Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 66: Chương 66: Tiến được một bước.




Trở về nhà Giả tài chủ, tiệc đã bày xong.

Nhân lúc uống rượu cao hứng, Tả Quý uyển chuyển nhắc tới bệnh Lý Đại Nương cần ít nhân sâm mới mau khỏe, Giả tài chủ rất sảng khoải, bảo ngay người mang hộp nhân sâm tới, nói Tả Quý thoải mái dùng. Tả Quý không tiện lấy nhiều, chỉ ngắt mấy sợi râu sâm. Giả tài chủ chu đáo sai quản gia đưa tới nhà Lý đại nương, Tả Quý dặn dò thứ này dùng riêng, không được sắc với thuốc khác tránh lãng phí, giảm hiệu quả.

Ăn cơm xong, lần này vui vẻ, Tả Quý ngà ngà say, cáo từ về nhà, Giả tài chủ sai nha hoàn mang tới cái bọc lớn, mở ra xem bên trong là hai xấp lụa, còn có hai cái tấm chăn tơ.

- Tả lang trung, cha con hai vị năm mới còn không ngại gian khổ tới cái thôn nghèo này tuần y, cũng nhờ hai vị cứu giúp tiểu nhi, lòng cảm kích bất tận. Bỉ nhân chỉ có chút lễ mọn, không đủ thể hiện thành ý, mong ngài nhận cho.

Tả Quý xua tay: - Giả lão gia hai lần trả tiền khám bệnh đã dưa thừa rồi, nếu lần nào ông cũng cho tiền cho đồ thế này, lão hủ hổ thẹn không dám tới nữa đâu.

Giả tài chủ là người khéo ăn nói, chắp tay mỉm cười: - Hai lần trước là tiền khám bệnh, còn lần này là bỉ nhân thay người dân Mai thôn chút lòng thành vì hai vị tân xuân vào núi khám bệnh, chỉ là chút lễ vật nhỏ thôi. Năm nay trời lạnh bất thường, hai vị đi xa khám bệnh, nếu không mặc ấm một chút, đừng nói trị bệnh giúp người mà bản thân đã ngã bệnh rồi, hai vị giữ sức khỏe thì người dân nghèo mới được hưởng phúc phận.

Nghe Giả tài chủ nói có lý, Tả Quý chắp tay: - Vậy đa tạ Giả lão gia hậu ái, lão hủ xin nhận.

Tả Thiếu Dương đeo hai cái bọc lên lưng, cùng cha rời thôn, từ xa thấy Miêu Bội Lan đứng đợi dưới gốc mai cổ thụ, bên cạnh có gùi thuốc, liền giải thích với cha: - Cha, Bội Lan cô nương hai ít thuốc, muốn vào thành bán, định đi theo chúng ta.

- Ừ. Cho dù Miêu Bội Lan có ơn với Tả Thiếu Dương, thái độ của Tả Quý với nàng trước giờ đều không nóng không lạnh, gật đầu một cái rồi đi trước.

Miêu Bội Lan thấy Tả Thiếu Dương vừa đeo rương thuốc, lại vác bao lớn bao nhỏ, Tả Quý thì cầm phướn đi trước rồi, đỏ mặt lấy bao lớn của Tả Thiếu Dương, đeo lên nách. Tả Thiếu Dương biết nàng khỏe hơn mình nhiều lắm, mình mà đeo bao lớn thế này, lòng hơi lo, nếu ngã làm bẩn số tơ lụa này thì tiếc quá, liền không khách sáo: - Tạ ơn cô nương.

- Không cần, huynh dạy ta hái thuốc, giúp chút này có hề gì.

Nghe nàng nói Tả Thiếu Dương ngứa ngáy, lớn mật nói: - Bội Lan cô nương, có thỉnh cầu nho nhỏ, không biết có được không?

Miêu Bội Lan ừm nhỏ.

Tả Thiếu Dương gãi đầu gãi tai nói nhỏ: - Chúng ta không còn xa lạ nữa, xưng hô khách khí thế này hơi kỳ, nay này ta gọi cô nương là Bội Lan muội, cô nương gọi ta là Tả đại ca nhé.

Khuôn mặt đen đúa của Miêu Bội Lan đỏ lên với tốc độ cực nhanh mà mắt thường cũng nhìn thấy được, lúng túng một chút, nàng gọi: - Ừm, Tả đại ca.

Tả Thiếu Dương lâng lâng như đi trên mây gọi lại: - Bội Lan muội muội.

Nghe Tả Thiếu Dương gọi mình như thế, mặt Miêu Bội Lan càng nóng, không dám đi gần y trước, rảo bước đi lên trên, tới gần Tả Quý hơn, biết có ông thì Tả Thiếu Dương mới không dám nói linh tinh, càng ngày Tả Thiếu Dương càng để lộ làng lang dạ sói rõ ràng rồi.

Tuyết rơi mỗi lúc một lớn, Miêu Bội Lan cho dù đeo cả bao vải lẫn gùi thuốc, nhưng bước chân hết sức vững vàng, Tả Thiếu Dương thì cứ như người lần đầu học trượt patin, dọc đường ngã tới mấy lần, lần nào nàng cũng kịp thời giữ lấy, nếu không xuống dưới chân núi dám khẳng định y biến thành con khỉ bùn. Tả Quý đủng đỉnh đi một mình không nhanh không chậm, cũng chẳng trượt ngã lần nào.

Thường nói, lên núi dễ xuống núi khó, đặc biệt là đường núi sình lầy thế này, vì Tả Thiếu Dương kéo tốc độ mọi người xuống, tới một canh giờ mới đến được chân núi.

Vào thành tới Quý Chi Đường trước, mùng 2 Tết đã có khá nhiều nhà mở cửa buôn bán, nhưng cha con Tả Quý không có nhà, Quý Chi Đường không thể nào mở cửa.

Gõ cửa, ra mở cửa là một nam tử beo béo, hai cái mắt tí hi, cười lên cái là không nhìn thấy mắt đâu nữa, hoan hỉ nói: - Mọi người đang nói bao giờ cha và đệ đệ mới về, thật là trùng hợp ..

Đang sau truyền tới giọng Hồi Hương: - Đừng có mà chỉ biết nói, mau giúp cha cầm đồ đi.

Mắt hí vội đón lấy phướn và trong tay Tả Quý cùng rương thuốc của Tả Thiếu Dương, miệng chưa lúc nào ngừng cười: - Đại lang, từ lần trước đệ ốm tới giờ chưa gặp lại, trông khỏe khắn hơn nhiều rồi nhỉ.

- Đệ khỏe, không phải còn đi leo núi về sao? Tả Thiếu Dương vỗ ngực, Tả Quý hừ khẽ một tiếng, rõ ràng khinh bỉ hai từ "leo núi" của nhi tử.

Đây chính là Hầu Phổ, trượng phu của Hồi Hương làm việc ở huyện nha, hắn vui vẻ vỗ vai Tả Thiếu Dương, quay đầu vào nhà: - Mấy đứa đâu mau ra đây.

Tức thì có tiếng bước chân rầm rầm, một đứa bé trai từ sau lưng Hầu Phổ thò đầu ra, ôm chân hắn ngó nghiêng, tiếp đó lại có bé gái để tóc ba chỏm ôm đúi hắn thò ra từ bên kia, hai đứa bé giống nhau như đúc, chỉ khác cách ăn mặt, đứa bé gái còn mút tay trong mồm.

Hồi Hương đi tới, năm mới nàng mặc áo mới, một chiếc váy hồng phớt, khéo léo khoe đường cong của thiếu phụ độ tuổi rực rỡ của nữ nhân, giản dị mà xinh đẹp, chỉ có điều tính cách không vì trang phục mà thay đổi khẽ đánh hai đứa bé, mắng: - Không chào đi, câm rồi à?

- Ngoại công! ... Cữu cữu! Hai đứa bé như nhận hiệu lệnh, tức thì đồng thanh chào:

Tả Quý gật đầu cười hiền từ, xoa đầu nhỏ bọn chúng: - Ngoan lắm.

- Đại Đậu với Đậu Hoa cứ nhắc tới ngoại công và cữu cữu mãi đợi chúc Tết đấy.

Không khó đoán, Đại Đậu là đứa bé trai tầm năm tuổi kia, còn Đậu Hoa là bé gái ba tuổi, đây là hai đứa cháu của mình, trông thật đáng yêu, Tả Thiếu Dương bế Đậu Hoa lên.

Đại Đậu kéo tay Tả Thiếu Dương lắc lấy lắc để: - Cữu cữu, mẹ kể cữu cữu có một con sóc hay lắm, cho cháu chơi một lúc được không?

Đậu Hoa ôm lấy cổ y làm nũng: - Cậu, cháu cũng muốn chơi.

Tả Thiếu Dương cười, y không thích trẻ con, nhưng cháu mình là phải khác, hơn nữa còn đáng yêu như thế, thơm chụt lên má Đậu Hoa: - Sóc con còn bé, mới mở mắt chưa lâu, chưa chơi được với các cháu, phải đợi nó lớn hơn một chút đã, được không?

Hồi Hương đang giúp cha phủi tuyết trên vai, nhìn thấy có cô nương đứng ở sàn đá xanh ngoài cửa, vui mừng gọi: - A, là Bội Lan cô nương à, mau vào đi.

Miêu Bội Lan mỉm cười đặt gùi thuốc và bọc vải lớn xuống.

- Tỷ, Bội Lan vào thành bán thuốc, thấy cha và đệ mang nhiều đồ nên mang giúp. Tả Thiếu Dương gỡ cái bọc lớn buộc trên gùi thuốc xuống.

Đại Đậu rất hiếu động, đang ở tuổi bắt chước người lớn, nhưng tưng tưng giơ hai tay lên: - Cậu cậu, đưa cháu, đưa cháu ôm.

- Cẩn thận nhé. Tả Thiếu Dương đặt bọc vào tay nói:

- Muội cũng muốn. Đậu Hoa đuổi theo giành cái bọc với ca ca:

Hồi Hương liền nhấc bổng cái bọc lên, kéo Đại Đậu vẫn bướng bình giữ cái bọc không rời tay: - Hai đứa đừng làm loạn nữa, qua một bên chơi.

Đại Đậu và Đậu Hoa có vẻ không sợ mẹ, vẫn la hét hậm hực bám theo giữ lấy cái bọc cho tới khi nàng đặt nó lên bàn.

Hồi Hương vỗ vỗ cái bọc, ngạc nhiên hỏi: - Cái gì thế này?

- Là Giả lão gia ở Mai Thôn tặng, hai xấp vải lụa và hai cái chăn tơ.

- Cái gì? Hồi Hương không dám tin, vừa mở cái bọc ra vừa gọi toáng lên: - Mẹ, mau mau ra xem này.

Lương thị trong bếp đi ra, chùi tay mấy lần lên tạp dề đeo ở hông mới run run sờ vải lụa: - Á, đúng là lụa thật rồi, cái này ở hiệu vải phải tính bằng lượng bạc đấy, vị Giả lão gia đó sao lại hào phóng thế?

- Tất nhiên là hào phóng rồi. Tả Thiếu Dương mỉm cười: - Cha cứu mạng con ông ta mà, đêm qua nếu không có cha, nhi tử duy nhất của ông ta không còn rồi.

- Thế à? Hồi Hương reo lên: - Cha thật giỏi.

Tả Quý vuốt râu cười khà khà: - Là Trung Nhi phát hiện ra bệnh đứa nhỏ, nếu không thì rất phiền hà.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.