Đại Đường Cuồng Sĩ

Chương 168: Chương 168: Công Tôn đến chơi




Đã nghỉ ngơi một ngày, một đêm, vết thương do bổng của Tiết Hoài Nghĩa dần hồi phục trở lại, chỗ da thịt bị đánh nát bắt đầu đóng vẩy. Tuy y vẫn không thể nhúc nhích nhưng ít ra cảm giác đau đớn cũng đã biến mất hoàn toàn. Chỉ là lúc không cẩn thận khẽ động vào vết thương vẫn có cảm giác đau đớn khiến y phải kêu to.

Trong phòng có một chậu than, ấm như mùa xuân. Tiết Hoài Nghĩa ghé vào giường êm, trên người đang đắp một tấm vải mỏng, y híp mắt lại tập trung nghe Cao Diên Phúc thuật cho y nghe khẩu dụ của Thánh thượng.

- Vô Già pháp hội vẫn cử hành như thường lệ, Thánh thượng nói ông cũng có thể tham gia hoặc cũng có thể tiếp tục dưỡng bệnh, ông hãy tự mình quyết định.

Sau khi Cao Diên Phúc ngồi đối diện với y, hơn ai hết ông hiểu sự khổ tâm của Võ Tắc Thiên cho nên thái độ của ông khá ôn hòa, nói chuyện cũng nhỏ nhẹ, cố gắng nói vào trọng tâm.

- Ý của Thánh thượng là Vô Già pháp hội cứ cử hành theo kế hoạch tháng 10 năm ngoái. Nhưng triều đình chi nhiều nhất cũng chỉ có 10 ngàn quan tiền. Nếu Lương quốc công định cử hành lớn hơn một chút thì phải cần cả chùa Bạch Mã gánh vác số tiền còn lại.

- Vô Già pháp hội cần ít nhất cũng phải ba vạn quan tiền, bà ta chỉ cho 10 ngàn quan tiền, còn lại bắt ta bỏ ra sao?

Tiết Hoài Nghĩa hung ác nói.

- E là như vậy.

Cao Diên Phúc vẫn rất bình tĩnh, trên mặt không chút cảm xúc.

- Vậy được rồi!

Tiết Hoài Nghĩa tức giận nói:

- Ta chỉ có một yêu cầu Vô Già pháp hội sẽ do ta hoàn toàn chủ trì, giống như năm ngoái.

- Chuyện này…. Chắc là được, nhưng Lương quốc công sức khỏe…

Cao Diên Phúc thử nhìn y một cái.

- Vết thương của ta không có trở ngại gì, xin phủ quân chuyển lời đến bệ hạ, ta hoàn toàn có thể chủ trì pháp hội.

Nói đến đây, Tiết Hoài Nghĩa lại thấp giọng nói:

- Nếu ta thể hiện thành ý đầy đủ, phủ quân cảm thấy bệ hạ có hồi tâm chuyển ý không?

Cao Diên Phúc cười thản nhiên:

- Nếu Lương quốc công thể hiện thành ý của mình, tôi nghĩ chắc chắn Thánh thượng sẽ nhìn thấy.



Cao Diên Phúc cáo từ rồi, Tiết Hoài Nghĩa lại híp nửa con mắt. Y cẩn thận thưởng thức một ly rượu đã được cất trong hầm nhiều năm, không ngờ Thánh thượng vẫn đồng ý tiếp tục cử hành Vô Già pháp hội, còn đồng ý cho y chủ trì. Đây chính là để ám chỉ, điều này khiến Tiết Hoài Nghĩa có một tia hi vọng.

Thân thiết với vua mười năm, Tiết Hoài Nghĩa đã quen với vinh hoa phú quý, cũng đã từng chán ghét bà ta, không để ý đến bà ta nữa. Nhưng một khi y mất đi quyền yêu này, y mới chợt phát hiện ra nó quý giá thế nào, y có thể lấy lại một lần nữa không?

Nhưng nếu không lấy lại được nữa? Tiết Hoài Nghĩa cắn chặt răng, mặt cũng có chút biến đổi. Nếu y không lấy được, vậy y thà đập nát nó chứ kẻ khác đừng mơ mà có được.

Lúc này, thị nữ ở ngoài cửa nói:

- Chủ nhân, bọn họ đến rồi!

- Để bọn họ vào!

Một lát sau, năm sáu lão tăng đi vào phòng bệnh. Đứng đầu là đại sư Pháp Minh viện chủ Đại Vân viện chùa Bạch Mã, mọi người cùng chắp tay thi lễ về phía Tiết Hoài Nghĩa.

Tiết Hoài Nghĩa nói với bọn họ:

- Thánh thượng đã không cử hành Vô Già pháp hội vào 14 tháng giêng mà cử hành như thường lệ, hơn nữa phải càng long trọng hơn.

Mấy lão tăng nhìn nhau, vẻ mặt đều tỏ ra vui mừng. Bọn họ vốn tưởng rằng Pháp hội sẽ biến mất, không ngờ vẫn được cử hành nằm ngoài dự liệu của họ. Pháp Minh hỏi:

- Có còn giống năm ngoái không? Cử hành trong hoàng thành à?

Tiết Hoài Nghĩa lắc đầu:

- Năm ngoái có quá nhiều người không phận sự vào hoàng thành, làm nhiễu loạn công sở. Năm nay, mấy tướng quốc phản đối cử hành trong hoàng thành. Kế hoạch là ở bờ nam Lạc Thủy bên cạnh cầu Thiên Tân. Kế hoạch chắc chắn không thay đổi, cơ thể ta có vết thương, pháp hội sẽ do các ngươi chuẩn bị.

Đám lão tăng đều biết thời gian đã khẩn cấp liền thi lễ cáo lui, Tiết Hoài Nghĩa lại nói:

- Pháp Minh ở lại, ta có một số việc phải dặn dò.



Sau khi Lý Trân chặn lão ni Hà Nội lại liền tạm thời dừng hành động của Nội vệ. Mấy ngày nay hắn vẫn ở sơn trang Minh Tú của Thượng Quan Uyển Nhi huấn luyện môn mã cầu. Không ngừng hướng dẫn, mài giũa ký thuật dẫn bõng và phối hợp cho các đội viên, kiên nhẫn chờ đợi thời cơ.

Cùng lúc đó, hai ngày quan trọng của tháng dần đến. Thành Lạc Dương náo nhiệt lạ thường. Một là ngày hội đèn lồng 15 tháng giêng, một ngày khác là cuộc thi khoa cử hạ tuần tháng.

Nếu như nói năm mới là ngày để gia đình đoàn tụ, cúng bái tổ tiên thì ngày 15 tháng giêng tết Nguyên Tiêu mới là ngày hoan lạc nhất. Ba ngày mười bốn, mười lăm, mười sáu thành Lạc Dương như biến thành thế giới đèn lồng, cả một biển đèn.

Cách ngày hội đèn lồng ba ngày, trong Nam thị đã bắt đầu giăng đèn kết hoa. Năm nay không giống trước, vì triều đình cắt giảm chi tiêu đã cổ vũ đèn vải dân gian. Hầu như mỗi thương hộ đều bày các loại hoa đăng lớn nhỏ. Vì Lý Tuyền vẫn ở Linh Châu xem trang viên chưa về nên quán rượu Nhã Sĩ Cư của nàng hơi vắng vẻ.

Đã đến trưa, Lý Trân và Tửu Chí từ sơn trang Minh Tú ngoài thành trở về Lạc Dương. Bọn họ đi thẳng đến quán rượu, chỉ thấy nhà nhà đều bận rộn trang trí hoa đăng, trước cửa quán rượu Nhã Sĩ Cư vắng vẻ, không giăng đèn kết hoa như các quán rượu khác.

- Lão Lý, hình như quán rượu của Tuyền đại tỷ không thắp đèn lồng, các quán rượu khác có hết rồi.

- Có lẽ đại tỷ không có nhà, bọn tiểu nhị cũng không biết làm gì, may ta sang đây lại vừa thấy, A Tài…

Lý Trân đứng trước cửa quán rượu gọi to.

Một lát sau, quản sự A Tài vội bước ra, cảm động nói:

- Thật tốt quá, mong công tử mãi, cuối cùng cũng đến rồi.

- Mong ta làm gì? Các ngươi không chuẩn bị treo đèn à?

- Ôi! Chúng tôi phiền lòng chính là chuyện này đây.

Vẻ mặt của A Tài buồn rầu nói:

- Lúc sắp đi Đông chủ dặn chúng tôi đừng có động đến cái gì mà hội đèn lồng, tết Nguyên Tiêu. Nhưng nhà nào cũng chuẩn bị, quán rượu chúng ta không có đèn, có vẻ khó nhìn. Tôi lại không dám làm chủ, đang chờ công tử về quyết định.

- Bây giờ chuẩn bị còn kịp không?

Lý Trân hỏi.

Ánh mắt của A Tài cười lộ ra vẻ giảo hoạt:

- Không đợi công tử nói, tôi đã liên hệ với mấy thợ thủ công làm đèn, chờ công tử quyết định. Bọn họ đã có sẵn giá đèn, một ngày là làm xong, quan trọng là phải kẹp bao nhiêu đèn?

Lý Trân suy nghĩ một chút, lại nhìn đèn nhà người ta. Hắn chỉ vào một cái đèn cỡ lớn nói:

- Lớn nhỏ giống cái kia, nhưng chúng ta phải kẹp hình bình rượu hoặc hồ lô, trên mặt phải có chữ đỏ tiến sĩ hoặc chữ Nhã Sĩ Cư.

A Tài cười khổ một tiếng nói:

- Ghim đèn lớn như vậy, ít nhất phải mất 15 quan tiền, chỉ sợ đông chủ không vui.

- Không sao, ngươi nói là ta quyết định, không chỉ ghim một cái đèn lớn mà còn phài có mấy ngàn cái đèn nhỏ. Chính là loại 10 quan tiền, mặt trên phải viết quán rượu Nhã Sĩ Cư, đưa cho bọn trẻ không lấy tiền.

A Tài gật đầu liên tục:

- Tôi sẽ đi ngay bây giờ, tranh thủ trong hai ngày làm xong.

- Đi đi! Cần tiền cứ nói với ta một tiếng.

- Trong cửa hàng có tiền, công tử đừng lo.

A Tài chạy như bay.

Tửu Chí bên cạnh bĩu môi nói:

- Ta đánh cuộc với ngươi, người không biết làm việc như ngươi, ít nhất tên A Tài này phải vớ được mười quan tiền vào túi riêng.

Lý Trân vỗ một cái vào gáy y cười mắng:

- Ngươi cho là ai cũng giống ngươi à, làm chuyện gì cũng phải có ưu đãi. Tiểu tử ngươi về sau cứ mơ mà đi làm việc một mình đi.

Tửu Chí hối hận trong lòng, hận là không thể có hai cái miệng, y vội giải thích nói:

- Lão Lý, ừ. Ta chỉ đùa thôi. Đương nhiên ta biết với sự khôn khéo của đại tỷ, tỷ ấy đã giao cửa hàng cho A Tài thì chắc hắn là người đáng tin cậy. Chúng ta cùng lớn lên từ nhỏ, đương nhiên ta cũng đáng tin cậy chứ

Lý Trân liếc mắt không để ý đến y. Lúc này mắt Tửu Chí sáng lên ngơ ngác nhìn chằm chằm vào phía sau Lý Trân. Lý Trân thấy lạ quay đầu lại, chỉ thấy một tiểu nương mắt to chạy tới, đúng là A Linh tiểu đồ đệ của Triệu Thu Nương.

A Linh không dám nhìn Tửu Chí mà đỏ mặt nói với Lý Trân:

- Sư phụ ta nói có chuyện quan trọng mời Lý đại ca qua đó một lúc.

Lý Trân cười gật đầu:

- Ta biết rồi, sẽ qua ngay.

A Linh thoáng nhìn Tửu Chí rồi quay người đi. Tửu Chí vội vàng đuổi theo:

- A Linh, ta muốn nói với muội một câu.

- Tửu đại ca, huynh đi nói với mẹ ta đi!

A Linh bỏ lại một câu rồi vội vàng chạy. Tửu Chí nhìn bóng nó chạy xa, vẻ mặt chán nản cúi đầu. Lý Trân đi lên vỗ vỗ vai y nói:

- Có muốn ta nói với mẹ muội ấy một câu không?

Tửu Chí thở dài nói:

- Hôm qua Trương Lê và ta đến nhà A Linh một chuyến, cha mẹ cô ấy khách sáo khiến người ta phát lạnh. Thái độ của họ rất cứng rắn, thái độ của phụ thân thì tốt hơn một chút, bảo để cha ta đến nói chuyện với họ nhưng cha ta ở Đôn Hoàng xa xôi, ông ấy đến sao được?

- Sao lại thế?

- Lấy cớ thôi! Đương nhiên là bởi vì ta đến thanh lâu mấy lần, nhưng trong cả mấy vạn thị vệ có mấy người không đến thanh lâu? Tóm lại cũng vì ta không có tiền.

- Không phải ngươi cũng có nhà ở sao? Hơn nữa ở Đôn Hoàng có đến mấy cửa hàng, đâu có nghèo?

Tửu Chí có vẻ thương cảm nói:

- Gia tài ở Đôn Hoàng là của em trai ta, ta sẽ không tranh giành với nó. Khế ước mua bán nhà là tên của cha ta. Ta thực sự chỉ có hai bàn tay trắng, ta muốn dựa vào sức lực của mình kiếm

một khoản tiền để cha mẹ A Linh nhìn ta với con mắt khác. Ta không tin là không cưới được nàng.

- Tiểu tử ngươi không phải đang làm khó ta sao?

Lý Trân cười cười:

- Nể chúng ta từ nhỏ lớn lên cùng nhau, ta sẽ giúp ngươi một lần, cho ngươi một mối nho nhỏ.

Tửu Chí vội vàng xua tay:

- Lão Lý, ngươi cũng đừng gây tội mà đánh mất chức quan.

- Yên tâm đi! Món lợi bất chính, thu dùng theo đạo.

Lý Trân vỗ vỗ vai y cười nói:

- Đi thôi, đến võ quan xem xem Thu Nương đại tỷ tìm ta có chuyện gì quan trọng?

Hai người lên ngựa, quay đầu đi về phía võ quán.

Nằm ngoài dự đoán của Lý Trân, trong võ quán của Triệu Thu Nương không ngờ hắn lại gặp Công Tôn đại nương. Cho dù Lý Trân và Công Tôn đại nương đã hai lần giao tế nhưng đây là lần đâu tiên hắn gặp bà ta.

Địch Yến trước khi đi Bành Trạch đã nói với hắn. Mẹ của Công Tôn đại nương sư phụ nàng bị hỏa thiêu ở Từ Kính Nghiệp. Đám người Lạc Tân Vương vẫn mang thù hận với Từ Kính Nghiệp, ít nhiều cũng có thành kiến với hắn.

Lý Trân cũng vì nguyên nhân của Bùi Mân mà có ấn tượng không tốt với Công Tôn đại nương. Nhưng nể mặt Triệu Thu Nương và Địch Yến Lý Trân khá lịch sự với Công Tôn đại nương. Hắn thi lễ của bậc vãn bối cười nói:

- Không biết đại nương có chuyện gì cần vãn bối góp sức?

Sự khách sáo của Lý Trân khiến trong lòng Công Tôn đại nương thoải mái hơn một chút. Hôm nay bà ta đến là có chuyện muốn nhờ Lý Trân giúp, cho nên bà ta cố gắng không để thù hận trong lòng. Bà ta cầm chén trà lên uống một hớp rồi liếc mắt ra ý cho Triệu Thu Nương ở bên cạnh.

Triệu Thu Nương cười nói:

- Lúc sư phụ ta phối chế Tuyết Cáp hoàn, có thiếu một loại dược liệu khá quý, mà dược liệu này lại ở trong tay lão ni Hà Nội…

Lý Trân lập tức hiểu ra, hắn thấy lạ hỏi:

- Ta nghe A Yến nói, đại nương chuyên chế Dưỡng Nhan hoàn cho Thánh thượng, cần dược liệu gì, lẽ nào trong cung không có sao?

Công Tôn đại nương đặt chén trà xuống, thở dài nói:

- Ta cần bạc nhân ngư cao mà nước Oa tiếng cống cho Thánh thượng. Con ngư cao này rất hiếm thấy. Mấy hôm trước ta có hỏi Thẩm Nam Mậu, ông ta nói Thánh thượng đã ban cho Tiết Hoài Nghĩa con bạch nhân ngư cao này rồi.

Ta lấy làm lạ, Tiết Hoài Nghĩa dùng thứ này làm gì? Sau đó ta lại nghe nói lão ni Hà Nội định dùng nó chế thuốc. Hôm nay ta mới biết các ngươi có thu được một số vật phẩm của đám lão ni Hà Nội. Trong đó có bạch nhân ngư cao. Lý thống lĩnh có thể….

Lý Trân nhanh chóng liếc nhìn sang Thẩm Thu Nương, nàng sao có thể tùy tiện nói chuyện lão ni Hà Nội cho Công Tôn đại nương được?

Thẩm Thu Nương hiểu ý của Lý Trân, nàng vội vàng nói:

- Thống lĩnh hiểu lầm rồi, là Thượng Quan xá nhân nói với sư phụ ta chuyện của lão ni Hà Nội, sư phụ mới tìm đến ta.

Trong lòng Lý Trân vừa động, vì sao Thượng Quan Uyển Nhi lại nói chuyện của lão ni Hà Nội cho Công Tôn đại nương biết. Lẽ nào nàng muốn Công Tôn đại nương tham gia vào chuyện này sao?

Trong lòng nghĩ vậy, Lý Trân lại giấu cảm xúc cười nói:

- Chỉ là nhân ngư cao thôi mà, ta có thể làm chủ đưa cho đại nương.

Công Tôn đại nương không ngờ Lý Trân lại phóng khoáng như vậy, bà ta vui mừng trong lòng liền đứng dậy thi lễ nói:

- Vậy đa tạ ý tốt của Lý thống lĩnh. Trước kia ta có chút hiểu lầm Lý thống lĩnh, nay ta xin lỗi Lý thống lĩnh.

Lý Trân cũng vội đứng lên, khom người thi lễ:

- Đại nương là bề trên của Lý Trân, đừng khách sáo!

Công Tôn đại nương vui vẻ mà đi. Lý Trân và Triệu Thu Nương tiễn sư phụ về, lúc này hắn mới hỏi nàng:

- Tại sao Thượng Quan xá nhân lại nói chuyện của lão ni Hà Nội cho sư phụ tỷ biết?

Triệu Thu Nương gượng cười một chút nói:

- Ngươi làm ta khó xử rồi.

- Nếu đại tỷ thấy không tiện thì không cần nói, đợi có cơ hội ta sẽ hỏi Thượng Quan xá nhân.

- Không phải là ta không muốn cho ngươi biết, chỉ e nói ra sẽ khiến ngươi giận.

- Tỷ nói đi! Cho dù ta giận cũng sẽ không giận với tỷ.

Triệu Thu Nương do dự một chút rồi chậm rãi nói:

- Chuyện của Tiết Hoài Nghĩa, Thượng Quan Uyển Nhi muốn cho sư phụ ta tiếp nhận.

Sắc mặt của Lý Trân lập tức trầm xuống, bọn họ vất vả làm lâu như vậy, lúc sắp kết thúc rồi không ngờ Thượng Quan Uyển Nhi lại định để cho Công Tôn đại nương tiếp tay. Coi Lý Trân hắn là người thế nào chứ, làm đá lót đường sao?

- Vì sao nàng lại làm vậy?

Lý Trân kiềm chế lửa giận trong lòng hỏi.

- Nguyên nhân cụ thể ta cũng không biết, sư phụ không nói với ta.

- Vậy ta đi hỏi nàng.

Lý Trân xoay người đi ra ngoài, Triệu Thu Nương vội vàng đi lên trước hắn nói:

- Thống lĩnh, ngươi hãy tỉnh táo trở lại đi. Thượng Quan xá nhân sẽ không suy nghĩ đến cảm nhận của ngươi đâu, ta tin chắc nàng sẽ giải thích với ngươi.

- Giải thích?

Lý Trân cười lạnh một tiếng rồi quay lại nhìn chằm chằm vào mắt của Triệu Thu Nương nói:

- Tỷ không biết là trước đó nàng đã thương lượng với ta, sau đó lại giao chuyện này cho sư phụ tỷ? Nếu nàng đã không tin tưởng như vậy, thì chức Thống lĩnh Nội vệ ta cũng không muốn làm nữa. Tỷ đi nói cho nàng biết bây giờ ta về Đôn Hoàng.

Lý Trân căng chân mà đi, Triệu Thu Nương vội vàng kéo hắn:

- Được rồi! Ta và ngươi cùng vào cung.

Lý Trân lắc lắc đầu:

- Chuyện liên quan đến sư phụ tỷ, tỷ ở giữa sẽ khó xử, ta đi gặp nàng để xem nàng giải thích thế nào.

Nói xong, Lý Trân bước đi nhanh, Triệu Thu Nương nhìn bóng lưng của hắn đi xa, ánh mắt lo âu. Nàng không hiểu vì sao Thượng Quan xá nhân lại làm như vậy, quả thực đã làm Lý Trân tổn thương rồi

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.