Cuộc Sống Xuyên Việt Khoái Hoạt Của Nông Phu

Chương 18: Chương 18: Nô bộc




Đỗ Vĩ Minh nhờ thợ mộc trong thôn làm năm mươi hộp gỗ như lần trước, bản thân tiếp tục làm xà phòng, đã có kinh nghiệm từ lần trước, nên bây giờ thuần thục hơn nhiều. Cảnh Nguyên ngồi một bên nhìn Đỗ Vĩ Minh bận rộn, xà phòng và dầu ô liu hắn đã dùng qua, hiệu quả rất tốt. Lăn qua lăn lại hai ngày cũng làm xong xà phòng, chỉ chờ đem phơi nắng cho đông lại là được.

Thời gian luyện chữ cũng chưa có, hắn đưa giấy bút cho Cảnh Nguyên viết mẫu trước, còn bản thân bận rộn ra ruộng tưới nước. Làm xong, nghỉ một chút, Đỗ Vĩ Minh nhớ đến số ô liu trữ dưới hầm, thời tiết đang ấm áp, nên lấy hết số ô liu này ra, một phần dùng làm ô liu ngào đường và dưa muối ô liu, ủ ở sau nhà một thời gian là có thể mang đến Thiên Hương lâu.

Phần còn lại dùng làm dầu ô liu. Lưu Cảnh Nguyên lần đầu tiên thấy Đỗ Vĩ Minh làm dầu ô liu, phương pháp kì quái này có thể làm dầu, Hắn cảm thấy tò mò, Vĩ Minh mới mười ba tuổi, làm thế nào biết cách làm những thứ này. Bận rộn vài ngày, Đỗ Vĩ Minh làm được được 80 cân dầu ô liu thường và 45 cân dầu tinh phẩm. Xà phòng và dầu ô liu chỉ dùng 5 cân dầu thường. Vì vậy, 80 cân dầu này Đỗ Vĩ Minh giữ lại, cất chung với dầu lần trước.

Những ngày bận rộn trôi qua rất nhanh. Đỗ Vĩ Minh mua thêm hạt giống hoa các loại trồng ở trước nhà, cũng sắp nảy mầm. Hai người có nửa ngày rảnh rỗi, đem bàn ghế ra trước nhà nằm phơi nắng. Lưu Cảnh Nguyên lấy bộ trà cụ mua lần trước pha một bình trà xanh, hai người vừa uống trà vừa nói chuyện phiếm.

“Vĩ Minh à, sân trước sao cậu không trồng thêm rau củ mà trồng nhiều hoa như vậy?”

“Trước kia tôi thích trồng hoa, bây giờ có điều kiện nên muốn trồng một ít, ngoài ra hoa cũng có thể làm nhiều thứ.”

“Cậu lại muốn làm thứ gì?”

“Chưa nghĩ ra, chờ hoa nở rồi tính sau.”

Kỳ thật trong đầu Đỗ Vĩ Minh còn nhớ một số phương pháp, nhưng chỉ có lý luận suông, ở đây lại không có thiết bị đầy đủ, chưa biết có thể thành công hay không nên chưa nói với Cảnh Nguyên.

Phần bã thừa sau khi làm dầu đều làm thành bánh đem đến Thiên Hương lâu, kiếm được 1400 văn, lần này Đỗ Vĩ Minh kêu Cảnh Nguyên mượn xe bò, hai người tự vận chuyển, thuận tiện mua thêm bình sứ. Đỗ Vĩ Minh đang cân nhắc có nên mua một con trâu hay lừa không, vì đường lên trấn khá xa. Ngựa thì khỏi bàn, trâu ở nông thôn có thể xem là vật quý giá rồi.

Đỗ Vĩ Minh đi hỏi thăm giá một con trâu, khoảng từ 5 đến 7 xâu tiền, nghé con thì rẻ hơn, chỉ khoảng 4 xâu tiền, trâu cái còn mắc hơn nhiều. Một lượng bạc là 10 xâu tiền, tài sản trong nhà tổng cộng có 10 lượng bạc và 3 xâu tiền. Mười lượng bạc kia là của Cảnh Nguyên giải đố kiếm được, nên chuyện mua trâu phải thương lượng với hắn một chút.

Hai người thảo luận nửa ngày, thống nhất mua một con trâu cái, có khả năng cày ruộng, có thể kéo xe, mai mốt còn có thể sinh nghé con. Hai người lại lên trấn trên, mua một con trâu cái, trả giá hết nước hết cái ông chủ mới chịu giá 6 xâu tiền 500 văn. Tài sản trong nhà vì thế vơi đi một nửa, mua thêm một chiếc xe kéo, hết 500 văn, sau đó vội vàng lên xe về nhà.

Kéo trâu về đến nhà, hai người mới phát hiện một vấn đề lớn, nhốt trâu ở đâu đây? Chạy qua nhà trưởng thôn, Đỗ Vĩ Minh nhờ trưởng thôn tìm vài người dựng một cái chuồng, Đỗ Vĩ Minh sẽ bao cơm. Bữa sáng là cơm chiên, bữa trưa gồm cơm và hai món ăn, buổi tối thì bánh ngô hoặc cháo, thêm dưa muối ô liu tự làm. Ba bữa như vậy ở nông thôn có thể xem như rất tốt.

Mọi người ở đây đều dựa vào làm ruộng mà kiếm sống, mùa xuân vừa qua khỏi nên hoa màu đều chỉ mới gieo trồng, đồ ăn đều dựa vào vụ thu hoạch của năm trước. Những nhà không có điều kiện, cả ngày chỉ ăn cháo đã là không tồi. Mấy thanh niên trai tráng loay hoay mười ngày cũng hoàn thành chuồng bò, thuận tiện còn dựng thêm chuồng gà kế bên.

Phòng ở trong nhà cũng nhân cơ hội tu sửa đôi chút. Có thêm trâu, nên cũng bận rộn thêm hơn, mỗi ngày đều phải cho ăn. Gà con trong nhà cũng dọn tới chuồng mới, vừa lúc có một con gà mái đang ấp trứng, bận càng thêm bận.

Lưu Cảnh Nguyên biết ngày mình rời đi đã tới, năm sáu ngày trước ám vệ đã sớm liên lạc, hắn viết một phong thư nói thương thế còn chưa khỏi hẳn, muốn tĩnh dưỡng một thời gian nữa mới về.

Trước đây hắn chưa bao giờ trải qua cuộc sống như thế này, chỉ có cơm với rau dưa, nhưng lại cảm thấy rất ấm áp, không cần lo nghĩ. Kéo dài việc trở về đã nhiều ngày, mặc dù cố gắng viện cớ, nhưng việc trở về chỉ còn là vấn đề thời gian. Lưu Cảnh Nguyên bí mật liên lạc với tâm phúc của mình, hắn lo cho Đỗ Vĩ Minh, muốn lưu lại vài người bảo hộ lại sợ hắn không chịu nhận.

Bình thường Đỗ Vĩ Minh rất dễ nói chuyện, nhưng tính cách lại là ngoài mềm trong cứng, không có nguyên do thỏa đáng đừng hòng hắn lưu người lại. Nên trước khi đi hắn cố gắng lưu lại hai người hầu để chăm sóc Đỗ Vĩ Minh.

Trong nhà Đỗ Vĩ Minh có không ít đất, tuy chỉ có mình hắn, nhưng hiện tại có thêm một con trâu, làm ruộng cũng dễ dàng hơn. Hắn hỏi thăm một số chuyện về mua thêm đất, định chờ nửa năm sau mua thêm vài mẫu. Không ngờ hai ngày sau mọi chuyện đã hoàn thành.

Trưởng thôn mới từ huyện nha trở về, thông báo mở một cuộc họp. Huyện Đại Bình vừa có núi lở, đa số thôn dân đều gặp nạn, trở thành lưu dân, một số ít đi làm sơn tặc, thổ phỉ. Cho nên châu nha đem số dân này phân cho các huyện, huyện nha lại phân phối xuống các thôn.

Trong danh ngạch lần này có khoảng hai mươi người. Để bồi thường, nhà nào thu dân sẽ được giảm thuế ba năm, mua đất cũng được ưu đãi. Số dân này trong hộ tịch sẽ được sửa thành nô dịch, nói cách khác là trong nhà có thêm người hầu. Người trong thôn không ai nói phát biểu gì, cũng chưa mở miệng đồng ý thu người, trưởng thôn đành tan họp cho mọi người về suy nghĩ thêm.

Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên về nhà, thương lượng một chút, Cảnh Nguyên thấy đây là một cơ hội tốt, đề nghị Đỗ Vĩ Minh nhận hai người. Đỗ Vĩ Minh nghĩ chuyện nhận thêm hai người hầu cũng không quá lớn, nhưng chưa gặp mặt đối phương nên cũng chưa dám nhận, hai người thảo luận một hồi không được kết quả gì đành lên giường ngủ. Hai ngày sau, trưởng thôn lén tìm Đỗ Vĩ Minh, hy vọng hắn có thể thu hai người, còn đảm bảo sẽ chọn người tốt cho hắn, nên Đỗ Vĩ Minh đành đáp ứng.

Năm ngày sau, Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên đến huyện nha mua bảy mẫu đất, đáng ra là 1 xâu tiền một mẫu, bây giờ chỉ còn 700 văn, Đỗ Vĩ Minh tổng cộng chỉ tốn 4900 văn, hai ngày trước đã nhờ trưởng thôn đưa hộ. Cầm khế đất trong tay, cẩn thận cất vào ngực.

Đi chọn hai người hầu theo đề nghị của Cảnh Nguyên, một người tên Chu Tam, một người là Vương Tứ. Chu Tam và Vương Tứ tuổi cũng không lớn, chỉ mới mười sáu. Bởi vì tai họa lúc trước nên ăn không đủ no, nhìn có chút gầy, Đỗ Vĩ Minh mang hai người về nhà, thay quần áo mới, đồ hai người mặc đã quá cũ nát.

Lúc mừng năm mới, Đỗ Vĩ Minh đã sửa tên Lý Nhị thành Lý Vĩ Minh, nói với trưởng thôn. Nhưng mọi người trong thôn vẫn quen gọi hắn là Lý Nhị hoặc Nhị Cẩu Tử, tên chỉ sửa trong bản ghi chép của huyện nha.

Bình thường những đứa trẻ trong thôn khoảng bảy tám tuổi mới có đại danh, tên lúc trước chỉ là nhũ danh, trường hợp như Lý Nhị đến mười ba tuổi mới sửa đại danh rất ít, nhưng cũng không lạ. Đỗ Vĩ Minh thấy tên Chu Tam và Vương Tứ không thuận tai, nhũ danh lại càng khó nghe hơn, cuối cùng nhờ Cảnh Nguyên đặt tên mới, gọi là Chu Văn và Vương Võ, một văn một võ nghe không tệ.

Chuyện phân chỗ ngủ lại trở thành vấn đề, trong nhà chỉ có hai cái giường, trước đây chỉ có một cái, một mình Đỗ Vĩ Minh nằm, sau lại có thêm Lưu Cảnh Nguyên, Đỗ Vĩ Minh mới nhờ thợ mộc đóng thêm một cái. Hiện tại trong nhà có bốn người, nhưng chỉ có hai cái giường, cuối cùng Đỗ Vĩ Minh và Lưu Cảnh Nguyên nằm một cái, Chu Văn và Vương Võ một cái. Lưu Cảnh Nguyên nhìn Đỗ Vĩ Minh ngủ say, thật sự không muốn rời đi, nhưng hiện giờ vẫn phải chấp nhận.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.