Lý Tận Trung thường có một giấc mơ giống nhau, y mơ thấy chính mình đã chiếm toàn bộ lãnh thổ Hà Bắc, thống lĩnh mấy chục vạn đại quân bày binh bố trận ở bờ bắc sông Hoàng Hà.
]Quân Đường có mấy ngàn thuyền chiến, buồm che kín cả trời đất, trùng trùng điệp điệp từ bờ nam sông Hoàng Hà đánh tới, bỗng nhiên mây đen che lấp bầu trời, cuồng phong gào thét, những cuộn sóng dâng cao ngút, những thuyền chiến của Quân Đường bị rung chuyển dữ dội, từng chiếc thuyền bị lật úp xuống, Quân Đường dương cờ trắng lên xin hàng, Đường triều hoàng đế sẽ xin quy hàng y, đồng ý nhường bờ bắc sông Hoàng Hà cho y, để y lập vương triều Khiết Đan.
Rất lâu sau Lý Tận Trung từ trong giấc mơ tỉnh lại, y vẫn không chịu mở mắt, cứ muốn giấc mộng này kéo dài mãi, tới nay giấc mộng đó cũng không xa vời gì với y nữa rồi.
Chỉ cần y có thể đánh bại hoàn toàn Quân Đường bắc thượng này, thì thiết kỵ Khiết Đan của y sẽ quét bay Hà Bắc, khi đó Đột Quyết ở Tây Bắc, Thổ Phiên ở Tây Nam cũng sẽ hưởng ứng, với cái cớ phụ hưng Lý thị, sẽ cùng nhau tiến công Đại Đường.
Đến lúc đó Đường triều loạn trong giặc ngoài, bọn chúng chỉ có thể khuất phục trước gót sắt của chính mình thôi. Y có thể không cần toàn bộ Hà Bắc, nhưng phải để U Châu và Liêu Đông dâng cho mình. Quan trọng nhất vẫn là U Châu, chỉ cần quân Khiết Đan chiếm lĩnh được U Châu, thì y sẽ có căn cơ để càn quét quân Đại Đường phương bắc, chiếm lĩnh bờ bắc sông Hoàng Hà là việc sớm hay muộn mà thôi.
Lúc này Lý Tận Trung thống lĩnh năm ngàn quân Khiết Đan cũng đã ra khỏi thung lũng. Dựa vào những gì thám tử thu thập được tin tức, đại doanh quân nhu đoàn quân hậu cần của Đại Đường đang đóng ở một quan đạo trong rừng rậm, bọn chúng cũng không thèm dựng lều hàng rào, rõ ràng là không hề ý thức được đội quân của Lý Tận Trung đang tiến tới.
Lý Tận Trung quả thực sắp không kìm nén được sự mừng rỡ và kích động trong lòng, y khẽ lệnh:
- Tắng tốc lên, lập tức ra khỏi sơn cốc.
Quân đội của y đã có một nửa là rời khỏi thung lũng, đúng lúc này, từ trong thung lũng vang lên những tiếng kêu thét, Lý Tận Trung vô vùng hoảng hốt, vội vàng hỏi:
- Những tiếng chém giết kêu từ đâu đấy?
Lúc đó những tiếng kêu thét cách chỗ y đứng không còn xa nữa, những thân binh của Lý Tận Trung vội vàng đẩy và lôi y chạy. Lúc đó, Lý Tận Trung cũng đã hiểu ra, y vung tay đẩy đám thân binh ra, thúc ngựa tiến vào trong thung lũng, chỉ thấy bên ngoài thung lũng lóe lên những ngọn lửa ngút trời, không biết bao nhiêu cây lớn đã bị thiêu đốt rồi, toàn bộ khu vực đó trở nên sáng trưng và nóng đỏ.
Nhiều đội Quân Đường từ tám phương bốn hướng nhanh chóng đánh tới, những ánh đao lóe sáng, những tiếng hô vang long trời. Binh sĩ của y không có bất kỳ một trận hình nào, vũ khí trong tay cũng đã vứt bỏ, cởi bỏ áo giáp, có những tên quỳ xuống xin hàng, cũng có những tên chạy loạn tứ phía đi chạy trốn, trong đại doanh lúc này thành một mớ hỗn độn.
Một số ít binh lính Khiết Đan không cam lòng chịu phục, lao lên giao tranh với binh sĩ Đại Đường. Bọn họ không có cách nào có thể đối kháng được với quân Đại Đường đã mai phục từ trước, Lý Đa Tộ tay cầm một thanh đại đao vẻ rất hung hăng, y giống như một con mãnh hổ xuất núi, ánh đao lóe sáng, những chiếc đầu rơi xuống như bão táp.
Lý Tận Trung bị tình hình thảm liệt ở ngoài thung lũng cảm thấy rất kinh hãi, được đám thân binh lôi y chạy trốn về phía sau nhưng hắn không hề có một chút kháng cự nào. Trong đầu y trở nên trống rỗng, tại sao Quân Đường lại biết được kết hoạch của y chứ.
Chẳng phải Võ Du Nghi đã thống lĩnh đại quân đi Doanh Châu rồi sao? Tại sao đám Quân Đường này lại như từ trên trời rơi xuống vậy?
Lúc này, Lý Tận Trung cuối cùng cũng hiểu được, y giãy dụa muốn thoát ra, kêu lên:
- Mau buông ta ra.
Đám thân binh cũng chẳng thèm quan tâm tới sự phản kháng của y, ba chân bốn cẳng bắt y mặc một bộ áo giáp của binh sĩ, rồi đẩy y lên một chiến mã. Chiến mã lập tức chạy như bay về phía tây thung lũng.
Trong thung lũng như một đống hoãn loạn, đám thân binh của Lý Tận Trung dùng đao vung chém loạn xạ, chém giết tất cả những kẻ dám chặn đường bao gồm cả binh lính Khiết Đan, tạo nên một con đường huyết. Mấy chục tên kỵ binh vây quanh Lý Tận Trung rồi nhanh chóng chạy về phía tây thung lũng.
Nhưng lúc bọn chúng vừa chạy khỏi thung lũng chừng hơn chục bước, chỉ thấy ảnh lửa rực sáng, tứ phía đều hò hét, hơn ngàn binh sĩ Đại Đường từ tứ phía vây quanh bọn chúng, giương cung lắp tên, trường mâu sắc bén, những mũi tên đầu mâu đều ngắm chuẩn xác vào Lý Tận Trung và đám thân binh của y.
Tên cầm đầu đám thân binh vội vàng kêu lên một tiếng, thúc ngựa phá vòng vây, chỉ thấy một loạt mũi tên được phóng ra, hơn chục tên binh sĩ đều bị bắn chết tại trận.
Lý Tận Trung vội vàng kêu lên một tiếng:
- Toàn bộ ngừng tay.
Những thân binh còn lại kia không dám phá vòng vây nữa, chỉ vây lấy Lý Tận Trung để bảo vệ. Lúc này, Lý Trân xuất hiện trước mặt bọn chúng.
Lý Trân từ đám tù binh nên biết rõ sự việc, không ngờ đại tù trưởng Lý Tận Trung lại đích thân thống lĩnh quân đội đến để cướp đồ quân nhu hậu cần Đại Đường, hắn liền thay đổi chủ ý, nếu có thể bắt sống Lý Tận Trung thì lợi ích chính trị càng lớn.
Lý Trân thấy tất cả đám binh sĩ Khiết Đan đều vây quanh bảo vệ một người, cho dù người đó mặc một bộ quân phục của một binh sĩ, nhưng Lý Trân vẫn đoán được người đó chính là đại tộc trưởng Lý Tận Trung của Khiết Đan.
Lý Trân nhìn y thản nhiên cười nói:
- Lý Tận Trung, ngươi cho rằng bản thân ngươi có thể chạy thoát được sao?
Lý Tận Trung quay đầu ngựa một vòng, hơn ngàn đám quân binh Đại Đường vây quanh bọn chúng như thể một giọt nước cũng không thể thoát ra ngoài được, hơn chục tên thân binh của y không kìm nổi hét lớn một tiếng đang chuẩn bị xông lên phá vây, Lý Tận Trung liền hô một tiếng:
- Tất cả không ai được phép manh động.
- Ngươi là ai vậy?
Y nhìn đánh giá Lý Trân rồi hỏi.
- Tại hạ là Nội vệ Lý Trân.
- Hóa ra là ngươi.
Lý Tận Trung run sợ lùi lại mấy bước. Y không thể ngờ được người tiêu diệt toàn bộ quân bị của bọn chúng ở Du Quan lại là một tướng lĩnh trẻ tuổi như vậy.
Hắn biết rằng bản thân không thể nào chạy thoát được, trong lòng thầm thở dài một tiếng. Đúng lúc này, phía sau vang lên những tiếng vang lớn khiến chiến mã của Lý Tận Trung hí lên sợ hãi.
Chỉ thấy Quân Đường đem hàng chục viên đá lớn từ đỉnh núi đẩy xuống, bịt kín đường thoát thân của thung lũng. Lúc này, phía xa xa lại vang lên tiếng động của những tảng đá lớn, tiếp đó là những tiếng kêu la sợ hãi của đám binh sĩ Khiết Đan.
Lý Tận Trung lập tức hiểu được rằng, Lý Trân đã hoàn toàn bao vây đám binh sĩ của y trong một đoạn thung lũng rất ngắn này, nếu dùng hỏa công thì toàn bộ mấy ngàn người sẽ bị thiêu rụi hết.
Y cởi bỏ bộ áo giáp trên người xuống, rồi chắp tay nói với Lý Trân:
- Ta chết không có gì đáng tiếc, chỉ mong Lý tướng quân thả cho đám binh sĩ của ta.
Y chỉ vào trong thung lũng, lúc này mấy ngàn binh sĩ Khiết Đan bị nhốt ở trong thung lũng, nếu có những kẻ nào muốn trèo lên tảng đá để thoát ra ngoài thì đều bị những mũi tên bắn chết ngay tại chỗ, trong thung lũng lập tức vang lên những tiếng khóc thét vang trời.
Lý Trân gật đầu. Lý Tận Trung này là một kẻ tiểu nhân thay đổi thất thường, nhưng y lại thương cảm binh lính của mình, điều này cũng thật hiếm có, liền nói:
- Được thôi, ngươi ra lệnh cho binh sĩ đầu hàng, ta sẽ tha mạng cho bọn chúng.
Lý Tận Trung quay đầu ngựa lớn tiếng hô lớn:
- Các binh sĩ nghe đây, toàn bộ nghe lệnh của ta đầu hàng, toàn bộ đầu hàng.
Những tiếng hô của Lý Tận Trung khiến những binh sĩ trong thung lũng không còn khóc thét nữa, có không ít binh sĩ đang chuẩn bị liều chết với Quân Đường đều ngẩn người ra đứng như bất động, không biết phải làm sao. Những tiếng leng keng vang lên, đã có không ít người đã bỏ đao kiếm xuống, càng ngày càng nhiều binh sĩ đã hạ vũ khí xuống.
Lúc này, Quân Đường hô lớn:
- Ném binh khí ra ngoài.
Đám binh sĩ Khiết Đan ném vô số đao khiên, cung tên qua những viên đá lớn. Binh sĩ Đại Đường tiến tới kiểm kê, trong giây lát có người tiến lên phía trước nói với Lý Trân:
- Đa số binh khí đều đã vứt ra ngoài hết rồi.
Lý Trân gật đầu ra lệnh:
- Đẩy những tảng đá kia ra.
Cùng với những tảng đá lớn được đẩy ra, từng đoàn binh sĩ Khiết Đan giơ tay lên từ thung lũng bước ra, một đội binh lính Đại Đường chạy tới chỗ bọn chúng, lớn tiếng hô:
- Những kẻ đầu hàng thì giơ tay quá đầu, tập trung ở chỗ đất trống phía trước.
Không lâu sau, từng đoàn binh sĩ Khiết Đan giơ tay qua đầu tập trung thành đội ngũ đi về phía đất trống cách đó không xa. Lý Tận Trung thấy đám binh sĩ của mình chỉ còn lại hơn hai ngàn người, còn những binh sĩ khác thì đã bị giết hại ở một nơi khác của thung lũng rồi, y không khỏi thở dài rồi nói với Lý Trân:
- Thôi được rồi, ngươi có thể xử trí ta thế nào là tùy ngươi, ta cam tâm chịu phạt.
Nói xong, y liền nhắm mắt lại, giơ cổ của mình ra. Lý Trân cũng không thèm đếm xỉa tới y, lạnh lùng ra mệnh lênh cho binh sĩ đang bao vây:
- Bắt hắn đem đi giao cho Địch tướng quốc xử trí.
Một đội kỵ binh áp giải Lý Tận Trung đi. Lý Trân chậm rãi tiến lên phía trước, nhìn cảnh hỗn đoạn trước cửa thung lũng, trong lòng thấy nhẹ nhõm hẳn. Quân đội của Lý Tận Trung hoàn toàn bị tiêu diệt, lần này người Khiết Đan sẽ không gây sống gió gì nữa rồi.
Giữa chiến tranh và chính trị có một mối quan hệ rất chặt chẽ và tế nhị, chiến tranh chính là sự kéo dài của chính trị, là người phục vụ cho chính phủ, điều này không cần phải nghi ngờ gì. Nhưng kết cục của chiến tranh lại đem tới cho chính trị những ảnh hưởng tương đối tế nhị. Ví dụ Lý Tận Trung thống lĩnh đoàn quân tinh nhuệ của Khiết Đan phục kích đội quân nhu hậu cần của Đại Đường, nếu thành công thì sẽ khiến tinh thần của binh sĩ Khiết Đan thêm phấn kích.
Nếu thất bại, thì cũng tương tự sẽ làm suy yếu nhuệ khí của binh sĩ Khiết Đan. Đây đúng như kiểu thắng thì làm vui thua thì làm giặc. Càng quan trọng hơn, nếu Lý Tận Trung chết trận, thì Tôn Vạn Vinh sẽ trở thành tân chủ của Khiết Đan, gã sẽ lấy cớ phục thù cho Lý Tận Trung mà toàn lực tấn công Quân Đường, do đó gã sẽ nắm quân quyền của Khiết Đan.
Còn nếu Lý Tận Trung không chết, sẽ khiến Tôn Vạn Vinh không dám hành động thiếu suy nghĩ, những kỵ binh Khiết Đan đang muốn chuẩn bị toàn lực để tập tích Quân Đường đều không thể không lui, vốn chỉ là kế sách hòa hoãn nhưng nay đã biến thành sự đàm phán thật sự rồi.
Đầu tháng chín, Võ Du Nghi thống lĩnh đại quân tiến vào chiếm giữ Doanh Châu. Cùng lúc đó, Tôn Vạn Vinh phái em rể là Ất Oan Vũ lập tức đến Liễu Thành để thương lượng nghị hòa với Võ Du Nghi.
Đến tận lúc này, Võ Du Nghi mới nhận được tin hậu quân đại tướng Lý Đa Tộ của y và Lý Trân đã liên thủ đánh bại sự tập kích của Lý Tận Trung và còn bắt sống được Lý Tận Trung.
Đây quả là một cú bạt tai đối với Võ Du Nghi, một lần nữa chứng minh sự thất sách của y bắc thượng Liêu Đông, điều này khiến Võ Du Nghi cảm thấy phiền loạn. Trong đại trướng, Võ Du Nghi khoanh tay trước ngực đi đi lại lại, đang đắn đo không biết phải giải thích vụ này với thánh thượng như thế nào đây. Hai lần y đều bị thất sách, điều này chẳng phải khiến thánh thượng vô cùng thất vọng đối với y rồi sao?
Lúc này, Chủ bộ Lưu Hiếu Mẫn đang đứng một bên khẽ nói:
- Thực ra đại tướng quân cũng không nên quá phiền não. Dù sao người Khiết Đan đến cầu hòa với đại tướng quân thì cứ để người Khiết Đan giải thích.
Đây cũng là một cách, Võ Du Nghi thở dài một tiếng rồi nói:
- Chỉ sợ thánh thượng không tin mà thôi.
Lưu Hiếu Mẫn vốn là Hình tào tham quân Đồng Châu, là một tâm phúc của Võ Du Nghi. Lần này Võ Du Nghi phụng mệnh thống lĩnh quân xuất chinh, y mang theo không nhiều người, Lưu Hiếu Mẫn là một trong số đó, quản lý tam quân văn thư rất có thực quyền. Gã là người vô cùng khôn khéo, rất nhiều chuyện gã thay Võ Du Nghi bày mưu tính kế. Gã biết sự khó khăn của Võ Du Nghi, liền cười nói:
- Bỉ chức cho rằng một ngàn chuyện thì sẽ có một ngàn cách giải quyết. Đại tướng quân không chiến mà quy phục được binh sĩ, điều này chứng tỏ kế sách của đại tướng quân vô cùng cao minh, có dự kiến từ trước. Ai dám nói đại tướng quân liều lĩnh chứ?
- Nhưng chuyện Lý Tận Trung chuẩn bị tập kích hậu quân của ta thì phải giải thích thế nào đây?
Lưu Hiếu Mẫn mỉm cười nói:
- Diệt toàn quân của Lý Tận Trung không phải chỉ có một mình Lý Trân. Quan trọng còn có Lý Đại Tộ xuất chiến, hắn chính là bộ hạ của đại tướng quân, dựa vào cái gì mà công lao của hắn lại được trao cho Lý Trân chứ?
Võ Du Nghi đột nhiên hiểu ra. Y của Lưu Hiếu Mẫn chính là đem công lao của Lý Đa Tộ chiếm lĩnh về mình, điều này sẽ giải quyết vấn đề xuất binh liều lĩnh của y. Trầm tư một lúc lâu, Võ Du Nghi hỏi:
- Lý Đa Tộ đã tới chưa vậy?
- Tối qua hắn đã tới rồi, đang ở trong đại doanh. Ngoài ra, quân đội của Lý Trân cũng đã hạ trại cách đây chừng hai mươi dặm. Đại tướng quân muốn gặp Lý Trân không?
Hóa ra Lý Trân cũng tới. Võ Du Nghi nghĩ một lát rồi nói với Lưu Hiếu Mẫn:
- Ngươi thay ta đi tìm Lý Đa Tộ, nói ý của ta cho hắn nghe, để hắn viết một bản báo cáo khác.
- Bỉ chức phải nói thế nào đây?
- Cứ nói là ta đã sớm dự đoán được người Khiết Đan sẽ đánh lén hậu quân cho nên đã tương kế tựu kế.Cứ bảo Lý Đa Tộ viết bản báo cáo có ý kiến của ta như vậy là được.
- Bỉ chức hiểu rồi.
Lưu Hiếu Mẫn hành lễ rồi vội vàng rời đi. Võ Du Nghi lập tức ra lệnh:
- Truyền lệnh của ta, ta phải tới doanh trại của Lý Trân.
(Trong lịch sử, Võ Du Nghi là một người yếu đuối sợ chiến, ngay cả sau này Võ Ý Tông cũng như vậy. Vốn dĩ Võ Tắc Thiên muốn thông qua chiến dịch ở Liêu Đông để Võ thị nắm quân quyền, nhưng biểu hiện của con cháu Võ thị khiến bà thấy thấy vọng, cuối cùng khiến suy nghĩ của bà thất bại. Sau này việc Đường Trung Tông Lý Hiển có thể quay trở lại vị trí Thái tử cũng có liên quan tới chiến dịch ở Liêu Đông, trên lịch sử chiến dịch Liêu Đông điễn ra trong khoảng từ năm 66 đến năm 67).