chạm mặt cô họ ở bệnh viện, bà sẽ không kiềm chế được cơn giận. Do đó, cô ôm đồm việc chăm sóc người bị thương vào mình. Hết đi làm ở nhà máy lại chạy
qua bệnh viện, bận đến thở không ra hơi.
Vào mùa nước giải khát đắt khách, đơn hàng kéo về công ty ùn ùn. Công nhân phải tăng ca, ăn lương theo sản phẩm, lương làm một tuần có thế
gấp đôi bình thường. Phòng nhân sự không ngừng thông báo tuyển dụng.
Nhưng vì công tác tuyển dụng nửa cuối năm không được chuẩn bị tốt nên
thời gian này công ty đành nước đến chân mới nhảy, ra chỉ thị kêu nhân
viên hành chính xuống phân xưởng giúp đỡ. Diêu Ngạn là một trong số
những người xui xẻo phải xuống phân xưởng phụ việc.
Cô không hiểu quá trình sản xuất, vì thế chỉ được giao nhiệm vụ chạy
qua chạy lại đưa nhãn dán của đồ uống hoặc đến nhà kho kiểm kê hàng hóa, theo dõi Container tới lui, vận chuyển hết chuyến này đến chuyến khác.
Hôm nay, Hứa Châu Vi rất rảnh rỗi, anh ta nhảy lên xe hàng theo tài
xế đi từ thị trấn Lý Sơn đến công ty nước giải khát. Hoa quả tươi ngon
chất đầy xe. Trang trại trồng trọt hơn mười nghìn mẫu ở ngoại ô Lý Sơn
bắt được miếng mồi béo bở là nhà máy nước giải khát, sắp sửa gom toàn bộ xe tải lớn nhỏ xung quanh đến chở hàng.
Tâm trạng Hứa Châu Vi khá tốt, anh ta lấy điện thoại ra gọi: “Anh Nã, hôm nay em cũng tới, buổi tối cho em về chung”.
Trong lúc nói chuyện điện thoại, xe tải đã chạy vào khuôn viên nhà
máy. Hứa Chầu Vi ngó nghiêng xung quanh, ánh mắt bỗng dừng trên người
Diêu Ngạn lúc này đang đẩy xe đi ngang qua, anh ta cười hô hố nói: “Anh
Nã, anh không đoán được em gặp ai đâu”.
Tưởng Nã không có tâm trạng nói chuyện tào lao, anh buông ra một câu: “Dập máy đây!”, sau đó lạnh lùng ngắt kết nối.
Mồ hôi Diêu Ngạn vã ra như tắm, đầu tóc cô ướt rượt như xông hơi dưới quả cầu lửa, cô giơ tay che trán tránh ánh nắng chói chang.
Diêu Ngạn giao xe đẩy cho công nhân, cô một tay chống eo, một tay phe phẩy quạt cho mát. Nhìn xe cẩu nâng hàng xếp vào container, cô thở phào một hơi, định về phòng nghiên cứu uống nước cho thỏa cơn khát.
Hứa Châu Vi nhảy từ xe hàng xuống, chạy như bay đến chỗ Diêu Ngạn.
Sau một hồi săm soi cô từ trên xuống dưới, mắt anh ta dừng trên ngực áo
ướt đẫm mồ hôi của cô, anh ta nuốt ực nước bọt, cười cợt nhả: “Chậc,
không phải em Diêu đấy ư? Sao em lại làm công nhân ở đây?”.
Diêu Ngạn nghi ngại nhìn anh ta, vài giây sau mới sực nhớ ra anh ta
là người ở trung lộ Lý Sơn, cô lạnh lùng liếc anh ta một cái, xoay người đi ngay.
Hứa Châu Vi đuổi theo, đưa tay định tóm vai cô. Ai ngờ đuôi tóc của
Diêu Ngạn quét qua tay khiến anh ta nảy ra ý nghĩ khác, tức tốc túm lấy
tóc cô.
Da đầu Diêu Ngạn nhói lên, cô khựng người, vô thức kêu đau. Diêu Ngạn chưa kịp phản ứng, Hứa Châu Vi bỗng kéo mạnh vai cô. Lưng Diêu Ngạn áp
vào cơ thể ấm nóng, lọt thỏm trong vòng tay của anh ta.
Diêu Ngạn phát hoảng: “Anh làm gì vậy?”. Cô giãy nảy lên, lắc vai
muốn thoát khỏi nhưng đuôi tóc của cô còn trong tay anh ta, cựa quậy nhẹ cũng thấy đau.
Hứa Châu Vi cố tình ôm chặt cô. Mùi trái cây thơm ngọt quanh quẩn bên mũi anh ta, mồ hôi thấm ướt khiến làm áo Diêu Ngạn trở nên trong suốt,
che không nổi cảnh xuân kiều diễm bên trong. Cô mềm mại vượt xa sự tưởng tượng của Hứa Châu Vi khiến anh ta không kiềm chế được, nghĩ ngợi lung
tung, mắt anh ta sáng lên: “Em tên gì?”.
Diêu Ngạn tức giận gào to.
Tiếng hét của Diêu Ngạn vang vọng. Một công nhân muốn giúp cô nhưng
nhân viên tạp vụ kéo không cho đi. Anh ta chỉ trỏ cánh tay Hứa Châu Vi,
lắc đầu ngăn cản: “Thấy hình xăm đó không, chớ rước phiền phức vào
người!”. Công nhân định giúp Diêu Ngạn cứng đờ người.
Diêu Ngạn không thoát được Hứa Châu Vi, cũng không người nào chịu cứu cô, cô rưng rung nước mắt, đỏ gay mặt đánh anh ta. Mấy công nhân gần đó không đành lòng trố mắt ra nhìn, họ tiến đến: “Này này, anh làm gì
đó!”.
Mấy công nhân còn chưa đến gần thì một nhóm người khác bước ra khỏi
nhà máy. Bắt gặp hình ảnh trước mắt, có người quát lớn: “Có chuyện gì?”.
Mọi người kinh ngạc, nhìn thấy Thẩm Quan, họ vội vàng nói: “Sếp Thẩm!”.
Thẩm Quan bước nhanh tới nói: “Thả cô ấy ra!”.
Hứa Châu Vi tỏ thái độ phóng đãng, anh ta cười khinh khỉnh: “Anh từ
đâu…”. Đúng lúc này, một giọng nam trầm pha chụt thờ ơ chen vào câu nói
dở dang của anh ta: “Hứa Châu Vi, chú động dục giữa ban ngày hả?”.
Hứa Châu Vi ngước lên, vô thức thả tay, dè chừng thốt lên: “Anh Nã!”.
Diêu Ngạn được tự do, căm giận tát anh ta. Cô đánh mạnh nhưng lệch vị trí nên chỉ lưu lại vết đỏ mờ mờ trên cổ Hứa Châu Vi. Hứa Châu Vi nổi
khùng vung cao tay.
Tưởng Nã từ trong nhà máy bước ra, tay đút trong túi quần liếc nhìn
Diêu Ngạn đang ngân ngấn nước mắt vì tức giận, anh điềm nhiên gọi Hứa
Châu Vi: “Muốn làm gì? Đừng có làm trò cười cho thiên hạ nữa!”.
Hứa Châu Vi kiềm chế cơn giận, hằn học bỏ tay xuống.
Tường Nã nửa cười nửa không nhìn Diêu Ngạn: “Về rửa mặt đi. Một lát
tôi dạy dỗ nó giúp em”. Anh quay qua nói với Thẩm Quan: “Thẩm tổng,
chúng ta đi chứ?”.
Thẩm Quan gật đầu đồng ý. Anh ta chau mày nói với Diêu Ngạn: “Cô về nghỉ đi, đừng nghĩ ngợi nhiều”.
Diêu Ngạn nén nước mắt, cắn răng lấy lại tinh thần. Không màng nhìn
Thẩm Quan, cô ậm ừ lấy lệ, cúi đầu bỏ đi. Đi được vài chục bước, Diêu
Ngạn bước chậm lại, các ngón tay vô thức nắm thành quyền. Một cơn gió
nóng bức thổi qua khiên không khí càng thêm oi ả ngột ngạt.
Tưởng Nã dõi theo bước chân cô cho đến khi Diêu Ngạn đi khuất, anh nhếch mép nói: “Đi thôi!”.
Thẩm Quan lên xe quay đầu nhìn theo hướng Diêu Ngạn rời đi. Tài xế
ngồi trước hỏi: “Sếp Thẩm, giờ chúng ta đi theo xe sếp Tưởng à?” I
Thẩm Quan “Ừ” một tiếng. Tài xế nói: “Cô bé đó hình như là chủ sạp hàng tôi mua ống tiết kiệm lần trước”.
Thẩm Quan nhìn tài xế: “Là cô ấy?”.
Tài xế khẳng định: “Đúng là cô bé đó! Gần đây, tôi chưa gặp cô bé nào xinh xắn đến vậy, chỉ có mỗi cô ấy mà thôi”.
Thẩm Quan mỉm cười, tài xế nổ máy chạy theo chiếc xe Jeep phía trước. Tài xế hỏi Thẩm Quan: “Sếp Thẩm, ống tiết kiệm đó vẫn chưa trả lại. Hôm đó, tôi định mang trả nhưng buổi chiều quay lại cổng trường tiểu học,
cô ấy không dọn hàng bán”.
“Còn để trong phòng làm việc của tôi. Lần sau trả lại cô ây.” Thẩm Quan nhắm nghiền hai mắt.
Tài xế nhìn gương chiếu hậu, biết Thẩm Quan không thích ồn ào, ông ta thức thời ngậm miệng, tập trung vào con đường phía trước.
Tưởng Nã gõ ngón tay lên vô lăng, sai Hứa Châu Vi châm thuốc cho anh.
Khói thuốc mờ nhạt phảng phất trong xe. Hứa Châu Vi chưa nguôi ngoai
cơn giận, nói: “Anh Nã, lúc nãy anh gọi em làm gì, để em xơ múi xíu đã
chứ”.
Tưởng Nã cười nhạt: “Sao anh lại không biết bản lĩnh của chú kém cỏi đến vậy nhỉ? Chưa gì đã ăn một bạt tai”.
Hứa Châu Vi vặn gương chiếu hậu, nhìn cổ mình đỏ ứng, anh ta phì
cười: “Vậy cũng đủ ác rồi, mùi vị không tồi”. Anh ta áp sát Tường Nã,
thỏ thẻ bên tai anh: “Cô bé nhà họ Diêu nhìn thì dong dỏng cao nhưng vừa đủ để ôm. Cơ thể mềm mại, mùi vị thì…”. Anh ta đắm chìm trong mộng
tưởng, cảm thấy ngứa ngáy toàn thân. Hứa Châu Vi không hề biết Tưởng Nã
đã tối sầm mặt, khóe miệng nhếch lên của anh trĩu ngược xuống dưới.
Diêu Ngạn chạy về phòng nghiên cứu rửa mặt, dáng vẻ đầu bù tóc rối
của cô dọa đồng nghiệp hoang man. Họ quan tâm hỏi thăm, Diêu Ngạn cười
tươi trả lời: “Không có gì, em chạy nhanh quá, tóc bung ra hồi nào không hay”.
Cô tháo dây chun, vuốt gọn mái tóc dài chấm lưng, xóa hết vết tích giằng co.
Ngồi nghỉ một lát là tới giờ tan làm, Diêu Ngạn nói tạm biệt đồng
nghiệp, rồi vội vã chạy đến bệnh viện. Giống như mọi ngày, cô mua hoa
quả tươi mang đến, đối phương cũng khách sáo cảm ơn. Tuy nhiên thái độ
của họ đã tốt hơn mấy ngày đầu rất nhiều. Diêu Ngạn tán gẫu với họ từ
chuyện học hành đến chuyện đi làm, cuối cùng còn nhắc đến thị trấn Lý
Sơn.
“Nhà bác ở trung lộ Lý Sơn, công ty vận chuyển hàng hóa đó mở từ mấy
tháng trước. Lúc đầu không ai đế ý đến họ, sau này nghe nói họ từng ngồi tù, chán sống cứ bước vào đó, mọi người đều cố gắng tránh càng xa càng
tốt. Hôm đó nghe nói con trai bác bị đụng trước cửa công ty của họ, bác
sợ chết khiếp, may mà không phải họ gây ra.”
Diêu Ngạn cười gượng không muốn nghe đến công ty vận chuyển hàng hóa.
Khi trời đã tối đen như mực Diêu Ngạn mới từ bệnh viện trở về, cơm
nước trên bàn đã nguội lạnh. Bà Diêu để lại tờ giấy nói bà dọn hàng ra
công viên ven sông, còn Diêu Yên Cẩn đến phòng khiêu vũ. Diêu Ngạn vo
giấy quăng vào sọt rác, gắp vài miếng thức ăn cho vào miệng rồi đi tắm
rửa thay đồ. Cô nhìn vào gương thở hắt ra, sau đó đến công viên ven sông tìm bà Diêu.
Sau bữa cơm tối, nhiều người ra công viên tản bộ. Ánh trăng lặng lẽ
ngả bóng lên mặt hồ, mặt nước trong veo sáng lấp lánh, tàu bè chở hàng
chầm chậm chạy qua. Người đi dạo tụ tập thành nhóm, dừng bước trò chuyện cùng nhau.
Công viên ven sông là một con đường dài ốp đá xám, trên lề dựng ghế
đá để ngồi hóng gió nhưng chỉ toàn bỏ trống, không ai ngồi đến.
Sạp hàng nhỏ của bà Diêu tụ tập mười mấy đứa bé cười hi hi ha ha ngồi nghuệch ngoạc tô tượng. Diêu Ngạn vội đi đến giúp đỡ bà DiêuVài người
lán trông thấy cô, bèn để con họ lại tô tượng rồi đi dạo loanh quanh.
Diêu Ngạn đồng thời kiêm thêm chức bảo mẫu, cô bận luôn tay luôn chân.
Sau công viên là trung tâm thị trấn sáng rực ánh đèn. Âm thanh ăn uống linh đình, tiếng ly tách cụng nhau vọng ra ngoài.
Tưởng Nã mời rượu Thẩm Quan nhưng lần nào anh ta cũng tỏ vẻ lạnh
nhạt. Dần dà anh mất hết kiên nhẫn, dằn xuống nỗi bực dọc trong lòng,
bảo Hứa Châu Vi tiếp tục mời rượu, rồi mỉm cười đứng dậy đên bên cửa số
hút thuốc.
Cửa sổ màu nâu vừa mở một khe nhỏ, gió nóng tức thì ùa tới, thổi
ngược khói thuốc trắng xóa vào mắt Tưởng Nã, anh lắc lắc đẩu. Đến khi
đôi mắt rõ ràng trở lại, anh thấy một bóng dáng chuyến động quanh sạp
hàng nhỏ đông đúc ở phía xa xa bên dưới nhà hàng. Bóng dáng ấy không còn mặc áo thun như ban ngày nữa mà thay vào đó là một chiếc áo cộc tay, từ xa đã nhìn thấy đường cong mê người ẩn hiện dưới lóp vải sáng màu.
Anh mỉm cười, quay lại nói với mọi người trong phòng: “Tôi xuống dưới gặp bạn một chút”. Rồi bước thẳng ra khỏi phòng.