Đại Đường Đạo Soái

Chương 583: Chương 583: Viết không được, nói thẳng thôi




Điều khoản ước thúc Phật giáo bởi vì có được vị hoàng đế Lý Thế Dân xem trọng, vì vậy lập tức được ban hành xuống. Châu phủ khắp các nơi đều triển khai quản lý đối với Phật giáo.

Hành động diệt Phật trong lịch sử khiến toàn bộ tín đồ Phật giáo khắp thiên hạ bất mãn, tuy họ không dám nhấc lên sóng to gió lớn gì, nhưng cũng khiến cho nội bộ một vương triều lục đục. Mà điều khoản quy định được Đỗ Hà tổng kết lại làm tín đồ Phật giáo khắp thiên hạ ủng hộ.

Chỉ vì Phật giáo chú ý siêu nhiên, vượt qua hết thảy sinh tử, tuy rằng Thích Ca Mâu Ni nói câu “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” tỏ vẻ mỗi người đều là chúa tể của thế giới, có thể chúa tể vận mệnh của chính mình, nhưng quan niệm nhân quả luân hồi vô cùng kỳ diệu, làm cho người ta có được nơi an ủi ký thác tâm linh. Điểm này bên Đạo giáo không có, cũng bởi vì như thế Đạo giáo phát triển lại không sánh bằng Phật giáo từ bên ngoài đến.

Ở trong mắt tín đồ Phật giáo, cao tăng đều là siêu nhiên, bọn họ có đạo hạnh vô thượng, có thiền tâm không gì sánh kịp, có lòng từ bi, có tinh thần chịu đựng khổ nhọc. Cũng giống như Đạt Ma, có thể diện bích chín năm không ăn không uống.

Đối mặt với những cao tăng thế này, điều kiện mà Đỗ Hà nói ra căn bản không đáng vào đâu.

Tín đồ Phật giáo thật ủng hộ, nhưng ở trong giới tăng lữ lại tạo ra xao động không nhỏ.

Phật giáo vì quảng thu môn đồ, đánh cờ hiệu phổ độ chúng sinh, tỏ vẻ bỏ xuống đồ đao sẽ lập địa thành Phật. Chỉ cần có lòng tỉnh ngộ sai lầm gì cũng có thể tha thứ. Loại tư tưởng này đã biến thành giáo lý phúc âm cho những kẻ nhàn rỗi.

Làm hòa thượng thật tốt, không cần nộp thuế, có cơm ăn, xuất nhập tự do, có thể đánh cờ hiệu hòa thượng đi khắp thiên hạ. Muốn thành gia lập nghiệp liền hoàn tục, có thể thoát khỏi thân phận, loại chuyện tốt này biết đi đâu mà tìm.

Mà điều khoản ước thúc Phật giáo của Đỗ Hà không thể nghi ngờ giống như buộc Tôn Ngộ Không bị chú cẩn cô, mặc cho Tôn hầu tử thần thông quảng đại như thế nào cũng không làm gì được người yếu ớt như Đường Huyền Trang.

Ở trước mặt luật pháp, thật nhiều hòa thượng đều bị buộc hoàn tục.

Đối với hành động mạnh mẽ này, tín đồ Phật giáo trong thiên hạ lại không có một người nào phát biểu ý kiến phản đối.

Không biết Phật pháp, không chịu đựng được khổ, không chịu nổi mệt nhọc, người không làm được tứ đại giai không, lại có tư cách gì đi làm hòa thượng?

Chính sách được thực hiện nửa tháng, theo thống kê công tác bước đầu, tăng nhân bị mạnh mẽ hoàn tục cao tới hơn hai mươi vạn, trong đó tuyệt đại đa số đều là tráng nam.

Cần biết thiên hạ được ổn định còn chưa tới hai mươi năm, là lúc cần bồi dưỡng hưng thịnh, cần thật nhiều sức lao động kiến thiết, hơn hai mươi vạn sức lao động ở đời sau có lẽ không được xem là gì, nhưng ở Đường triều đó là một số của cải thật lớn.

Theo nhiều ngày gương mặt tươi cười của Lý Thế Dân không dứt cũng có thể nhìn ra.

Vị Đại Đường hoàng đế này, tận đáy lòng đang vô cùng cao hứng.

Đạt được loại thành quả này, cả triều văn võ đều không sao ngờ được, cũng không hiểu nguyên nhân vì sao.

Kỳ thật đây chính là chó ngáp phải ruồi, Ngũ Đại Đạt Ma trong Phật giáo được sinh ra thịnh hành nhất thời Đường. Hoàng đế khai quốc Tùy triều Dương Kiên vì kiên cố sự thống trị của chính mình, khi áp dụng đủ loại biện pháp chính trị đồng thời đề xướng Phật giáo, đem Phật giáo xem như công cụ chủ yếu.

Sau khi hắn lên ngôi, ban chiếu khắp phạm vi cả nước khôi phục Phật giáo: Thính nhâm xuất gia, nhưng lệnh kế khẩu xuất tiễn, doanh tạo kinh tượng. Nhi kinh sư cập Tịnh Châu, Tương Châu, Lạc Châu đẳng chư đại đô ấp chi xử, tịnh quan tả nhất thiết kinh, trí vu tự nội, nhi hựu biệt tả tàng vu bí các.

Một mạng lệnh khiến người trong thiên hạ vô cùng hâm mộ. Kinh Phật nhân gian còn nhiều hơn Nho gia gấp trăm lần.

Theo sách sử ghi chép lại, Dương Kiên trị vì hai mươi năm, tăng ni lên tới hai mươi ba vạn người, lập ba ngàn bảy trăm chín mươi hai chùa, viết số lượng kinh lên tới bốn mươi sáu viện, tổng cộng ba ngàn tám trăm năm mươi ba bộ, điêu khắc tượng tổng cộng mười vạn sáu ngàn năm trăm sáu mươi tòa.

Dương Quảng ở trong lịch sử nổi danh bạo chúa, nhưng vì che giấu bộ mặt hung tàn bạo ngược đích thực của mình, liền áp dụng thái độ nâng đỡ lợi dụng Phật giáo. Phật giáo cũng khuất phục dưới vương quyền, chiếm được Dương Quảng xem trọng.

Dương Quảng cuối đời sưu cao thuế nặng, thảo phạt Cao Câu Lệ (Cao Ly), mạnh mẽ đòi sửa kênh đào gợi ra chấn động cuối thời Tùy. Khi đó dân cư xói mòn cực kỳ nghiêm trọng, dân chúng vì tránh né tai họa chiến tranh, không ngừng bỏ trốn, có người núp trong núi sâu, có người đi làm hòa thượng, dùng thân phận hòa thượng tránh nạn. Trước đó không lâu khi Đại Đường kiểm tra hộ khẩu, chỉ tìm những dân chúng ẩn núp chiến tranh bên trong núi rừng lại không lưu ý tới những dân chúng ẩn núp dưới danh nghĩa tăng lữ Phật giáo.

Hiện giờ tìm ra lại có được tới hơn hai mươi vạn sức lao động.

Hiện tại Đại Đường thiếu tốn sức lao động chủ yếu, được các phủ nha an bài, hơn hai mươi vạn sức lao động đều được phân phối đến đúng chỗ của mình, dùng đôi tay của chính mình nuôi sống bản thân, cung cấp của cải cho Đường triều.

Một ngày, trộm có được nửa ngày rảnh rỗi, Lý Thế Dân cũng tìm kiếm Đỗ Hà cũng đang rảnh rỗi, cùng nhau nghiên cứu thư pháp.

Đương nhiên từ “nghiên cứu” chỉ là dùng để cứu vãn mặt mũi mà thôi, nói trắng ra chính là thỉnh giáo.

Lý Thế Dân là một vị hoàng đế toàn năng, hắn không phải xuất thân bình dân như Lưu Bang, Chu Nguyên Chương, trên người không mang theo khí tức rễ cỏ. Hắn có trình độ văn hóa cực cao, là công tử quý tộc tinh thông cầm kỳ thi họa, lên ngựa an bang, xuống ngựa trị quốc. Sở thích của hắn chính là thư pháp, thích nhất hành thư của Vưu Hỉ cùng Đỗ thể tự, mỗi khi rảnh rỗi

đều luyện tập, tăng thêm phong phú trong sinh hoạt.

Đỗ thể tự dung hợp tinh túy của hai đại thư pháp gia Nhan Chân Khanh cùng Tô Thức, còn có phong cách cá nhân của Đỗ Hà, rất khó viết ra, nhưng Lý Thế Dân cũng là một trong những nhân vật có khả năng viết được Đỗ thể tự nhất đương thời, cũng đã học tập được bút pháp của ba nhà. Gần đây hắn đang sao chép một quyển cổ thư được lưu truyền thời Hán triều, nhìn thấy một nét chữ lạ, nét bút thật nhiều, rất khó viết, viết thế nào cũng không thể viết được tốt, tự biết bản lĩnh không đủ nên nghĩ tới Đỗ Hà.

Lý Thế Dân trọng mặt mũi, muốn hướng Đỗ Hà thỉnh giáo nhưng không mở miệng được, linh cơ chợt động liền tìm lý do nghiên cứu thư pháp không chút lộ liễu để Đỗ Hà chỉ điểm cho hắn một phần.

- Ái tế a, hôm nay trẫm tùy ý lật “Chiến Quốc Sách”, đối với quyển sách này ngươi có cách nhìn thế nào…

Lý Thế Dân như có điều ám chỉ.

Đỗ Hà khựng lại một chút, nói:

- Là tác phẩm nổi tiếng về Tung Hoành học đi, là do Lưu Hướng Hán triều biên soạn, có ba mươi ba trang, là một bộ sách sử quốc biệt thể, vốn ghi chép “Quốc Sách”, “Quốc Sự”, “Đoản Trường”, “Sự Ngữ”, “Trường Thư”, “Tu Thư”. Khi Lưu Hướng soạn sách bên trong tàng thư của hoàng gia đã phát hiện sáu bản ghi chép của Tung Hoành gia, nhưng nội dung hỗn loạn, văn tự không được trọn vẹn. Vì thế Lưu Hướng dựa theo quốc biệt biên soạn cùng sửa chữa ra “Chiến Quốc Sách”. Là một bộ sáng tác hoàn chỉnh cốt lõi nhất về thời kỳ đấu tranh chính trị thời Chiến Quốc, là tổng hợp du thuyết của Tung Hoành gia. Ghi chép lại đều là những thay đổi bất ngờ thời kỳ bảy nước Chiến Quốc, hợp tung liên hoành, chiến tranh kéo dài, thay đổi chính quyền, có mưu sĩ hiến kế, trí sĩ biện luận…phi thường có giá trị nghiên cứu!

Hắn sửa sang lại một ít tư liệu trong đầu, nhất nhất kể ra chi tiết.

Đỗ Hà có được hôm nay cũng nhờ công lao đốc xúc của Trường Nhạc.

Trường Nhạc lấy mình làm gương, mỗi người trời chưa sáng đã thức dậy đọc sách. Đỗ Hà làm trượng phu, tự nhiên ngượng ngùng nhàn hạ, cũng dậy theo nàng. Loại tình huống này đã kéo dài hơn hai năm, hai năm thời gian đủ cho hắn duyệt qua hơn ngàn quyển sách, tích lũy được học vấn tri thức phong phú, có thể đối đáp trôi chảy với Lý Thế Dân trong giờ khắc này.

“Chiến Quốc Sách” là một bộ kỳ thư, lời văn tuyệt đẹp, ngôn ngữ sinh động, giàu tính hùng biện cùng cơ trí vận trù, miêu tả nhân vật đặc sắc, thường dùng ngụ ngôn trình bày đạo lý, ngụ ngôn nổi tiếng còn có “Họa xà thiêm túc” (vẽ rắn thêm chân), “Vong dương bổ lao” (mất bò mới lo làm chuồng), “Giảo thỏ tam quật” (thỏ khôn có ba hang), “Hồ giả hổ uy” (cáo mượn oai hùm), “Nam viên bắc triệt” (trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, những ngụ ngôn này bao hàm quân sự, chính trị, sinh hoạt vân vân, có giá trị nghiên cứu cực cao.

Mấy năm nay Đỗ Hà cũng đọc qua mấy lần, ký ức hãy còn mới mẻ.

- Ân!

Lý Thế Dân hài lòng gật đầu nói:

- Vậy trẫm khảo thí ngươi, bên trong “Chiến Quốc Sách, Yến sách nhị” nói về cái gì?

- Ách…

Đỗ Hà trợn tròn mắt, “Chiến Quốc Sách” có ba mươi ba chương, phân ra Đông Chu, Tây Chu, Tần, Triệu, Ngụy, Yến, Hàn, Tề các nước, một chương một phần, làm sao có thể nhớ rõ chi tiết như vậy, huống chi Đỗ Hà đọc sách chỉ lý giải bao quát, cũng không phải đọc sách để học vẹt cho nhớ, làm sao nhớ rõ, đành nói:

- Tiểu tế ngu muội, thật sự không nhớ nổi…

Lý Thế Dân dương dương đắc ý nói:

- Vậy trẫm đề tỉnh cho ngươi một câu, bên trong “Yến sách nhị” có ghi lại: “Triệu thả phạt Yến, Tô Đại vi Yến vị Huệ Vương viết: kim giả thần lai, quá Dịch Thủy, bạng phương xuất bộc, nhi duật trác kỳ…”

Đỗ Hà hồi tưởng lại, chợt nói:

- Là nói ngao cò tranh nhau ngư ông đắc lợi…giảng chính là khi Triệu quốc sắp tấn công Yến quốc, Tô Đại khuyên can Triệu Huệ Vương, để cho hắn xem xét thời thế, nhìn chung Chiến Quốc phong vân, cân nhắc lợi hại, nghĩ kỹ mà làm. Đối mặt với Yến, Triệu Huệ Vương hùng tâm bừng bừng, Tô Đại không thẳng thắn chỉ trích chuyện Triệu quốc tấn công Yến quốc là sai, mà uyển chuyển để Triệu Huệ Vương tự mình nhận thức được sai lầm. Chính là nghệ thuật ngôn ngữ cao nhất mà một Tung Hoành gia cần có được.

Ánh mắt Lý Thế Dân sáng lên, nói:

- Chứng minh ví dụ kinh điển như vậy, ngươi cũng không nhớ rõ, nên phạt, nên phạt, trẫm phạt ngươi sao chép một đoạn này ba lần, không được sai sót…

Câu “Ngao cò tranh nhau (Duật bạng tương tranh) chữ “Duật” trong duật bạng, chính là chữ mà Lý Thế Dân viết thế nào cũng không viết được hài lòng.

Đỗ Hà mở trừng hai mắt, vẻ mặt đau khổ thầm nghĩ:

- Ta…ta trêu chọc ai gây ra ai a…

Không còn cách nào khác, trời đất bao la, hoàng đế lão tử lớn nhất, Đỗ Hà bị phạt mà không hiểu ra sao, nhưng cũng chỉ đành cầm bút viết lại. Mà Lý Thế Dân lại chậm rãi đi tới phía sau Đỗ Hà, mắt mở to, khi Đỗ Hà viết tới chữ “Duật”, hắn càng nhìn thật cẩn thận.

Thư pháp chẳng những chú ý bút pháp, còn phải chú ý kết cấu chỉnh thể, ví dụ như chữ “Nhất” cùng chữ “Duật”. Chữ “Nhất” chỉ viết một nét bút, mà chữ “Duật” lại có tới mười bảy nét, nét bút còn dày đặc dồn chung một chỗ, chiếm diện tích khác nhau, sẽ làm cao thấp không xứng, sẽ phá hư cảm giác chỉnh thể. Cũng giống như Chu Nho cùng Diêu Minh đi chung một chỗ, một cao ngất một thấp lùn, sẽ làm người ta có cảm giác thật chướng mắt.

Không phải Lý Thế Dân không viết ra được chữ “Duật” này, mà bởi vì nét bút của chữ “Duật” thật quá nhiều, hắn không cách nào viết được cân đối kết cấu chỉnh thể, khiến thư pháp bị mất đi mỹ cảm.

Ở trong điểm này Đỗ Hà vượt hơn Lý Thế Dân một bậc, hắn viết chữ “Duật” kết cấu đầy đặn, cùng cao thấp tan thành một thể, khi cùng chữ “Nhất” phóng chung một chỗ, cũng không hề làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp chỉnh thể.

- Nguyên lai có thể viết như vậy…

Lý Thế Dân nhẹ giọng nói thầm.

Đỗ Hà trợn ngược mắt, cuối cùng hiểu được dụng ý của Lý Thế Dân, đáy lòng cười khổ tự nhủ:

- Viết không được thì cứ nói thẳng thôi…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.