Trước cửa phủ Lai Tuấn Thần, có một gã tăng nhân tinh thần bất an đi đi lại trước cửa phủ. Người này có pháp danh là Minh Huệ, là thủ hạ tâm phúc của Tiết Hoài Nghĩa, phụng lệnh Tiết Hoài Nghĩa đến gặp Lai Tuấn Thần.
Một chuỗi các sự việc xảy ra gần đây khiến Tiết Hoài Nghĩa suy sụp nhiều lần, nhưng Lai Tuấn Thần thân làm quân sư đã biết mất hoàn toàn khỏi tầm mắt của Tiết Hoài Nghĩa, không hề có một chút tin tức nào khiến Tiết Hoài Nghĩa vô cùng bất mãn.
Nếu không phải y đang bị thương thì y đã sớm lao tới chất vấn Lai Tuấn Thần rồi. Hiện y đang nằm dưỡng thương trên giường không thể nhúc nhích, chỉ có thể phái tâm phúc đi liên hệ với Lai Tuấn Thần.
Minh Huệ đã đợi trước cửa phủ của Lai Tuấn Thần khoảng một khắc đồng hồ mà vẫn chưa thấy gã đâu. Y đã tận mắt nhìn thấy xe ngựa của Lai Tuấn Thần về phủ, chỉ có điều đến chậm một bước không kịp ngăn xe ngựa lại.
Lại qua một lúc lâu, có một người quản gia trung niên vội vàng đi từ trong phủ ra, ôm quyền cười nói:
- Để cao tăng đợi lâu rồi!
Minh Huệ vội vàng chào đón:
- Lai trung thừa có nhà không?
- Tuy lão gia đang ở trong phủ nhưng người bị bệnh rất nặng không thể gặp người ngoài, rất xin lỗi!
Minh Huệ ngây người ra rồi vội nói:
- Nhưng ta có chuyện quan trọng phải gặp y!
Tên quản gia trầm mặt xuống, có vẻ mất hứng nói:
- Trước đó mấy ngày Thánh thượng đã triệu kiến lão gia nhà ta nhưng nghe nói lão gia không được khỏe thì không triệu kiến nữa, để người an tâm dưỡng bệnh!
Hàm ý của quản gia là đến Thánh thượng cũng không thể gặp thì y là cái thá gì mà gặp được.
Minh Huệ hiểu hàm ý của ông ta, sắc mặt vô cùng khó coi nhưng bất đắc dĩ đành đưa thư của Tiết Hoài Nghĩa cho quản gia nói:
- Bức thư này xin hãy chuyển đến Trung thừa. Những gì Đại tướng quân nhà ta muốn nói đều ở trong đó. Nếu tiện xin y viết thư trả lời, ta đợi ở đây.
Quản gia nhận thư liền xoay người đi vào cửa chính, để một mình tăng nhân Minh Huệ ngoài cửa.
Trong thư phòng, Lai Tuấn Thần lo lắng đi đi đi lại. Phụ tá Nghiêm Thực của gã đứng bên, khuôn mặt chữ điền, lông mày rậm khoảng 30 tuổi, dáng người khôi ngô, phong thái quân nhân. Nhưng trên thực tế y cũng là một văn sĩ túc trí đa mưu đã đi theo Lai Tuấn Thần nhiều năm, là mưu sĩ tâm phúc của gã.
Nghiêm Thực rất hiểu sự lo âu của Lai Tuấn Thần. Thấy Thánh thượng dần buông tha cho Tiết Hoài Nghĩa, nếu Tiết Hoài Nghĩa bị giết rất có thể Lai Tuấn Thần sẽ bị coi là đồng đảng, gã sao có thể không lo âu?
Lúc này, quản gia ở cửa bẩm báo nói:
- Lão gia, tôi đã nói với tăng nhân ngoài cửa. Y cầm một bức thư cho lão gia nói là Tiết Hoài Nghĩa tự tay viết cho lão gia.
Y đưa thưa lên cho Lai Tuấn Thần, gã đi lên trước nhận thư mở ra đọc, đúng là thư Tiết Hoài Nghĩa đích thân viết. Trong thư Tiết Hoài Nghĩa chất vấn gã tại sao lại lảng tránh, có phải muốn phản bội? Giọng điện không hề khách sáo chút nào.
Lai Tuấn Thần căm tức xé thư thành từng mảnh nhỏ, ném vào lư hương thiêu hủy rồi quay đầu nói với quản gia:
- Tên tăng nhân kia còn ở đây không?
- Khởi bẩm lão gia, y vẫn còn đang đợi thư trả lời ngoài cửa.
- Ngươi hãy nói với hắn, ta sẽ xem xét, vào thời điểm quan trọng sẽ ra tay trợ giúp chủ nhân hắn một tay, bảo chủ nhân hắn đừng có suy nghĩ bậy bạ.
- Tôi hiểu rồi, để tôi đi nói với y.
Quản gia đi vội vàng, lúc này Lai Tuấn Thần mới thở dài nói:
- Tiên sinh, tôi nên làm gì bây giờ?
Nghiêm Thực mỉm cười:
- Trung thừa không cần làm gì hết, cứ thuận theo tự nhiên là được. Tiết Hoài Nghĩa sống hay chết cũng không liên quan đến Trung thừa.
- Tuy là nói vậy nhưng trước kia ta và Tiết Hoài Nghĩa thân nhau quá mức, có những nhược điểm y đều nắm trong tay, ngộ nhỡ…
Lai Tuấn Thần nói với vẻ mặt lo lắng.
- Đâu chỉ có Trung thừa, lúc Tiết Hoài Nghĩa đắc thế có không biết bao nhiêu quan lớn triều thần kết thân với y. Trung thừa hà tất phải chú ý, thực ra ta thấy quan trọng là thái độ của Thánh thượng, chỉ cần Thánh thượng còn muốn dùng Trung thừa, vậy thì những nhược điểm linh tinh kia đâu có ý nghĩa gì.
Lai Tuấn Thần gật đầu, Nghiêm Thực nói đúng, nỗi lo lắng của gã từ lâu rốt cuộc cũng được rũ bỏ.
…
Thấm thoắt đã đến 14 tháng giêng, sáng sớm lão ni Hà Nội bất ngờ về Lân Chỉ Tự, cũng mang theo hơn năm mươi tín đồ đều là những người đàn ông trẻ cao lớn, khôi ngô.
Tâm trạng của lão ni Hà Nội có vẻ nặng nề, vừa ngồi xuống trong thiện phòng của mình, đại đồ đệ của bà ta nữ ni Trí Văn trụ trì Lân Chỉ Tự cũng bước nhanh đến.
- Sư phụ, ngày hôm qua Tiết đại tướng quân đã đến đây.
- Ồ! Vết thương của ông ấy khỏi chưa?
- Tuy ông ấy không đi được, nhưng cũng không cần người dìu, ông ta hỏi bao lâu thì sư phụ quay về.
- Vậy ngươi nói sao?
- Theo như lúc trước sư phụ dặn dò, con nói hai ngày nữa sẽ về, còn dẫn theo mấy vạn tín đồ nữa.
Lão ni Hà Nội gật gật đầu:
- Sau đó thì sao? ông ta còn nói gì không?
- Ông ta nói đêm nay sẽ mở pháp hội Vô Già, quy mô chưa từng có, sẽ có không ít tăng nhân vào ở trong Lân Chỉ, hi vọng chúng ta có thể sắp xếp chỗ ăn, ngủ cho tốt.
Lão ni Hà Nội buồn bã nói:
- Bọn họ có yêu cầu gì thì cố gắng thỏa mãn đi! Ngoài ra ta dẫn theo 53 tín đồ võ sĩ, để bọn họ đến trông Quan Âm đường.
Trụ trì Trí Văn kinh ngạc, bà chưa từng nghe nói sư phụ xây dựng võ sĩ trong tín đồ. Nhưng sư phụ có mấy ngàn tín đồ, tổ chức một đội võ sĩ cũng là hợp tình hợp lý. Nhưng muốn thay đổi thủ vệ Quan Âm đường e rằng chưa chắc đối phương sẽ đồng ý.
- Sư phụ, Quan Âm đường bên đó e rằng không phải do chúng ta định đoạt.
- Đây là chùa của ta, vì sao không phải do ta định đoạt?
Sắc mặt của lão ni Hà Nội trầm xuống, nói với trụ trì Trí Văn:
- Ngươi đi nói với Hoằng Chiếu, nếu ông ta không đồng ý vậy hôm nay Lân Chỉ tự cũng sẽ không tiếp nhận bất kỳ tăng nhân nào của chùa Bạch Mã. Hậu quả thế nào bảo ông ta đi mà giải thích cho Tiết Hoài Nghĩa.
Trụ trì Trí Văn chưa bao giờ thấy sư phụ gay gắt như vậy, bà ta sợ đến mức không nói một câu mà vội lui xuống. Trong lòng lão ni Hà Nội đang bất an. Bà ta đang không muốn quay về Lân Chỉ tự nhưng lại sợ đám người kia. Bà ta không dám không đến, hơn nữa sau khi Lý Trân đồng ý tha cho mình một mạng, lại để cho bà ta nhìn thấy một tia hy vọng sống sót.
Còn số vàng và tiền kia của bà ta có lẽ là không quay lại. Nghĩ như vậy, trong lòng bà đau đớn như bị dao cứa.
Bà ta khoanh tay đi đi lại lại trong nhà, chờ câu trả lời của đồ đệ. Không bao lâu rốt cuộc Trí Văn cũng quay về, lão ni Hà Nội vội vàng nói:
- Sao rồi?
- Con đã chuyển lời của sư phụ cho bọn họ, cuối cùng bọn họ cũng đồng ý lui một bước. Ban ngày có thể giao cho chúng ta, nhưng sau khi trời tối nhất định bọn họ phải tiếp quản Quan Âm đường.
Lão ni Hà Nội ngây ra một lúc rồi mới nói:
- Ta đi sắp xếp trước một chút.
…
Đám võ sĩ tín đồ Lão ni Hà Nội dẫn đến này đương nhiên là sĩ binh Nội vệ giả dạng, do Giáo úy Vương Tông Ý thống soái. Không còn phải nghi ngờ gì nữa, Lân Chỉ tự là một chiến trường quan trọng, cho dù Lý Trân không đích thân trấn thủ nhưng hắn cũng phải đặt trọng binh ở chỗ này.
Sĩ binh Nội vệ được bố trí trong một tòa đại viện, Vương Tông Ý cũng đang kiên nhẫn chờ mệnh lệnh. Lúc này, mấy nữ ni đi theo lão ni Hà Nội vào đại viện, mấy sĩ binh Nội vệ đang ngồi trong sân nghỉ ngơi liền đứng dậy.
Lão ni Hà Nội vỗ tay thi lễ về phía Vương Tông Ý:
- Chúng ta vào phòng nói chuyện.
Bà ta ra lệnh cho mấy nữ ni ở trong sân, lúc này mới cùng Vương Tông Ý vào phòng. Lão ni Hà Nội lo lắng hỏi:
- Vương tướng quân, đối phương chỉ chịu ban ngày dời khỏi Quan Âm đường, trời tối bọn chúng sẽ tiếp quản, không biết như vậy được không?
Đối với Vương Tông Ý mà nói ban ngày hay tối cũng chẳng khác gì nhau. Quan trọng là bọn họ phải có cơ hội tiến vào mật đạo, ông ta lại hỏi:
- Còn có tin gì không?
- Còn nữa, rất nhanh sẽ có một lượng lớn tăng nhân đến Lân Chỉ tự, cụ thể bao nhiêu ta cũng không biết. Có lẽ một lúc nữa bọn họ sẽ lần lượt đến.
Vương Tông Ý trầm tư một lát nói:
- Nếu đã như vậy, chúng ta tiếp quản Quan Âm đường trước.
Cái gọi là pháp hội Vô Già chính là một loại pháp hội mở. Dù là tăng tục hay tín đồ đều có thể tham gia. Võ Tắc Thiên đã liên tục vì Tiết Hoài Nghĩa cử hành ngũ giới. Mỗi một giới đều hao tổn rất nhiều của cải, lúc cử hành pháp hội còn phải tung một lượng tiền lớn vào mọi người để mọi người tranh đoạt. Hằng năm đều có những người vì thế mà bất hạnh phải bỏ mạng.
Vô Già pháp hội hôm nay không cử hành trong hoàng thành, nghe nói là vì triều thần cho rằng một lượng lớn những người không phận sự sẽ vào hoàng thành khiến công sở đại quan không an toàn. Vì thế, năm nay Vô Già pháp hội được cử hành ở Lạc Dương, cử hành trên một khoảng đất trống gần cầu Thiên Tân.
Từ mấy ngày trước một lượng lớn tăng nhân chùa Bạch Mã đã liên lục vào thành Lạc Dương tiến hành việc trù bị. Bọn họ dùng vải bố quây một khoảng đất làm pháp hội trường sở rộng mấy trăm mẫu đất. Ở đó có dựng đài cao, dùng lụa màu làm cung điện, đào hố to, sâu năm trượng, tất cả tượng phật đều được lôi ra từ hố sâu.
Các tăng nhân tìm một lượng lớn tín đồ đến làm chứng, tất cả tượng phật đều từ trong đất nhô lên. Không chỉ như vậy, tăng nhân còn lệnh cho người giết hơn trăm đầu trâu, dùng máu trâu vẽ tranh, bọn họ vẽ một bức tranh tượng phật cao hai mươi trượng. Vào chính ngọ ngày 14 tháng Giiêng, đem bức tranh cao hai mươi trượng này ra treo ở phía nam cầu Thiên Tân, cả thành Lạc Dương đều nhìn thấy rõ.
Mấy ngàn tăng nhân đến từng nhà tuyên truyền, bức tượng phật này là bức tranh Hoài Nghĩa cao tăng đâm vào đầu gối lấy máu vẽ thành, biểu thị kính ý cao thượng của Hoài Nghĩa cao tăng với Hoàng đế bệ hạ.
Trong quán rượu Tả Ngạn, Lý Trân và Tửu Chí đang ngồi uống rượu trên tầng hai. Từ ngoài cửa sổ có thể nhìn rõ bức tranh tượng phật dựng thẳng ở phía nam cầu Thiên Tân.
- Lão Lý, huynh nói xem đám hòa thượng này có phải bị bệnh hay không? Cho rằng đó thực sự là máu của Tiết Hoài Nghĩa sao? Lại còn nói y dùng máu ở đầu gối vẽ tranh, ta thấy cho dù vắt máu khô cả người y cũng không thể vẽ được một cọng lông phật.
Tửu Chí nói rất lớn, khiến cả đám khách uống rượu ở đại sảnh phì cười. Lúc này Tửu Chí liếc nhìn Lý Trân thấy hình như hắn có tâm sự liền cười hỏi:
- Lão Lý, sao tâm trạng huynh nặng nề vậy?
- Ta lo lắng chùa Bạch Mã bên kia.
Lý Trân cúi đầu thở dài.
- Chùa Bạch Mã!
Tửu Chí ngạc nhiên, nói rất lớn.
Lý Trân vội át tiếng y, thấp trọng trách mắng:
- Ngươi nói nhỏ chút thôi.
Tửu Chí sợ hãi vội vàng gật đầu:
- Ta biết rồi.
Lúc này, có một gã binh sĩ Nội vệ chạy lên tầng hai nói nhỏ với Lý Trân mấy câu. Lý Trân chấn động, đứng lên nói với Trương Lê:
- Chúng ta đi thôi.
- Các huynh đi rồi, vậy ta phải làm sao?
Tửu Chí bất mãn hỏi.
- Ngươi ở Lạc Dương đợi tin tức của ta, ta sẽ phái người đến nói cho ngươi biết.
- Biết rồi!
Tửu Chí bực mình phất tay:
- Bảo ta đi ta còn không muốn đi ấy! Cái nơi quỷ quái kia.
Anh ta cắn môi nói, bất chấp ánh mắt hung ác của Lý Trân.
Lý Trân dẫn theo Trương Lê nhanh chóng rời đi, bàn rượu chỉ còn lại một mình Tửu Chí. Y buồn chán tự rót rượu cho mình, lúc này có một gã thị vệ chậm rãi bước tới, cười nói:
- Anh mập, sao uống rượu một mình vậy?
- À! Lão Trần sao cũng đến đây? Nào nào uống với Mập gia ta một chén.
Người thị vệ này cũng không khách sao, lúc y ngồi phái đối diện đã liếc nhìn Lý Trân và Trương Lê dời khỏi quán rượu, dường như cũng không có việc gì hỏi:
- Làm nội vệ vất vả ghê! Nhưng đêm nay là đêm Nguyên Tiêu.
- Cũng không phải thế… Giống như trước kia ta ở Thiên Ngưu Vệ, lúc đó cả ngày rảnh rỗi, cuộc sống phóng túng, nhưng bây giờ đã thu vào một chút, lại khiến mình mệt muốn chết, đêm nay còn phải làm việc vất vả.
- Chúng ta không nói chuyện này nữa, uống rượu!
- Ta cũng không muốn nói nữa, chúng ta uống rượu!
Hai người cạn ly, uống mấy ly rượu vào bụng. Tửu Chí bắt đầu líu cả lưỡi, tán dóc nói chuyện cũng không rõ ràng lắm.
- Lão Trần, không giấu gì huynh, thực ra ta cũng không muốn làm nội vệ nữa. Mẹ kiếp quá vất vả, ta còn phải đến chùa Bạch Mã ngồi xổm một đêm, trời lạnh vậy mà.
Trong mắt tên thị vệ lóe sáng kỳ dị, lại thấp giọng hỏi:
- Các huynh đi chùa Bạch Mã làm gì. Nếu không tiện thì không hỏi nữa, huynh đệ ta đây cũng không trách.
- Huynh đệ của mình có gì mà không thể nói, không phải là để theo dõi sao?
Tửu Chí hạ giọng nói:
- Ta nói với huynh nhưng huynh không được nói ra ngoài. Lão Lý mà biết sẽ đánh ta chết.
- Mập ca coi ta là loại người nào chứ, ta là loại người chỉ biết nhiều chuyện không tốn sức sao?
- Ta biết tiểu tử ngươi thận trọng, ta nói cho ngươi…Đêm nay Tiết Hoài Nghĩa sẽ vận chuyển một lượng lớn áo giáp từ chùa Bạch Mã ra, chuyển đến núi Bắc Mang.
- Không thể nào, trong chùa Bạch Mã có áo giáp?
- Không hiểu rồi!
Tửu Chí bĩu môi khinh thường:
- Trong chùa Bạch Mã bọn ta đã sắp xếp không ít huynh đệ, tin này tuyệt đối tin cậy. Nếu không ta cũng không cần phải đi buổi tối, ngồi xổm ở chùa Bạch Mã.
Nói xong câu cuối cùng này, y uống rượu cạn sạch, cơ thể chao đảo tựa vào tường, miệng nói lung tung gì đó, cái gì mà tới Nội vệ thật không hợp.
- Mập ca! Mập ca!
Tên thị vệ kia gọi hai tiếng, trong lòng gã mừng thầm vội vàng đứng dậy bước nhanh xuống dưới quán rượu. Tửu Chí từ từ mở to mắt, lạnh lùng mỉm cười.
…
Thị vệ họ Trần vội vàng tìm Vạn Quốc Tuấn. Gã là một cơ sở ngầm Vạn Quốc Tuấn đặc biệt sắp xếp theo dõi Lý Trân, hôm nay rốt cuộc gã cũng lấy được tin tình báo từ trong miệng Tửu Chí.
- Ngươi có thể xác định tin tình báo là chuẩn xác chứ?
Vạn Quốc Tuấn nghi ngờ nhìn gã nói:
- Đêm nay chùa Bạch Mã vận chuyển một lượng lớn áo giáp ra ngoài?
- Tình báo tuyệt đối chính xác, đây là do tên mập Tửu Chí kia tiết lộ. Y vẫn luôn rất tham tiền, háo sắc, say rượu là không giấu được gì. Nếu không phải quan hệ của y và Lý Trân tốt thì căn bản y không có tư cách gì mà vào Nội vệ. Chúng tôi đều hiểu y, hôm nay y uống nhiều rượu mà.
Vạn Quốc Tuấn trầm tư không nói, tuy y biết tin này có thể là thật nhưng vì rất nhiều người đều hiểu Tiết Hoài Nghĩa có nuôi hơn một vạn tăng binh, nếu nói không có áo giáp, binh khí thì chắc chắn là điều không thể.
Y biết giá trị của tin tình báo này. Nếu có được số áo giáp đó của Tiết Hoài Nghĩa, vậy có thể chứng minh hắn không hề có lòng thần phục và có thể lật đổ hoàn toàn Tiết Hoài Nghĩa. Điều này có ý nghĩa không hề tầm thường với Thái Bình công chúa.
Nếu đêm nay vận chuyển áo giáp ra ngoài, vậy chứng tỏ Tiết Hoài Nghĩa muốn hành động, hơn nữa vận chuyển đến núi Bắc Mang cũng rất bình thường. Rất có thể bọn họ sẽ từ thành Hàm Gia vào Lạc Dương.
Vạn Quốc Tuấn lập tức trải bản đồ ra, rất nhanh tìm thấy đường từ chùa Bạch Mã đến núi Bắc Mang. Đó là một con đường thẳng tắp, cách núi Bắc Mang 40 dặm.
Cho dù Vạn Quốc Tuấn cảm thấy phải lập tức dẫn người đến chùa Bạch Mã tập kích nhưng y suy nghĩ một chút vẫn phải bẩm báo với Thái Bình công chúa. Một mặt sợ sau này công chúa sẽ tìm mình gây phiền toái, mặt khác cũng cần quân đội trợ giúp. Chỉ dựa vào hơn 100 nội vệ dưới tay y e là không đủ.
Y hỏi tỷ mỉ địa bàn, mỗi chi tiết đều làm rõ rồi mới vội vàng chạy đến phủ Thái Bình công chúa.