Đại Đường Đạo Soái

Chương 562: Chương 562: Khẩu chiến với hòa thượng gian trá (1)




Ba nhân vật quan trọng Đỗ Hà, Trường Nhạc, Cao Dương tiến hành quấy rối pháp hội, để hắn thất bại trong gang tấc.

Đây chính là bi kịch lớn nhất trong đời hắn, thắng lợi ngay trước mắt, lại nảy sinh biến cố.

Trên đầu Nạp Ngôn ứa mồ hôi lạnh, nhưng không cam lòng bỏ qua, tiến lên nói:

- Trường Nhạc công chúa, Cao Dương công chúa, Đỗ tướng quân, Tuệ Không vô tâm mong thứ lỗi. Hôm nay chính là sinh nhật của Thích Già Ma Ni, mong mấy vị tạm nén cơn giận.

Trong lòng hắn quýnh lên, ngay cả phật tổ đều nói đến.

Đỗ Hà chuyển biến rất nhanh, hắn không muốn pháp hội thực sự kết thúc tại đây nói:

- Đã như vậy, hãy quên đi. Bất quá không biết Nạp Ngôn pháp sư có vui vẻ để ta đứng bên cạnh nghe các vị cao tăng luận pháp không?

Thêm được thu hoạch, trên mặt Nạp Ngôn hiện lên vẻ vui mừng, có nhiều đại thần như vậy tụ tập tại một chỗ, mặc dù xảy ra hiểu lầm cũng sẽ không ảnh hưởng tới kế sách, hắn vội hỏi:

- Ba vị có lòng hướng phật, đương nhiên bần tăng hoan nghênh.

Đỗ Hà thấy Nạp Ngôn đã bị dục lợi mê hoặc, hắn cố ý lưu lại bẩy rập, kéo Trường Nhạc, Cao Dương xuống phía dưới, trong miệng không thèm để ý tới nói:

- Chúng ta đi xuống phía dưới chờ, các vị cao tăng bắt đầu rồi...

Nạp Ngôn không biết có kế, liền ngăn cản nói:

- Thân phận ba vị khách nhân tôn quý, sao có thể đứng chỗ kẻ dưới... Tuệ Không tìm chỗ ngồi cho Trường Nhạc công chúa, Cao Dương công chúa, Đỗ tướng quân...

Đỗ Hà nhếch lên tươi cười, bộ dáng cảm thấy các ngươi rất biết điều, tựa hồ thân phận chính mình thực sự tôn quý phải được ngồi phía trên.

Trường Nhạc, Cao Dương có chút không giải thích được nhìn Đỗ Hà, nhưng biết ái lang, tỷ phu của chính mình sẽ xuất chiêu.

Đỗ Hà nói:

- Không biết Nạp Ngôn đại sư có thể cho ta mượn giấy bút hay không? Ta đột nhiên cao hứng muốn làm một bài thơ trong pháp hội để truyền lại hậu thế.

Trong mắt Nạp Ngôn lóe sáng, Đỗ Hà không chỉ là thư pháp gia, còn là thi nhân nổi tiếng, tuy hắn không sáng tác nhiều thơ, nhưng mỗi câu mỗi từ ai ai cũng thích, đủ xuất sắc để lưu danh thiên cổ. Một khi thơ của hắn viết về mình, chẳng phải đại danh của chính mình sẽ truyền khắp thiên hạ sao?

Hắn suy nghĩ không sai, đại danh của hắn sẽ theo thơ của Đỗ Hà sáng tác truyền khắp thiên hạ, bất quá là xú danh.

- Mau mang giấy bút tới!

Đỗ Hà kêu lớn:

- Ta muốn bút mực, giấy hình vuông, càng lớn càng tốt.

Không lâu sau, giấy bút mang tới đầy đủ.

Đỗ Hà thấp ướt bút lông, trước khi hạ bút nhìn về phía Nạp Ngôn cao giọng nói:

- Nap Ngôn pháp sư, ta mạo muội hỏi một câu. Đỗ Hà ta dựa vào cái gì được ngồi tại vị trí tôn quý trên đài này? Lẽ nào chính là vì ta là Đỗ Hà, ta là phò mã Đại Đường, hay ta sở hữu chức quan tướng quân? Chẳng phải phật gia nói, chúng sinh bình đẳng sao? Nếu như chúng sinh bình đẳng, vậy đại sư thân là chủ trì, một đời cao tăng vì sao trước mặt nghìn vạn tín đồ, phải tạo lên sự khác biệt?

Đối mặt với câu hỏi của Đỗ Hà, Nạp Ngôn rốt cục tỉnh ngộ, Đỗ Hà tới đập bãi, trong lòng tức giận đến mức chửi đổng, nghĩ tới nghĩ lui, thực sự không biết chính mình đắc tội với đại thần trước mắt này, đối mặt với câu hỏi này, không thể không trả lời.

Nạp Ngôn trầm giọng nói:

- Thí chủ hiểu lầm rồi, người biết chúng sinh bình đẳng, cũng không phải chúng sinh bình đẳng tại phật gia. Ngày xưa Bà Tư Trá, Bà La Bà do tăng lữ Bà La Môn sinh ra được bồi dưỡng phật pháp, ngược lại quy đầu Phật Đà, trở thành đệ tử phật gia, cho nên bị Bà La Mông chỉ trích. Phật đà nói chúng sinh bình đẳng. Quả thực trên thực tế tất cả chúng sinh, nam nữ, thậm chí huynh đệ tỷ muội cũng không bình đẳng.

- Có người nghèo, người giàu, có người cao cao tại thượng, người ti tiện như con kiến hôi. Nhưng nguyên nhân chính là như vậy mới cần đến chúng sinh bình đẳng. Chúng sinh bình đẳng là chỉ pháp tính của chúng sinh bình đẳng, chúng sinh bình đẳng đối với từ bi xá tâm, tại quy luật nhân quả trước mắt, chúng sinh đều bình đẳng. Không phải nói chúng sinh gặp họa phúc đều bình đẳng.

- Khác biệt đối với chúng sinh chính là nhân quả trong hoàn cảnh lớn. Chúng sinh không bình đẳng chính là mọi người từ xưa đến nay, tạo nên thiện nghiệp, và ác nghiệp hoàn toàn không bình đẳng. Có người làm việc thiện nhiều, có người làm việc thiện ít, có người làm chuyện ác nhiều, có người làm chuyện ác ít. Không có bất cứ lý do gì yêu cầu người làm việc thiện và người làm việc ác, sau khi chuyển thế sẽ đạt được đãi ngộ tương đồng. Vì vậy chúng sinh bình đẳng là chỉ nhân quả tuần hoàn trước mắt, bất cứ kẻ nào đều bình đẳng.

Nạp Ngôn có thể trở thành cao tăng đệ nhất Trường An, tự nhiên có thực học nhất định. Hắn tương đối lý giải đối với phật học.

Nhưng thấu hiểu phật học, tinh thông phật học, không hẳn đã có thể thành phật.

Từ lâu bản thân Nạp Ngôn đã sa đọa biến chất như vậy.

Đỗ Hà ngẩn người, không ngờ chúng sinh bình đẳng tại phật gia là ý như vậy, tựa hồ tạo thành trò cười?

Tâm tư hắn nhạy bén, giỏi về quỷ biện, trong lúc đó điện quang chợt lóe, tìm được ngôn từ phản bác, cao giọng nói:

- Đạo lý này lẽ nào tại hạ không biết, nhưng giống như đại sư nói. Nếu như đại sư nói chúng sinh bình đẳng chỉ là chúng sinh pháp tính bình đẳng, như vậy càng không nên đặc thù hóa. Mỗi người ở đây, mỗi bách tính ở đây đều là tín đồ phật gia thành kính. Bọn họ lễ phật, mang đồng tiền mồ hôi nước mắt của chính mình khổ cực kiếm được tới đây bái phật, bọn họ kính phật, lấy tấm lòng kính mến báo phật. Bọn họ có lòng hướng phật, cho nên nên tới nơi này nghe các vị cao tăng luận phật.

- Khỏa chân tình này, dựa theo phật gia vừa nói chúng sinh bình đẳng, thành tâm bao nhiêu thu được bấy nhiêu, tại sao bọn họ chỉ có thể đứng phía dưới lắng nghe. Còn đệ tử phật gia các ngươi lại ngồi trên đài cao dương dương tự đắc, đây là thứ các ngươi coi là bình đẳng? Còn Đỗ Hà ta, Đỗ Hà ta không tin phật, không bái phật, tự cảm thấy không sánh bằng mỗi bách tính dưới đài, Nạp Ngôn đại sư lại mạo muội để ta một người không kính phật ngồi trên đài, điều này chính là chúng sinh pháp tính bình đẳng?

Hẳn có bản lĩnh ăn nói, tại giờ khắc này biểu lộ không thể nghi ngờ. Lấy chính mình làm ví dụ, biểu thị một người không hề kính phật lại có thể ngồi trên nghìn vạn tín đồ thành kính, để công kích chúng sinh pháp tính bình đẳng.

Nạp Ngôn vốn biết Đỗ Hà không thông phật học, lòng tràn đầy khinh bỉ, nghĩ muốn nói thắng hắn là chuyện đơn giản. Nhưng Đỗ Hà quấy nhiễu như vậy khiến hắn rối loạn, trong lúc nhất thời không biết trả lời thế nào, lúc này chẳng khác nào tự quát vào lỗ tai.

Biện Cơ là một ngụy hòa thượng thực sự, nhưng trong lòng luôn nghĩ chính mình là cao tăng, là cao tăng trẻ tuổi nhất, kiệt xuất nhất Trường An, thấy Đỗ Hà coi rẻ phật pháp, nhiều loại tâm tình liền nảy lên trong lòng. Hắn vẫn giữ dáng vẻ nho nhã lễ độ như trước, nhưng ngôn từ sắc bén nói:

- Lời ấy của Đỗ thí chủ sai rồi, phật đà không ép tất cả mọi người phải tin phật. Nhưng người thiện thu được thiện quả.

- Thí chủ bảo vệ Đại Đường ta yên ổn, giúp Đại Đường ta không bị kẻ thù bên ngoài tập kích quấy rối, là một người lương thiện. Ôn dịch Giang Nam, thí chủ lấy sức một người cứu hơn vạn người trong cảnh nước sôi lửa bỏng, công đức vô biên. Để thí chủ ngồi ghế trên, cũng không vì thân phận của thí chủ mà là thiện nhân trước kia, hôm nay thu được thiện quả.

Biện Cơ tuổi trẻ thành danh, không phải hạng người bình thường. Đỗ Hà lấy chính mình làm ví dụ, để chứng minh phật gia chúng sinh bình đẳng là quỷ xả đản. Biện Cơ lập tức lấy loại thiện nhân phật gia, mượn thiện quả làm cớ, giống vậy lấy Đỗ Hà làm ví dụ, phản bác quan điểm của hắn. Biểu hiện tôn trọng Đỗ Hà không phải vì thân phận của hắn, mà là những năm gần đây hắn làm việc thiện vì nước vì dân.

Biện Cơ không muốn nói Đỗ Hà thật sự tốt, nhưng dưới tình huống trước mắt, đành phải nói vậy.

Đỗ Hà mỉm cười, hai mắt chớp chớp, Hoa hòa thượng này thực sự khó đối phó hơn chính mình tưởng tượng, trực tiếp ngăn cản chính mình nói, hắn không cam lòng tỏ ra yếu kém liền nhếch miệng lên. Ngươi có Trương Lương kế, ta có thang trèo tường, ai sợ ai?

Ánh mắt Đỗ Hà dừng lại trên người trung niên mặc y phục màu xanh ngồi trên đài cao, vui cười hớn hở đi về phía hắn, hỏi:

- Đã nộp tiền hay chưa?

Người trung niên cười làm lành, liên tục khom lưng thở dài, lấy lòng nói:

- Hồi bẩm đại nhân, ta đã nộp tiền...

Người trung niên gọi là Khổng Tú, là thương nhân nổi tiếng Trường An, gia tài ức vạn, mười phần gian thương.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.