Đại Đường Đạo Soái

Chương 61: Chương 61: Ác mộng của Đường quân






Câu nói của Đỗ Hà khiến Lý Thế Dân thật sự phải suy nghĩ.

Đỗ Hà phân tích tương đối thấu triệt tình hình của Tần quốc, Lý Thế Dân cũng thầm cho rằng như vậy.

Vào thời kỳ chiến quốc, khi đó khí giới công thành còn chưa hoàn thiện, cho nên nơi hiểm yếu của Tần quốc cho tới bây giờ vẫn không bị công phá, cho dù là liên quân sáu nước, đối mặt với nơi hiểm yếu của Tần quốc cũng vô kế khả thi.

Tần quốc mượn nhờ nơi hiểm yếu phát triển quốc lực, thỉnh thoảng xuất binh chiếm chút ít tiện nghi, giống như Đỗ Hà đã nói, chỉ có tư cách đánh người, không có khả năng bị đánh. Còn sáu nước phương đông do lãnh thổ tiếp giáp, nối liền, lại không có nơi hiểm yếu, dẫn đến tranh đấu, lục đục với nhau. Nếu so sánh với Trung Hoa, trải qua sự phát triển của quốc quân các triều đại, đến thời kỳ của Tần Thủy Hoàng, quốc lực của Tần quốc đã áp đảo thực lực tổng hợp của sáu nước. Cho nên, Đỗ Hà cũng không có thái độ phản đối câu nói “Tần quốc thống nhất thiên hạ là chiều hướng phát triển tất nhiên”.

Nếu như Thổ Phiên thật sự giống như Tần quốc, vậy thì vấn đề sẽ tương đối nghiêm trọng.

Nếu Thổ Phiên không ngừng ngưng tụ thực lực, càng ngày càng lớn mạnh, thậm chí có khả năng đuổi theo Đại Đường.

Chỉ có điều Lý Thế Dân không rõ, nơi hiểm yếu của Tần quốc là Hàm Cốc quan, là đường hiểm vùng Ba Thục, Thổ Phiên làm gì có nơi hiểm yếu trấn thủ?

Lý Thế Dân bày tỏ nghi vấn trong lòng:

- Mặc dù trẫm không biết rõ Thổ Phiên, nhưng cũng biết Thổ Phiên không có nơi hiểm yếu giống như Hàm Cốc quan, làm sao có thể so sánh với Tần quốc thời kỳ Chiến quốc?

- Đúng vậy…. Thổ Phiên thật sự không có nơi hiểm yếu nào quan trọng, nhưng khí hậu của bọn họ đối với người Trung Nguyên chúng ta mà nói lại là hào rộng khó lòng vượt qua! Ta đặt cho loại khí hậu của bọn họ một cái tên, gọi là phản ứng cao nguyên.

Vẻ mặt Đỗ Hà vô cùng nghiêm túc, không người nào biết rõ hơn hắn phản ứng cao nguyên có ảnh hưởng lớn lao thế nào đến người cổ đại. Cho dù đến hiện đại vẫn không cách nào khắc chế được loại phản ứng cao nguyên này. Cho dù có tố chất quân sự mạnh mẽ như bộ đội quân giải phóng cũng không làm gì được.

Hắn biết rõ phản ứng cao nguyên là kiến thức của siêu thời đại, cho dù Lý Thế Dân thông minh như thế nào, trong lúc nhất thời cũng chưa chắc có thể hiểu rõ, cho nên giải thích đặc biệt kỹ càng.

- Phản ứng cao nguyên là sau khi con người đạt đến độ cao nhất định, vì thân thể chưa kịp thích ứng với độ cao cao hơn mặt biển mà tạo thành chênh lệch áp khí, thiếu dưỡng khí, không khí khô ráo, sản sinh ra phản ứng sinh lý tự nhiên.

Hắn căn cứ vào tri thức của mình, giới thiệu cho Lý Thế Dân phản ứng cao nguyên.

Lúc này Đỗ Hà cũng âm thầm cảm thấy may mắn, ở hậu thế bản thân hắn đã từng đi du lịch Tây Tạng, khi tham quan, hướng dẫn du lịch từng giới thiệu kỹ càng về kiến thức của phản ứng cao nguyên.

Nếu không như vậy, lúc này hắn cũng không cách nào giải thích rõ với Lý Thế Dân.

Sau khi nghe Đỗ Hà trình bày những tri thức lý luận này, Lý Thế Dân cảm thấy đầu óc có chút choáng váng, nhưng đại khái vẫn hiểu rõ ý tứ của Đỗ Hà.

- Đừng phức tạp sự việc lên như vậy, trẫm thật sự cảm thấy không hiểu. Nói đơn giản là không quen với khí hậu, tựa như người phương nam không quen khí hậu rét lạnh của phương bắc, người phương bắc không quen khí hậu nóng bức phía nam? Người Trung Nguyên chúng ta vừa đến Thổ Phiên liền có một loạt triệu chứng không quen với thời tiết như: đau nhức, tim loạn nhịp, thở gấp, choáng váng, buồn nôn, bụng trướng, tiêu chảy, mệt mỏi…Đến nỗi sĩ khí tán loạn, không còn sức lực chiến đấu?

- Lý thúc thúc thánh minh!

Đỗ Hà gật đầu, lại một lần nữa cường điệu nói:

- Địa thế của Thổ Phiên không giống với chúng ta, bọn họ ở trên cao nguyên cao tới hai, ba ngàn trượng. Cho nên, bệnh trạng không quen với khí hậu nghiêm trọng hơn bình thường

rất nhiều.

Đỗ Hà nhấn mạnh tình thế nghiêm trọng.

Bởi vì hắn biết rõ Đường triều có lẽ chưa hiểu hết sự nghiêm trọng của khí hậu cao nguyên, nhiều năm qua Đường triều đã có bốn lần đại bại trong đối chiến với Thổ Phiên, lần lượt là cuộc chiến Đại Phi Xuyên, cuộc chiến Thanh Hải, cuộc chiến Tố La Hãn Sơn, cuộc chiến Dần Thức Già Hà.

Trong cuộc chiến Đại Phi Xuyên, hơn mười vạn đại quân Đường triều bị tiêu diệt. Cuộc chiến Thanh Hải mười tám vạn Đường quân suýt nữa toàn quân bị diệt, cuộc chiến Tố La Hãn Sơn hơn mười vạn Đường quân tan tác, cuộc chiến Dần Thức Già Hà hai mươi vạn Đường quân bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đáng nhắc tới chính là những nơi này đều nằm trên cao nguyên Thanh Tàng, mặc dù Thổ Phiên cường đại cũng là một trong những nguyên nhân Đường quân thất bại, nhưng khí hậu cao nguyên quả thật là ác mộng của quân đội Đường triều.

Nói tóm lại, chiến dịch của Đường triều với Thổ Phiên, Đường triều thắng nhiều bại ít, nhưng vì nguyên nhân khí hậu cao nguyên dẫn tới bọn họ rất khó lấy được thành quả chiến đấu ưu tú.

Cho nên, nếu Đỗ Hà đã xuyên việt đến thời đại này, hắn nhất định phải ngăn cản loại chuyện này phát sinh.

Lý Thế Dân chăm chú nhìn Đỗ Hà, nói:

- Nếu ngươi nói phản ứng cao nguyên này rất nguy hại đối với người Trung Nguyên chúng ta, vậy Thổ Phiên thì sao? Lẽ nào bọn họ không có cảm giác dị ứng với khí hậu dưới cao nguyên sao?

Đỗ Hà đáp:

- Có! Nhưng nguy hại không lớn! Đây chính là nguyên nhân vì sao ta nói Thổ Phiên giống như Tần quốc, chúng ta rất khó tấn công lên trên, nhưng bọn họ lại có thể dễ dàng giết xuống.

Không có nơi hiểm yếu lại có thể thắng được có nơi hiểm yếu. Nói một cách khác, quân đội một vạn của Đường triều ta đến Thổ Phiên, không cần chiến tranh, chí ít đã có ba thành sinh bệnh, bảy thành còn lại chỉ còn năm sáu thành có sức chiến đấu. Còn đội quân vạn người của Thổ Phiên đến Đại Đường ta, người sinh bệnh nhiều nhất chỉ có năm sáu trăm, nhưng vẫn có thể duy trì bảy tám phần sức chiến đấu.

Lý Thế Dân cúi đầu trầm tư, nếu thật sự như lời Đỗ Hà đã nói, thì tương lai Thổ Phiên nhất định sẽ trở thành đại địch của Đại Đường, chỉ có điều…..

Lý Thế Dân đưa ánh mắt hoài nghi nhìn Đỗ Hà:

- Nhưng người biết được những chuyện này ở đâu? Trẫm tin rằng khắp cả Đại Đường cũng không có mấy người biết rõ.

Đỗ Hà đã sớm chuẩn bị tâm lý. Hắn chỉ mới 15 tuổi, kinh nghiệm non nớt, nếu không có một giải thích hợp lý, Lý Thế Dân rất khó tin tưởng lời hắn..

Đỗ Hà không hề do dự, thản nhiên nói:

- Đây là sư phụ ta nói cho ta biết!

- Sư phụ ngươi?

Lý Thế Dân chăm chú nhìn Đỗ Hà, nghi vấn hỏi, từ trước đến giờ hắn chưa từng nghe nói Đỗ Hà có sư phự.

- Ta cũng không gạt ngài! Kỳ thật, ta từ nhỏ đã gặp được một vị kỳ nhân, hắn tên là Sở Lưu Hương, là một vị hiệp sĩ, võ công của hắn có thể nói là đệ nhất thiên hạ. Trong một lần tình cờ, chúng ta đã gặp nhau, hắn thấy ta có tư chất thông minh, căn cốt xuất chúng, là kỳ tài võ thuật gì đó. Cho nên liền thu ta làm đồ đệ, nhưng dặn dò ta, võ công của hắn là vô thượng tuyệt học. Nếu ta có thể luyện đến cảnh giới cao nhất, có thể một chống trăm, nhưng trước khi có chút thành tựu, không được tiết lộ bất cứ điều gì, để ngừa bị kẻ xấu phát giác, bất lợi với ta. Hắn từng ngao du thiên hạ, vì vậy hắn đã nói cho ta biết nhân tình phong thổ của các quốc gia! Đương nhiên, Thổ Phiên cũng giống như vậy. Nếu Lý thúc thúc, thật sự không tin, có thể an bài khoảng trăm người tiến về Thổ Phiên trước thử xem sao.

Đỗ Hà bình tĩnh nói.

Lý Thế Dân không cách nào nhìn ra Đỗ Hà nói thật hay giả, nhưng hắn biết kỳ nhân trong thiên hạ vô số, có một người như Sở Lưu Hương cũng không có gì kỳ quái.

Đỗ Hà nhìn Lý Thế Dân cao giọng nói:

- Trời xanh làm chứng, Đỗ Hà ta không có nửa câu hư cấu chuyện của Thổ Phiên, nếu có nửa câu hư giả, cam nguyện chịu hình phạt phanh thây xé xác, nỗi khổ vạn tiễn xuyên tâm.

Lý Thế Dân lắc đầu nói:

- Hiền chất không cần làm như vậy! Trẫm không phải không tin ngươi, chỉ là việc này cực kỳ trọng đại, Vô Kỵ nói cũng không phải không có lý, trẫm không thể không đắn đo cân nhắc!

Nghe thấy hai chữ “Vô Kỵ”, Đỗ Hà chợt bừng tỉnh, ánh mắt cũng lộ ra vẻ lạnh lùng, thầm nghĩ:

- Lão hồ ly Trưởng Tôn, ta không để yên cho ngươi đâu!

Khi Lý Thế Dân đang chìm đắm suy tư, Đỗ Hà liền lấy ra bộ y phục lột bỏ trên người Lộc Đông Tán nói:

- Lý thúc thúc, ở đây tiểu chất còn có một vật muốn cho ngươi xem.

PS: Chiến tranh giữa Thổ Phiên và Đại Đường tựa hồ xen kẽ lịch sử của Đại Đường, cũng lưu hành đồn đại khi đối mặt với Thổ Phiên, Đại Đường bại nhiều thắng ít, nhưng có lẽ là tin đồn thất thiệt.

Ở Đường triều, có vị lịch sử đế tìm ra 88 trận Đại Đường đánh thắng Thổ Phiên trong “Tư Trì Thông Giám”, còn ghi chép Thổ Phiên thắng Đường không vượt quá 40 trận, cả hai bên đều có đại thắng đại bại.

Nhưng đại bại của Đường triều tựa hồ đều ở trên cao nguyên, nói khí hậu cao nguyên là ác mộng của Đường triều cũng không hề khoa trương.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.