- Lại làm sao thế?
Tả Quý ngồi phía kia thấy nhi tử loay hoa loay hay thì lớn tiếng hỏi:
- Không ... Không có gì ạ.
Tả Thiếu Dương cuống quít, nên tìm kiếm càng chậm:
Hồi Hương cũng nóng ruột hỏi:
- Sao vậy?
Tả Thiếu Dương mới đưa đơn thuốc cho Hồi Hương, chỉ:
- Tỷ tỷ, "kỳ cô" ở đâu?
Hồi Hương chỉ:
- Kia kìa.
Tả Thiếu Dương nhìn theo, đúng là hai chữ "kỳ cô", rút ngăn kéo ra, không ngờ lại là "hòa cô".
Trung dược thời xưa gọi tên hỗn loạn, một loại thuốc có mấy chục cách gọi khác nhau là bình thường, đó là do giao lưu thông tin bị hạn chế, không thể quy chuẩn thống nhất với nhau được.
Tìm được hết giá rồi, Tả Thiếu Dương lấy bút lông tính tiền, nhưng bút đặt trên nghiên mực đã đông cứng, không viết được nữa.
Tả Quý nhìn thấy rất không hài lòng:
- Lấy bút làm cái gì?
- Tính tiền ạ.
- Tính tiền mà dùng bút? Dùng bút thì tính thế nào?
Tả Quý mất kiên nhẫn:
Người thời Đường tính toán cộng trừ nhân chia dựa vào thẻ tính, tức là dùng những cái que nhỏ xếp thành các hình số quy định, dựa theo quy tắc tính, người hay tính toán lúc nào cũng mang theo một cái túi đựng que để tính toán. Bàn tính mặc dù phát minh từ thời Đông Hán, nhưng phương pháp tính toán này tới thời Đường còn chưa hoàn thiện, vả lại mang theo một cái bàn tính lớn thì bất tiện, nên thời Đường chưa phổ cập.
Hồi Hương chạy tới cứu nguy:
- Để tỷ tính cho.
- Không sao, đệ tính được mà.
Tả Thiếu Dương cầm bút lên tính, Hồi Hương sợ đệ đệ tính sai bị cha mắng, cũng lấy thẻ tính ra xếp trên bàn, nhưng nàng còn chưa xếp xong thì Tả Thiếu Dương nói:
- Tổng cổng là 96 đồng.
Mọi người tất nhiên không tin kết quả tính toán bằng bút của Tả Thiếu Dương, cho nên lờ y đi, đợi Hồi Hương tính toán, một lúc sau hồi hương mới kinh ngạc thốt lên:
- Đúng 96 đồng.
Mọi người đều ngớ người, mấy loại thuốc khác nhau, cân nặng khác nhau, đơn giá khác nhau, không thể nhẩm tính mà phải dùng thẻ tính, không ngờ Tả Thiếu Dương dùng bút mà tính được kết quả phức tạp như vậy.
- Đại lang giỏi tính toàn thế này không lo thiếu cơm ăn rồi, có thể đi làm trướng phòng cho người ta làm tốt có thể lên tới quản sự, không phải tệ đâu.
Triệu Tam Nương đứng dậy, nàng không tin Tả Quý có thể truyền lại cho nhi tử được y thuật xuất sắc gì, bám vào nghề này có mà chết đói, có điều chuyện này chỉ thuận mồm nói một câu thế thôi:
- Được rồi, ta về đây, muộn lắm rồi, không ngồi nữa đâu.
Tả Thiếu Dương nhiệt tình xách túi thuốc, cười nói:
- Tam thẩm, thuốc hơi nhiều, để cháu mang giúp tam thẩm về nhà.
- Được, Tả đại lang lúc nào cũng chu đáo, hiểu chuyện tam thẩm thích, ngoan, tới nhà tam thẩm lấy sơn trà cho ăn.
Triệu Tam Nương híp mắt nhìn Tả Thiếu Dương:
- Cám ơn Tam thẩm.
Tả Thiếu Dương bị nàng coi như trẻ còn thì không tự nhiên, y hai mấy tuổi đầu rồi, gọi nàng là tam thẩm theo phép tắc thôi chứ Triệu Tam Nương chỉ đáng gọi bằng tỷ, nếu gặp ở quán bar lả lơi gọi một tiếng em gái cũng thùa sức, cơ mà nói không phải khoe, y cũng chưa đi bar bao giờ. Ngập ngừng nhìn Tả Quý, y biết cha mình khó tính:
- À, con đem thuốc tới nhà cho tam thẩm.
Tả Quý không phản đối:
- Đi nhanh về nhanh, mọi người đợi cơm đấy.
- Dạ.
Tả Thiếu Dương xách thuốc theo Triệu Tam Nương ra ngoài, Hồi Hương không yên lòng đuổi theo:
- Để tỷ đi cho, đệ chưa khỏe, nên nghỉ ngơi.
- Đệ không sao đâu mà, tỷ, tỷ về làm cơm đi, đệ đói bụng lắm rồi, à phải, trời lạnh thế này làm cái gì đó uống rượu là tuyệt nhất.
- Nhắm rượu.
Hồi Hương thương hại nhìn đệ đệ:
- Nhà sắp chẳng còn cái gì cho vào miệng rồi, đâu ra rượu?
Tả Thiếu Dương áy náy lắm, gãi đầu đầu nói:
- À, vậy thôi, đệ đi.
Tửu lượng của y không tốt, cơ mà cái miệng thì hay thèm rượu.
Ra tới ngoài cửa thì trời đã tối hẳn, có điều chưa tới giờ gõ trống canh, triều Đường thực hành lệnh giới nghiêm ban đêm, tức là bắt đầu vào canh thứ hai buổi tối, tương đương với 9 giờ. Người xưa không có hoạt động gì vào buổi tối, gần như sinh hoạt theo mặt trời, mặt trời lặn ăn cơm, đi ngủ, mặt trời lên thức dậy làm việc.
Lúc này người trên phố ít lắm rồi, tuyết chất thành đống hai bên đường lát đá, dưới ánh đèn phản xạ ánh sáng trắng bạc lờ mờ nên dù không có đèn đường cao áp, dựa vào ít đống lửa bập bùng đốt ngoài phố hay từ căn nhà nào đó hắt đèn ra cũng đủ nhìn thấy đường.
Trời lạnh, rất lạnh, Tả Thiếu Dương không chịu nổi, gió cứ như bọn yêu ma quỷ quái khôn ranh, nhè chỗ hở mà vào, luồn qua cổ áo, ống tay áo, thứ vải cát làm bằng dây sắn dầy thì dầy đấy, nhưng chỉ tổ nặng thôi, chẳng giữ ấm được gì cả, gió đua nhau cắt vào thân hình có phần mảnh khảnh của y.
Triệu Tam Nương thì mặc áo kép tơ tằm, hai tay cho vào trong ống tay áo, nhìn dáng đi ung dung thế kia là đủ biết gió lạnh không xâm nhập nổi, vừa đi vừa luôn mồm quở trách phu thê Tả Quý, nói Lương thị chất phác, Tả Quý cổ hủ làm cao, bảo Tả Thiếu Dương sau này cơ trí một chút mới sống được, thời buổi khó khăn này người hiền lành quá chỉ có chết thôi, đừng ôm cái nghề không có tương lai của cha y, hoàn toàn không nói tới chuyện tiền thuê nhà, có vẻ cho rằng đây là cách cách trì hoãn của Tả Thiếu Dương.
Nhà Triệu Tam Nương không ở khu này, mà cách đó hai con phố.
Trên đường đi Tả Thiếu Dương cố gắng nói những điều lấy lòng dễ nghe, dù y cũng phải là người khéo nói lời ngon ngọt, song chính bởi lời có phần ngượng ngịu đó lại khiến Triệu Tam Nương vui vẻ.
Đi tới trước ngôi nhà gạch ngói tường bao, trời tối nhìn không rõ, trước cánh cổng treo cái đèn lồng nhỏ màu trắng, phần còn lại chìm trong bóng tối, nhưng sơ qua quy mô đã đủ ăn đứt nhà Tả Thiếu Dương.
=Triệu Tam Nương bước lên thềm đá, gõ vòng cửa vài cái, nói với Tả Thiếu Dương:
- Tả Đại Lang, đừng trách tam thẩm, thực lòng ta đâu nỡ đuổi nhà cậu đi. Thật đấy, cha mẹ cậu đều là người thành thật, trong lòng ta biết, cho nên dù nhà cậu nợ tiền nhiều năm ta cũng đâu ép uổng gì, nhưng bây giờ thực khó sống quá rồi, ta phải ăn cơm chứ, đâu thể chịu khổ cùng nhà cậu được! Mà xem cha cậu đó, ông ấy hầm hầm hừ hừ, ta cũng đau lòng lắm, trước kia ta giúp nhà cậu nhiều như vậy mà ông ấy coi ta như đám thương nhân bất nghĩa chỉ biết tới tiền vậy, ta là nữ nhân, nếu không phải không còn cách nào cũng chả muốn ra ngoài làm mấy việc này ... Thôi thôi, đó là bệnh chung của người có học rồi, nếu ông ấy biết nói vài câu có lương tâm như cậu thì ta cho thêm vài ngày, ài đại lang, sau này đừng giống tính ông ấy mà khổ.
- Cái đó cháu biết, tam thẩm gia hạn cho nhà cháu nhiều rồi, lần này dù đập nồi bán sát cũng phải trả hết tiền cho thẩm.
Tả Thiếu Dương cam đoan, y có bảo bối trong tay nên không sợ.
Triệu Tam Nương nghe y nói khảng khái như vậy có đôi phần ngạc nhiên:
- Được, thẩm thẩm tin cậu, đúng ba mươi đợi tin tức tốt lành.
Lúc này cửa lớn mở ra, một ông già lom khom đi tới vái Triệu Tam Nương:
- Nãi nãi đã về.
Rồi đứng qua một bên nhường đường, có vẻ là lão bộc trong nhà.
Triệu Tam Nương "ừm" một tiếng, mắng:
- Còn không nhận lấy thuốc trong tay Tả thiếu gia, không có mắt à?
Tả Thiếu Dương vội vàng đi tới, hai tay cẩn thận đưa thuốc của ông già, chi tiết nhỏ này làm Triệu Tam Nương khẽ gật đầu.
Ngần ngừ một chút, Tả Thiếu Dương quyết định nói:
- Thực ra tam thẩm, bệnh đau dạ dày của thẩm là do sơn trà hại đấy.