Hồi 8: Tình liền thơ thuận nghịch (2)
Tiết vương gia cầm tờ giấy trong tay, nói: “Hoàng thượng, hiện giờ trong tay thần đệ chỉ còn hai bài thơ nữa thôi, một bài là của hoàng tẩu, một bài là của Dung phi. Thần đệ sẽ đọc bài của hoàng tẩu trước. Hoàng tẩu quả nhiên là đọc đủ loại thi thư, tài vănChương siêu phàm, bài thơ thuận nghịch của hoàng tẩu viết ra khác biệt rất lớn so với của những người khác. Hoàng tẩu tổng cộng viết hai bài: ‘Sông xanh tĩnh động nước qua cầu, mộng xa kinh hoảng mấy lá đâu. Trông nhạn rơi đà trời rét muộn, không đóm ở lại đạm mây sầu’. Đây là bài thứ nhất, bài thứ hai như thế này: ‘Nhường êm sóng nước đổ muôn phương, lá xanh vừa mọc nửa cuốn hương. Hương cuốn nửa mọc vừa xanh lá, phương muôn đổ nước sóng êm nhường’. Hai bài thơ thuận nghịch này của hoàng tẩu dùng từ tinh tế lưu loát, vận luật và phong cách đọc lên thấy thanh tân tuyệt đẹp, làm cho người ta lập tức có thể cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân. Bất luận là về mặt ý cảnh hay dùng từ đều là tuyệt tác hàng đầu. Đáng tiếc là chỉ viết về cảnh sắc của một mùa, không biết Hoàng thượng, hoàng tẩu cho rằng lời bình của thần đệ thế nào?”.
Hoàng hậu cười nói: “Nghiên cứu của hoàng đệ với đối với thi từ ca phú còn cao hơn cả Hoàng thượng và bản cung, lời bình đương nhiên là rất đúng trọng tâm. Có điều bản cung không quá mức tinh thông thi từ, viết ra đương nhiên cũng không hay được như hoàng đệ nói đâu”. Nói xong, nàng lại nhìn Hoàng thượng: “Chẳng hay ý của Hoàng thượng ra sao?”.
Hoàng thượng cười ha ha, nói: “Thúc tẩu hai người không cần phải ở đây khen tặng nhau vậy đâu. Theo trẫm thấy, Hoàng hậu viết rất xuất sắc, lời bình của hoàng đệ cũng rất đúng trọng tâm, đều có thưởng hậu. Tiểu Tam Tử, chẳng phải lần trước Nam Vệ có tặng một bộ y phục tơ mềm cương kim bích nguyệt sao? Nghe nói bộ y phục này đao thương bất nhập, vận lên người thì không cần phải lo có nguy hiểm gì. Bây giờ ngươi lấy đến đây, đưa cho Vương gia đi. Hoàng hậu, phần thưởng của nàng thì chờ sau khi tan Dung Hoa hội, trẫm sẽ bàn lại với nàng”.
Hoàng hậu mỉm cười đáp: “Hoàng thượng, thần thiếp viết còn chưa hay, làm sao dám nhận thưởng chứ. Hoàng thượng ban cho các muội muội trong cung là được rồi”.
Tôi nghe Hoàng thượng nói vậy, trong lòng lại không kìm được cơn ớn lạnh. Sao Hoàng thượng lại ban cho Tiết vương gia bộ y phục tơ mềm cương kim bích nguyệt chứ? Thật sự là có phần kỳ lạ, Tiết vương gia là quan văn, bình thường không ra chiến trường. Theo lý thuyết, bộ y phục tơ mềm cương kim bích nguyệt mà Hoàng thượng nói nên ban cho quan võ mới là hợp tình hợp lý.
Lúc này, Tiết vương gia lại lên tiếng: “Hoàng thượng, bốn bài thơ thuận nghịch mà Dung phi nương nương viết ra có thể nói là tuyệt vời. Chắc hẳn Hoàng thượng đã xem qua, không biết ý của Hoàng thượng thế nào?”.
Hoàng thượng khen: “Thơ Dung phi viết quả thật rất hay. Nếu không nhờ Vương gia nhắc nhở, trẫm cũng không biết Dung phi lại có tài hoa kinh thế tuyệt diễm đến bực này”.
Minh quý phi ở bên cạnh lẩm bẩm: “Nói suông thì có ích lợi gì? Có bản lĩnh thì cứ đọc ra nghe chút thử xem, chứ khoe khoang thì ai mà chẳng làm được”.
Lời Minh quý phi nói hiển nhiên đã lọt vào tai Tiết vương gia. Y nói: “Hoàng quý phi nương nương, xin đừng gấp gáp, thần đệ sẽ đọc to bài thơ Dung phi đã làm. Bốn bài thơ thuận nghịch này của Dung phi nương nương, phân biệt thành cảnh sắc bốn mùa xuân hạ thu đông, thật sự là những bài thơ hay chỉ có thể gặp chứ không thể cầu. Bốn bài thơ của Dung phi nương nương có thể quy thành bốn câu nói: ‘Oanh ca bờ liễu rạng xuân tình sáng đêm thanh, đây sen biếc nước động gió lay ngày hè dày, sông thu khổ nhạn trú cát hồng nước cạn không, hồng lò than đủ nướng hàn phong ngự rét đông’”.
Sau khi Minh quý phi nghe xong, cười khẩy nói: “Đây cũng là lời thơ thuận nghịch ư? Chẳng lẽ Vương gia lấy chúng tỷ muội chúng ta ra đùa sao?”. Lúc này, trong nhóm chúng phi tần cũng người người nói hùa theo. Ngay cả Lý Thanh Dao cũng đứng bên cạnh nói: “Vương gia, không phải người đã hồ đồ rồi chứ. Nếu người nói sai, cẩn thận Hoàng thượng sẽ trách móc đấy”.
Tiết vương gia cười nói: “Hoàng thượng và Hoàng hậu chắc hẳn đã biết ngọn nguồn bốn bài thơ này rồi. Bây giờ đệ sẽ đọc bốn bài thơ này lên cho các vị nương nương nghe, bốn bài thơ này phân biệt như sau:
Thơ cảnh xuân (Oanh ca bờ liễu rạng xuân tình sáng đêm thanh)
‘Oanh ca bờ liễu rạng xuân tình
Liễu rạng xuân tình sáng đêm thanh
Thanh đêm sáng tình xuân rạng liễu
Tình xuân rạng liễu bờ ca oanh.’
Thơ cảnh hạ (Đây sen biếc nước động gió lay ngày hè dày)
‘Đây sen biếc nước động gió lay
Nước động gió lay ngày hạ dày
Dày hạ ngày lay gió động nước
Lay gió động nước biếc sen đây.’
Thơ cảnh thu (Sông thu khổ nhạn trú cát hồng nước cạn không)
‘Sông thu buồn nhạn trú cát hồng
Nhạn trú cát hồng nước cạn không
Không cạn nước hồng cát trú nhạn
Hồng cát trú nhạn buồn thu sông.’
Thơ cảnh đông (Hồng lò than đủ nướng hàn phong ngự rét đông)
‘Hồng lò than đủ nướng hàn phong
Đủ nướng hàn phong ngự rét đông
Đông rét ngự phong hàn nướng đủ
Phong hàn nướng đủ than lò hồng.’
Đây chính là bốn bài thơ thuận nghịch[1] của Dung phi nương nương, chẳng hay ý của chư vị nương nương thế nào?”.
[1] Bốn bài thơ thuận nghịch tả cảnh sắc bốn mùa Lãnh Cửu Dung viết vốn là tác phẩm của tài nữ Ngô Giáng Tuyết triều Minh – chú thích của chính tác giả.
Chúng phi tần nghe vậy, lập tức mở to hai mắt, thậm chí còn có người khe khẽ nói: “Đây là thứ Dung phi viết ra trong thời gian nửa tuần hương sao? Thật sự không thể tưởng tượng nổi”.
Hoàng hậu bảo: “Hoàng thượng, Dung phi nương nương quả nhiên là tài học xuất chúng, hơn hẳn thần thiếp, tính tình lại hiền lành hiếm thấy, thật sự là cái phúc của Hoàng thượng. Thần thiếp chúc mừng Hoàng thượng có được một nữ tử tốt như Dung phi muội muội”.
Hoàng thượng cười nói: “Dung phi quả nhiên thông minh hơn người, những người còn lại không thể sánh bằng. Dung phi, không biết nàng muốn phần thưởng thế nào? Nàng muốn gì cứ việc nói ra là được, trẫm nhất định sẽ làm thỏa lòng nàng”.
Tôi vội đáp: “Cửu Dung không có công trạng gì, nào dám nhận thưởng? Cửu Dung tài hèn học ít, Hoàng thượng đừng trách tội là tốt rồi”.
©STENT: .luv-ebook.com
Hoàng thượng nhìn tôi, rồi lại nhìn Tiết vương gia, cười bảo: “Hoàng đệ, trước kia may mà có đệ thu nhận Dung phi, trẫm mới có được một phi tử xuất sắc đến vậy. Để khen ngợi đệ, đệ còn muốn được ban thưởng gì nữa? Trẫm sẽ cùng ban thưởng cho đệ là được”.
Tôi suy nghĩ những lời Hoàng thượng nói, tóm lại là trong lời mang ẩn ý. Tiết vương gia vội quỳ lạy: “Thần đệ không dám. Mới vừa có cử chỉ cả gan, xin Hoàng thượng hãy thứ tội”.
Hoàng hậu nương nương bên cạnh đỡ lời: “Được rồi được rồi, đều là người trong nhà, ban thưởng hay không không quan trọng, quan trọng là người trong một nhà vui vẻ hòa thuận, đó chính là phúc khí của quốc gia xã tắc”.
Hoàng thượng hơi trầm tư nói: “Nếu hoàng đệ không cần ban thưởng thì thôi vậy. Dung phi, nàng kính Vương gia một chén rượu, cảm tạ vừa rồi Tiết vương gia đã giải vây cho nàng đi”.
Tôi nhẹ nhàng phất lọn tóc, nếu Hoàng thượng đã nói vậy thì hiển nhiên là phải làm vậy, nhưng rốt cục trong lòng Hoàng thượng là đang muốn gì đây?
Lập tức có tiểu thái giám dâng rượu lên trước mặt tôi, nói: “Dung phi nương nương, mời”.
Tôi nâng chén lên cao, chậm rãi đi đến trước mặt Tiết vương gia, nói: “Vương gia, mời”. Lúc Tiết vương gia đón nhận cái chén của tôi, bàn tay khẽ run lên, giờ này khắc này, hẳn là trong tim y cũng đang mãnh liệt dậy sóng.
Tôi cúi đầu, không dám nhìn, cũng không thể nhìn y, khoảng cách giữa hai người chúng tôi đã từng gần như thế, chưa được bao lâu, giữa chúng tôi đã lại trở nên xa cách như vậy.
Tiết vương gia từ từ nâng chén uống hết, nói: “Cảm tạ Dung phi nương nương ban cho”.
Lời y nói rõ rệt như thế, nhưng nghe rồi lại làm cho người ta cảm thấy xa xôi vô cùng, trái tim cũng khẽ run rẩy theo. Sắc mặt tôi lại thanh đạm như nước, nói: “Hoàng đệ thật sự khách khí rồi, xin hoàng đệ hãy hết lòng phụ tá Hoàng thượng, góp một phần sức lực cho Tây Tống ta, đây chính là phúc khí của quốc gia và xã tắc”. Tôi lan man nói những lời vốn không muốn nói ra. Bởi vì trong nháy mắt, tôi đã hiểu ra ý của Hoàng thượng khi để tôi mời rượu. Thật ra Hoàng thượng đang nhắc nhở tôi, tôi và Tiết vương gia giờ đã là quan hệ thúc tẩu, hơn nữa, cả đời này đều là quan hệ thúc tẩu.
Tiết vương gia nghe thấy lời tôi nói, đầu vai lại khẽ run lên: “Thần đệ tuân mệnh, xin Dung phi nương nương yên tâm”.
Ngay sau đó, tôi lui trở về chỗ ngồi của mình, Hoàng thượng bắt đầu ban thưởng tiệc rượu, chư vị phi tần thoải mái mặc sức uống rượu. Giữa yến tiệc linh đình, tôi chỉ cảm thấy tinh thần hốt hoảng. Tiệc là tiệc ngon, hội là hội đẹp, nhưng không ai biết rằng, đây thật sự là một chiến trường đầy khốc liệt. Trong lúc không chú ý, tôi đã làm tổn thương đến người mình không nên làm tổn thương nhất, chỉ vì muốn bày tỏ sự trung thành của tôi giống như người kia.
Tôi ngẩng đầu lên, nhìn Hoàng thượng một chút, một ánh mắt lạnh lùng nghiêm nghị đang quẳng về phía tôi. Thật không ngờ, giờ này khắc này, Hoàng thượng lại đang nhìn tôi chăm chú. Tôi không đọc hiểu được ánh mắt của người, tuy nhiên vẫn có thể cảm nhận được sự hùng hổ dọa người và hàm ý cảnh cáo trong đó. Tôi chậm chạp cúi gằm mặt xuống, không nhìn bất cứ một ai nữa, miễn cưỡng cười vui, một lần nữa tự nói với mình rằng, đây là số mạng của Lãnh Cửu Dung tôi.
Hồi 9: Hồi hương thăm người thân
Sau khi tan Dung Hoa hội, mấy ngày liền Hoàng thượng vẫn chưa đến Quỳnh Anh lâu của tôi. Thư Vũ thầm kín nói với tôi: “Nương nương, người cố gắng dỗ dành Hoàng thượng đi, Hoàng thượng đang trách móc người đó. Ngài ghen với Tiết vương gia bởi vì tình hình lúc đó thật sự dễ dàng khiến người khác cảm thấy rằng, Tiết vương gia mới là người hiểu rõ người nhất, chứ không phải Hoàng thượng. Nương nương, người hãy nói chuyện với Hoàng thượng đi, chuyện này vẫn còn có khả năng biến chuyển. Cho dù người không vì người khác thì cũng phải vì đứa bé trong bụng chứ, đúng không?”.
Thư Vũ nhắc đến con của tôi, đây là uy hiếp lớn nhất đối với tôi. Đó gọi là mẫu tử liên tâm, phải rồi, dù tôi không vì người khác thì cũng phải suy nghĩ cho đứa con trong bụng chứ. Nếu tôi bị thất sủng, hài nhi của tôi đương nhiên cũng sẽ bị người ta coi thường. Nói không chừng, nó còn có thể sẽ bị người ta bế đi nuôi nấng. Trước kia, trong cung không phải chưa từng có tiền lệ như vậy.
Tôi đồng ý với đề nghị của Thư Vũ, nhưng không biết phải nói thế nào với Hoàng thượng mới phải. Chuyện dâng thư, lần trước tôi đã từng dùng rồi, lần này chưa chắc hữu hiệu được như thế. Nhưng mà ngoài ra, còn có biện pháp nào khác đây?
Đúng lúc tôi và Thư Vũ, Minh Nguyệt Hân Nhi và Băng Ngưng đang vắt óc suy nghĩ thì Hoàng thượng lại đến Quỳnh Anh lâu. Lúc tôi nhìn thấy Hoàng thượng, vẻ mặt vẫn còn chút sửng sốt, nhưng Hoàng thượng lại lên tiếng trước, người xẵng giọng, nói: “Dung Nhi, vẻ mặt này của nàng là sao? Chẳng lẽ mấy ngày trẫm không đến chỗ nàng, nàng liền không chào đón trẫm đến nữa?”.
Tôi vội cúi đầu xuống hành lễ: “Dung Nhi không dám, Dung Nhi đang nghĩ xem phải nói thế nào với Hoàng thượng thì không ngờ Hoàng thượng lại đích thân đến đây. Dung Nhi thật sự là… thật sự là vừa kinh ngạc vừa vui mừng”.
Hoàng thượng cười ha ha, tự mình đỡ tôi dậy, nói: “Được rồi được rồi, nàng đứng lên đi. Nàng bảo muốn nói gì với trẫm, trẫm cũng sẽ không tin, cho dù có nói gì cũng không phải nàng cam tâm tình nguyện. Tính tình của nàng trẫm còn không hiểu sao? Trẫm còn muốn nói cho nàng biết, trẫm là người hiểu rõ nàng nhất, ha ha ha…”.
Tôi vội vàng đáp: “Tất nhiên Hoàng thượng là người hiểu rõ Dung Nhi nhất. Hoàng thượng và Dung Nhi vốn là phu thê, đó gọi là duyên phận một ngàn năm mới có thể tu luyện thành phu thê trọn đời. Giữa phu thê, vốn nên thân mật khăng khít”.
Hoàng thượng tiến từng bước lên phía trước, dùng sức nắm lấy cằm tôi, nói: “Dung Nhi, nàng biết điều này thì có thể chứng minh người trong lòng nàng chính là trẫm. Chuyện Dung Hoa hội trẫm có thể không truy cứu nữa, nhưng trẫm không thể không làm như chưa có chuyện gì từng xảy ra. Trẫm thật lòng thật dạ tổ chức Dung Hoa hội cho nàng, nàng lại năm lần bảy lượt mày đi mắt lại với Vương gia trước mặt bao nhiêu người như vậy, nàng coi trẫm không tồn tại phải không? Trẫm muốn trừng phạt nàng…”.
Hoàng thượng nói xong, kéo tôi vào phòng, ra sức ném tôi lên giường, không màng đến điều gì, lao về phía tôi…
Tôi nằm dưới thân Hoàng thượng, đau xót rên rỉ. Hoàng thượng lại nổi cơn tàn nhẫn, nói: “Nàng nói, nàng nói đi, nàng và Tiết vương gia mày đi mắt lại thì phỏng có ích gì? Nàng vẫn cứ là người của trẫm như thường, nàng vẫn không thể không thần phục dưới thân trẫm như thường!”.
…
Một đêm cuồng loạn, một đêm lệ đổ như mưa.
Sau khi trải qua chuyện này, tôi đột nhiên cảm thấy trong lòng xót xa khác thường. Hoàng thượng từng luôn miệng nói thật lòng yêu thích tôi, nhưng đột nhiên tôi phát hiện ra không phải là như vậy. Những lời như vậy, chắc là Hoàng thượng đã từng nói với không biết bao nhiêu phi tần rồi. Sở dĩ Hoàng thượng trăm phương nghìn kế muốn chiếm được tôi, muốn tôi thần phục dưới chân người, hơn phân nửa là vì Tiết vương gia. Căn bản chính là tự sâu trong đáy lòng, người luôn có một chút tự ti, người không muốn bản thân mình thua kém Tiết vương gia, người phải tranh đoạt với Tiết vương gia mọi thứ. Vương vị, người thắng được, mà nữ nhân, người cũng tranh với Tiết vương gia. Người muốn chiếm lấy nữ nhân Tiết vương gia yêu mến làm của riêng, vốn không phải vì bản thân người cũng yêu mến, mà là vì muốn trội hơn Tiết vương gia ở mọi phương diện, để bù lại phần tự ti kia bên trong lòng người.
Quan hệ của bọn họ cũng giống như Tào Phi và Tào Thực trong lịch sử. Mặc dù Tào Phi trở thành hoàng đế, song vẫn ghen ghét với sự tài hoa của Tào Thực, còn có rất nhiều những thứ khác, và còn cả một thứ quan trọng nhất, người mà thê tử của Tào Phi là Chân Mật yêu thương sâu đậm nhất lại chính là Tào Thực. Bởi thế, Tào Phi muốn nghĩ cách để gây khó dễ cho Tào Thực, thậm chí còn nổi lên ý niệm muốn giết Tào Thực, ra lệnh cho chàng bảy bước thành thơ, nếu không sẽ xử tử. Cũng may Tào Thực tài hoa cái thế, bằng không thật sự đã mất mạng trong tay Tào Phi. Về một phương diện khác, Tào Phi và Tào Thực là huynh đệ ruột thịt, cùng cha cùng mẹ nên Tào Phi vừa thường xuyên nghĩ đến tình nghĩa huynh đệ giữa mình và Tào Thực, vừa thường xuyên không đành lòng. Tào Phi còn từng hoành đao đoạt ái, đoạt mất người Tào Thực yêu thương cho chính mình, đã từng đưa chiếc gối kim ngọc của Chân Mật cho Tào Thực[1]. Với lại, tuy rằng Tào Thực buồn sầu vì bất đắc chí, nhưng vẫn còn phải sống tiếp. Những tình hình đó, so với Hoàng thượng và Tiết vương gia hôm nay giống nhau biết mấy?
[1] Chân Mật là một mỹ nữ nổi danh thời Tam Quốc. Nàng vốn gả cho Viên Hy là con trai của Viên Thiệu. Năm 204, Tào Tháo đánh Nghiệp Thành, thủ phủ Ký Châu của Viên Thiệu, Chân Mật khi đó mới hai mươi hai tuổi, lọt vào tay quân Tào. Vì đã nghe đến sắc đẹp của nàng nên sai quân vào tìm kiếm, nhưng Tào Phi đã sai quân lui ra và tự vào bắt được Chân thị mang về, sau đó lại xin Tào Tháo cho cưới nàng làm vợ. Sau này Tào Phi lên ngôi Ngụy Văn Đế (năm 220) thì nàng là hoàng hậu. Tuy nhiên, không chỉ Tào Tháo mà em trai của Tào Phi là Tào Thực, một văn nhân có tiếng lúc bấy giờ cũng rất si mê nàng. Dẫu vậy, vì Chân Mật đã là Chân phi, sau đó, khi Tào Phi lên ngôi, nàng lại được phong làm hoàng hậu nên Tào Thực chỉ biết chôn giấu mối chân tình của mình trong lòng. Phía Chân Mật do bị Tào Phi bắt ép về làm vợ nên cũng không có tình cảm, lại thêm sau này Tào Phi sủng ái một phi tử khác gọi là Quách phi, ghẻ lạnh với mình, vì vậy nàng cũng bắt đầu nảy sinh cảm tình với người em chồng.
Về sau phần vì Chân Mật bị Quách thị gièm pha, phần vì Tào Phi cũng nghi ngờ tình cảm giữa Chân thị và Tào Thực, nên đày Chân thị ra Nghiệp Thành rồi sau đó ép phải chết (năm 223), tiếp theo lập Quách phi làm hoàng hậu, con của Chân Mật là Tào Duệ làm thái tử (sau trở thành Ngụy Minh Đế). Sau khi Chân Mật chết, có lần Tào Thực vào cung, Tào Phi đưa một số đồ dùng của Chân Mật cho chàng, trong đó có chiếc gối kim ngọc. Tào Thực thấy vật nhớ người, khi trở lại Quyên Thành, qua sông Lạc, đêm trú trong thuyền, mơ thấy nàng. Lúc tỉnh dậy hạ bút viết bài Cảm Chân phú, chính còn gọi là Lạc thần phú.
Mà tôi, giữa lúc bất tri bất giác đã trở thành Chân Mật.
Tôi biết kết cục của Chân Mật, nàng chết vô cùng thảm thương. Nàng bị Quách nữ vương xử tử, lúc nàng chết tóc dài che mặt, miệng ngậm đầy trấu, khiến cho nàng không còn mặt mũi nào mà gặp người khác, cũng không thể đến cáo trạng trước mặt Diêm Vương gia. Lãnh Cửu Dung tôi liệu có thể nào cuối cùng cũng rơi vào kết cục như vậy không? Điều đáng để Chân Mật vui mừng chính là sau khi nàng chết, nhi tử của nàng là Tào Duệ vẫn kế thừa hoàng vị của Tào Phi. Nhưng nếu Lãnh Cửu Dung chết đi, con của tôi chỉ e không có được may mắn như vậy.
Tôi nhắc nhở chính mình một lần nữa, tôi nhất định phải tranh đấu, nhất định phải giành được toàn bộ sự tín nhiệm của Hoàng thượng, nhất định phải tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục. Có lẽ tôi đã thay đổi rồi, song tôi không thay đổi vì chính mình, mà là vì chúng tỷ muội bên cạnh tôi, quan trọng nhất là vì đứa con sắp chào đời của tôi.
Ngày hôm sau, mặt trời lên cao quá ba con sào thì Hoàng thượng mới thức giấc. So với hôm qua, người đã ôn hòa đi rất nhiều. Hoàng thượng dịu dàng nói: “Dung Nhi, nàng còn tức giận phải không? Tối hôm qua có phải trẫm đã làm đau nàng không? Hôm nay trẫm không lâm triều, đặc biệt ở lại với nàng, nàng cũng đừng giận trẫm nữa”.
Tôi lên tiếng: “Sao Dung Nhi lại trách Hoàng thượng được, Dung Nhi chỉ cảm thấy trong lòng tủi thân”.
Hoàng thượng có phần ngượng ngập hỏi: “Sao lại thế?”.
Tôi đáp: “Dung Nhi tủi thân vì Hoàng thượng lại có thể hiểu lầm Dung Nhi và Vương gia thế này thế nọ. Hoàng thượng cũng biết đấy, Dung Nhi và Vương gia vốn trong sạch. Từ sau khi Dung Nhi theo Hoàng thượng, bất kể thân thể hay tâm tư đều là của Hoàng thượng. Có thể là Dung Nhi vụng về lời ăn tiếng nói, thường biểu đạt không trôi chảy nên mới đến nỗi làm Hoàng thượng hiểu lầm Dung Nhi và Vương gia. Hoàng thượng, người nghĩ xem, nếu Dung Nhi và Vương gia thật sự có gì đó, sao có thể thản nhiên đối diện trước mặt bao nhiêu người. Về phần Vương gia giúp Dung Nhi, thật sự cũng chỉ là lẽ thường tình mà thôi. Dẫu sao thì Dung Nhi và Vương gia trước kia từng quen biết, dù là bằng hữu bình thường nhất, nhìn thấy bằng hữu của mình bị người khác quở trách cũng sẽ ra tay giúp đỡ. Dung Nhi thật sự không rõ vì sao Hoàng thượng lại hiểu lầm cho được? Hiện giờ Dung Nhi đã có con của Hoàng thượng rồi, không trung thành với Hoàng thượng thì trung thành với ai đây?”.
Hình như những lời tôi nói đã làm Hoàng thượng cảm động. Người lâm vào trầm tư, nửa buổi không nói năng gì, cuối cùng mới lên tiếng: “Dung Nhi, nàng đừng giận nữa, trẫm biết là trẫm không tốt, trách lầm nàng, nàng tha thứ cho trẫm lần này, được không?”.
Tôi vội nói: “Hoàng thượng nhất thiết đừng nói như thế, Dung Nhi nói thì nói vậy mà thôi, làm sao dám trách Hoàng thượng chứ”.
Hoàng thượng nở nụ cười: “Dung Nhi, người khác không biết tính cách của nàng chứ trẫm biết, tuy rằng ngoài miệng nàng nói vậy, nhưng nhất định trong lòng không nghĩ thế. Thế này đi, để biểu đạt sự áy náy của trẫm với nàng, trẫm cho phép nàng hồi hương thăm người thân, nàng thấy thế nào?”.
Tôi nghe xong lời Hoàng thượng nói, không kiềm chế nổi niềm vui sướng trong lòng, hỏi: “Hoàng thượng, người nói thật sao?”.
Hoàng thượng nghiêm túc gật đầu: “Vua không nói chơi, trẫm mà lại có thể nói dối sao?”.
Tôi vui vẻ đáp: “Tạ ơn Hoàng thượng”.
Hoàng thượng cũng cười nói: “Dung Nhi, giờ rốt cục nàng cũng không trách tội trẫm rồi chứ”.
Tôi lắc đầu: “Dung Nhi sẽ không trách tội Hoàng thượng, Hoàng thượng thật sự đối xử với Dung Nhi quá tốt rồi”.
Tôi biết trong cung Tây Tống có một quy định đã thành văn, đó chính là sau khi phi tần vào cung, một năm sau mới được hồi hương thăm người thân. Giờ Hoàng thượng lại phá lệ cho phép tôi hồi hương, thật sự là chuyện rất hiếm có.
---------------------------------------------
Hồi 8: Tình liền thơ thuận nghịch (2)
Tiết vương gia cầm tờ giấy trong tay, nói: “Hoàng thượng, hiện giờ trong tay thần đệ chỉ còn hai bài thơ nữa thôi, một bài là của hoàng tẩu, một bài là của Dung phi. Thần đệ sẽ đọc bài của hoàng tẩu trước. Hoàng tẩu quả nhiên là đọc đủ loại thi thư, tài vănChương siêu phàm, bài thơ thuận nghịch của hoàng tẩu viết ra khác biệt rất lớn so với của những người khác. Hoàng tẩu tổng cộng viết hai bài: ‘Sông xanh tĩnh động nước qua cầu, mộng xa kinh hoảng mấy lá đâu. Trông nhạn rơi đà trời rét muộn, không đóm ở lại đạm mây sầu’. Đây là bài thứ nhất, bài thứ hai như thế này: ‘Nhường êm sóng nước đổ muôn phương, lá xanh vừa mọc nửa cuốn hương. Hương cuốn nửa mọc vừa xanh lá, phương muôn đổ nước sóng êm nhường’. Hai bài thơ thuận nghịch này của hoàng tẩu dùng từ tinh tế lưu loát, vận luật và phong cách đọc lên thấy thanh tân tuyệt đẹp, làm cho người ta lập tức có thể cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân. Bất luận là về mặt ý cảnh hay dùng từ đều là tuyệt tác hàng đầu. Đáng tiếc là chỉ viết về cảnh sắc của một mùa, không biết Hoàng thượng, hoàng tẩu cho rằng lời bình của thần đệ thế nào?”.
Hoàng hậu cười nói: “Nghiên cứu của hoàng đệ với đối với thi từ ca phú còn cao hơn cả Hoàng thượng và bản cung, lời bình đương nhiên là rất đúng trọng tâm. Có điều bản cung không quá mức tinh thông thi từ, viết ra đương nhiên cũng không hay được như hoàng đệ nói đâu”. Nói xong, nàng lại nhìn Hoàng thượng: “Chẳng hay ý của Hoàng thượng ra sao?”.
Hoàng thượng cười ha ha, nói: “Thúc tẩu hai người không cần phải ở đây khen tặng nhau vậy đâu. Theo trẫm thấy, Hoàng hậu viết rất xuất sắc, lời bình của hoàng đệ cũng rất đúng trọng tâm, đều có thưởng hậu. Tiểu Tam Tử, chẳng phải lần trước Nam Vệ có tặng một bộ y phục tơ mềm cương kim bích nguyệt sao? Nghe nói bộ y phục này đao thương bất nhập, vận lên người thì không cần phải lo có nguy hiểm gì. Bây giờ ngươi lấy đến đây, đưa cho Vương gia đi. Hoàng hậu, phần thưởng của nàng thì chờ sau khi tan Dung Hoa hội, trẫm sẽ bàn lại với nàng”.
Hoàng hậu mỉm cười đáp: “Hoàng thượng, thần thiếp viết còn chưa hay, làm sao dám nhận thưởng chứ. Hoàng thượng ban cho các muội muội trong cung là được rồi”.
Tôi nghe Hoàng thượng nói vậy, trong lòng lại không kìm được cơn ớn lạnh. Sao Hoàng thượng lại ban cho Tiết vương gia bộ y phục tơ mềm cương kim bích nguyệt chứ? Thật sự là có phần kỳ lạ, Tiết vương gia là quan văn, bình thường không ra chiến trường. Theo lý thuyết, bộ y phục tơ mềm cương kim bích nguyệt mà Hoàng thượng nói nên ban cho quan võ mới là hợp tình hợp lý.
Lúc này, Tiết vương gia lại lên tiếng: “Hoàng thượng, bốn bài thơ thuận nghịch mà Dung phi nương nương viết ra có thể nói là tuyệt vời. Chắc hẳn Hoàng thượng đã xem qua, không biết ý của Hoàng thượng thế nào?”.
Hoàng thượng khen: “Thơ Dung phi viết quả thật rất hay. Nếu không nhờ Vương gia nhắc nhở, trẫm cũng không biết Dung phi lại có tài hoa kinh thế tuyệt diễm đến bực này”.
Minh quý phi ở bên cạnh lẩm bẩm: “Nói suông thì có ích lợi gì? Có bản lĩnh thì cứ đọc ra nghe chút thử xem, chứ khoe khoang thì ai mà chẳng làm được”.
Lời Minh quý phi nói hiển nhiên đã lọt vào tai Tiết vương gia. Y nói: “Hoàng quý phi nương nương, xin đừng gấp gáp, thần đệ sẽ đọc to bài thơ Dung phi đã làm. Bốn bài thơ thuận nghịch này của Dung phi nương nương, phân biệt thành cảnh sắc bốn mùa xuân hạ thu đông, thật sự là những bài thơ hay chỉ có thể gặp chứ không thể cầu. Bốn bài thơ của Dung phi nương nương có thể quy thành bốn câu nói: ‘Oanh ca bờ liễu rạng xuân tình sáng đêm thanh, đây sen biếc nước động gió lay ngày hè dày, sông thu khổ nhạn trú cát hồng nước cạn không, hồng lò than đủ nướng hàn phong ngự rét đông’”.
Sau khi Minh quý phi nghe xong, cười khẩy nói: “Đây cũng là lời thơ thuận nghịch ư? Chẳng lẽ Vương gia lấy chúng tỷ muội chúng ta ra đùa sao?”. Lúc này, trong nhóm chúng phi tần cũng người người nói hùa theo. Ngay cả Lý Thanh Dao cũng đứng bên cạnh nói: “Vương gia, không phải người đã hồ đồ rồi chứ. Nếu người nói sai, cẩn thận Hoàng thượng sẽ trách móc đấy”.
Tiết vương gia cười nói: “Hoàng thượng và Hoàng hậu chắc hẳn đã biết ngọn nguồn bốn bài thơ này rồi. Bây giờ đệ sẽ đọc bốn bài thơ này lên cho các vị nương nương nghe, bốn bài thơ này phân biệt như sau:
Thơ cảnh xuân (Oanh ca bờ liễu rạng xuân tình sáng đêm thanh)
‘Oanh ca bờ liễu rạng xuân tình
Liễu rạng xuân tình sáng đêm thanh
Thanh đêm sáng tình xuân rạng liễu
Tình xuân rạng liễu bờ ca oanh.’
Thơ cảnh hạ (Đây sen biếc nước động gió lay ngày hè dày)
‘Đây sen biếc nước động gió lay
Nước động gió lay ngày hạ dày
Dày hạ ngày lay gió động nước
Lay gió động nước biếc sen đây.’
Thơ cảnh thu (Sông thu khổ nhạn trú cát hồng nước cạn không)
‘Sông thu buồn nhạn trú cát hồng
Nhạn trú cát hồng nước cạn không
Không cạn nước hồng cát trú nhạn
Hồng cát trú nhạn buồn thu sông.’
Thơ cảnh đông (Hồng lò than đủ nướng hàn phong ngự rét đông)
‘Hồng lò than đủ nướng hàn phong
Đủ nướng hàn phong ngự rét đông
Đông rét ngự phong hàn nướng đủ
Phong hàn nướng đủ than lò hồng.’
Đây chính là bốn bài thơ thuận nghịch[1] của Dung phi nương nương, chẳng hay ý của chư vị nương nương thế nào?”.
[1] Bốn bài thơ thuận nghịch tả cảnh sắc bốn mùa Lãnh Cửu Dung viết vốn là tác phẩm của tài nữ Ngô Giáng Tuyết triều Minh – chú thích của chính tác giả.
Chúng phi tần nghe vậy, lập tức mở to hai mắt, thậm chí còn có người khe khẽ nói: “Đây là thứ Dung phi viết ra trong thời gian nửa tuần hương sao? Thật sự không thể tưởng tượng nổi”.
Hoàng hậu bảo: “Hoàng thượng, Dung phi nương nương quả nhiên là tài học xuất chúng, hơn hẳn thần thiếp, tính tình lại hiền lành hiếm thấy, thật sự là cái phúc của Hoàng thượng. Thần thiếp chúc mừng Hoàng thượng có được một nữ tử tốt như Dung phi muội muội”.
Hoàng thượng cười nói: “Dung phi quả nhiên thông minh hơn người, những người còn lại không thể sánh bằng. Dung phi, không biết nàng muốn phần thưởng thế nào? Nàng muốn gì cứ việc nói ra là được, trẫm nhất định sẽ làm thỏa lòng nàng”.
Tôi vội đáp: “Cửu Dung không có công trạng gì, nào dám nhận thưởng? Cửu Dung tài hèn học ít, Hoàng thượng đừng trách tội là tốt rồi”.
©STENT: .luv-ebook.com
Hoàng thượng nhìn tôi, rồi lại nhìn Tiết vương gia, cười bảo: “Hoàng đệ, trước kia may mà có đệ thu nhận Dung phi, trẫm mới có được một phi tử xuất sắc đến vậy. Để khen ngợi đệ, đệ còn muốn được ban thưởng gì nữa? Trẫm sẽ cùng ban thưởng cho đệ là được”.
Tôi suy nghĩ những lời Hoàng thượng nói, tóm lại là trong lời mang ẩn ý. Tiết vương gia vội quỳ lạy: “Thần đệ không dám. Mới vừa có cử chỉ cả gan, xin Hoàng thượng hãy thứ tội”.
Hoàng hậu nương nương bên cạnh đỡ lời: “Được rồi được rồi, đều là người trong nhà, ban thưởng hay không không quan trọng, quan trọng là người trong một nhà vui vẻ hòa thuận, đó chính là phúc khí của quốc gia xã tắc”.
Hoàng thượng hơi trầm tư nói: “Nếu hoàng đệ không cần ban thưởng thì thôi vậy. Dung phi, nàng kính Vương gia một chén rượu, cảm tạ vừa rồi Tiết vương gia đã giải vây cho nàng đi”.
Tôi nhẹ nhàng phất lọn tóc, nếu Hoàng thượng đã nói vậy thì hiển nhiên là phải làm vậy, nhưng rốt cục trong lòng Hoàng thượng là đang muốn gì đây?
Lập tức có tiểu thái giám dâng rượu lên trước mặt tôi, nói: “Dung phi nương nương, mời”.
Tôi nâng chén lên cao, chậm rãi đi đến trước mặt Tiết vương gia, nói: “Vương gia, mời”. Lúc Tiết vương gia đón nhận cái chén của tôi, bàn tay khẽ run lên, giờ này khắc này, hẳn là trong tim y cũng đang mãnh liệt dậy sóng.
Tôi cúi đầu, không dám nhìn, cũng không thể nhìn y, khoảng cách giữa hai người chúng tôi đã từng gần như thế, chưa được bao lâu, giữa chúng tôi đã lại trở nên xa cách như vậy.
Tiết vương gia từ từ nâng chén uống hết, nói: “Cảm tạ Dung phi nương nương ban cho”.
Lời y nói rõ rệt như thế, nhưng nghe rồi lại làm cho người ta cảm thấy xa xôi vô cùng, trái tim cũng khẽ run rẩy theo. Sắc mặt tôi lại thanh đạm như nước, nói: “Hoàng đệ thật sự khách khí rồi, xin hoàng đệ hãy hết lòng phụ tá Hoàng thượng, góp một phần sức lực cho Tây Tống ta, đây chính là phúc khí của quốc gia và xã tắc”. Tôi lan man nói những lời vốn không muốn nói ra. Bởi vì trong nháy mắt, tôi đã hiểu ra ý của Hoàng thượng khi để tôi mời rượu. Thật ra Hoàng thượng đang nhắc nhở tôi, tôi và Tiết vương gia giờ đã là quan hệ thúc tẩu, hơn nữa, cả đời này đều là quan hệ thúc tẩu.
Tiết vương gia nghe thấy lời tôi nói, đầu vai lại khẽ run lên: “Thần đệ tuân mệnh, xin Dung phi nương nương yên tâm”.
Ngay sau đó, tôi lui trở về chỗ ngồi của mình, Hoàng thượng bắt đầu ban thưởng tiệc rượu, chư vị phi tần thoải mái mặc sức uống rượu. Giữa yến tiệc linh đình, tôi chỉ cảm thấy tinh thần hốt hoảng. Tiệc là tiệc ngon, hội là hội đẹp, nhưng không ai biết rằng, đây thật sự là một chiến trường đầy khốc liệt. Trong lúc không chú ý, tôi đã làm tổn thương đến người mình không nên làm tổn thương nhất, chỉ vì muốn bày tỏ sự trung thành của tôi giống như người kia.
Tôi ngẩng đầu lên, nhìn Hoàng thượng một chút, một ánh mắt lạnh lùng nghiêm nghị đang quẳng về phía tôi. Thật không ngờ, giờ này khắc này, Hoàng thượng lại đang nhìn tôi chăm chú. Tôi không đọc hiểu được ánh mắt của người, tuy nhiên vẫn có thể cảm nhận được sự hùng hổ dọa người và hàm ý cảnh cáo trong đó. Tôi chậm chạp cúi gằm mặt xuống, không nhìn bất cứ một ai nữa, miễn cưỡng cười vui, một lần nữa tự nói với mình rằng, đây là số mạng của Lãnh Cửu Dung tôi.
Hồi 9: Hồi hương thăm người thân
Sau khi tan Dung Hoa hội, mấy ngày liền Hoàng thượng vẫn chưa đến Quỳnh Anh lâu của tôi. Thư Vũ thầm kín nói với tôi: “Nương nương, người cố gắng dỗ dành Hoàng thượng đi, Hoàng thượng đang trách móc người đó. Ngài ghen với Tiết vương gia bởi vì tình hình lúc đó thật sự dễ dàng khiến người khác cảm thấy rằng, Tiết vương gia mới là người hiểu rõ người nhất, chứ không phải Hoàng thượng. Nương nương, người hãy nói chuyện với Hoàng thượng đi, chuyện này vẫn còn có khả năng biến chuyển. Cho dù người không vì người khác thì cũng phải vì đứa bé trong bụng chứ, đúng không?”.
Thư Vũ nhắc đến con của tôi, đây là uy hiếp lớn nhất đối với tôi. Đó gọi là mẫu tử liên tâm, phải rồi, dù tôi không vì người khác thì cũng phải suy nghĩ cho đứa con trong bụng chứ. Nếu tôi bị thất sủng, hài nhi của tôi đương nhiên cũng sẽ bị người ta coi thường. Nói không chừng, nó còn có thể sẽ bị người ta bế đi nuôi nấng. Trước kia, trong cung không phải chưa từng có tiền lệ như vậy.
Tôi đồng ý với đề nghị của Thư Vũ, nhưng không biết phải nói thế nào với Hoàng thượng mới phải. Chuyện dâng thư, lần trước tôi đã từng dùng rồi, lần này chưa chắc hữu hiệu được như thế. Nhưng mà ngoài ra, còn có biện pháp nào khác đây?
Đúng lúc tôi và Thư Vũ, Minh Nguyệt Hân Nhi và Băng Ngưng đang vắt óc suy nghĩ thì Hoàng thượng lại đến Quỳnh Anh lâu. Lúc tôi nhìn thấy Hoàng thượng, vẻ mặt vẫn còn chút sửng sốt, nhưng Hoàng thượng lại lên tiếng trước, người xẵng giọng, nói: “Dung Nhi, vẻ mặt này của nàng là sao? Chẳng lẽ mấy ngày trẫm không đến chỗ nàng, nàng liền không chào đón trẫm đến nữa?”.
Tôi vội cúi đầu xuống hành lễ: “Dung Nhi không dám, Dung Nhi đang nghĩ xem phải nói thế nào với Hoàng thượng thì không ngờ Hoàng thượng lại đích thân đến đây. Dung Nhi thật sự là… thật sự là vừa kinh ngạc vừa vui mừng”.
Hoàng thượng cười ha ha, tự mình đỡ tôi dậy, nói: “Được rồi được rồi, nàng đứng lên đi. Nàng bảo muốn nói gì với trẫm, trẫm cũng sẽ không tin, cho dù có nói gì cũng không phải nàng cam tâm tình nguyện. Tính tình của nàng trẫm còn không hiểu sao? Trẫm còn muốn nói cho nàng biết, trẫm là người hiểu rõ nàng nhất, ha ha ha…”.
Tôi vội vàng đáp: “Tất nhiên Hoàng thượng là người hiểu rõ Dung Nhi nhất. Hoàng thượng và Dung Nhi vốn là phu thê, đó gọi là duyên phận một ngàn năm mới có thể tu luyện thành phu thê trọn đời. Giữa phu thê, vốn nên thân mật khăng khít”.
Hoàng thượng tiến từng bước lên phía trước, dùng sức nắm lấy cằm tôi, nói: “Dung Nhi, nàng biết điều này thì có thể chứng minh người trong lòng nàng chính là trẫm. Chuyện Dung Hoa hội trẫm có thể không truy cứu nữa, nhưng trẫm không thể không làm như chưa có chuyện gì từng xảy ra. Trẫm thật lòng thật dạ tổ chức Dung Hoa hội cho nàng, nàng lại năm lần bảy lượt mày đi mắt lại với Vương gia trước mặt bao nhiêu người như vậy, nàng coi trẫm không tồn tại phải không? Trẫm muốn trừng phạt nàng…”.
Hoàng thượng nói xong, kéo tôi vào phòng, ra sức ném tôi lên giường, không màng đến điều gì, lao về phía tôi…
Tôi nằm dưới thân Hoàng thượng, đau xót rên rỉ. Hoàng thượng lại nổi cơn tàn nhẫn, nói: “Nàng nói, nàng nói đi, nàng và Tiết vương gia mày đi mắt lại thì phỏng có ích gì? Nàng vẫn cứ là người của trẫm như thường, nàng vẫn không thể không thần phục dưới thân trẫm như thường!”.
…
Một đêm cuồng loạn, một đêm lệ đổ như mưa.
Sau khi trải qua chuyện này, tôi đột nhiên cảm thấy trong lòng xót xa khác thường. Hoàng thượng từng luôn miệng nói thật lòng yêu thích tôi, nhưng đột nhiên tôi phát hiện ra không phải là như vậy. Những lời như vậy, chắc là Hoàng thượng đã từng nói với không biết bao nhiêu phi tần rồi. Sở dĩ Hoàng thượng trăm phương nghìn kế muốn chiếm được tôi, muốn tôi thần phục dưới chân người, hơn phân nửa là vì Tiết vương gia. Căn bản chính là tự sâu trong đáy lòng, người luôn có một chút tự ti, người không muốn bản thân mình thua kém Tiết vương gia, người phải tranh đoạt với Tiết vương gia mọi thứ. Vương vị, người thắng được, mà nữ nhân, người cũng tranh với Tiết vương gia. Người muốn chiếm lấy nữ nhân Tiết vương gia yêu mến làm của riêng, vốn không phải vì bản thân người cũng yêu mến, mà là vì muốn trội hơn Tiết vương gia ở mọi phương diện, để bù lại phần tự ti kia bên trong lòng người.
Quan hệ của bọn họ cũng giống như Tào Phi và Tào Thực trong lịch sử. Mặc dù Tào Phi trở thành hoàng đế, song vẫn ghen ghét với sự tài hoa của Tào Thực, còn có rất nhiều những thứ khác, và còn cả một thứ quan trọng nhất, người mà thê tử của Tào Phi là Chân Mật yêu thương sâu đậm nhất lại chính là Tào Thực. Bởi thế, Tào Phi muốn nghĩ cách để gây khó dễ cho Tào Thực, thậm chí còn nổi lên ý niệm muốn giết Tào Thực, ra lệnh cho chàng bảy bước thành thơ, nếu không sẽ xử tử. Cũng may Tào Thực tài hoa cái thế, bằng không thật sự đã mất mạng trong tay Tào Phi. Về một phương diện khác, Tào Phi và Tào Thực là huynh đệ ruột thịt, cùng cha cùng mẹ nên Tào Phi vừa thường xuyên nghĩ đến tình nghĩa huynh đệ giữa mình và Tào Thực, vừa thường xuyên không đành lòng. Tào Phi còn từng hoành đao đoạt ái, đoạt mất người Tào Thực yêu thương cho chính mình, đã từng đưa chiếc gối kim ngọc của Chân Mật cho Tào Thực[1]. Với lại, tuy rằng Tào Thực buồn sầu vì bất đắc chí, nhưng vẫn còn phải sống tiếp. Những tình hình đó, so với Hoàng thượng và Tiết vương gia hôm nay giống nhau biết mấy?
[1] Chân Mật là một mỹ nữ nổi danh thời Tam Quốc. Nàng vốn gả cho Viên Hy là con trai của Viên Thiệu. Năm 204, Tào Tháo đánh Nghiệp Thành, thủ phủ Ký Châu của Viên Thiệu, Chân Mật khi đó mới hai mươi hai tuổi, lọt vào tay quân Tào. Vì đã nghe đến sắc đẹp của nàng nên sai quân vào tìm kiếm, nhưng Tào Phi đã sai quân lui ra và tự vào bắt được Chân thị mang về, sau đó lại xin Tào Tháo cho cưới nàng làm vợ. Sau này Tào Phi lên ngôi Ngụy Văn Đế (năm 220) thì nàng là hoàng hậu. Tuy nhiên, không chỉ Tào Tháo mà em trai của Tào Phi là Tào Thực, một văn nhân có tiếng lúc bấy giờ cũng rất si mê nàng. Dẫu vậy, vì Chân Mật đã là Chân phi, sau đó, khi Tào Phi lên ngôi, nàng lại được phong làm hoàng hậu nên Tào Thực chỉ biết chôn giấu mối chân tình của mình trong lòng. Phía Chân Mật do bị Tào Phi bắt ép về làm vợ nên cũng không có tình cảm, lại thêm sau này Tào Phi sủng ái một phi tử khác gọi là Quách phi, ghẻ lạnh với mình, vì vậy nàng cũng bắt đầu nảy sinh cảm tình với người em chồng.
Về sau phần vì Chân Mật bị Quách thị gièm pha, phần vì Tào Phi cũng nghi ngờ tình cảm giữa Chân thị và Tào Thực, nên đày Chân thị ra Nghiệp Thành rồi sau đó ép phải chết (năm 223), tiếp theo lập Quách phi làm hoàng hậu, con của Chân Mật là Tào Duệ làm thái tử (sau trở thành Ngụy Minh Đế). Sau khi Chân Mật chết, có lần Tào Thực vào cung, Tào Phi đưa một số đồ dùng của Chân Mật cho chàng, trong đó có chiếc gối kim ngọc. Tào Thực thấy vật nhớ người, khi trở lại Quyên Thành, qua sông Lạc, đêm trú trong thuyền, mơ thấy nàng. Lúc tỉnh dậy hạ bút viết bài Cảm Chân phú, chính còn gọi là Lạc thần phú.
Mà tôi, giữa lúc bất tri bất giác đã trở thành Chân Mật.
Tôi biết kết cục của Chân Mật, nàng chết vô cùng thảm thương. Nàng bị Quách nữ vương xử tử, lúc nàng chết tóc dài che mặt, miệng ngậm đầy trấu, khiến cho nàng không còn mặt mũi nào mà gặp người khác, cũng không thể đến cáo trạng trước mặt Diêm Vương gia. Lãnh Cửu Dung tôi liệu có thể nào cuối cùng cũng rơi vào kết cục như vậy không? Điều đáng để Chân Mật vui mừng chính là sau khi nàng chết, nhi tử của nàng là Tào Duệ vẫn kế thừa hoàng vị của Tào Phi. Nhưng nếu Lãnh Cửu Dung chết đi, con của tôi chỉ e không có được may mắn như vậy.
Tôi nhắc nhở chính mình một lần nữa, tôi nhất định phải tranh đấu, nhất định phải giành được toàn bộ sự tín nhiệm của Hoàng thượng, nhất định phải tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục. Có lẽ tôi đã thay đổi rồi, song tôi không thay đổi vì chính mình, mà là vì chúng tỷ muội bên cạnh tôi, quan trọng nhất là vì đứa con sắp chào đời của tôi.
Ngày hôm sau, mặt trời lên cao quá ba con sào thì Hoàng thượng mới thức giấc. So với hôm qua, người đã ôn hòa đi rất nhiều. Hoàng thượng dịu dàng nói: “Dung Nhi, nàng còn tức giận phải không? Tối hôm qua có phải trẫm đã làm đau nàng không? Hôm nay trẫm không lâm triều, đặc biệt ở lại với nàng, nàng cũng đừng giận trẫm nữa”.
Tôi lên tiếng: “Sao Dung Nhi lại trách Hoàng thượng được, Dung Nhi chỉ cảm thấy trong lòng tủi thân”.
Hoàng thượng có phần ngượng ngập hỏi: “Sao lại thế?”.
Tôi đáp: “Dung Nhi tủi thân vì Hoàng thượng lại có thể hiểu lầm Dung Nhi và Vương gia thế này thế nọ. Hoàng thượng cũng biết đấy, Dung Nhi và Vương gia vốn trong sạch. Từ sau khi Dung Nhi theo Hoàng thượng, bất kể thân thể hay tâm tư đều là của Hoàng thượng. Có thể là Dung Nhi vụng về lời ăn tiếng nói, thường biểu đạt không trôi chảy nên mới đến nỗi làm Hoàng thượng hiểu lầm Dung Nhi và Vương gia. Hoàng thượng, người nghĩ xem, nếu Dung Nhi và Vương gia thật sự có gì đó, sao có thể thản nhiên đối diện trước mặt bao nhiêu người. Về phần Vương gia giúp Dung Nhi, thật sự cũng chỉ là lẽ thường tình mà thôi. Dẫu sao thì Dung Nhi và Vương gia trước kia từng quen biết, dù là bằng hữu bình thường nhất, nhìn thấy bằng hữu của mình bị người khác quở trách cũng sẽ ra tay giúp đỡ. Dung Nhi thật sự không rõ vì sao Hoàng thượng lại hiểu lầm cho được? Hiện giờ Dung Nhi đã có con của Hoàng thượng rồi, không trung thành với Hoàng thượng thì trung thành với ai đây?”.
Hình như những lời tôi nói đã làm Hoàng thượng cảm động. Người lâm vào trầm tư, nửa buổi không nói năng gì, cuối cùng mới lên tiếng: “Dung Nhi, nàng đừng giận nữa, trẫm biết là trẫm không tốt, trách lầm nàng, nàng tha thứ cho trẫm lần này, được không?”.
Tôi vội nói: “Hoàng thượng nhất thiết đừng nói như thế, Dung Nhi nói thì nói vậy mà thôi, làm sao dám trách Hoàng thượng chứ”.
Hoàng thượng nở nụ cười: “Dung Nhi, người khác không biết tính cách của nàng chứ trẫm biết, tuy rằng ngoài miệng nàng nói vậy, nhưng nhất định trong lòng không nghĩ thế. Thế này đi, để biểu đạt sự áy náy của trẫm với nàng, trẫm cho phép nàng hồi hương thăm người thân, nàng thấy thế nào?”.
Tôi nghe xong lời Hoàng thượng nói, không kiềm chế nổi niềm vui sướng trong lòng, hỏi: “Hoàng thượng, người nói thật sao?”.
Hoàng thượng nghiêm túc gật đầu: “Vua không nói chơi, trẫm mà lại có thể nói dối sao?”.
Tôi vui vẻ đáp: “Tạ ơn Hoàng thượng”.
Hoàng thượng cũng cười nói: “Dung Nhi, giờ rốt cục nàng cũng không trách tội trẫm rồi chứ”.
Tôi lắc đầu: “Dung Nhi sẽ không trách tội Hoàng thượng, Hoàng thượng thật sự đối xử với Dung Nhi quá tốt rồi”.
Tôi biết trong cung Tây Tống có một quy định đã thành văn, đó chính là sau khi phi tần vào cung, một năm sau mới được hồi hương thăm người thân. Giờ Hoàng thượng lại phá lệ cho phép tôi hồi hương, thật sự là chuyện rất hiếm có.