Sáng sớm hôm sau, Thẩm thị cho con uống sau, đi trấn trên tìm người đào giếng, rồi đến lão phòng, gặp Chu thị, kết quả là Chu thị nói nàng đã cho đệ đệ nhà mẹ đẻ làm rồi.
Thẩm thị nghe xong, định rời đi, trong nhà còn có một việc chưa làm, ai ngờ Chu thị giữ chặt nàng, hỏi: "Mấy hôm rày cha có đến chỗ ngươi làm chút việc gì không?"
"Đại tẩu nói gì vậy, sao cha lại có thể giúp ta làm việc chứ?"
"Ngươi có biết chuyện cha lại đến nhà Xuân Ngọc làm việc không? Ngươi nói đi, chưa thấy ai lại bất công như vậy, hai con trai thì đi ra ngoài làm việc chỉ còn hai nữ nhân chúng ta, làm đủ mọi chuyện, thế mà một nam nhân như muội phu (em rể) lại rãnh rỗi ở nhà, lão bà tử thương nữ nhi, nhờ lão nhân đi làm giúp, còn nhổ luôn hai vạt rau theo, nói bên kia người nhiều đất ít, rau cũng không có để ăn, không biết có mang theo thứ gì nữa không, may là ở riêng rồi, mang gì cũng không liên quan đến chúng ta."
Thẩm thị nghe xong, cười cười, cho tới bây giờ, chuyện này nàng không thèm để ý.
"Đúng rồi, ta nghe nói lão bà tử sắp giết heo, bảo gần đến ngày cấy mạ, thịt heo dễ bán. Chờ giết xong thì ta sẽ nói ngươi một tiếng, nếu bọn họ không cho ngươi thì ngươi tìm cớ đến đây một chuyến, tay không trở về được chắc." Chu thị đã lâu không thấy Thẩm thị, bây giờ cũng không có chuyện gì gây gỗ, nên kể sự tức giận cho Thẩm thị nghe. Ví như chuyện Hạ Ngọc thêu hoa, tiền bán được thì tự cất, Điền thị chỉ biết đồi tiền con trai, lại quan tâm đến hôn sự của nữ nhi thứ hai, thân thể không tốt, sợ gả không được, …. Lúc này, Thẩm thị vô cùng may mắn vì nhà mình đã chuyển đi, nên nhắm mắt làm ngơ,lo cuộc sống của mình trước đã.
Buổi chiều, thợ đào giếng đã tới, nói là xem địa hình trước, nói những thứ cần mua, Thẩm thị liền đưa ra 3 yêu cầu: đắp miệng giếng cao, làm thanh ngang để kéo nước, có nắp giếng. Việc này làm hết ba ngày mới xong, mất gần 3 lượng bạc, bên cạnh giếng có thềm đá, một nhà Tử Tình đều cao hứng, Thẩm thị không phải xách nước xa, Tử Tình không cần đến trong thôn giặt quần áo, rửa rau, bớt nhiều việc.
Kế tiếp là những ngày bận rộn, nhổ đậu, gieo hạt, xới đất, mấy việc này Thẩm thị và Tử Lộc cùng làm, sau khi Tử Phúc về nhà thì đảm nhận việc tưới nước cho rau. Tử Tình chỉ có thể ở nhà hái chút đậu phụ, trông em, nấu cơm, thật sự là con người nghèo trưởng thành sớm, Tử Tình mới sáu tuổi, với lửa tuổi này thì chỉ học lớp mẫu giáo ở hiện địa thôi, thế mà phải làm nhiều chuyện như vậy.
Cũng may Thẩm Vạn Phúc đến, vội vội vàng vàng đem một mẫu đậu phụ nhổ lên, xới đất. Nói là vài ngày nữa sẽ đến giúp cắt cải dầu.
Hôm nay, Tăng lão gia tử đến nói cải dầu có thể cắt, thuận tiện cầm vài cái xương và một khối thịt heo nhỏ, Tử Tình mở cửa, thấy ông nội vui vẻ giơ nhưng thứ trong tay, nói với Tử Tình: "Tử Tình, a công cho các người thịt nè, nương ngươi đâu? Không ở nhà à?"
Tử Tình nhìn thoáng qua chút thịt kia, tầm 1 cân, nàng nghĩ là mua, hôm nay mặt trời mọc đằng tây rồi, buổi sáng mình không chú ý: "Cám ơn a công, nương đang làm việc bên trong."
Thấy trong viện có giếng mới, lão gia tử chất vấn Thẩm thị: "Chuyện đào giếng lớn như vậy mà ngươi lại không nói với chúng ta một tiếng, ngươi bảo nhà ngươi có nhiều chỗ dùng tiền, nhiều đến nỗi đi vài bước cũng mệt, ném bạc lung tung hả? Trừ nhưng gia đình giàu có trong thôn, nhà ai chẳng đi xách nước? Ngươi lại la ó, đồ phá sản, có tiền mà phá tiền. Mệt chúng ta còn nhớ tới các ngươi, mới giết heo đã đưa thịt qua đây.” Nói xong, thở phì phì rời đi .
Thẩm thị tức giận gạt nước mắt, Tử Lộc chỉ biết trừng mắt nhìn bóng lưng lão gia tử, cắn môi, Tử Tình tiến lên: "Nương đừng khóc, xách nước rất mệt , đào giếng rồi nương sẽ không vất vả nữa, Tình nhi cũng không sợ rơi vào hồ mỗi lần giặt đồ." Thẩm thị ôm đứa nhỏ khóc một hồi, mới lau khô nước mắt.
Không lâu sau, Điền thị đến, nhìn một vòng, nói: "Nhà lão nhị à, ta luôn nghĩ ngươi là người thành thật, lại nhiều đứa nhỏ, luôn khóc than, lúc ở riêng cha ngươi còn nói cuộc sống của các ngươi e rằng không dễ chịu, nhưng ai biết các ngươi lại như vậy, mấy năm nay, sợ là tiền lão nhị không đưa hết cho ta phải không, không chừng là giấu không ít, nếu không thì mua được đám đất lớn vậy sao? Trước mặt chúng ta thì khóc than, về nhà lại đào giếng, khó trách cha ngươi trở về lại tức giận đến vậy, mệt chúng ta còn một lòng nhớ thương các ngươi nghèo khổ, trong nhà mới giết heo đã đưa xương và thịt cho các ngươi. Không chừng mỗi ngày các ngươi đều gạt chúng ta ăn bao nhiêu thứ tốt. Đúng là con lớn thì nương không giữ được mà." Nói xong, còn rút khăn tay lau nước mắt.
Thẩm thị đã bình tĩnh hơn, nghĩ nghĩ, nói: "Nương, ngài nói như vậy thì oan chết ta. Số bạc cha bọn nhỏ làm được bao nhiêu thì ai chẳng biết, cuối năm vừa nhận lương đã giao hết cho ngươi, trong lòng ngươi rõ nhất, ta cũng đâu phải ngày một ngày hai ở nhà các ngươi, những mười năm, nương còn không hiểu tính ta à? Tiền mua đất là đồ cưới của ta, mấy năm nay ta không dám đụng, chờ hôm nay mới lấy ra mua chút đất, nhưng mua xong cũng không thừa lại gì, tiền làm sân là tiểu ca của ta cho mượn, còn cái giếng này, mấy ngày trước là trăm ngày của Tử Hỉ, nương ta đến thăm ta, thấy ta phải đi xách nước xa, Tử Tình lại giặt đồ rửa rau, nương đau lòng một nữ nhân như ta lại chăm nhiều đứa nhỏ, nên bảo hai ca ca cho ta mượn mấy lượng bạc vụn dùng, về sau có tiền thì trả lại."
Điền thị nghe xong, có chút ngượng ngùng, nhưng vẫn nói thầm một câu: "Ai biết thật hay giả, ngươi muốn nói kiểu gì chẳng được. Lại nói, ngươi còn có ca ca nhà mẹ đẻ giúp đỡ, đáng thương một nhà đại muội Xuân Ngọc, ăn không đủ no mặc không đủ ấm, cũng không có ca ca nào nhớ thương ."
"Nương, ngươi nhìn nhà ta đi, cũng là một đám con thơ, ở riêng không có lấy một hạt gạo, ngày nào cũng ra ngoài mua, buổi tối thì ăn cháo, ngươi thấy đấy, quần áo bọn nhỏ đã cũ nát cả rồi." Thẩm thị nín nhịn.
Điền thị nói: "Không phải đã cho các ngươi 1 điếu tiền sao? Được rồi, ngươi đừng tố khổ với ta. Ai biết ngươi nói được mấy câu là thật?" Nói xong, nhìn thoáng qua đám gà trong viện: "Mấy ngày nữa sẽ có người đến xem tướng Hạ Ngọc, trong nhà không có gì để chiêu đãi, ta bắt 2 con gà tạm vậy."
"Nương, ngươi cũng thấy đám gà này còn chưa trưởng thành, lớn nhất chưa đến 2 can, bắt cũng tiếc, nếu không thì nương bắt con gà mái mẹ kia trở về đi, nó đẻ trứng rồi." Thẩm thị biết hôm nay Điền thị sẽ lấy thứ gì đó rồi mới về, nên chủ động nói.
"Vậy cũng được." Rốt cuộc, Điền thị cầm con gà mái già đi về.
Tử Tình cực kì bất đắc dĩ, xem ra cuộc sống thanh tĩnh khó được, về sau có bạc xây nhà, có thể bị tống tiền. Vốn đang định nhờ lão gia tử cày giúp, bây giờ thì không được rồi.