Lý Đại Nương là người mừng nhất, ngay cả thời trượng phu bà còn sống, Lý gia chỉ tích góp được ba mươi quan tiền cưới tức phụ cho Lý Đại Tráng, giờ có số tiền này, đủ cưới tức phụ cho cả ba đứa con liền rồi.
Chưa hết những thứ thuốc Chúc Dược Quỹ cho người đi khắp nơi tìm kiếm cho Tả Thiếu Dương, có cả Kê huyết đằng, người Kiều gia chờ sẵn, mang phần lớn lên kinh, để lại một ít cho Miêu Bội Lan trồng, ngoài ra hỏi rõ nơi kiếm được, tiếp tục phái người đi kiếm thêm.
Trong thư chỉ có một dòng nói Miêu Bội Lan và Tang Tiểu Muội vẫn khỏe, thời đó không có chuyện viết thư bày tỏ tình cảm gì hết, huống hồ nam nhân đi xa, nữ nhân ở nhà không được viết mấy lời nhung nhớ, tránh ảnh hưởng.
Với Tả Thiếu Dương đúng là chuyện buồn nối tiếp chuyện buồn, vốn tưởng hết tiền sẽ khiến cha phải quay về, ai ngờ cha nhận tin vui liên tiếp, vừa có chỗ ở lại vừa được mẹ ở nhà tiếp viện, thế này ở lại kiện tụng tới cả năm nữa cũng không thành vấn đề.
Nhà cửa ở kinh thành đắt hơn ở Hợp Châu nhiều, bỏ ra một trăm quan chỉ mua được căn nhà trong ngõ, là tứ hợp viện có sân, có vườn nhỏ đằng sau, rất yên tĩnh, giống trạch viện Cù gia ở Hợp Châu, từ phố xá đông đúc qua ngõ vào nhà, mọi thứ đều tĩnh hẳn lại, đúng là nơi thích hợp sống và tu tâm dưỡng tính, nhà không rộng nhưng đủ cho ba người nhà Tả Quý và hai chủ tớ Kiều Xảo Nhi, Hà Tử ở cùng.
Trong nhà thoáng cái náo nhiệt hẳn lên, Kiều Xảo Nhi là cô bé đi tới đâu mang niềm vui tới đó, nếp nhăn trên mặt Cù lão thái gia ít đi vài phần.
Bọn họ đã ở kinh thành hơn hai tháng rồi, lá cây đã từ màu vàng tươi sang vàng thẫm, rồi rụng lả tả khắp nơi, thời tiết mỗi ngày một lạnh hơn hơn, mùa đông tới rồi, tuyết đầu đã mùa rơi, rất lớn, ngàn vạn hộ Trường An được mặc lớp áo trắng, tráng lệ hơn Hợp Châu trăm lần, song Tả gia chẳng ai có tâm tình ngắm cảnh tuyết.
Tả Quý tuy bề ngoài rất trấn tĩnh, nhưng ông đã quyết định năm nay ở lại Trường An ăn Tết, nói nhà mình không vui thì Vu gia cũng đừng hòng yên ổn, còn lớn tiếng tuyên bố mùng một Tết sẽ tới Vu gia chúc Tết.
Không ai biết ông định làm cái gì!?
Hôm đó Tả Thiếu Dương đội tuyết ra ngoài mua sắm ít vật dụng, vốn chuyện này là của Bạch Chỉ Hàn, nhưng sao có thể để nàng ra ngoài trong thời tiết thế này, trên đường về chợt có người vui mừng gọi lớn:
- Tả huynh.
Tả Thiếu Dương quay đầu lại, không ngờ là Ngũ Thư, người nhờ y thi hộ ở Long Châu, theo cùng còn có, Điền Phong và Khang Huyền Hồ, nam tử trung niên đỗ đầu thi châu:
- Điền huynh, Ngũ huynh, Khang thúc, sao mọi người tới đây?
- Chúng ta tùy vật nhập cống.
Điền Phong hết sức nhiệt tình đi tới chào hỏi:
- Thấy Tả huynh vẫn khỏe mạnh, đệ mừng lắm.
Các cử nhân thông qua thi châu, tới ngày 25 tháng 10 sẽ tập trung lại một chỗ cùng thứ sử lên kinh, quan viên tiến cống triều đình thổ sản địa phương cùng báo cáo tình hình, còn cử nhân tới hộ bộ ký tên báo danh tham dự thi hội toàn quốc, gọi là tùy vật nhập cống.
Sau khi thẩm hạch thông qua tư cách cử nhân, có thể tham gia triều kiến vào tháng 11, có thể coi là như một sự khích lệ bọn họ cố gắng, để sau này đỗ đạt vào triều làm quan, cuối cùng là tham dự thi hội vào tháng Giêng do thượng thư tỉnh tổ chức.
- Tìm được huynh thật không dễ.
Ngũ Thư tới khoác vai Tả Thiếu Dương rất thân thiết:
- Đệ được Chúc lão bá cho biết huynh vào kinh tương thân, nên mừng lắm, tới kinh mấy ngày rồi, bận tới hộ bộ báo danh làm thủ tục, cho nên không đi tìm huynh được, tới hôm qua mới xong, theo địa chỉ Chúc lão bá để lại, tìm tới khách sạn Bằng Lai, hay tin huynh chuyển tới nhà Cù lão thái gia, cho nên tới đây tìm huynh, đang định hỏi đường thì thấy Tả huynh, thật là may mắn.
Khang Huyền Hồ vái dài:
- Tả hiền đệ, nghe nói đệ dùng những mấy vị thuốc bình thường, chữa khỏi bệnh cho Đồng lão, ta muốn thỉnh giáo từ lâu rồi.
Khách khí chào hỏi một hồi, Tả Thiếu Dương đưa tay mời:
- Mọi người vào nhà chơi, bên ngoài tuyết lớn.
- Không không, hôm nay bọn đệ tới đây để mời huynh đi uống rượu, chúc mừng chúng ta hội ngộ nơi đất khách quê người, không say không về.
Tả Thiếu Dương nghe tới uống rượu, nước bọt muốn chảy ra ngoài rồi, thời gian qua vì chuyện kiện cáo mà đau đầu, làm gì có tâm trạng nào mà uống rượu, nghe câu này, lập tức nhận lời:
- Được, có ta đi nói với gia phụ một tiếng.
- Chúng ta cùng đi, đệ cũng muốn tới bái kiến bá phụ.
Điền Phong, Ngũ Thư, Khang Huyền Hồ theo Tả Thiếu Dương vào nhà bái kiến Tả Quý, ai nấy tự giới thiệu thân phận của mình. Tả Quý nghe thấy họ là cử nhân vào kinh tham gia thi hội, tất nhiên rất muốn con mình tiếp xúc với họ, Ngũ Thư hứa uống rượu xong sẽ đích thân đưa Tả Thiếu Dương về nhà, thế rồi cả đám lên xe ngựa.
Ngũ Thư tranh ngồi cùng với Tả Thiếu Dương, hỏi chuyện thời gian qua ở kinh thành làm gì, Tả Thiếu Dương xấu hổ không nói mình vì cưới tức phụ mà kiện cáo tưng bừng, nói Cù lão thái gia mới tới kinh, chưa ổn định cuộc sống, nhà ít người nên giữ nhà họ ở lại cho đông vui, còn đám Ngũ Thư không có chuyện gì để kể, vùi đầu ôn thi chứ còn làm gì được nữa, nên giờ lên kinh tranh thủ buông thả một phen.
Trong lúc trò chuyện, xe ngựa đi qua đường lớn Trường An, nhưng không vào Đông thị, mà hướng về phía hoàng thành.
Tả Thiếu Dương bây giờ cũng nắm tương đối đường xá rồi, ngạc nhiên:
- Chúng ta đi uống rượu, sao không tới Đông thị, chả lẽ đến Tây thị à, tới đó làm gì cho xa, cũng không có gì hơn Đông thị.
Điền Phong và đám Ngũ Thư cùng cười phá lên:
- Tả huynh, cứ an tâm, sắp tới nơi rồi, chỗ này còn thích hợp uống rượu hơn.
Trời lạnh tuyết rơi cũng không làm thành Trường An kém tập nập hơn, lúc này Tả Thiếu Dương mới để ý đường phố Trường An rất nhiều người ăn mặc kiều thư sinh, háo hức nhìn ngó khắp nơi giống như y khi mới tới nơi này.
Xe ngựa rẽ vào một cái cổng phưởng lớn, Tả Thiếu Dương nhìn thấy ba chữ Phường Bình Khang, tức thì hiểu ra đám Ngũ Thư muốn đi đâu, là xuân lâu.
Phường Bình Khang nằm ở phía tây của Đông thị, là khu tập trung chủ yếu các kỹ viện xuân lâu của kinh thành, điều này Tả Thiếu Dương biết khi đi dạo quanh kinh thành rồi, y rất tò mò, có điều vì đi cùng Bạch Chỉ Hàn, cho nên ngại không vào xem.
Khỏi cần nói sự náo nhiệt ở những khu đèn đỏ, lúc này trời chưa tối, cho nên những cái đèn lồng đỏ còn chưa thắp lên, chẳng biết có từ từ bao giờ, chỉ biết ở các đại hộ, lão gia buổi tối muốn tới phòng thiếp thất nào, cho treo đèn lồng đỏ trước phòng người đó, từ đấy phong tục này lan ra ngoài, ở thanh lâu treo những chiếc đèn lồng đỏ, mới đầu là một cái, về sau cạnh tranh nhau, đèn lồng đỏ treo thành xâu dài, càng lúc càng to, tạo hình càng đẹp, có thể nói đèn lồng đỏ ở kỹ viện lầu xuân luôn đẹp nhất.
Đèn hoa rực rỡ, người đông nghìn nghịt, ở ngoài đường đã ngửi thấy mùi son phấn, đám tiểu đồng đứng bên đường tranh nhau chạy ra đường chèo kéo khách, trên lan can tầng hai, các cô nương ăn mặc diêm dúa, ném ánh mắt lả lơi đưa tình với khách qua đường.
Xe ngựa không dừng lại, xuyên qua những con đường nườm nượp người qua lại, tiểu đông mời khách ven đường ít dần, cô nương ăn mặc lõa lộ ở tầng hai cũng dần không thấy nữa, mùi son phấn ít đi, chỉ có lầu gác dần cao lên, những cái đèn lồng đỏ ngày một tinh xảo.
Ở chỗ bọn họ dừng lại, không hề có tiếng chào mời khách, đường phố cũng vắng hơn, khách qua lại ăn mặc sang trọng, thần thái văn nhã lịch sự, thấp thoáng nghe tiếng nhạc.
Miên Xuân Các, cái tên nghe rất hay, nhìn bề ngoài không ai đoán ra được đây là chốn phong nguyệt.
Ngũ Thư đưa tay nói:
- Tả huynh, mời vào trong.
- Tửu lâu à?
Tả Thiếu Dương hơi ngờ vực xen lẫn chút thất vọng, tới đây rồi lại không đi xuân lâu chứ: