Khả Tử Tức sao ngăn được Kỷ Vịnh.
Kỷ Vịnh nghênh ngang đi xuyên qua hành lang đến tiền viện.
Đối diện là một đám người vây quanh một cụ già bước đến.
Cụ già kia vóc dánh bình thường, râu tóc bạc phơ, sắc mặt hồng nhuận, mặc áo lụa cà sa màu xanh ngọc chẳng cũ chẳng mới, bên hông là chiếc bình nhỏ bằng mã não đỏ, đôi mắt sáng bừng toát ra vẻ thích thú như một thiếu niên.
Vừa gặp Kỷ Vịnh ông đã cười lớn: “Kiến Minh, sao con biết được ta đến đây? Ta còn cố ý dặn bọn họ không được nói cho con biết. Nghe nói con ở Hàn Lâm viện rất được? Nào, lại đây cho ta xem, xem có tiến bộ hơn chút nào không!”
“Tằng tổ phụ!” Kỷ Vịnh trợn to mắt, quay đầu hung hăng lườm Tử Tức một cái như thể đang trách “Sao ngươi không nói cho ta biết.”
Tử Tức vội rụt cổ nói: “ Là hai vị lão gia dặn dò, nói là ý của lão thái gia, muốn cho công tử một niềm vui bất ngờ nên chúng tôi mới không dám nói.”
“Ta thấy bất ngờ thì có nhưng niềm vui thì chưa thấy đâu!” Kỷ Vịnh ngập ngừng, phụng phịu đi qua, hành lễ với Kỷ lão thái gia rồi hô: “Tằng tổ phụ!”
Kỷ lão thái gia thân thiết định vươn tay vuốt tóc Kỷ Vịnh, không ngờ Kỷ Vịnh đã không còn là cậu thiếu niên ngày nào, còn cao hơn ông một cái đầu, giơ tay lên cao mới chạm đến đầu Kỷ Vịnh, không khỏi cười tủm tỉm khen ngợi: “Ngoan lắm!”. Tình cảnh trông có chút buồn cười.
Kỷ Tụng và Kỷ Kỳ cụp mắt cúi đầu, coi như không nhìn thấy gì.
Mọi người cũng quay đầu đi.
Miệng Kỷ Vịnh giật giật.
Kỷ lão thái gia lại kéo tay Kỷ Vịnh, vừa đi vừa nói chuyện với hắn: “Con định đi đâu thế? Lâu lắm mới có dịp mọi người cùng tề tụ, con đừng đi chơi, ở nhà với ông già này nhé. Ta mang theo mấy chiếc nghiên mực từ Giang Nam đến, là đại bá phụ con hiếu kính cho ta, trong đó có một chiếc nghiêm nức dịch thủy, một chiếc nghiên mực long vĩ. Con cầm giúp ta.” Nói xong lại quay đầu nhìn đám cháu chắt đằng sau, cười nói: “Lát nữa các con mỗi đứa lấy một chiếc về mà dùng.”
Đám đường huynh của Kỷ Vịnh nghe xong đều tiến lên vui vẻ cảm tạ Kỷ lão thái gia. Có người nói Kỷ lão thái gia bất công: “Có nghiên mực nhưng không có mực thì dùng thế nào, lão gia chẳng bằng làm người tốt đến cùng, thưởng cho chúng con mấy thỏi mực tùng yên để dùng đi!”
“Sớm biết không nên mở miệng mà.” Kỷ lão thái gia tỏ vẻ đau lòng, “Mở miệng là mất máu mà. Muốn nghiên mực thì có, muốn mực thì không có đâu. Các con có cần không đây?”
Mọi người đều thích Kỷ lão thái gia như lão ngoan đồng này, cười nói đáp lời: “đương nhiên là nghiên mực cũng thích mà mực cũng cần.”
Đoàn người cười hỉ hả đi vào phòng.
Kỷ Vịnh bưng miệng, cắn răng đi theo Kỷ lão thái gia.
Nếu là người khác, khỏi cần đá cũng chạy lấy người, nhưng đối mặt vơi Kỷ lão thái gia từ nhỏ hắn đã không thể thẳng, ngoài trưởng bối hậu bối hữu biệt, hắn còn có sự tôn kính với người, tuy lòng không muốn nhưng vẫn cùng Kỷ lão thái gia ngồi xuống.
Kỷ lão thái gia liền nghiêng người nói với Kỷ Vịnh: “Dương đại nhân của con khen con không ngớt lời, còn cố ý viết thư cho ta. Khen con am hiểu việc đồng áng, người đọc sách bình thường không thể sánh bằng. Hắn coi trọng con như thế, nếu ta đã đến đây, nhất định phải đi gặp hắn – ngày mai con cùng ta đi bái kiến Dương đại nhân. Chúng ta đều là người Nam Trực, bà con xa không bằng láng giềng gần, bình thường con rảnh rỗi chẳng có việc gì làm, hẳn nên năng qua lại thỉnh giáo hắn mới phải.”
Có gì hay mà đi?
Mỗi lần đi đều nói đến chuyện đồng áng, làm hại hắn chạy đôn chạy đáo tìm quản gia lo việc đồng áng để hói, thế mới không đến mức bị chê cười…
Kỷ Vịnh rầu rĩ lên tiếng “Vâng”.
Kỷ lão thái gia cười tươi như hoa nở, không để ý đến Kỷ Vịnh nữa, cùng Kỷ Tụng, Kỷ Kỳ hàn huyên.
Chuyện đi tìm Trần Khúc Thủy đương nhiên phải gác lại đó.
Không chỉ như vậy, Kỷ lão thái gia còn nay kéo Kỷ Vịnh đi bái phỏng chỗ này, mai kéo hắn đi bái phỏng người nọ, tiếng tốt là muốn giới thiệu lão bằng hữu cho Kỷ Vịnh nhận thức, Kỷ Tụng và Kỷ Kỳ đương nhiên là toàn lực ủng hộ, cho nên Kỷ Vịnh ngoài đến Hàn Lâm viện ra thì còn lại đều phải đi theo Kỷ lão thái gia.
Nháy mắt đã đến giữa hè, Kỷ lão thái gia lại không hề có ý trở về, ngược lại càng lúc càng hưng phấn, muốn đi thăm lại hết những nơi tuổi trẻ từng đi qua, nơi chưa đi đi qua thì phải đến để bù lại tiếc nuối, càng phải đi!
Lại có người đến bẩm với hắn, nói mấy ngày nữa Trần Khúc Thủy sẽ về lại Chân Định rồi.
Kỷ Vịnh cảm thấy vô cùng phiền não, vung tay áo, không thèm tiếp.
Kỷ Kỷ giận nổi gân xanh, dạy dỗ hắn. “Lão gia tử còn được mấy ngày lành, nhân lúc người còn có thể ăn có thể uống, chúng ta là con cháu không hiếu kính, chẳng lẽ đợi người xuống lỗ rồi mới hiếu kính sao? Nếu con dám ngang ngược trước mặt lão nhân gia thì đến từ đường quỳ cho ta!”
Từ đường Kỷ gia ở Nghi Hưng.
Kỷ Vịnh đơn giản quỳ gối dưới bức họa tổ tông Kỷ gia trong Phật đường.
Kỷ Kỳ giận đến suýt tắc thở, chạy khắp nơi tìm chổi lông gà đòi đánh Kỷ Vịnh.
Hàn thị cũng thấy Kỷ Vịnh quá đáng, nói với Kỷ Tụng tới khuyên can: “Trăm sự lấy hiếu làm đầu. Nếu ngay cả điều này hắn cũng không hiểu, không bằng đánh chết luôn cho xong.”
Kỷ Tụng thở dài.
Kỷ Kỳ đánh Kỷ Vịnh mấy cái.
Kỷ Vịnh nói: “Con không muốn ngày nào cũng cùng tằng tổ phụ chạy đi khắp nơi!”
Hồi lâu sau Kỷ Kỳ cũng không nói được một câu.
Kỷ Vịnh nghiến răng, quyết phải đi tìm Trần Khúc Thủy.
Trần Khúc Thủy không ở trong cửa hàng.
Điền Phú Quý vô cùng ân cần trò chuyện với Kỷ Vịnh: “Thất lão gia mời Trần tiên sinh qua nói chuyện, chắc sẽ về muộn. Không biết Kỷ đại nhân tìm Trần tiên sinh có chuyện gì? Có cần tôi truyền lời không? Hay là tôi bảo ông ấy là đại nhân đã đến tìm, bảo ông ấy mai đến bái phỏng ngài?”
Hay là mình nhanh chân đến xem chỗ cô cô thế nào?
Kỷ Vịnh suy nghĩ, bất an ra khỏi cửa hàng.
Có xe ngựa dừng lại ở bên cạnh hắn, vén màn xe gọi: “Kỷ Kiến Minh, ngươi đến đây làm gì?”
Kỷ Vịnh ngẩng đầu, thấy Hà Dục cả người hoa lệ ngồi trong xe ngựa.
Hai người đánh nhau một trận ở Túy Tiên lâu rồi, Hà Dục cảm thấy tính cách Kỷ Vịnh rất hào sảng, Kỷ Vịnh cảm thấy Hà Dục cũng có trách nhiệm, ngược lại hai người trở nên thân thiết. Kỷ Vịnh ghi danh bảng vàng, Hà Dục đem lễ qua tặng; Hà Dục thành thân, Kỷ Vịnh đến uống rượu mừng.
“Không có chuyện gì, đi dạo xung quanh.” Theo bản năng hắn không muốn để Hà Dục biết đây là cửa hàng của Đậu Chiêu.
Hà Dục cũng không để ý. Gật gật đầu, nói: “Ta đến Túy Tiên lâu uống rượu, ngươi có muốn đi cùng không. Đãi khác là Trần Trạch Tây, mấy người Từ Chí Ký, Dương Vân Tiêu và cả Thái Cố Nguyên đều đến.”
Trần Trạch Tây là Đô câp sự ở Lễ Bộ, năm nay mới 32 tuổi. Là cháu của nguyên nội các đại học sĩ Trần Viêm, là tài tuấn nổi danh trong triều đình. Hà Dục là lấy đường muội của Trần Trạch Tây.
Tù Chí Ký và Dương Vân Tiêu chính là đồng liêu ở Hàn Lâm viện với Kỷ Vịnh, tuổi cũng không lớn. Kỷ Vịnh vốn đang không thoải mái, nghe nói Thái Nguyên Cổ lúc nào cũng lé mắt nhìn mình cũng ở đây, lập tức hứng thú, nhảy lên xe chẳng thèm khách khí: “Vậy quấy rầy rồi.”
Hà Dục thích nhất ở Kỷ Vịnh là sự kiêu ngạo này, cười ha hả rồi cùng Kỷ Vịnh đến Túy Tiên Lâu.
Nếu Kỷ Vịnh ngoa ngoắt thì đúng là không mấy ai chống đỡ nổi.
Còn chưa uống được bao nhiêu rượu, mặt Thái Cố Nguyên đã xanh mét.
Từ Chí Ký và Dương Vân Tiêu cố lắm mới không bật cười.
Trần Trạch Tây thấy vậy, nháy mắt với Hà Dục, ý bảo Hà Dục và Kỷ Vịnh về trước.
Hà Dục thấy Thái Cố Nguyên vô cùng tẻ nhạt này, cũng chẳng muốn tiếp tục ngồi đây giả tạo thái bình, lén nói với Kỷ Vịnh đôi câu, hai người uống xong mấy chung rượu rồi đứng dậy cáo từ. Lúc đi ra, hắn không khỏi oán giận: “Không phải bảo hắn tài trí hơn người sao? Ta thấy cũng bình thường…”
Vừa mới yên lặng không nói gì, nhã gian bên cạnh đột nhiên có một người xông ra, suýt thì đâm vào Hà Dục. Hà Dục không khỏi đẩy người nọ một cái.
Người kia uống nhiều, lảo đảo suýt ngã xuống đất, nhất thời thẹn quá hóa giận, lớn tiếng nói: “Con mẹ nó, ngươi đi đường không có mắt à!”
Hà Dục sao chịu bỏ qua, lập tức kéo vạt áo người kia mắng lại: “Con mẹ nó, ngươi đang nói ai đấy? Có giỏi ngươi nhắc lại lần nữa! Ta không đánh cho ngươi răng rơi đầy đất thì ta không phải người họ Hà!”
Người kia lại “Ơ” một tiếng, khuôn mặt say khướt lại mỉm cười nịnh nọt: “Kỷ đại nhân, không ngờ lại gặp ngài ở đây?”
Kỷ Vịnh ói ra rượu, đang vui vẻ ở bên xem kịch, chẳng ngờ đối phương lại chào hỏi mình. Hắn thoáng sửng sốt nói: “Ngươi là ai thế?”
Người nọ đứng thẳng dậy, cười nói: “Tại hạ là Trịnh Triệu Khôn, là Ti lại chủ sự ở bộ Công. Lúc Kỳ đại nhân đỗ thám hoa, từng đến quý phủ chúc mừng, có gặp Kỳ đại nhân.”
Kỷ Vịnh làm sao nhận ra hắn.
Nhớ lại bá phụ là Công bộ thị lang. Người này quá nửa là vì nịnh bợ bá phụ nên mới mượn cớ mình thi đỗ mà đưa lễ. Hắn “À” một tiếng.
Hà Dục cũng chẳng tiện tính sổ với người kia nữa, cáu kỉnh nói: “Thôi đi, ngươi xin lỗi ta thì chuyện này bỏ qua!”
Trịnh Triệu Khôn vội cúi đầu xin lỗi, cũng nhiệt tình mời: “Hà công tử, Kỷ đại nhân, mời gặp không bằng tình cờ gặp, xin cho một cơ hội để ta có thể kính hai vị một chén.”
Nói như vậy khiến Hà Dục bật cười, nhìn hắn nói: “Chẳng nhìn ra ngươi lại là người cơ trí như thế.”
Hắn vừa dứt lời liền thấy nhã gian phía sau Trịnh Triệu Khôn rộng mở, tiếng đàn sáo và nữ tử trêu đùa truyền ra. Có người đi ra, hắng giọng hô “Trịnh Triệu Khôn”, giương mắt đã thấy Trịnh Triệu Khôn ở phía trước, vỗ vai hắn thật mạnh, ngà ngà nói: “Con mẹ nó ngươi rơi vào hố xí rồi à?”
Kỷ Vịnh và Hà Dục không khỏi nhìn vào nhã gian. Liền thấy chủ vị nhã gian kia có một thiếu niên thanh tú còn đẹp hơn cả thiếu nữ.
Bên cạnh hắn có hai nữ tử vô cùng xinh đẹp, một người đang rót rượu cho thiếu niên kia, một người lại trêu đùa với nam tử hơn 20 tuổi anh tuấn cao ráo, mày kiếm mắt thanh ở bên cạnh.
Nam tử kia dường như không thoải mái với điều này, mặt mày vừa xấu hổ vừa miễn cưỡng.
Cảm giác được có người nhìn, thiếu niên kia ngẩng đầu lên, cười cợt liếc nhìn bọn họ một cái, thần thái có chút khinh thường. Hà Dục nhíu mày, khẽ nói với Kỷ Vịnh: “Là Cố Ngọc.”
Tiểu bá vương kinh thành, cháu của Vạn Hoàng hậu, trưởng tôn của Vân Dương bá Cố Toàn Phương.
Kỷ Vịnh cũng từng nghe nói qua.
Nhưng ánh mắt của hắn lại rơi vào nam tử anh tuấn bên người Cố Ngọc, ánh mắt chợt lóe lên tia sáng sắc lạnh.
“Trịnh đại nhân đã có thịnh tình mời mọc, chúng ta không uống hai chén thì là không nể mặt Trịnh đại nhân rồi.” Kỷ Vịnh thản nhiên nói, đi vào nhã gian.
Hà Dục ngạc nhiên, cũng đành đi theo vào.