Đại Đường Đạo Soái

Chương 372: Chương 372: Trẫm động tâm rồi




Quan Trung, từ thời cổ xưa vốn đã là một khu vực phồn hoa, từ lúc ban đầu tổ tiên Hiên Viên Hoàng Đế cùng Thần Nông Viêm Đế cho tới nay đều chiếm cứ địa vị không tầm thường trong thiên hạ đại thế.

Tần nhờ Quan Trung mà phú, Hán vì Quan Trung mà cường, Đường bởi Quan Trung mà hưng thịnh.

Bên trong “Sử ký Lưu Hầu thế gia”, Tư Mã Thiên đã ghi lại một câu thế này: “Khu Quan Trung trái có Hào Hàm, phải có Lũng Thục, đồng cỏ phì nhiêu ngàn dặm đem Quan Trung được vinh dự xưng là Kim Thành thiên lý, là một nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Khu Quan Trung không chỉ được xưng là Thiên Phủ sớm nhất trong lịch sử, cũng là địa phương giàu tài nguyên thiên nhiên sớm nhất trong lịch sử được xưng tụng, là đế đô có năm ngàn năm lịch sử theo Công Nguyên.”

Có thể thấy được ở trong mắt thế nhân, Quan Trung là bảo địa phong thủy hiếm thấy trong thiên hạ, có một không hai.

Lại nói Giang Nam ở mãi nơi xa xôi lại có thể đánh đồng được với Quan Trung, lời này nói ra sẽ không có mấy người chịu tin tưởng.

Cũng chỉ có người hiện đại đời sau như Đỗ Hà mới dám nói ra những lời này, cũng chỉ có vị minh quân như Lý Thế Dân mới có thể tiếp nhận tư tưởng không thể tưởng tượng của Đỗ Hà đến như thế.

Đỗ Hà nghe Lý Thế Dân nói đã có ý muốn khai phát Giang Nam, cực kỳ vui mừng, sắp xếp sơ bộ tư liệu trong đầu, nói:

- Một năm nay tiểu tế ở tại Giang Nam, đối với Giang Nam dám tự nhận đã vô cùng hiểu rõ. Nơi này giáp biển cùng sông, cảnh nội hồ suối tung hoành, sản vật phong phú, xưng là đất lành tuyệt không quá đáng.

- Điểm này Quan Trung vốn cũng không kém!

Lý Thế Dân nghe vậy hỏi lại một câu, trong đáy lòng hắn vẫn thiên hướng Quan Trung, dù sao Quan Trung mới là căn bản dừng chân của Đại Đường.

- Điều này đúng là không sai!

Đỗ Hà cũng không phủ nhận, Quan Trung gần Vị Thủy, mà Vị Thủy là ngọn nguồn của Hoàng Hà, gần kề Trường An cũng đã có tới tám nhánh sông, tục xưng “Bát thủy nhiễu Trường An”.

Luận tài nguyên phong thủy phong phú, bình nguyên Quan Trung không chút thua kém Giang Nam, thế nhưng…

- Thế nhưng…

Đỗ Hà híp mắt:

- Khí hậu cùng mưa tuyệt đối không thể đánh đồng. Có lẽ bệ hạ không biết, một khu vực nói về khí hậu cùng mưa, cùng tình huống sinh trưởng cây nông nghiệp có liên hệ cùng một nhịp thở. Độ ấm cao, không thích hợp lương thực sinh trưởng, độ ấm thấp cũng không thích hợp lương thực sinh trưởng, nếu như mưa quá nhiều hoặc quá ít sẽ cũng như thế. Đây là lý do khi các nơi nộp lên lương thực lại có nhiều thiếu thốn. Cho nên nói thế này, lương thực có thu hoạch tốt hay không, đều trông vào lão thương thiên làm chủ mà thôi!

Tri thức này làm Lý Thế Dân hiểu không rõ lắm.

Hắn cũng xuất thân từ thế gia đệ tử, phụ thân là Quốc Công, thuở nhỏ chỉ trải qua sinh hoạt cẩm y ngọc thực, đối với tri thức nhà nông không hiểu bao nhiêu. Hắn biết rõ việc thu hoạch lương thực có quan hệ tới mưa, nhưng không biết mưa nhiều sẽ tạo thành ảnh hưởng mùa màng, về phần khí hậu cùng độ ấm càng chưa từng được nghe nói tới.

Nhưng hắn đã có thói quen nghe được một ít tri thức mới lạ lại chính xác từ trong miệng Đỗ Hà. Lần này cũng không hề hoài nghi tính xác thực, chỉ lộ ra thần sắc cảm thấy hứng thú.

Đỗ Hà nói:

- Trải qua tiểu tế quan sát, hiện tại khí hậu Giang Nam phi thường đặc biệt, khí hậu ôn hòa bốn mùa thật rõ ràng, là một địa phương vô cùng thích hợp cho người cùng việc thu hoạch cùng sinh trưởng lương thực. Điểm này Quan Trung so ra còn kém hơn nhiều. Còn có Giang Nam thuộc khu vực nhiệt … là nơi mưa không ngừng, nhưng không có mưa lớn. Tuy khí hậu cụ thể cũng có biến hóa, nhưng tổng thể khí hậu lại luôn ôn hòa, lượng mưa sung túc cũng không biến hóa bao nhiêu. So với Quan Trung, vào tháng bảy thường xuất hiện mưa lớn chính là ảnh hưởng không ít.

Hắn vốn định nói Giang Nam thuộc khu vực nằm giữa nhiệt đới cùng ôn đới, nhiệt độ cao, mưa phong phú nhưng hắn cảm thấy lời nói này mang theo tri thức hiện đại quá nhiều, có nói cũng chỉ sợ Lý Thế Dân nghe mà không hiểu, nên đành lựa chọn từ ngữ đơn giản một chút giúp Lý Thế Dân dễ hiểu hơn.

Lý Thế Dân trầm mặc một lát, nói:

- Những lời này ngươi nói trẫm nghe có hiểu có chỗ không hiểu, cũng có chút không thể tưởng tượng. Nhưng tinh tế nghĩ kỹ, tựa hồ cũng có chút căn cứ. Trẫm chấp chưởng Đại Đường đến nay đã mười ba năm, trong mười ba năm nay trẫm tự hỏi không phụ lòng tin của thiên hạ dân chúng, đối với dân sinh cũng hiểu rõ vô cùng. Cho nên nơi nào có lũ lụt, nơi nào khô hạn trẫm cũng biết. Trong mười ba năm nay không thể tránh khỏi một ít thiên tai tự nhiên, năm năm trước thậm chí còn có một lần lũ lụt thậm chí ngập đến bên ngoài Huyền Vũ Môn. Nhưng Giang Nam lại ít nảy sinh chuyện lũ lụt, dù bờ đê Trường Giang bị sụp đổ, cũng

không lan đến bên trong nội địa.

Hắn lấy ra vài phần tấu chương trên bàn, đưa cho Đỗ Hà xem qua.

Đỗ Hà tiến lên cầm tấu chương, bên dưới lạc khoản thuộc Độ Chi thượng thư, cũng chính là Hộ Bộ thượng thư, mở ra tấu chương, bên trong ghi lại thuế má lương thực các nơi từ cao đến thấp, đem số lượng lương thực các nơi trong Đại Đường từ nhiều tới ít phân loại liệt kê ra. Xếp hạng đầu tiên là Tứ Xuyên, nhất là Thành Đô, tiếp theo là Quan Trung, lại đến Tương Phiền, rồi tới Trung Nguyên, sau đó là Từ Châu, Dương Châu, Giang Chiết, những vùng lệ thuộc Giang Nam lại nằm ngoài liệt kê kia.

Những trang phía sau theo thứ tự là năm trước, năm trước nữa, năm kia cùng nộp lên lương thực được ghi rõ ràng chi tiết.

Vài tên trước đều có thay đổi, khi thì Quan Trung, khi thì Tứ Xuyên, khi thì Trung Nguyên, Giang Nam thủy chung vẫn nằm ngoài mười lăm tên đầu tiên.

Trước kia Đỗ Hà khó hiểu, vì sao Giang Nam bị xếp ở phía sau, nhưng nghĩ lại liền bừng tỉnh hiểu ra, đây mới là nguyên nhân Lý Thế Dân chính thức quyết định khai phát Giang Nam.

Thời Đường triều lương thực thuế má có chế độ thật khai sáng, bọn họ cũng không bắt buộc nông dân phải nộp lên bao nhiêu lương thực, mà là dựa theo thu hoạch, dựa theo tỷ lệ gánh vác mà nộp bao nhiêu lương thực. Cho nên dân chúng thu hoạch kém trực tiếp quan hệ tới định mức lương thực được nộp lên trên.

Quan Trung, Thành Đô, Bình Nguyên, Tương Phiền, Trung Nguyên những địa phương này chẳng những là nơi nổi tiếng sản xuất lương thực, cũng nổi tiếng là nơi có nhân khẩu dày đặc. Nhiều người trồng trọt đương nhiên lương thực nộp lên cũng nhiều hơn.

Giang Nam xa xôi, nhân khẩu thật thưa thớt, so sánh nhân khẩu ở địa phương đông đúc tự nhiên lộ ra thua kém. Có lẽ chính bởi vì như thế, mới khiến cho người không để ý tới tiềm lực biểu hiện bên ngoài của Giang Nam.

Kỳ thật chỉ cần tinh tế quan sát, vẫn có thể nhìn ra được manh mối.

Giang Nam nộp lên lương thực cũng không đứng hàng đầu, thậm chí cả trong giới hạn mười vùng đứng đầu cũng không vào được, nhưng chỉ có mười lăm vạn nông dân vùng Giang Chiết đã giao nộp lượng lương thực ngang hàng cùng hai ba mươi vạn nông dân ở địa vực khác.

Địa vực xếp theo đường Giang Chiết ít nhất có được thành trấn có ba mươi lăm vạn bách tính canh tác. Theo giá trị bình quân mà tính toán, các phương diện của Giang Nam hoàn toàn xứng đáng là quý địa, hơn nữa trong những năm gần đây, Giang Nam vẫn luôn ổn định duy trì tỷ lệ đều đặn, không tăng trưởng cũng chưa từng kéo xuống.

Có thể thấy được đúng như lời Đỗ Hà đã nói, khí hậu của Giang Nam vô cùng ổn định, cho nên sản lượng ổn định. Chỉ cần gia tăng nhân khẩu, gia tăng ruộng đồng, địa vị thứ hạng tự nhiên sẽ đi lên.

Ngay khi hắn vừa hiểu ra, Lý Thế Dân lại nói:

- Trẫm không quá hiểu được ý tứ của ngươi, nhưng ở chứng cớ sự thật trước mắt hết thảy không cần giải thích rõ. Nhân khẩu Giang Nam ít ỏi, dưới loại tình huống này mà vẫn có thể bảo trì thu nhập lương thực thật ổn định, tuyệt không phải là chuyện ngẫu nhiên, cũng như lời ngươi đã nói, là vì khí hậu của Giang Nam mà tạo thành. Trẫm cũng có lý do tin tưởng nếu Giang Nam hoàn thành khai phát, sản lượng lượng thực còn vượt qua cả Quan Trung lẫn Tứ Xuyên.

Đỗ Hà nói:

- Điều này nhất định sẽ được, tuyệt đại bộ phận thổ địa Giang Nam bất kể là ruộng đồng đã được khai phát, hoặc thổ địa chưa được mở mang, đều gặp được điều kiện thật may mắn. Bởi vì khí hậu, lúa nước của họ đặt biệt chín tới nhanh hơn, thường thường trong vòng một năm có thể thu hoạch được hai mùa, thậm chí cả ba mùa. Điều này cũng chỉ có Giang Nam làm được, cho nên tiểu tế vẫn cho rằng muốn giải quyết vấn đề lương thực, phải khai mở nông nghiệp Giang Nam.

Lý Thế Dân động dung nói:

- Chuyện này là thật sao?

Dưới Đường triều trồng lúa, vẫn luôn dùng một mùa làm chủ, mặc dù có thời gian dân chúng cũng không dám nếm thử, chỉ lợi dụng lúc ruộng đồng gián đoạn mà trồng chút ít rau quả, không dám tiếp tục trồng lúa, cho nên một năm hai mùa là chuyện mới được nghe thấy lần đầu.

- Điểm này tiểu tế có thể đảm bảo!

Một năm ba mùa là phải có nghiên cứu, vốn theo khí hậu Giang Nam một năm hai mùa lúa nước chỉ là chuyện bình thường.

- Nếu thật sự là như thế, Giang Nam khai phát trẫm không thể không làm. Chỉ cần có lương thực, trẫm lo gì không cách nào chinh chiến thiên hạ!

Lý Thế Dân hào khí vạn trượng, việc khai mở Giang Nam ở trong mắt hắn chỉ là mây bay, hắn chính thức suy nghĩ chính là làm sao trở thành thiên hạ bá chủ, làm sao chinh phục được những quốc gia chưa nằm trong quản chế của Đại Đường.

Đỗ Hà cười nói:

- Nhạc phụ đại nhân, tiểu tế nói nhiều như vậy thật ra còn chưa nói hết đâu, kỳ thật Giang Nam lương thực chỉ là một trong những lý do khai phát Giang Nam mà thôi, nguyên do chính thức là có tiền cảnh tài lộ cực lớn. Nhạc phụ đại nhân, con đường tơ lụa là mạch máu kinh tế của Đại Đường chúng ta, nhưng vì sao con đường tơ lụa lại mang đến lợi nhuận phong phú như thế cho Đại Đường?

Lý Thế Dân trầm mặc chốc lát, nói:

- Là vì giao dịch giữa các quốc gia, tình hình các quốc gia vốn không giống nhau. Đại Đường chúng ta có thật nhiều hàng dệt tơ lụa, đem sang các quốc gia khác buôn bán giá cả còn đắt hơn cả hoàng kim, đồ vật thông thường ở các quốc gia khác ở Đại Đường lại bán được với giá tốt nhất. Chênh lệch bên trong mang theo lợi ích thật lớn vô cùng, cho nên khách thương đi lại không dứt trên con đường tơ lụa, Đại Đường ta từ đó lấy được thu thế tự nhiên không thể tính toán!

Đỗ Hà liền nhắc nhở:

- Đã như vậy, vì sao nhạc phụ đại nhân không mở thêm mấy con đường tơ lụa trên biển? Đối diện biển cũng có quốc gia, cũng có thể làm giao dịch, con đường tơ lụa trên lục địa có thể thành công, vận chuyển đường biển càng thêm tiện lợi. Cho nên tiểu tế cảm thấy, con đường tơ lụa trên biển còn tốt hơn con đường tơ lụa trên lục địa, còn có thêm nhiều lợi nhuận khổng lồ hơn nữa!

Lời này của Đỗ Hà làm Lý Thế Dân triệt để rung động, việc này hắn chưa bao giờ nghĩ tới, chỉ một con đường tơ lụa lục địa đã mang đến lợi ích khổng lồ cho Đại Đường, nếu như có thêm vài con đường, kinh tế Đại Đường sẽ biến hóa đến thế nào?

- Có thể thực hiện được sao?

Trong mắt Lý Thế Dân lóe lên hào quang kích động hưng phấn, với sức thừa nhận của hắn, tại thời khắc này đã có chút không kềm chế được.

- Đương nhiên có thể thực hiện!

Đỗ Hà nói như chém đinh chặt sắt, đây là con đường tất nhiên của lịch sử trải qua, con đường tơ lụa trên biển so với lục địa còn nhanh chóng thuận tiện hơn gấp mười lần, đợi thêm một thời gian, thay thế con đường lục địa là chuyện dễ dàng.

- Nhạc phụ đại nhân, năm xưa Tây Hán Trương Khiên đi sứ Tây Vực, mở ra con đường tơ lụa, người phản đối trong triều cũng không ít. Nhưng Hán Vũ Đế khư khư cố chấp, mới có con đường tơ lụa sinh ra đời. Thành công của hắn không phải là tấm gương cho nhạc phụ đại nhân noi theo sao? Ta tin tưởng chỉ cần đánh thông con đường tơ lụa trên biển, lấy được lợi nhuận tuyệt đối sẽ không kém hơn con đường trên lục địa. Khai phát Giang Nam chính là phương pháp tăng cao được tiền bạc lẫn lương thực!

Lý Thế Dân trừng mắt nhìn hắn nói:

- Trẫm động tâm rồi đó!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.